Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia



tải về 1.53 Mb.
trang10/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.53 Mb.
#2053
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

5.418 Phân chia bổ sung: Ở Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Pa-ki-xtan và Thái Lan, băng tần 2535-2655 MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh (phát thanh) và nghiệp vụ Quảng bá mặt đất bổ trợ là nghiệp vụ chính. Việc sử dụng như vậy được giới hạn cho phát thanh số và tuân thủ vào các quy định trong Nghị quyết 528 (Rev.WRC-03) của Thể lệ vô tuyến điện. Các quy định trong chú thích 5.416 và Bảng 21-4 của Điều 21 của Thể lệ vô tuyến điện không được áp dụng cho phân chia bổ sung này. Việc sử dụng các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh (phát thanh) tuân theo Nghị quyết 539 (Rev.WRC-03) của Thể lệ vô tuyến điện. Các hệ thống thuộc nghiệp vụ phát thanh qua vệ tinh địa tĩnh mà thông tin phối hợp đầy đủ theo Phụ lục 4 đã được nhận sau ngày 01/6/2005 được giới hạn cho các hệ thống phủ sóng quốc gia. Mật độ thông lượng công suất tại bề mặt trái đất tạo bởi các phát xạ của một đài không gian thuộc nghiệp vụ phát thanh qua vệ tinh địa tĩnh đang khai thác trong băng tần 2630-2655 MHz, và toàn bộ thông tin phối hợp trong Phụ lục 4 của đài này đã được nhận sau ngày 01/6/2005, không được vượt quá các giới hạn dưới đây, trong mọi điều kiện và mọi phương thức điều chế:

-130 dB(W/(m2.MHz)) với 0o 5o

-130 +0,4(-5) dB(W/(m2.MHz)) với 5o 25o

-122 dB(W/(m2.MHz)) với 25o 90o

Trong đó là góc tới của sóng tới so với mặt phẳng ngang, đơn vị là độ. Có thể vượt quá các giới hạn này ở lãnh thổ của bất kỳ nước nào nếu cơ quan quản lý ở nước đó đồng ý. Như một ngoại lệ, giá trị mật độ thông lượng công suất -122 dB(W/(m2.MHz)) phải được sử dụng như giá trị ngưỡng để thực hiện phối hợp theo điều khoản 9.11 của thể lệ Vô tuyến điện trên một khu vực 1500 km xung quanh lãnh thổ của cơ quan quản lý gửi thông báo hệ thống phát thanh qua vệ tinh.

Ngoài ra, một cơ quan quản lý được liệt kê trong quy định này không được đồng thời có hai ấn định tần số chồng nhau, một ấn định theo quy định này và ấn định còn lại theo chú thích 5.416, cho các hệ thống mà thông tin phối hợp trong Phụ lục 4 đầy đủ đã được nhận sau ngày 01/6/2005. (WRC-07)



5.418A Ở các nước trong khu vực 3 được liệt kê trong chú thích 5.418, việc sử dụng băng tần 2630-2655 MHz cho các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh (phát thanh) mà thông tin phối hợp đầy đủ, hoặc thông tin thông báo đầy đủ theo Phụ lục 4 được nhận sau ngày 02/6/2000, phải tuân thủ các quy định trong điều khoản 9.12A của Thể lệ vô tuyến điện, xét đến các mạng vệ tinh địa tĩnh mà toàn bộ thông tin phối hợp, hoặc thông tin thông báo trong Phụ lục 4 được xem như là đã được nhận sau ngày 02/6/2000, và không áp dụng điều khoản 22.2 của Thể lệ vô tuyến điện. Quy định trong điều khoản 2.22 của Thể lệ vô tuyến điện phải tiếp tục được áp dụng đối với các mạng vệ tinh địa tĩnh mà toàn bộ thông tin phối hợp, hoặc thông tin thông báo trong Phụ lục 4 được xem như là đã được nhận trước ngày 03/6/2000. (WRC-03)

5.418B Việc sử dụng băng tần 2630-2655 MHz cho các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh (phát thanh), theo chú thích 5.418 mà toàn bộ thông tin phối hợp, hoặc thông tin thông báo trong Phụ lục 4 đã được nhận sau ngày 02/6/2000 phải áp dụng các quy định trong điều khoản 9.12 của Thể lệ vô tuyến điện. (WRC-03)

5.418C Việc sử dụng băng tần 2630-2655 MHz cho các hệ thống vệ tinh địa tĩnh mà toàn bộ thông tin phối hợp, hoặc thông tin thông báo trong Phụ lục 4 đã được nhận sau ngày 02/6/2000 phải áp dụng các quy định trong điều khoản 9.13 của Thể lệ vô tuyến điện xét đến các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh (phát thanh), theo chú thích 5.418 và không áp dụng điều khoản 2.22 của Thể lệ vô tuyến điện. (WRC-03)

5.419 Khi đưa các hệ thống thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh vào băng tần 2670-2690 MHz , các cơ quan quản lý phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ các hệ thống vệ tinh đang hoạt động trong băng tần này trước ngày 03 tháng 3 năm 1992. Việc phối hợp các hệ thống lưu động qua vệ tinh trong băng tần này phải phù hợp với điều khoản 9.11A của Thể lệ vô tuyến điện.

5.420 Băng tần 2655-2670 MHz (đến ngày 01/01/2005 là băng tần 2655-2690 MHz) cũng có thể được sử dụng cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ), trừ Lưu động hàng không qua vệ tinh, khai thác trong phạm vi biên giới quốc gia, tùy thuộc vào thỏa thuận đạt được theo điều khoản 9.21 của Thể lệ vô tuyến điện. Áp dụng việc phối hợp theo điều khoản 9.11A của Thể lệ vô tuyến điện.

5.422 Ở A-rập Xê-út, Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Ba-ren, Bê-la-rút, Bru-nây Đa-rút-xa-lem, Công-gô, Bờ Biển Ngà, Cu-ba, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ê-ri-tơ-ri-a, Ê-ti-ô-pi-a,Ga-bông, Gru-di-a, Ghi-nê, Ghi-nê Bít-xao, I-ran, I-rắc, I-xra-en, Gioóc-đa-ni, Li-băng, Mô-ri-ta-ni, Môn-đô-va, Mông Cổ, Môn-tê-nê-grô, Ni-giê-ri-a, Ô-man, Pa-ki-xtan, Phi-li-pin, Ca-ta, Xy-ri, Cư-rơ-gư-xtan, Ru-ma-ni, , Xô-ma-li, Tát-gi-ki-xtan, Tuy-ni-di, Tuốc-mê-ni-xtan, U-crai-na, và Y-ê-men, băng tần 2690-2700 MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Cố định và Lưu động, trừ Lưu động hàng không, là nghiệp vụ chính. Việc sử dụng này được hạn chế cho các thiết bị đã khai thác từ trước 01/01/1985. (WRC-07)

5.423 Trong băng tần 2700-2900 MHz, các ra-đa đặt trên mặt đất sử dụng cho các mục đích khí tượng được phép khai thác trên cơ sở bình đẳng với các đài thuộc nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không.

5.424 Phân chia bổ sung: Ca-na-đa, băng tần 2850-2900 MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng hải để sử dụng cho các ra-đa đặt trên bờ.

5.424A Trong băng tần 2900-3100 MHz, các đài thuộc nghiệp vụ Vô tuyến định vị không được gây nhiễu có hại cho, hoặc yêu cầu bảo vệ từ, các hệ thống ra-đa thuộc nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường. (WRC-03)

5.425 Trong băng tần 2900-3100 MHz, việc sử dụng hệ thống phát đáp đặt trên tàu biển (SIT) phải được giới hạn trong đoạn băng tần 2930-2950 MHz.

5.426 Việc sử dụng băng tần 2900-3100 cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không được dành riêng cho các ra-đa đặt trên mặt đất.

5.427 Trong các băng tần 2900-3100 MHz và 9300-9500 MHz, sự đáp ứng từ các bộ phát đáp không được gây nhầm lẫn với sự đáp ứng từ các pha ra-đa xác định mục tiêu (racons) và không được gây nhiễu cho các ra-đa tàu biển hoặc hàng không trong nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường, tuy nhiên cần chú ý đến điều khoản 4.9 của Thể lệ vô tuyến điện.

5.428 Phân chia bổ sung: Ở A-déc-bai-gian, Mông Cổ, Cư-rơ-gư-xtan, Ru-ma-ni và Tuốc-mê-ni-xtan, băng tần 3100-3300 MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường là nghiệp vụ chính. (WRC-07)

5.429 Phân chia bổ sung: Ở A-rập Xê-út, Ba-ren, Băng-la-đét, Bru-nây Đa-rút-xa-lem, Trung Quốc, Công-gô, Hàn Quốc, Bờ Biển Ngà, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, I-ran, I-rắc, I-xra-en, Nhật Bản, Gioóc-đa-ni, Kê-ni-a, Cô-oét, Li-băng, , Ma-lai-xi-a, Ô-man, Uganđa, Pa-ki-xtan, Ca-ta, Xy-ri, CHDCND Triều Tiên và Y-ê-men, băng tần 3300-3400 MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Cố định và Lưu động là nghiệp vụ chính. Các nước tiếp giáp với Địa trung hải không được yêu cầu bảo vệ cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động của mình từ nghiệp vụ Vô tuyến định vị. (WRC-07)

5.432 Loại nghiệp vụ khác: Ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Pa-ki-xtan, băng tần 3400-3500 MHz được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động, trừ Lưu động hàng không, là nghiệp vụ chính. (WRC-2000)

5.432A Ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Pakixtan, băng tần 3400-3500MHz được xác định cho IMT. Việc xác định này không hạn chế việc sử dụng các băng tần này bởi bất kỳ ứng dụng nào của các nghiệp vụ mà chúng được phân chia và không thiết lập sự ưu tiên trong Thể lệ vô tuyến điện. Ở giai đoạn phối hợp áp dụng các Điều khoản 9.17 và 9.18. Trước khi một cơ quan quản lý muốn đưa một trạm (gốc hoặc di động) vào sử dụng trong băng tần này, phải đảm bảo rằng mật độ thông lượng công suất (pfd) sinh ra tại 3m trên bề mặt trái đất không được vượt quá –154,5dBW/(m2.4kHz) với hơn 20 phần trăm thời gian tại biên giới lãnh thổ của cơ quan quản lý khác. Giới hạn này có thể vượt quá trên lãnh thổ của nước mà cơ quan quản lý của nước đó đồng ý. Để đảm bảo đáp ứng giới hạn pfd tại biên giới lãnh thổ của một cơ quan quản lý bất kỳ khác, phải thực hiện việc tính toán và kiểm tra, tính đến tất cả các thông tin liên quan, với thoả thuận song phương của hai cơ quan quản lý (cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về trạm mặt đất và cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về trạm trái đất), với sự giúp đỡ của Ủy ban nếu cần thiết. Trong trường hợp không thoả thuận được, Ủy ban sẽ thực hiện tính toán và kiểm tra, tính đến các thông tin được đề cập ở trên. Các trạm thuộc nghiệp vụ Lưu động trong băng tần 3400-3500MHz không được yêu cầu việc bảo vệ thêm từ các trạm không gian ngoài các qui định trong Bảng 21-4 của Thể lệ vô tuyến điện (Xuất bản năm 2004). (WRC-07)

5.432B Loại nghiệp vụ khác:Bangladesh, Trung quốc, Ấn độ, Cộng hoà hồi giáo Iran, New Zealand, Singapore và vùng lãnh thổ hải ngoại trên khu vực 3 của Pháp, băng tần 3400-3500MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động, trừ lưu động hàng không là nghiệp vụ chính, phụ thuộc vào thoả thuận đạt được theo Điều khoản 9.21 với các cơ quan quản lý liên quan và được xác định cho IMT. Việc xác định này không hạn chế việc sử dụng các băng tần này bởi bất kỳ ứng dụng nào của các nghiệp vụ mà chúng được phân chia và không thiết lập sự ưu tiên trong Thể lệ vô tuyến điện. Ở giai đoạn phối hợp áp dụng các Điều khoản 9.17 và 9.18. Trước khi một cơ quan quản lý muốn đưa một trạm (gốc hoặc di động) vào sử dụng trong băng tần này,phải đảm bảo rằng mật độ thông lượng công suất (pfd) sinh ra tại 3m trên bề mặt trái đất không được vượt quá –154,5dBW/(m2.4kHz) với hơn 20 phần trăm thời gian tại biên giới lãnh thổ của cơ quan quản lý khác. Giới hạn này có thể vượt quá trên lãnh thổ của nước mà cơ quan quản lý của nước đó đồng ý. Để đảm bảo đáp ứng giới hạn pfd tại biên giới lãnh thổ của một cơ quan quản lý bất kỳ khác, phải thực hiện việc tính toán và kiểm tra, tính đến tất cả các thông tin liên quan, với thoả thuận song phương của hai cơ quan quản lý (cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về trạm mặt đất và cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về trạm trái đất), với sự giúp đỡ của Uỷ ban nếu cần thiết. Trong trường hợp không thoả thuận được, Uỷ ban sẽ thực hiện tính toán và kiểm tra, tính đến các thông tin được đề cập ở trên. Các trạm thuộc nghiệp vụ Lưu động trong băng tần 3400-3500MHz không được yêu cầu việc bảo vệ thêm từ các trạm không gian ngoài các qui định trong Bảng 21-4 của Thể lệ vô tuyến điện (Xuất bản năm 2004). (WRC-07)

5.433A Ở Bangladesh, Trung quốc, Hàn Quốc, Ấn độ, Cộng hoà hồi giáo Iran, Nhật Bản, New Zealand, Pakistan và vùng lãnh thổ hải ngoại trên khu vực 3 của Pháp, băng tần 3500-3600MHz được xác định cho IMT. Việc xác định này không hạn chế việc sử dụng các băng tần này bởi bất kỳ ứng dụng nào của các nghiệp vụ mà chúng được phân chia và không thiết lập sự ưu tiên trong Thể lệ vô tuyến điện. Ở giai đoạn phối hợp áp dụng các Điều khoản 9.17 và 9.18. Trước khi một cơ quan quản lý muốn đưa một trạm (gốc hoặc di động) vào sử dụng trong băng tần này, phải đảm bảo rằng mật độ thông lượng công suất (pfd) sinh ra tại 3m trên bề mặt trái đất không được vượt quá –154,5dBW/(m2.4kHz) với hơn 20 phần trăm thời gian tại biên giới lãnh thổ của cơ quan quản lý khác. Giới hạn này có thể vượt quá trên lãnh thổ của nước mà cơ quan quản lý của nước đó đồng ý. Để đảm bảo đáp ứng giới hạn pfd tại biên giới lãnh thổ của một cơ quan quản lý bất kỳ khác, phải thực hiện việc tính toán và kiểm tra, tính đến tất cả các thông tin liên quan, với thoả thuận song phương của hai cơ quan quản lý (cơ quan quản lý chịu trách nhiệm trạm mặt đất và cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về trạm trái đất), với sự giúp đỡ của Uỷ ban nếu cần thiết. Trong trường hợp không thoả thuận được, Uỷ ban sẽ thực hiện tính toán và kiểm tra, tính đến các thông tin được đề cập ở trên. Các trạm thuộc nghiệp vụ Lưu động trong băng tần 3500-3600MHz không được yêu cầu việc bảo vệ thêm từ các trạm không gian ngoài các qui định trong Bảng 21-4 của Thể lệ vô tuyến điện (Xuất bản năm 2004). (WRC-07)

5.433 Ở khu vực 2 và 3, băng tần 3400-3600 MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến định vị là nghiệp vụ chính. Tuy nhiên, yêu cầu các cơ quan quản lý đang khai thác các hệ thống vô tuyến định vị trong băng tần này đình chỉ khai thác vào năm 1985. Sau đó, các cơ quan quản lý phải thực hiện tất cả các biện pháp khả thi để bảo vệ nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh và các yêu cầu phối hợp không được đặt ra đối với nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh.

5.435 Ở Nhật Bản, loại bỏ nghiệp vụ Vô tuyến định vị trong băng tần 3620-3700 MHz.

5.438 Việc sử dụng băng tần 4200-4400 MHz cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không được dành riêng cho các cao kế vô tuyến đặt trên tàu bay và các bộ phát đáp liên kết đặt trên mặt đất. Tuy nhiên, có thể cho phép các bộ cảm biến thụ động trong nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh và nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ khai thác trong băng tần này là nghiệp vụ phụ (việc bảo vệ không được quy định cho các cao kế vô tuyến).

5.439 Phân chia bổ sung: Ở I-ran và Li-bi, băng tần 4200-4400 MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Cố định là nghiệp vụ phụ. (WRC-2000)

5.440 Nghiệp vụ Tần số chuẩn và tín hiệu thời gian qua vệ tinh có thể được phép sử dụng tần số 4202 MHz cho các truyền dẫn từ vũ trụ tới trái đất và tần số 6427 MHz cho các truyền dẫn từ trái đất tới vũ trụ. Các truyền dẫn này bị hạn chế trong phạm vi 2 MHz từ các tần số trên, phụ thuộc vào thỏa thuận đạt được theo điều khoản 9.21 của Thể lệ vô tuyến điện.

5.441 Việc sử dụng các băng tần 4500-4800 MHz (chiều từ vũ trụ tới trái đất), 6725-7025 MHz (chiều từ trái đất tới vũ trụ) cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh phải phù hợp với các quy định của Phụ lục 30B. Việc sử dụng các băng tần 10,7-10,95 GHz (chiều từ vũ trụ tới trái đất), 11,2-11,45 GHz (chiều từ vũ trụ tới trái đất) và 12,75-13,25 GHz (chiều từ trái đất tới vũ trụ) cho các hệ thống vệ tinh địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh phải phù hợp với các quy định của Phụ lục 30B. Việc sử dụng các băng tần 10,7-10,95 GHz (chiều từ vũ trụ tới trái đất), 11,2-11,45 GHz (chiều từ vũ trụ tới trái đất), 12,75-13,25 GHz (chiều từ trái đất tới vũ trụ) cho hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh phụ thuộc vào việc áp dụng các quy định của điều khoản 9.12 của Thể lệ vô tuyến điện về việc phối hợp với các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh khác thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh. Các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh không được yêu cầu bảo vệ từ các mạng vệ tinh địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh đang khai thác phù hợp với Thể lệ vô tuyến điện, bất kể ngày Văn phòng thông tin vô tuyến nhận được thông tin phối hợp đầy đủ hoặc thông tin thông báo đầy đủ về các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh và thông tin phối hợp đầy đủ hoặc thông tin thông báo đầy đủ về mạng vệ tinh địa tĩnh, và chú thích 5.43A không được áp dụng. Các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh trong các băng tần trên sẽ phải nhanh chóng loại trừ bất cứ nhiễu không thể chấp nhận được có thể xuất hiện trong quá trình khai thác.

5.442 Nghiệp vụ Lưu động trong băng tần 4825-4835 MHz và 4950-4990 MHz chỉ giới hạn cho nghiệp vụ Lưu động, trừ lưu động hàng không. Ở khu vực 2 (trừ Brazil, Cu ba, Guatenmala, Paraguay, Uruguay và Venezuela) và ở Úc, băng tần 4825-4835MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ lưu động hàng không, giới hạn cho các đài tàu bay đo từ xa để kiểm tra chuyến bay. Việc sử dụng như vậy phải phù hợp với Nghị quyết 416 (WRC-07) và không được gây can nhiễu có hại cho nghiệp vụ cố định. (WRC-07)

5.443 Loại nghiệp vụ khác: Tại Ác-hen-ti-na, Ô-xtrây-li-a và Ca-na-đa, các băng tần 4825-4835 MHz và 4950-4990 MHz được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn là nghiệp vụ chính.

5.443B Để không gây nhiễu có hại cho hệ thống hạ cánh sử dụng vi ba hoạt động ở tần số trên 5030 MHz, tổng mật độ thông lượng công suất sinh ra tại bề mặt trái đất trong băng tần 5030-5150 MHz của tất cả các đài không gian trong hệ thống thuộc nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) khai thác trong băng tần 5010-5030 MHz không được vựơt quá -124,5 dB(W/m2) trong 150 kHz bất kỳ. Để không gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn trong băng tần 4990-5000 MHz, các hệ thống thuộc nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh đang khai thác trong băng tần 5010-5030 MHz phải tuân thủ các giới hạn trong băng tần 4990-5000 MHz được xác định trong Nghị quyết 741 (WRC-03) của Thể lệ vô tuyến điện. (WRC-03)

5.444 Băng tần 5030-5150 MHz được sử dụng cho việc khai thác các hệ thống chuẩn quốc tế (hệ thống hạ cánh sử dụng viba) để tiếp đất và hạ cánh chính xác. Trong băng tần 5030-5091MHz, các yêu cầu của hệ thống này sẽ được ưu tiên hơn các sử dụng khác trong băng tần. Về việc sử dụng băng tần 5091-5150MHz, áp dụng chú thích 5.444A và Nghị quyết 114 (Rev.WRC-03) của Thể lệ vô tuyến điện. (WRC-07)

5.444A Phân chia bổ sung: Băng tần 5091-5150 MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) là nghiệp vụ chính. Phân chia này được giới hạn cho đường tiếp sóng (feeder link) của các hệ thống lưu động qua vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh và tùy thuộc vào việc phối hợp theo điều khoản 9.11A của Thể lệ vô tuyến điện.

Trong băng tần 5091-5150 MHz, còn áp dụng các điều kiện sau:

- Trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, việc sử dụng băng tần 5091-5150 MHz cho các đường lên của các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh phải phù hợp với Nghị quyết 114 (Rev.WRC-03) của Thể lệ vô tuyến điện;

- Sau ngày 01/01/2012, không ấn định thêm cho các đài mặt đất cung cấp đường lên cho các hệ thống lưu động qua vệ tinh phi địa tĩnh;

- Sau ngày 01/01/2018, nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh sẽ trở thành nghiệp vụ phụ đối với nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường hàng không. (WRC-07)

5.444B Việc sử dụng nghiệp vụ lưu động hàng không trong băng tần 5091-5150MHz chỉ giới hạn cho:

- Các hệ thống thuộc nghiệp vụ Lưu động hàng không (R) và phù hợp với các tiêu chuẩn hàng không quốc tế, dành cho các ứng dụng trên mặt đất tại sân bay. Việc sử dụng như vậy phải phù hợp với nghị quyết 748 (WRC-07);

- Các truyền dẫn đo hàng không từ xa từ các đài tàu bay (xem Điều khoản 1.83) phù hợp với Nghị quyết 418 (WRC-07);



- Các truyền dẫn an toàn hàng không. Việc sử dụng như vậy phải phù hợp với Nghị quyết 419 (WRC-07). (WRC07)

5.446 Phân chia bổ sung: Ở các nước được liệt kê trong các chú thích 5.3695.400, băng tần 5150-5216 MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) là nghiệp vụ chính (phụ thuộc vào việc có đạt được thỏa thuận theo điều khoản 9.21 của Thể lệ vô tuyến điện hay không). Ở khu vực 2, băng tần này còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) là nghiệp vụ chính. Trong các khu vực 1 và khu vực 3, trừ các nước được liệt kê trong chú thích 5.3695.400, băng tần này còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến xác định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) là nghiệp vụ phụ. Việc sử dụng nghiệp vụ Xác định qua vệ tinh - cho các đường xuống khai thác trong băng tần 1610-1626,5 MHz và/hoặc 2483,5-2500 MHz chịu một giới hạn là: Mật độ thông lượng công suất tổng tại bề mặt trái đất không được vượt quá -159 dBW/m2 tại 4 kHz bất kỳ đối với mọi góc tới.

5.446A Việc sử dụng các băng tần 5150-5350 MHz và 5470-5725 MHz bởi các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động, trừ lưu động hàng không phải tuân theo Nghị quyết 229 (WRC-03) của Thể lệ vô tuyến điện. (WRC-07)

5.446B Trong băng tần 5150-5250 MHz, các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động không được yêu cầu bảo vệ từ các trạm mặt đất thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh. Chú thích 5.43A không áp dụng cho nghiệp vụ Lưu động với sự lưu ý tới các trạm mặt đất thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh. (WRC-03)

5.447 Phân chia bổ sung: Tại Bờ Biển Ngà, I-xra-en, Li-băng, Pa-ki-xtan, Xy-ri và Tuy-ni-di, băng tần 5150-5250 MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động là nghiệp vụ chính tùy thuộc vào thỏa thuận đạt được theo điều khoản 9.21 của Thể lệ vô tuyến điện. Trong trường hợp này, không áp dụng các quy định của Nghị quyết 229 (WRC-03) của Thể lệ vô tuyến điện. (WRC-07)

5.447A Việc phân chia cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) được giới hạn cho đường lên của các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh và phải chịu sự phối hợp theo điều khoản 9.11A của Thể lệ vô tuyến điện.

5.447B Phân chia bổ sung: Băng tần 5150-5216 MHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) là nghiệp vụ chính. Phân chia này được giới hạn cho đường lên của các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh trong nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh và tùy thuộc vào các quy định của điều khoản 9.11A của Thể lệ vô tuyến điện. Mật độ thông lượng công suất do các đài không gian thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh khai thác theo hướng từ vũ trụ tới trái đất trong băng tần 5150-5216 MHz sinh ra tại bề mặt trái đất không được vượt quá -164 dB(W/m2) trong 4 kHz bất kỳ đối với mọi góc tới.

5.447C Các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về các mạng thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh trong băng tần 5150-5250 MHz khai thác theo các chú thích 5.447A5.447B phải phối hợp bình đẳng theo điều khoản 9.11A của Thể lệ vô tuyến điện với các cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về các mạng vệ tinh phi địa tĩnh khai thác theo chú thích 5.446 và được đưa vào sử dụng trước ngày 17/11/1995. Các mạng vệ tinh khai thác theo chú thích 5.446 sử dụng sau ngày 17/11/1995 không được yêu cầu bảo vệ từ/và không được gây nhiễu có hại cho các đài thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh khai thác theo các chú thích 5.447A5.447B.

5.447D Việc phân chia băng tần 5250-5255 MHz cho nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ là nghiệp vụ chính chỉ giới hạn cho các bộ cảm biến chủ động đặt trong không gian. Các ứng dụng khác của nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ trong băng tần này là nghiệp vụ phụ.

5.447E Băng tần 5250-5350 MHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Cố định là nghiệp vụ chính ở những nước sau thuộc khu vực 3: Ô-xtrây-li-a, Hàn Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, I-ran, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Pa-pua Niu Ghi-nê, Phi-li-pin, CHDCND Triêù Tiên, Xri Lan-ca, Thái Lan và Việt Nam. Việc sử dụng băng tần này cho nghiệp vụ Cố định nhằm mục đích triển khai các hệ thống truy cập vô tuyến cố định và phải tuân theo Khuyến nghị ITU-R F.1613. Ngoài ra, nghiệp vụ Cố định không được yêu cầu bảo vệ từ các nghiệp vụ Vô tuyến xác định, Thăm dò trái đất qua vệ tinh (chủ động) và Nghiên cứu vũ trụ (chủ động), nhưng các điều khoản của chú thích 5.43A không áp dụng cho nghiệp vụ Cố định đối với các nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh (chủ động) và Nghiên cứu vũ trụ (chủ động). Sau khi triển khai các hệ thống truy cập vô tuyến cố định thuộc nghiệp vụ Cố định với sự bảo vệ các hệ thống vô tuyến xác định đang hoạt động, không nên đặt thêm các hạn chế nghiêm ngặt đối với các hệ thống truy cập vô tuyến cố định bởi việc triển khai các hệ thống Vô tuyến xác định trong tương lai. (WRC-07)

5.447F Trong băng tần 5250-5350 MHz, các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động không được yêu cầu bảo vệ từ các nghiệp vụ Vô tuyến định vị, Thăm dò trái đất qua vệ tinh (chủ động) và Nghiên cứu vũ trụ (chủ động). Trên cơ sở các đặc tính của hệ thống và điều kiện nhiễu, các nghiệp vụ đó không được bắt nghiệp vụ Lưu động phải chịu thêm các điều kiện bảo vệ chặt chẽ hơn các điều kiện đã được nêu ra trong Khuyến nghị ITU-R M.1638ITU-R SA.1632. (WRC-03)




tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương