Số 40 1-5-2008 Bán nguyệt san thông tin và nghị luận


Liệt-khùng thì dễ làm mồi cho xâm lược



tải về 393.36 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích393.36 Kb.
#10724
1   2   3   4   5   6

3. Liệt-khùng thì dễ làm mồi cho xâm lược.

Vừa rồi, việc Đảng Cộng sản Trung quốc ngang nhiên cho Quốc hội tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt nam cũng là một ví dụ ngang ngược tương tự như quyết định “diệt chim sẻ” nhưng ở tầm quốc tế. Nếu phía Việt nam không có phản kháng tương xứng thì cú Test này sẽ cho thấy nước Việt nam đã bị khuất phục, đã mất sức mạnh NHÂN CÁCH trước nước Trung quốc, và đấy là tiền đề cho những giải pháp áp đặt tiếp theo. Vì thế nếu còn muốn là “Người” Việt nam thì phải có sự phản kháng tương xứng để khẳng định NHÂN CÁCH, tức khẳng định tư cách làm Người của mình, mà phải phải khẳng định điều đó trước mặt Trung quốc và trước bàn dân thiên hạ thì mới có nghĩa!

Những cuộc biểu tình ôn hòa của thanh niên-sinh viên-trí thức-nghệ sĩ ngày 9 và 16-12-2007 tại Hà nội và Sài gòn phản đối hành vi xâm phạm lãnh thổ Việt nam của Trung quốc là những phản kháng cần thiết tối thiểu để khẳng định Nhân cách Việt nam. Cũng với ý nghĩa phản kháng tích cực như thế, hiện nay tại nhiều nơi trên thế giới người ta bộc lộ thái độ tẩy chay Thế vận Bắc kinh 2008 để phản đối sự đàn áp dã man của Trung quốc tại Tây Tạng. Tiếc rằng sự đấu tranh để bảo vệ lãnh hải-lãnh thổ của Việt nam không được sự ủng hộ của thế giới như thế, bởi chính người Việt nam nhu nhược nên chưa gây được tiếng vang cần thiết.

Để bác bỏ sự phản kháng rất cần thiết ấy những người nhu nhược lại dùng đến những nguỵ biện, ví dụ: tình hình không cần đến những phản kháng như thế, ta có cách lẳng lặng xử lý có hiệu quả hơn, đằng nào cũng không chống lại được thì biểu tình làm gì, phản kháng như thế e ảnh hưởng đến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước, thế vận hội là hoạt động văn hoá-thể thao tốt đẹp (xem tiếp trang 31)



Tích cực phản đối

Thế vận hội Bắc Kinh:

hơn là một tiếng than khóc

cho các nạn nhân đã chết
Phạm Hồng Sơn
Nguyên tác Anh ngữ “Anti-Beijing Olympics activism: more than a cry for dead victims” của Phạm Hồng Sơn - Khánh Ðăng lược dịch.
Có bất cứ người nào bị tử thương trong chiến dịch diệt chủng tại Darfur, hoặc các nạn nhân chết tức tưởi trong các cuộc đàn áp của Trung Quốc mới đây tại Tây Tạng, và các vụ bắn giết của hải quân Trung Quốc trên biển cả chung quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, liếc nhìn vào trang web chính thức của Thế vận hội Bắc Kinh sắp tới đây, trong đó có một câu khẩu hiệu sáng sủa đọc như thế này : “Một Thế Giới, Một Giấc Mơ”, hoàn toàn phản ánh tính chất và giá trị phổ quát của tinh thần Thế vận hội - Kết hợp, Thân hữu, Tiến bộ, Hòa thuận, Tham gia và Giấc mơ. Nó bầy tỏ những ước muốn thông thường của tất cả mọi người trên thế giới, được khuyến khích bởi lý tưởng Thế vận, để phấn đấu cho một tương lai tươi sáng của nhân loại”, hay không ?

Tôi không nắm vững đủ mọi vấn đề để trả lời cho những kẻ bị tử thương tại Darfur và các nạn nhân tại Tây Tạng, nhưng tôi chắc chắn rằng không một nạn nhân Việt Nam nào sẽ liếc nhìn vào trang web trên, vì tất cả họ chỉ đơn thuần là những ngư dân quá nghèo nàn để quan tâm vào các thông tin trên mạng internet. Và cái khiếm khuyết đó liệu có giúp đỡ được cho linh hồn họ bớt khổ đau, vì họ không bao giờ biết rằng những người có thẩm quyền đã nghĩ ra các hàng chữ tử tế đó, cũng chính là những kẻ đứng đằng sau cái chết của họ? Không một ai biết cả.

Chẳng có gì phải nghi ngờ khi có một số người, càng ngày càng nhiều trên thế giới, bao gồm nhiều chính trị gia quyền uy của quốc tế, và các nhân vật danh tiếng đang tỏ thái độ đối với Thế vận hội Bắc Kinh sắp tới, từ các cử chỉ nhẹ nhàng đến kêu gọi tẩy chay công khai. Nhiều người coi hành vi chống nhân quyền của nhà cầm quyền Trung Quốc mới đây là nguyên nhân chính gây ra sự nóng bỏng trong các cuộc biểu tình phản đối hiện thời, nhưng dường như có một nguyên nhân cội rễ sâu xa hơn.

Trước nhất là cần phải làm cho rõ ràng rằng, không một ai muốn chống đối tinh thần cao thượng của Thế vận hội. Hầu hết mọi người cũng có thể đồng ý rằng niềm hãnh diện và các quyền lợi to lớn trong việc đứng ra tổ chức Thế vận hội nên được chia đều cho mọi người trên thế giới. Cho nên đây là một điều mừng rỡ khi một quốc gia lớn như Trung Quốc đứng ra tổ chức Thế vận hội. Nhưng lịch sử cho chúng ta biết có một trường hợp, trong đó một chế độ bạo ngược đã lợi dụng Thế vận hội để tiến hành một tham vọng nham hiểm thầm kín. Thế vận hội 1936 tại Bá Linh dưới chế độ Hitler chính là trường hợp đó. Và bây giờ hãy xem xét trường hợp của Trung Quốc.

Trung Quốc có một tham vọng để thống trị thế giới kể từ khi họ mới được hình thành. Trung Quốc là tên thường gọi của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, được thiết lập trên lục địa Trung Hoa bởi những người cộng sản Tàu vào năm 1949, để phân biệt với Cộng hòa Trung Hoa (Trung Hoa Ðài Bắc hay Ðài Loan) được thiết lập bởi những người Trung Hoa quốc gia trên một hòn đảo ngoài khơi. Một tấm bản đồ Trung Quốc được trình bày trong “Lịch sử tóm tắt của Trung Hoa hiện đại”, xuất bản tại Bắc Kinh năm 1954, cho thấy biên giới của Trung Quốc bao gồm phần lớn vùng cựu Tây Á và Trung Á thuộc về Liên bang Sô viết cũ, và toàn bộ bán đảo Triều Tiên, Miến Ðiện, Thái Lan, Lào, Việt Nam và Cam Bốt. Bốn năm trước đó, Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng nước láng giềng Tây Tạng ở về phía tây. Vào năm 1956, tại hội nghị uỷ ban trung ương đảng CS Trung Quốc, Mao Trạch Ðông người sáng lập ra Trung Quốc, đã nhấn mạnh: “Chúng ta phải trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới trên các mặt văn hóa, khoa học, kỹ thuật, và kỹ nghệ. Không thể chấp nhận được nếu chúng ta không thành công trong vài thập niên nữa là một cường quốc”.

   Trong hai thập niên tiếp theo, Trung Quốc đã tạo ra mọi nỗ lực để thực hiện tham vọng đó nhưng đều bị thất bại vì tiến hành các chương trình hoang tưởng như “Bước nhảy vọt lớn”, “Bốn hiện đại”, và “Cách mạng văn hóa”, làm huỷ diệt hàng triệu sinh linh và tàn phá môi trường thiên nhiên lẫn xã hội. Từ thời kỳ sau Mao cho đến nay, mộng bành trướng của Trung Quốc dường như đã bớt ồn ào nhưng vẫn không thay đổi. Ðặng Tiểu Bình, kẻ kế thừa Mao, được coi như là tác giả của sự mở cửa của Trung Quốc vào năm 1978, đã thốt ra lý thuyết của ông ta qua một câu nói giống như cách ngôn như “không cần biết mèo trắng hay mèo đen”. Cái lý thuyết kém đạo đức này đã đưa Trung Quốc đến một mức tăng trưởng kinh tế vào khoảng 10% trong gần hai thập niên, mà không cần biết gì đến những hậu quả thảm khốc gây ra cho thiên nhiên và xã hội. Quyền lực cho kẻ cai trị được mạnh mẽ nâng cao, nhưng đối với người dân thì ngược lại. Một cuộc đàn áp tàn nhẫn đối với các sinh viên học sinh ủng hộ dân chủ tại quảng trường Thiên an môn vào năm 1989 và một chiến dịch trù dập có quy mô lớn đối với các thành viên của tổ chức Pháp luân công vào năm 1999 là những thí dụ điển hình.

Trong khi mới thoát ra từ một danh sách các nước có lợi tức đầu người thấp, thì Trung Quốc lại đầu tư mạnh mẽ vào sức mạnh quân sự. Ngân sách quốc phòng được gia tăng một cách kín đáo hàng năm trời. Hiện thời thì Trung Quốc đã có sẵn một quân đội 2.3 triệu người - lớn nhất thế giới. Con số chính thức đươc thông báo về việc gia tăng ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hồi năm ngoái là 17.8 , và cho năm nay 17.6 phần trăm, lên đến 58.8 tỷ Mỹ kim; các chuyên gia quân sự ước lượng một con số hơn gấp đôi con số do Trung Quốc đưa ra.

Hải quân Trung Quốc được trang bị bằng nhiều phương tiện kỹ thuật cao, và được coi là mạnh nhất trong khu vực. Dường như để làm dịu bớt những lo ngại của thế giới, cho nên Trung Quốc đã tiến hành một số thủ đoạn để đánh lạc hướng dư luận như hạn chế tham dự vào việc giải quyết các khó khăn của thế giới như mối đe doạ hạt nhân của Bắc Hàn, gởi quân tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc tại Liberia, và mới đây đồng ý thiết lập một đường dây điện thọai giữa bộ quốc phòng của họ và Hoa Kỳ. Những thủ đoạn này hình như thậm chí thuyết phục được chính phủ của ông Bush ngoại trừ Ngũ Giác Ðài.

Chúng tôi muốn tin tưởng vào Trung Quốc, nhưng điều mà chúng tôi nói ở đây là sự kiện Trung Quốc đang trắng trợn bành trướng sự kiểm soát của họ và xâm phạm vào lãnh hải cùng các hải đảo của Việt Nam – Hoàng Sa và Trường Sa - là các vị trí chiến lược quan trọng trên hải trình quốc tế; chúng tôi nghĩ về hành vi hung hãn của Trung Quốc đối với các yêu sách của Ðức Ðạt Lai Lạt ma là chỉ muốn có một nền tự trị thật sự cho Tây Tạng; và thái độ mờ ám của họ đối với các chế độ tàn bạo như Miến Ðiện, Sudan, Iran. Do đó, rõ ràng là mộng bành trướng của Trung Quốc đang lan rộng ra toàn khu vực và điều gì sẽ xảy ra cho nhân loại nếu một ngày nào đó, một tay cầm quyền (tại Trung Quốc) có đầu óc thiên về bạo động có đủ sức mạnh quyền lực để thống trị thế giới?

Và trở lại Thế vận hội sắp tới. Mặc dầu Trung Quốc đã thực hiện một chiến dịch vận động hành lang to lớn về chính trị và kinh tế, một điều quan trọng nhưng vô hình đã giúp Trung Quốc đoạt được quyền đứng ra tổ chức Thế vận hội 2008 là lòng vị tha của nhân loại. Một trong những minh chứng cho kết luận này là quyền tổ chức Thế vận hội 2008 khi giao cho Trung Quốc cách đây 7 năm, được đặt trước những hứa hẹn của các lãnh tụ Trung Quốc, đơn giản và hoàn toàn rõ ràng rằng, là để cải thiện thành tích nhân quyền rất kém cỏi của chính họ. Thế giới vào lúc đó, đặc biệt là những người ở các quốc gia có tự do báo chí là thành viên nhiều quyền thế trong Uỷ ban Thế vận Quốc tế, đã không thể quên được những hình ảnh thê lương của Thiên an môn 1989, sự bách hại nhóm Pháp luân công hoặc các bản báo cáo về thành tích nhân quyền tồi tệ…. Và có lẽ chắc chắn là mọi người đã đều hy vọng và mong đợi rằng đạo đức cao cả của tinh thần Thế vận hội sẽ khuyến khích các lãnh tụ của quốc gia chủ nhà có một đầu óc ít hướng về các hành động hẹp hòi hơn. Nhưng cho đến nay thì thực tế đã cho thấy điều ngược lại.

Các dự tính của các lãnh tụ Trung Quốc để tạo ra các kỳ công nhân tạo bằng bất cứ giá nào đã gây ra nhiều hậu quả có tác hại khôn lường. Cho đến tháng trước đây, nhà cầm quyền Trung Quốc đã không nhìn nhận rằng có vấn đề tổn thất nhân mạng trong việc xây dựng các công trình Thế vận, và con số thương vong chính xác vẫn chưa được biết, đó là chưa nói đến nỗi thống khổ của những người dân bị mất nhà cửa chỗ ở. Một điều trớ trêu cho thiên nhiên là công viên thuỷ bộ Shunyi có thể bắn nước lên cao đến 134 thước, được xây dựng trên phần khô cạn của giòng sông Chaobai, và nhiều lực sĩ đang xem xét đến việc phải dùng khẩu trang cho Thế vận hội sắp tới.

Và như thường lệ, nhà cầm quyền đang dùng mọi biện pháp để bịt miệng bất cứ người dân nào dám nêu ra các vấn đề nhân quyền, như trường hợp một bản án 3 năm rưỡi mới đây dành cho một người đàn ông 35 tuổi tên Hu Jia, vì các hoạt động ôn hòa của ông ta để giúp đỡ những người mắc bệnh AIDS và các vấn đề nhân quyền. Thực tế đầy thất vọng này làm cho những người từng ủng hộ Bắc Kinh đứng ra tổ chức Thế vận hội cảm thấy  bị phản bội hoàn toàn. Và trong chiến dịch đàn áp vừa qua của Trung Quốc, gây cho 140 tu sĩ cũng như thường dân Tây Tạng bị thiệt mạng, là một giọt nước làm tràn miệng một ly nước phẫn nộ.



(xem tiếp trang 32)

Thử nhìn lại một số âm mưu của người Hán đã dàn dựng nhằm lấn đất, dành hải đảo của Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến nay.
Trương Nhân Tuấn
Viết nhân dịp xem bản đồ rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh.

Viết tặng các bạn trẻ trong nước hưởng ứng phong trào đòi lại Hoàng Sa – Trường Sa và tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh. Đặc biệt tặng các bạn vừa bị nhà cầm quyền bắt hay làm khó dễ. Lòng yêu nước của các bạn không được trân trọng ở xã hội Việt Nam hôm nay, nhưng các bạn luôn có vị trí đẹp nhất trong trái tim của mọi người.
Đã nhiều lần trong lịch sử người Hán lập mưu để lấn đất của Việt Nam. Trước chiến tranh Pháp Trung 1883-1885 họ dùng tài vật mua chuộc các viên chức ngoại giao Pháp nhiệm sở tại Bắc Kinh để vận động chia chác đất Bắc Kỳ với Pháp. Lúc ký kết công ước phân định biên giới 1887 họ đã trao đổi với Pháp các quyền lợi về kinh tế để lấy đất lấy đất của Việt Nam. Đặc biệt trong giai đoạn phân định biên giới 1885-1887, họ đã dàn dựng một âm mưu, mà họ đã từng dùng trong quá khứ, để dời đường biên giới về phía Nam. Điều ngạc nhiên là âm mưu này đã được lập đi lập lại nhiều lần, lần nào cũng thành công. Gần đây nhất là vụ chiếm Hoàng Sa và Trường Sa. Họ đã đổi tên Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bằng những địa danh khác, để tạo dựng bằng chứng biện hộ cho việc xâm lăng của họ.
1. Vụ Lý Hồng Chương mua chuộc ông Bourée, Đặc Sứ Toàn Quyền Pháp tại Bắc Kinh (1880-1883).

Theo một tài-liệu (1) do cô Nicole Tixier tìm thấy mới đây tại Trung-Tâm Văn-Khố Hải-Ngoại, Aix-En-Provence, Pháp-quốc (CAOM), được Charles Fourniau dẫn trong cuốn VietNam Domination Coloniale et Résistance Nationale, trang 317, theo đó ông Lý Hồng Chương đã xác-nhận với ông Constans năm 1894 rằng ông Bourée là một người đã bị ông mua chuộc. Lý do việc mua chuộc này là vì Lý Hồng Chương muốn giữ ảnh hưởng của Thanh triều tại Việt Nam, vì đây là chỉ thị của Thái Hậu Từ Hi, người nắm thực quyền ở triều đình.

Đây là một chi tiết hoàn toàn mới mẻ và bất ngờ mà các sử gia Việt Nam chưa hề đề cập đến. Hậu quả của nó đã có thể làm cho toàn miền Bắc (cho đến Quảng Bình) thuộc về Tàu.

Trở lại Hiệp-ước 15 tháng 3 năm 1874, còn gọi là hiệp-ước « Hoà-Bình và Liên-Minh », ký-kết giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn. Ðiều 2 của hiệp-ước như sau : « Quan thống-lĩnh nước Pháp công-nhận quyền độc-lập của vua nước Nam, nước này không phải thần-phục nước nào nữa và khi vua An-Nam có cần đến nước Pháp giúp-đỡ để dẹp giặc thì nước này sẵn lòng giúp mà không yêu cầu điều gì » (2). Việc này cho thấy Pháp đã « dành chỗ » của Trung Quốc. Nhưng đối với triều-đình nhà Thanh, Việt-Nam vẫn là thuộc-quốc của Tàu. Ðây là cái nhìn áp-đặt của Từ-Hi Thái-Hậu, mọi ý kiến khác đều bị rơi đầu. Ðể đạt mục-đích dành lại ảnh hưởng của Thanh Triều tại Việt-Nam, có hai khuynh-hướng chính-trị đối với Pháp : hoà-hoãn của Lý Hồng Chương và chủ chiến của Tăng Kỷ Trạch. Cách của họ Lý là dùng mưu-lược chính-trị. Cách của họ Tăng là quân-sự. Cả hai đều tìm cách giữ Việt-Nam trong ảnh-hưởng của Tàu.

Thực ra thái-độ của nhà Thanh về hiệp ước 1874 đã được biểu-lộ rõ rệt qua lá thư thân-vương Cung trả lời cho công-tước Rochechouart, đặc-sứ Pháp tại Bắc-Kinh. Thư này cho biết nhà Thanh đã « ghi nhận » hiệp-ước trên, nội-dung thư còn ghi rằng triều-đình nhà Thanh đã ra lệnh cho quân Trung-Hoa đã vào Việt-Nam trước đó phải rút về (3). Điều này có nghĩa là Thanh triều đã công-nhận một nước An-Nam độc-lập (chịu ảnh hưởng Pháp). Nhưng thái-độ của vua Tự-Ðức làm cho ý-kiến của Trung-Hoa về Việt-Nam thay đổi. Năm 1876 vua Tự-Ðức sai quí ông Bùi Ân Niên tức Bùi Dỵ, Lâm Hoành và Lê Cát đi sứ sang Trung-Hoa. Ðến năm 1880 lại sai quí ông Nguyễn Thuật, Trần Khánh Tiến và Nguyễn Hoan sang Tàu triều cống. Như thế vua Tự-Ðức đã tự-nguyện lệ-thuộc lại vào Trung-Hoa như là một chư-hầu. Nhân dịp này Tăng Kỷ Trạch(4) lên tiếng trước giới ngoại-giao Tây-Phương rằng hình-thức « thượng-quốc – chư-hầu » (suzeraineté) giữa Trung-Hoa và Việt-Nam tương-tự như hình-thức bảo-hộ (protectorat). Nhưng hành động của vua Tự Đức đã vi phạm điều 2 của hiệp ước 1974 đã ghi trên. Ngày 10 tháng 11 năm 1880, Tăng Kỷ Trạch, đặc-sứ Trung-Hoa tại Châu-Âu, lên tiếng răn đe Pháp về những biến cố đã gây ra tại Bắc Kỳ : « Trung Quốc không thể ngồi yên trước những diễn-tiến quân-sự có thể làm thay-đổi tình-hình chính-trị tại một lân-bang như Bắc-Kỳ mà nguyên-tắc từ xưa đến nay là vua xứ này nhận sắc-phong từ hoàng-đế Trung-Hoa »(5). Phản ứng của Pháp về việc này có tính trung-dung, cho thấy họ không quan tâm đến cảnh cáo của Trung Quốc. Vào thời điểm này, không riêng gì Pháp Quốc, các cường quốc Châu Âu thời đó đều không đánh giá cao lực lượng quân sự của Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ khi ông Bourée sang làm Đặc Sứ của Pháp tại Bắc Kinh 1880 thì các báo cáo của ông này về lực lượng quân sự của nhà Thanh luôn được thổi phồng. Mục đích của ông Bourée là thuyết phục chính phủ Pháp thuơng lượng với nhà Thanh về vấn đề Việt Nam. Một vài thí dụ cho thấy ông Bourée không hề phục vụ cho quyền lợi của nước Pháp mà thi hành các chỉ thị của Lý Hồng Chương.

Ngày 20 tháng 12 năm 1882, ông Bourée viết thư tường-trình rằng Lý Hồng Chương đã đề-nghị với ông hãy để nguyên những đạo-quân Trung-Hoa tại Bắc-Việt ở các vị-trí mà họ đang chiếm-đóng, hay ít nhất cho họ tiến chiếm thêm một số dặm đã định trước, với điều-kiện là ông Bourée gởi cho nha Tổng-Lý một công-văn trong đó tuyên-bố rằng nước Pháp không theo đuổi trong vùng này một đường-hướng chính-trị chinh-phục hay một hành-vi đi ngược lại sự toàn-vẹn lãnh-thổ của vua An-Nam (6).

Nếu điều này được thực hiện thì các tỉnh trung-du và thượng-du Bắc-Việt thuộc về Tàu. Lúc đó vùng này hoàn-toàn do quân Tàu, cướp cũng như chính-qui, chiếm đóng.

Ngày 27 tháng 12, một lá thư khác của Bourée nhằm vào việc dành cho Trung-Hoa một vùng đất. Lá thư còn tán-dương sức mạnh của quân-đội Trung-Hoa.(7)

Ngày 29 tháng 12, ông Bourée điện-tín nói rằng Trung-Hoa sẵn-sàng công-nhận việc bảo-hộ của Pháp tại Bắc-Việt, ngoại trừ một vùng đất sẽ được xác-định dành cho Trung-Hoa.

Do sự vận động, tuyên truyền và thổi phồng lực lượng quân Thanh tại Bắc Việt, ngày 30 tháng 12, ông Duclerc, Bộ-Trưởng bộ Ngoại-Giao, trả lời bằng một giác-thư rằng ông đồng-ý về đề-nghị này.(8)

Ngày 23 tháng 2 năm 1883, ông Bourée đánh điện-tín từ Thượng-Hải để nhắc chính-phủ Pháp chấp-nhận việc dàn-xếp nói trên.(9)

May mắn cho chúng ta là lúc đó chính phủ Pháp thay đổi nhân sự lãnh đạo. Ông Jules Ferry đã lên nắm quyền, thay cho ông Duclerc yếu-đuối và bệnh-hoạn. Ông này không chấp-nhận việc nước Pháp bị chi-phối bởi Trung-Hoa trong vấn-đề Việt-Nam. Ngày 5 tháng 3, ông Challemel Lacour, Bộ-Trưởng bộ Ngoại-Giao, trả lời cho Bourée: « Việc dàn-xếp này dành cho phía Trung-Hoa những nhượng-địa mà các vùng đất này thuộc về Việt-Nam. Chúng ta không có thẩm-quyền để ký-nhận việc đó »(10).

Ngày 7 tháng 3, Ông Bourée trả lời: « Tôi e-ngại rằng mọi người ở Paris đã không cân-nhắc hậu-quả về những quyết-định mà quí ông vừa thông-báo cho tôi ».11 Trong điện-tín ngày 5 tháng 5 ông viết rằng 2.000 quân thiện-chiến đã rời hải-cảng Thiên-Tân để đi về một địa-điểm không biết. Ðiện-tín ngày 8 kể lại việc thảm-sát tại Vân-Nam linh-mục Terrasse và 14 giáo-dân. Ðiện-tín ngày 13 xác-nhận rằng Lý Hồng Chương dẫn đầu 150.000 quân chuẩn-bị tiến chiếm Bắc-Kỳ. (12)

Ðể kiểm-soát các việc răn-đe nầy, ông Challemel Lacour điện-tín cho ông Tricou là công-sứ toàn-quyền Pháp tại Nhật, công-tác kiểm-chứng việc sửa-soạn động quân của Trung-Hoa. Dựa lên những phân-tích của các chuyên gia Hán-Học, sau khi quan-sát sự việc xãy ra giữa Trung-Hoa với các nước Anh, Nga, Nhật  : « Trung-Hoa sẽ tiếp-tục hù-dọa đối-phương, người ta sẽ nghe nói đến việc tập-trung quân, mua vũ-khí và chiến-hạm của các nước Tây-Phương, nhưng khi bị hạm-đội của ta đánh chìm vài chiếc ghe chở gạo, Trung-Hoa tức thì đi tìm trung-gian, hoặc là Anh hoặc là Hoa-Kỳ, để thương-lượng chấm-dứt sự xung-đột do chính họ gây ra. » Hay là dựa trên biến-cố giữa Nhật và Trung-Hoa về vấn-đề Ðại-Hàn, ông Tricou lạc-quan kết luận rằng : « chỉ cần 2000 quân Nhật là có thể đủ để đánh thắng quân Trung-Hoa » (13).

Ngày 16 tháng 5, ông Bourée bị bãi-chức.

Như thế ông Bourée có chủ-trương nhượng vùng trung-du và thượng-du miền Bắc cho Tàu. Có lúc đòi hỏi của Tàu là Pháp phải nhượng đến Quảng Bình. Nguyên nhân là ông này làm việc dưới sự chỉ đạo của Lý Hồng Chương. May mắn là âm mưu này bất thành.

Những nhận-định của Bourée về lực-lượng của Tàu đã được Tricou cho là thổi-phồng quá đáng. Diễn-tiến chiến-tranh sau nầy cho thấy Bourée nói đúng phần nào. Việc ông Tricou đánh giá thấp lực-lượng Tàu ở Việt-Nam chắc-chắn do các dữ-kiện khách-quan, lấy ra từ các sự xung-đột giữa Trung-Hoa với các cường-quốc khác trước đó. Mặt khác, nếu thêm vào đây tình-hình chính-trị thối nát tại triều-đình Mãn-Thanh, đường-lối chính-trị « hối lộ, tham nhũng » là chủ-đạo. Ðường lối chính-trị này cũng ảnh-hưởng đến việc phân-định biên-giới mà sau nầy ông Chiniac De Labastide có tố-cáo trong một bản tường-trình năm 1891.


2. Vụ chiếm đất Tụ Long.

Đây là một trong nhiều âm mưu mua chuộc, lường gạt các viên chức Pháp trách nhiệm việc phân giới 1885-1897 để chiếm đất của Việt Nam. Vùng đất này người Hoa đã hai lần trong lịch sử tìm cách lừa gạt ; lần đầu tiên gạt tổ tiên ta năm 1724 không thành công nhưng lần sau, 1885-1887 thì đã lấy được vùng đất này của Việt Nam.


2.1 Vụ năm 1724 : Theo Kiến-Văn Tiểu-Lục (14) của Lê Quí Đôn : « Năm Bảo-Thái thứ 5 (1724) Tổng-đốc Vân-Nam tên Cao Kỳ Trác, ra khẩu-lệnh cho tổng-thôi 摠催 Dương Gia Công 楊加功, qua sông (15) để chiếm mỏ đồng của làng Bán-Gia và mỏ kẽm của làng Kha-Thôn, cả hai thuộc Tụ-Long. Họ cho rằng vùng đất này thuộc về Trung-Hoa và đã bị các thổ-quan của nước ta chiếm đoạt. ». Quan lại Việt Nam cho rằng Cao Kỳ Trác « lầm-lẫn làng Ma-Tu 痲須 thuộc Tụ-Long với trại Mã-Đô 馬都; làng Tà-Lộ 斜路 với trại Bố-Ðô 布都; làng Phù-Không 扶空 với trại A-Không 阿空; làng Phù-Ni 扶尼 với trại Bạch-Nê 白泥; làng Nhĩ-Hô 爾呼 với trại Ngưu-Hô-Hắc 牛呼黑 và cuối cùng là ông ta lẫn-lộn suối Tam-Khê 三溪 (hay là ba con suối ?) với sông Ðổ-Chú ».

Thực ra không có việc lầm lẫn, đây là âm mưu cổ điển của người Hoa, lặp đi lặp lại nhiều lần trong lịch sử, lấy tên một (hay những) địa danh thuộc Trung Quốc, đặt cho các vùng lãnh thổ của Việt Nam, sau đó nói là đất của họ và xua quân sang chiếm. Sau này họ đã chiếm Hoàng Sa và Trường Sa cũng bằng âm mưu này. Nhưng ở thời điểm này (1724) lực lượng quân sự Việt Nam được củng cố mạnh mẽ. Kiến Văn Tiểu Lục ghi : « Chúa Trịnh Cương sai Trấn-Thủ Trịnh Kinh ra mật lệnh cho các thổ-ti đem quân cản sự tiến quân của Trung-Hoa và giữ chân chúng lại. Trịnh Kinh chận đầu, đóng quân tại làng Phù-Lung. Thấy bên ta binh-mã hùng-mạnh (16) và dân chúng theo qui-phục, Tổng-Trấn phủ (xem tiếp trang 32)



Nhà tù trung ương An Thịnh - Tuyên Quang ngày ấy
Nguyễn Văn Tính

Trong số báo 35 của tập san Tổ Quốc ra ngày 1-3-2008 có đăng bài; “Bốn mươi năm nhớ lại một phiên toà“ của tôi. Cuối bài, tôi có viết phần tôi bị đưa ra khỏi trại giam Trần Phú (nay là 175 Nguyễn Đức Cảnh, Hải Phòng ) để đi thụ án trên các trại giam Trung ương (nhà tù của nhà nước cộng sản). Sau đây tôi xin viết tiếp về một trại giam “An Thịnh – Tuyên Quang ngày ấy” trại giam điển hình và cũng là trại giam tôi ở nhiều nhất thời đó.

Hai giờ chiều ngày 10-10-1967 tôi được gọi ra khỏi buồng giam (buồng thành án) đem theo những gì mình có như chăn màn quần áo. Tất cả được buộc lại thành một gói và đeo lên vai để đi theo quản giáo ra phòng thường trực. Tới phòng thường trực tôi đã thấy rất đông tù nhân đứng ở đó. Tôi hiểu ngay đó là buổi ra đi của các tù nhân thành án lên nhà tù trung ương. Đợt đi này gồm có 3 tù chính trị là Nguyễn Văn Tính (mang số tù BP 025); Nguyễn Văn Đồn hiện còn sống (mang số tù BP 023); Nguyễn Văn Vinh đã chết (mang số tù BP 021). Cả ba chúng tôi đều cùng vụ tội cộng với 27 tù thường phạm, tổng số là 30 người . Cảnh sát trại giam bắt chúng tôi xếp hàng đôi và khoá tay hai người một khoá sau đó dẫn ra khỏi cổng trại giam với hai hàng công an đứng bảo vệ. Thế là miệng tôi lẩm bẩm mấy câu thơ đọc chệch đi của Xuân Thuỷ:

Đi đâu cảnh sát đi bồi

Ở đâu có lính gác ngoài mái hiên

Ra khỏi cổng trại giam Trần Phú tôi đã thấy chiếc xe tải to đùng mui bịt kín vải bạt. Xung quanh công an dồn tất cả 30 người chúng tôi lên xe. Tôi bị khoá tay chung với một thanh niên 24 tuổi (khi ngồi lên xe tôi mới biết anh ta tên là Nguyễn Văn Dung quê ở Hải Phòng can tội ăn trộm án phạt 4 năm tù). Ngoài hai công an cầm hồ sơ ngồi ở ca-bin xe tải đằng sau còn có 4 công an vũ trang mang súng AK ngồi ngoài cùng áp tải. Về thực phẩm, chúng tôi được phát mỗi người hai cái bánh mì và hai con cá khô. Số bánh và cá này không đưa ngay sợ tù nhân vớ được ăn hết mai nhịn đói mà thực sự là như thế.

Xế chiều ngày 10-10-1967 xe bắt đầu chuyển bánh. Đi đâu ? Chúng tôi không được biết chỉ nhìn qua khe hở mà đoán được địa danh. Xe chạy qua phà Bính, qua phà Đụn đi Đông Triều, qua Phả Lại tới Bắc Giang rồi đi Bắc Ninh lên Phú Thọ (sở dĩ phải chạy như vậy vì đường 5 Hải Phòng bị bắn phá ác liệt không đi được). Xe chạy suốt đêm, gần 30 tù nhân chen chúc nhau trong lòng xe tải nên nhiều anh em say xe nôn mửa cả ra mật. Sáng hôm sau, 11-10, thì tới trại Tân Lập– Phú Thọ (đây cũng là trại giam Trung ương). Cảnh sát áp giải dồn chúng tôi xuống xe tập trung tại một bãi rộng bên bờ suối và phát cho mỗi tù nhân 1 cái bánh mì (2 lạng rưỡi ) cùng con cá khô. Chúng tôi chỉ còn một tay, vì tay kia vẫn bị khoá, để cầm bánh mì và con cá khô đưa lên miệng nhai ngấu nghiến mặc dù trên đường đi xe chạy rất mệt. Sau hai năm giam giữ chỉ ở trong nhà ăn ngủ tất cả bài tiết ngay bên cạnh đầu, bây giờ được ra khoảng trời bao la với cây cối núi rừng suối chảy róc rách như tâm hồn trút đi bao nhiêu nặng nhọc. Ăn xong, cảnh sát bắt chúng tôi xếp hàng đôi, đi vào cổng trại và dừng ở đó. Trước mắt chúng tôi là cổng phân trại A trại Tân Lập. Trước cổng có hai công an đứng hai bên 1 quản giáo áo vàng (trực trại) tay cầm quyển sổ ghi số tù mà mình bảo vệ , ghi xong quản giáo trực trại hạ lệnh cho chúng tôi vào trại. Đây không phải là trại mà chúng tôi thụ án. Vì đường quá xa và vì mệt nhọc nên cảnh sát áp giải Hải Phòng gửi chúng tôi vào trại này một ngày một đêm để đến sáng ngày 13–10i tiếp đến trại khác.Thế là chúng tôi khốn khổ tay vẫn bị khoá suốt ngày đêm (chỉ trừ khi ăn cơm).

Chúng tôi được đưa vào một dãy nhà dành cho phạm nhân. Nhà tường làm bằng các cây tre ghép lại, dài 40 mét. Hai bên là sàn nằm cũng bằng phên nứa. Tuy trong nhà đã được khoá ngoài nhưng tay chúng tôi vẫn bị còng, lúc ăn cơm có cảnh sát đứng coi rồi mới bỏ khoá ra. Tôi cầm cơm đến anh Vinh, anh Đồn (cùng vụ) ngồi ăn với nhau. Phải nói vụ án của tôi là vụ án đoàn kết nhất ngay khi ở phiên toà xử. Khi bị tù, tất cả anh em chúng tôi đều đổ đồ tiếp tế của gia đình vào một đống chia đều hết. Khi ở buồng thành án khi đến bữa ăn tất cả chúng tôi đều ngồi ăn với nhau cho nên sau này Cục quản lý nhà giam - Bộ Công an chia anh em chúng tôi mỗi người một trại. Nếu có ở chung thì mỗi người một phân trại chứ không cho gặp nhau. Như tôi đã nói ở trên, tay phải tôi bị khoá chung với thường phạm Nguyễn Văn Duy. Đêm đó anh Duy bị bệnh đi kiết cứ phải đi đại tiện luôn. Mỗi lần đi tôi lại đi theo vào nhà xí (nhà xí ở ngay trong nhà). Tôi phải chìa tay khoá chung với anh còn tay thì kéo vạt áo lên bịt mũi (lúc đó nhà xí toàn là nhà xí thùng mùi hôi thối nồng nặc). Đi kiết lại phải đi nhiều lần và ngồi lâu nên anh Duy cũng thấy hơi ngượng. Anh nói “Thông cảm cho tôi”. Tôi bảo “Anh cứ đi tự nhiên vì anh có gây ra cái cảnh này đâu mà”.

Sáng hôm sau nữa ngày 13-10-1967, 30 tù nhân chúng tôi lại xếp hàng đôi ra khỏi trại Tân Lập và lại bị dồn lên chiếc xe tải mà hôm qua chở. Chúng tôi chờ ở cổng trại, xe nổ máy chạy lên Thái Nguyên rồi rẽ sang Bình Ca, vào thị xã Tuyên Quang theo đường lên Hà Giang Bắc Mục. Đến cây số 54, thuộc huyện Hàm Yên, thì rẽ tay phải đi khoảng 10 km thì tới trại giam Trung ương An Thịnh-Tuyên Quang. Thưa bạn đọc hai từ An Thịnh, Tuyên Quang nghe rất là kêu bởi vì giải nghĩa ra An là An khang, Thịnh là thịnh vượng nhưng đối với tù nhân ngày ấy và bây giờ nghĩ lại thì:

An Thịnh ngày ấy nghĩ mà kinh

Nói đến Tuyên Quang hướng giật mình

Trước khi viết bài này tôi đã xác định cho mình phải viết thế nào cho đúng sự thực ngày ấy. Không được phép tưởng tượng hoặc vì động cơ đối kháng mà viết thêm bớt, trái với lương tâm con người. Hơn nữa còn hàng ngàn người đã sống với tôi trong trại, hiện nay kẻ mất người còn, đó là những nhân chứng mà tôi không thể viết sai được. Chiều 13-10-1967 xe đỗ tại cộng phận trại B - Trại giam Trung ương An Thịnh Tuyên Quang. Khi cảnh sát dồn chúng tôi xuống xe đứng xếp hàng một chỗ, chờ làm thủ tục nhập trại. Tôi nhìn vào trong sân trại mà giật mình vì những người tù chỉ còn những bộ xương, những cái bóng vô hồn vì vừa trải qua cơn khủng hoảng. Mấy chục cái quan tài trong có xác tù nhân được trại tiếp nhận trong đó có anh Đồn, anh Vinh (vụ tôi) đi phân trại C. Cuối cùng mỗi mình tôi là phải chờ. Sau hơn 1 tiếng, trời đã xế chiều, tôi bị khoá hai tay, vai đeo quần áo chăn màn, đi theo một quản giáo (Công an) áo vàng đeo súng lục, một tay cầm hồ sơ của tôi, một tay cầm chiếc gậy để leo đèo cho tiện, một công an vũ trang quần áo xanh đeo khẩu AK. Hai người áp giải tôi vượt đèo vượt dốc gần chục cây số để đi vào phân trại A (ngày nay mỗi lần xem phim Thuỷ Hử, khi đến cảnh Võ Tòng đi đầy thì tôi lại bồi hồi xúc động sao lại giống cái cảnh mình thế). Sau này tôi có suy đoán là tại sao tôi về các trại, cuối cùng là trại 1 Phong Quang Lào Cai (dù còn 8 tháng án). Cứ đến trại là họ (Công an) lại đưa tôi vào trại sâu nhất (có lẽ hồ sơ ghi cần phải cẩn thận với tên tù đặc biệt nguy hiểm, để ở trại ngoài sợ trốn hay tổ chức cướp trại, hơn 7 năm tù giam không phút nào tôi được tự giác).



tải về 393.36 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương