Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia



tải về 1.53 Mb.
trang13/13
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.53 Mb.
#2053
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13

5.528 Việc phân chia cho nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh được dự định dành cho các mạng thông tin dùng các búp sóng hẹp và các công nghệ tiên tiến khác tại các đài không gian. Các cơ quan quản lý đang khai thác các hệ thống thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh trong băng tần 19,7-20,1 GHz ở khu vực 2 và trong băng tần 20,1-20,2 GHz phải thực hiện tất cả các biện pháp có thể để đảm bảo khả năng sử dụng liên tục các băng tần này cho các cơ quan quản lý đang khai thác các hệ thống cố định và lưu động theo đúng các quy định của chú thích 5.524.

5.530 Ở khu vực 1 và 3, việc sử dụng băng tần 21,4-22 GHz cho nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh phụ thuộc vào các quy định trong Nghị quyết 525 (Rev. WRC-07) của Thể lệ vô tuyến điện. (WRC-07)

5.550AViệc dùng chung băng tần 36-37 GHz của nghiệp vụ Thăm dò Trái đất qua vệ tinh (thụ động) và các nghiệp vụ Cố định và Lưu động. (WRC-07) sẽ áp dụng Nghị quyết 752 (WRC-07). (WRC-07)

5.531 Phân chia bổ sung: Tại Nhật Bản, băng tần 21,4-22 GHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Quảng bá là nghiệp vụ chính.

5.532 Việc sử dụng băng tần 22,21-22,5 GHz bởi các nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động) và Nghiên cứu vũ trụ (thụ động) không được làm ảnh hưởng đến các nghiệp vụ Cố định và Lưu động, trừ Lưu động hàng không.

5.533 Nghiệp vụ Giữa các vệ tinh không được yêu cầu bảo vệ từ các trạm thiết bị quan sát bề mặt sân bay thuộc nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường.

5.535 Trong băng tần 24,75-25,25 GHz, các đường lên cho các đài thuộc nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh phải được ưu tiên hơn các ứng dụng khác trong nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ). Các ứng dụng khác phải bảo vệ và không được yêu cầu bảo vệ từ các mạng đường lên hiện có và sẽ khai thác trong tương lai của các đài thuộc nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh đó.

5.535A Việc sử dụng băng tần 29,1-29,5 GHz (chiều từ trái đất tới vũ trụ) bởi nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh được giới hạn cho các hệ thống vệ tinh địa tĩnh và các đường lên cho các hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh. Việc sử dụng đó phụ thuộc vào việc áp dụng các các quy định của điều khoản 9.11A của Thể lệ vô tuyến điện, nhưng không phụ thuộc vào các quy định của điều khoản 22.2 của Thể lệ vô tuyến điện, trừ các trường hợp được chỉ ra trong các chú thích 5.523C5.523E khi mà những trường hợp đó không phụ thuộc vào các quy định của điều khoản 9.11A của Thể lệ vô tuyến điện và vẫn phụ thuộc vào các thủ tục của Điều 9 (trừ điều khoản 9.11A), Điều 11 và các quy định trong điều khoản 22.2 của Thể lệ vô tuyến điện. (WRC-97)

5.536 Việc sử dụng băng tần 25,25-27,5 GHz cho nghiệp vụ Giữa các vệ tinh được giới hạn cho các ứng dụng nghiên cứu vũ trụ và thăm dò trái đất qua vệ tinh, và việc truyền dẫn dữ liệu từ các hoạt động y tế và công nghiệp trong vũ trụ.

5.536A Các cơ quan quản lý đang khai thác các trạm mặt đất thuộc nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh hoặc nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ không được kháng nghị nhiễu từ các đài thuộc các nghiệp vụ Cố định và Lưu động do các cơ quan quản lý khác khai thác. Ngoài ra, các trạm mặt đất thuộc nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh hoặc nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ nên khai thác tương ứng theo các Khuyến nghị ITU R SA.1278ITU R SA.1625. (WRC 03)

5.536B Phân chia bổ sung: Tại Đức, A-rập Xê-út, Áo, Bỉ, Bra-xin, Bun-ga-ri, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đan Mạch, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Tây Ban Nha, Ê-xtô-ni-a, Phần Lan, Pháp, Hung-ga-ri, Ấn Độ, I-ran, I-xlan, I-xra-en, I-ta-li-a, Li-bi, Gioóc-đa-ni, Kê-ni-a, Cô-oét, Li-băng, Lích-ten-xtan, Lít-va, Môn-đô-va, Na Uy, Ô-man, U-gan-đa, Pa-ki-xtan, Phi-li-pin, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Xy-ri, CHDCND Triều Tiên, Xlô-va-ki-a, Cộng hòa Séc, Ru-ma-ni, Anh, Xin-ga-po, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Tan-da-ni-a, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam và Dim-ba-bu-ê, các trạm mặt đất thuộc nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh đang khai thác trong băng tần 25,5-27 GHz không được yêu cầu bảo vệ từ, hoặc hạn chế việc sử dụng và triển khai, các đài thuộc các nghiệp vụ Cố định và Lưu động. (WRC 07)

5.536C Ở An-giê-ri, A-rập Xê-út, Ba-ren, Bốt-xoa-na, Bra-xin, Ca-mơ-run, Cô-mô-rốt, Cu-ba, Gi-bu-ti, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ê-xtô-ni-a, Phần Lan, I-ran, I-xra-en, Gioóc-đa-ni, Kê-ni-a, Cô-oét, Lít-va, Ma-lai-xi-a, Ma-rốc, Ni-giê-ri-a, Ô-man, Ca-ta, Xy-ri, Xô-ma-li, Xu-đăng, Tan-da-ni-a, Tuy-ni-di, U-ru-goay, Dăm-bi-a và Dim-ba-bu-ê, các trạm mặt đất thuộc nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ đang khai thác trong băng tần 25,5-27 GHz không được yêu cầu bảo vệ từ, hoặc hạn chế việc sử dụng và triển khai, các đài thuộc nghiệp vụ Cố định và Lưu động. (WRC-03)

5.537 Các nghiệp vụ không gian sử dụng các vệ tinh phi địa tĩnh khai thác trong nghiệp vụ Giữa các vệ tinh trong băng tần 27-27,5 GHz không phải áp dụng các quy định trong điều khoản 22.2 của Thể lệ vô tuyến điện.

5.537A Tại Butan, Ca-mơ-run, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Ấn độ, In-đô-nê-xi-a, I-ran, Nhật Bản, Ca-dắc-xtan, Lê-xô-thô, Ma-lai-xi-a, Man-đi-vơ, Mông Cổ, Mi-an-ma, U-dơ-bê-ki-xtan, Pa-ki-xtan, Phi-li-pin, Cư-rơ-gư-xtan, CHDCND Triều Tiên, Xri Lan-ca, Thái Lan và Việt Nam, băng tần 27,9 28,2 GHz được phân chia cho nghiệp vụ Cố định cũng có thể được sử dụng bởi các đài đặt trên cao (HAPS) trong lãnh thổ các nước này. Việc sử dụng 300 MHz đó bởi HAPS ở các nước nói trên chỉ giới hạn cho khai thác theo chiều từ HAPS đến mặt đất và không được gây nhiễu có hại cho, hoặc kháng nghị nhiễu từ, các loại hệ thống khác thuộc nghiệp vụ Cố định hoặc các nghiệp vụ chính khác. Hơn nữa, việc phát triển của các nghiệp vụ chính khác sẽ không bị hạn chế bởi HAPS. Xem Nghị quyết 145 (Rev.WRC 07) của Thể lệ vô tuyến điện. (WRC 07)

5.538 Phân chia bổ sung: Các băng tần 27,500-27,501 GHz và 29,999-30,000 GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) là nghiệp vụ chính cho việc truyền dẫn báo hiệu vô tuyến dùng để điều khiển công suất hướng lên. Việc truyền dẫn từ vũ trụ tới trái đất như vậy không được vượt quá mức e.i.r.p +10 dBW theo hướng các vệ tinh lân cận trên quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh. (WRC-07)5.539 Băng tần 27,5-30 GHz có thể được sử dụng bởi nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) để dự phòng cho các đường tiếp sóng trong nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh.

5.540 Phân chia bổ sung: Băng tần 27,501-29,999 GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ tới trái đất) là nghiệp vụ phụ cho việc truyền dẫn báo hiệu vô tuyến dùng để điều khiển công suất hướng lên.

5.541 Trong băng tần 28,5-30 GHz, nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh chỉ giới hạn để truyền dữ liệu giữa các đài và không dùng để thu thập thông tin sơ cấp bằng các bộ cảm biến thụ động hay chủ động.

5.541A Các đường lên của các mạng vệ tinh phi địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh và các mạng vệ tinh địa tĩnh thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh đang khai thác trong băng tần 29,1-29,5 GHz (chiều từ trái đất tới vũ trụ) phải dùng điều khiển công suất thích nghi đường lên hoặc các phương thức bù suy hao khác, sao cho các truyền dẫn của trạm mặt đất được thực hiện ở mức công suất cần thiết đáp ứng được chất lượng mong muốn của đường xuống trong khi giảm mức nhiễu lẫn nhau giữa hai mạng. Các phương pháp này sẽ áp dụng cho các mạng mà thông tin phối hợp theo Phụ lục 4 đã được Văn phòng thông tin vô tuyến nhận sau ngày 17/5/1996 và cho đến khi chúng được thay đổi bởi một Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới có thẩm quyền. Các cơ quan quản lý gửi thông tin phối hợp theo Phụ lục 4 trước ngày này được khuyến khích sử dụng các kỹ thuật trên đến mức có thể được. (WRC-2000)

5.542 Phân chia bổ sung: Tại An-giê-ri, A-rập Xê-út, Ba-ren, Bru-nây
Đa-rút-xa-lem, Ca-mơ-run, Trung Quốc, CHDCND Công-gô, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ê-ri-tơ-ri-a, Ê-ti-ô-pi-a, Ghi-nê, Ấn Độ, I-ran, I-rắc, Nhật Bản, Gioóc-đa-ni, Cô-oét, Li-băng, Ma-lai-xi-a, Ma-li, Ma-rốc, Mô-ri-ta-ni, Nê-pan, Pa-ki-xtan, Phi-li-pin, Ca-ta, Xy-ri, CHDCND Triều Tiên, Xô-ma-li, Xu-đăng, Xri Lan-ca và Sat, băng tần 29,5-31 GHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động là nghiệp vụ phụ. Áp dụng các giới hạn về công suất được quy định trong các điều khoản 21.321.5 của Thể lệ vô tuyến điện. (WRC-07)

5.543 Băng tần 29,95-30 GHz có thể được sử dụng cho các tuyến từ vũ trụ đến vũ trụ trong nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh cho các chức năng đo từ xa, tìm kiếm và kiểm soát, là nghiệp vụ phụ.

5.543A Tại Bu-tan, Ca-mơ-run, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Ấn độ, In-đô-nê-xi-a, I-ran, Nhật Bản, Ca-dắc-xtan, Lê-xô-thô, Ma-lai-xi-a, Man-đi-vơ, Mông Cổ, Mi-an-ma, U-dơ-bê-ki-xtan, Pa-ki-xtan, Phi-li-pin, Cư-rơ-gư-xtan, CHDCND Triều Tiên, Xri Lan-ca, Thái Lan và Việt Nam, băng tần 31-31,3 GHz được phân chia cho nghiệp vụ Cố định cũng có thể được sử dụng bởi các hệ thống sử dụng các trạm đặt trên cao (HAPS) theo chiều từ mặt đất đến HAPS. Việc sử dụng HAPS trong băng tần 31-31,3 GHz được hạn chế trong lãnh thổ các nước nêu trên và không được gây nhiễu có hại cho, hoặc yêu cầu bảo vệ từ, các loại hệ thống khác thuộc nghiệp vụ Cố định, các hệ thống thuộc nghiệp vụ Lưu động và các hệ thống được khai thác theo chú thích 5.545 Thể lệ vô tuyến điện. Hơn nữa, việc phát triển của các nghiệp vụ này sẽ không bị hạn chế bởi HAPS. Các hệ thống sử dụng HAPS trong băng tần 31-31,3 GHz không được gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn là nghiệp vụ chính trong băng tần 31,3-31,8 GHz, lưu ý đến chỉ tiêu bảo vệ được nêu ra trong Khuyến nghị ITU R RA.769. Để đảm bảo việc bảo vệ cho các nghiệp vụ vệ tinh thụ động, mật độ công suất không mong muốn đến anten của trạm dưới đất thuộc hệ thống HAPS trong băng tần 31,3-31,8 GHz được giới hạn ở mức -106 dB(W/MHz) trong điều kiện trời quang, và có thể tăng đến -100 dB(W/MHz) trong điều kiện trời mưa để hạn chế fading do mưa, miễn là ảnh hưởng thực lên vệ tinh thụ động không vượt quá ảnh hưởng trong điều kiện trời quang như đã nêu ở trên. Xem Nghị quyết 145 (Rev. WRC 07) của Thể lệ vô tuyến điện. (WRC 07)

5.544 Trong băng tần 31-31,3 GHz, các mức giới hạn mật độ thông lượng công suất được quy định trong Điều 21, bảng 21-4 của Thể lệ vô tuyến điện được áp dụng cho nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ.

5.545 Loại nghiệp vụ khác: Tại Ác-mê-ni-a, Gru-di-a, Mông Cổ, Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan và Tuốc-mê-ni-xtan, băng tần 31-31,3 GHz được phân chia cho nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ là nghiệp vụ chính (xem chú thích 5.33 của Thể lệ vô tuyến điện). (WRC 07)

5.547 Các băng tần 31,8-33,4 GHz, 37-40 GHz, 40,5-43,5 GHz, 51,4-52,6 GHz, 55,78-59 GHz và 64-66 GHz có thể sử dụng cho các ứng dụng mật độ cao trong nghiệp vụ Cố định (xem Nghị quyết 75 (WRC-2000) của Thể lệ vô tuyến điện. Các cơ quan quản lý nên lưu ý đến điều này khi xem xét các quy định liên quan đến các băng tần này. Do khả năng triển khai các ứng dụng mật độ cao trong nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh ở các băng tần 39,5-40 GHz và 40,5-42 GHz (xem chú thích 5.516B), các cơ quan quản lý nên lưu ý hơn nữa khả năng ảnh hưởng đến các ứng dụng mật độ cao trong nghiệp vụ Cố định. (WRC 07)

5.547A Các cơ quan quản lý nên thực hiện những biện pháp thích hợp để giảm thiểu khả năng nhiễu giữa các đài thuộc nghiệp vụ Cố định với các đài đặt trên tàu bay thuộc nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường trong băng tần 31,8-33,4 GHz, tính đến các nhu cầu về khai thác của các hệ thống ra-đa đặt trên tàu bay.

5.547B Phân chia lựa chọn: Tại Mỹ, băng tần 31,8-32 GHz được phân chia cho các nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường và nghiên cứu vũ trụ (không gian xa) (chiều từ vũ trụ tới trái đất) là nghiệp vụ chính. (WRC-97)

5.547C Phân chia lựa chọn: Tại Mỹ, băng tần 32-32,3 GHz được phân chia cho các nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường và Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa) (chiều từ vũ trụ tới trái đất) là nghiệp vụ chính. (WRC-03)

5.547D Phân chia lựa chọn: Tại Mỹ, băng tần 32,3-33 GHz được phân chia cho các nghiệp vụ Giữa các vệ tinh và Vô tuyến dẫn đường là nghiệp vụ chính. (WRC-97)

5.547E Phân chia lựa chọn: Tại Mỹ, băng tần 33-33,4 GHz được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường là nghiệp vụ chính. (WRC-97)

5.548 Khi thiết kế các hệ thống cho nghiệp vụ Giữa các vệ tinh trong băng tần 32,3-33 GHz, cho nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường trong băng tần 32-33 GHz, và cho nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ (không gian xa) trong băng tần 31,8-32,3 GHz, các cơ quan quản lý phải thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để ngăn ngừa nhiễu có hại giữa nghiệp vụ này, lưu ý đến các khía cạnh an toàn của nghiệp vụ Vô tuyến dẫn đường (xem Khuyến nghị 707). (WRC-03)

5.549 Phân chia bổ sung: Tại A-rập Xê-út, Ba-ren, Băng-la-đét, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, Ga-bông, In-đô-nê-xi-a, I-ran, I-rắc, I-xra-en, Gioóc-đa-ni, Cô-oét, Li-băng, Li-bi, Ma-lai-xi-a, Ma-li, Man-ta, Ma-rốc, Mô-ri-ta-ni, Nê-pan, Ni-giê-ri-a, Ô-man, Pa-ki-xtan, Phi-li-pin, Ca-ta, CHDCND Công-gô, Xy-ri, Xin-ga-po, Xô-ma-li, Xu-đăng, Xri Lan-ca, Tô-gô, Tuy-ni-di and Y-ê-men, băng tần 33,4-36 GHz cũng được phân chia cho các nghiệp vụ Cố định và Lưu động là nghiệp vụ chính. (WRC 03)

5.549A Trong băng tần 35,5-36 GHz, mật độ thông lượng công suất trung bình tại bề mặt trái đất được sinh ra bởi bất kỳ một bộ cảm biến đặt trong không gian nào thuộc nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh (chủ động), Nghiên cứu vũ trụ (chủ động), cho bất kỳ góc tới nào lớn hơn 0,8o từ trung tâm búp sóng, không được vượt quá -73,3 dB(W/m2) trong băng tần này. (WRC-03)

5.550 Loại nghiệp vụ khác: Tại Ác-mê-ni-a, A-déc-bai-gian, Bê-la-rút, Gru-di-a, Mông Cổ, Cư-rơ-gư-xtan, Liên bang Nga, Tát-gi-ki-xtan và Tuốc-mê-ni-xtan, băng tần 34,7-35,2 GHz được phân chia cho nghiệp vụ Nghiên cứu vũ trụ là nghiệp vụ chính. (WRC 07)

5.551F Loại nghiệp vụ khác: Tại Nhật Bản, băng tần 41,5-42,5 GHz được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động là nghiệp vụ chính (xem chú thích 5.33 của Thể lệ vô tuyến điện). (WRC-97)

5.551H Mật độ thông lượng công suất tương đương (epfd) được tạo ra trong băng tần 42,5-43,5 GHz bởi tất cả các đài không gian trong bất kỳ hệ thống vệ tinh phi địa tĩnh nào thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ đến Trái đất), hay thuộc nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ đến Trái đất) hoạt động trong băng tần 42-42,5 GHz, không vượt quá các giá trị sau tại vị trí của bất kỳ đài Vô tuyến thiên văn nào với hơn 2% thời gian:

-230 dB(W/m2) trong 1 GHz và -246 dB(W/m2) trong bất kỳ 500 kHz nào của băng tần 42,5-43,5 GHz tại vị trí của bất kỳ đài Vô tuyến thiên văn nào đã đăng ký là một kính viễn vọng đơn đĩa; và

-209 dB(W/m2) trong bất kỳ 500 kHz nào của băng tần 42,5-43,5 GHz tại vị trí bất kỳ đài Vô tuyến thiên văn nào đã đăng ký là một đài giao thoa ranh giới rất dài.

Các giá trị e.p.f.d trên phải được đánh giá bằng các phương pháp nêu ra trong Khuyến nghị ITU-R S.1586-1 và giản đồ bức xạ anten tham khảo và độ tăng ích cực đại của anten trong nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn được nêu trong Khuyến nghị ITU-R RA.1631, các giá trị này phải được áp dụng trên toàn bộ bầu trời và cho các góc ngẩng lớn hơn góc hoạt động tối thiểu θmin của kính viễn vọng vô tuyến (giá trị mặc định 5o nên được chấp nhận khi không có thông báo giá trị cụ thể).

Các giá trị đó phải được áp dụng tại vị trí của bất kỳ đài Vô tuyến thiên văn nào mà:

- Đã hoạt động trước ngày 05 tháng 7 năm 2003 và đã thông báo cho Văn phòng thông tin vô tuyến trước ngày 04 tháng 01 năm 2004; hay

- Đã được thông báo trước ngày ITU nhận được thông tin phối hợp hoặc thông tin thông báo đầy đủ theo Phụ lục 4, cho các đài không gian mà các giới hạn này áp dụng.

Các đài Vô tuyến thiên văn khác được thông báo sau các ngày trên có thể tìm kiếm một thỏa thuận với các cơ quan quản lý đã cấp phép cho các đài không gian. Ở khu vực 2, Nghị quyết 743 (WRC-03) của Thể lệ vô tuyến điện được áp dụng. Các giới hạn trong chú thích này có thể được vượt quá tại vị trí của một đài Vô tuyến thiên văn của một quốc gia nào đó nếu cơ quan quản lý của quốc gia đó cho phép. (WRC-03)



5.551I Mật độ thông lượng công suất trong băng tần 42,5-43,5 GHz sinh ra bởi bất kỳ đài không gian địa tĩnh nào thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ đến trái đất), hay nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh (chiều từ vũ trụ đến trái đất) hoạt động trong băng tần 42-42,5 GHz, không vượt quá các giá trị sau tại vị trí của bất kỳ đài Vô tuyến thiên văn nào:

-137 dB(W/m2) trong 1 GHz và -153 dB(W/m2) trong bất kỳ 500 kHz nào của băng tần 42,5-43,5 GHz tại vị trí của bất kỳ đài Vô tuyến thiên văn nào đã đăng ký là một kính viễn vọng đơn đĩa; và

-116 dB(W/m2) trong bất kỳ 500 kHz nào của băng tần 42,5-43,5 GHz tại vị trí của bất kỳ đài Vô tuyến thiên văn nào đã đăng ký là một đài giao thoa ranh giới rất dài.

Các giá trị này được áp dụng tại vị trí của bất kỳ đài Vô tuyến thiên văn nào mà:

- Đã hoạt động trước ngày 05 tháng 7 năm 2003 và đã thông báo cho Văn phòng thông tin vô tuyến trước ngày 04 tháng 01 năm 2004; hay

- Đã được thông báo trước ngày ITU nhận được thông tin phối hợp hoặc thông tin thông báo đầy đủ theo Phụ lục 4, cho các đài không gian mà các giới hạn này áp dụng.



Các đài Vô tuyến thiên văn khác được thông báo sau các ngày trên có thể tìm kiếm một thỏa thuận với các cơ quan quản lý đã cấp phép cho các đài không gian. Ở khu vực 2, Nghị quyết 743 (WRC-03) của Thể lệ vô tuyến điện được áp dụng. Các giới hạn trong chú thích này có thể được vượt quá tại vị trí của một đài Vô tuyến thiên văn của một quốc gia nào đó nếu cơ quan quản lý của quốc gia đó cho phép. (WRC-03)

5.552 Việc phân chia phổ tần cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh trong các băng tần 42,5-43,5 GHz và 47,2-50,2 GHz cho các truyền dẫn từ trái đất tới vũ trụ nhiều hơn phân chia phổ tần ở băng tần 37,5-39,5 GHz cho truyền dẫn từ vũ trụ đến trái đất nhằm điều tiết các đường tiếp sóng cho các vệ tinh quảng bá. Yêu cầu các cơ quan quản lý thực hiện tất cả những biện pháp thiết thực để dành riêng băng tần 47,2-49,2 GHz cho các đường tiếp sóng của nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh đang khai thác trong băng tần 40,5-42,5 GHz.

5.552A Các băng tần 47,2-47,5 GHz và 47,9-48,2 GHz được phân chia cho nghiệp vụ Cố định chỉ dành cho sử dụng bởi các trạm HAPS. Việc sử dụng các băng tần này tuân theo các điều khoản trong Nghị quyết 122 (Rev. WRC-07)* của Thể lệ vô tuyến điện. (WRC-07)

5.553 Trong các băng tần 43,5-47 GHz và 66-71 GHz, các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động mặt đất có thể được khai thác với điều kiện không được gây nhiễu có hại cho các nghiệp vụ thông tin vô tuyến không gian được phân chia các băng tần này. (Xem chú thích 5.43 của Thể lệ vô tuyến điện). (WRC-2000)

5.554 Trong các băng tần 43,5-47 GHz, 66-71 GHz, 95-100 GHz, 123-130 GHz, 191,8-200 GHz và 252-265 GHz, các tuyến vệ tinh liên kết các đài mặt đất tại các điểm cố định xác định cũng được cấp phép khi sử dụng chung với các nghiệp vụ Lưu động qua vệ tinh hoặc Vô tuyến dẫn đường qua vệ tinh. (WRC-2000)

5.555 Phân chia bổ sung: Băng tần 48,94-49,04 GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn là nghiệp vụ chính. (WRC-2000)

5.556 Trong các băng tần 51,4-54,25 GHz, 58,2-59 GHz và 64-65 GHz, việc quan trắc vô tuyến thiên văn có thể được thực hiện theo sự sắp xếp của từng quốc gia. (WRC-2000)

5.556A Việc sử dụng các băng tần 54,25-56,9 GHz, 57-58,2 GHz và 59-59,3 GHz cho nghiệp vụ Giữa các vệ tinh được giới hạn cho các vệ tinh trong quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh. Mật độ thông lượng công suất riêng của đài thuộc nghiệp vụ giữa vệ tinh sinh ra tại mọi độ cao từ 0 km đến 1000 km phía trên bề mặt trái đất, trong mọi điều kiện và mọi phương pháp điều chế, không được vượt quá -147dB(W/(m2.100 MHz)) với mọi góc tới. (WRC-97)

5.556B Phân chia bổ sung: Tại Nhật Bản, băng tần 54,25-55,78 GHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Lưu động là nghiệp vụ chính để sử dụng với mật độ thấp. (WRC-97)

5.557 Phân chia bổ sung: Tại Nhật Bản, băng tần 55,78-58,2 GHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến định vị là nghiệp vụ chính. (WRC-97)

5.557A Trong băng tần 55,78-56,26 GHz, để bảo vệ các đài thuộc nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động), mật độ công suất tối đa do một máy phát tới anten của một đài cố định bị giới hạn là -26dB(W/MHz). (WRC-2000)

5.558 Trong các băng tần 55,78-58,2 GHz, 59-64 GHz, 66-71 GHz, 122,25-123 GHz, 130-134 GHz, 167-174,8 GHz và 191,8-200 GHz, các đài thuộc nghiệp vụ Lưu động hàng không có thể được khai thác với điều kiện không được gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Giữa các vệ tinh (xem chú thích 5.43 của Thể lệ vô tuyến điện). (WRC-2000)

5.558A Việc sử dụng băng tần 56,9-57 GHz cho các nghiệp vụ Giữa các vệ tinh được giới hạn cho các tuyến liên lạc giữa các vệ tinh trong quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh và các truyền dẫn từ các vệ tinh phi địa tĩnh trong quỹ đạo tầm cao đến các vệ tinh phi địa tĩnh trong quỹ đạo tầm thấp. Đối với các tuyến liên lạc giữa các vệ tinh trong quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh, mật độ thông lượng công suất riêng của đài thuộc nghiệp vụ giữa vệ tinh sinh ra tại mọi độ cao từ 0 km đến 1000 km phía trên bề mặt trái đất, trong mọi điều kiện và mọi phương pháp điều chế, không được vượt quá -147 dB(W/(m2.100 MHz)) với mọi góc tới. (WRC-97)

5.559 Trong băng tần 59-64 GHz, các ra-đa đặt trên tàu bay có thể được khai thác với điều kiện không đựoc gây nhiễu có hại cho nghiệp vụ Giữa các vệ tinh (xem chú thích 5.43). (WRC-2000)

5.559A Băng tần 75,5-76 GHz còn được phân chia cho các nghiệp vụ Nghiệp dư và Nghiệp dư qua vệ tinh là nghiệp vụ chính cho đến năm 2006. (WRC-2000)

5.560 Trong băng tần 78-79 GHz các ra-đa đặt trên các đài không gian có thể được khai thác là nghiệp vụ chính trong nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh và Nghiên cứu vũ trụ.

5.561 Trong băng tần 74-76 GHz, các đài thuộc nghiệp vụ Cố định, Lưu động và Quảng bá không được gây nhiễu có hại cho các đài thuộc nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh hoặc các đài thuộc nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh khai thác phù hợp với các quyết định của Hội nghị về kế hoạch ấn định tần số thích hợp cho nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh. (WRC-2000)

5.561A Băng tần 81-81,5 GHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Nghiệp dư và Nghiệp dư qua vệ tinh là nghiệp vụ phụ. (WRC-2000)

5.561B Tại Nhật Bản, việc sử dụng băng tần 84-86 GHz cho nghiệp vụ Cố định qua vệ tinh (chiều từ trái đất tới vũ trụ) được giới hạn cho các đường lên trong nghiệp vụ Quảng bá qua vệ tinh sử dụng quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh. (WRC-2000)

5.562 Việc sử dụng băng tần 94-94,1 GHz cho nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh (chủ động) và nghiên cứu vũ trụ (chủ động) được giới hạn cho các ra-đa bóng mây đặt trong vũ trụ. (WRC-97)

5.562A Trong các băng tần 94-94,1 GHz, 130-134 GHz, các truyền dẫn từ các đài không gian của nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh (chủ động) chiếu trực tiếp vào búp sóng chính của anten vô tuyến thiên văn có khả năng làm hỏng một số máy thu vô tuyến thiên văn. Các tổ chức không gian khai thác các máy phát và các đài vô tuyến thiên văn liên quan nên trao đổi kế hoạch hoạt động của chúng để tránh tối đa khả năng xảy ra tình trạng đó. (WRC-2000)

5.562B Trong các băng tần 105-109,5 GHz, 111,8-114,25 GHz, 155,5-158,5 GHz và 217-226 GHz, việc sử dụng phân chia này chỉ giới hạn cho vô tuyến thiên văn đặt trong vũ trụ. (WRC-2000)

5.562C Việc sử dụng băng tần 116-122,25 GHz bởi nghiệp vụ Giữa các vệ tinh chỉ giới hạn cho các vệ tinh trên quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh. Mật độ thông lượng công suất tạo ra bởi một đài thuộc nghiệp vu giữa các vệ tinh, cho tất cả các điều kiện và tất cả các phương thức điều chế, tại tất cả các độ cao từ 0 km đến 1000 km trên bề mặt trái đất và trong vùng lân cận của tất cả các vị trí quỹ đạo địa tĩnh bị chiếm dụng bởi các bộ cảm biến thụ động, sẽ không vượt quá -148 dB(W/(m2.MHz)) cho tất cả các góc tới. (WRC-2000)

5.562D Phân chia bổ sung: Tại Hàn Quốc, các băng tần 128-130 GHz, 171-171,6 GHz, 172,2-172,8 GHz và 173,3-174 GHz cũng được phân chia cho nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn là nghiệp vụ chính cho đến năm 2015. (WRC-2000)

5.562E Việc phân chia cho nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh (chủ động) chỉ giới hạn trong đoạn băng tần 133,5-134 GHz. (WRC-2000)

5.562F Trong băng tần 155,5-158,5 GHz, việc khai thác các nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh (chủ động) và Nghiên cứu vũ trụ (thụ động) sẽ kết thúc vào ngày 01/01/2018. (WRC-2000)

5.562G Ngày 01/01/2018 là ngày có hiệu lực đối với việc phân chia băng tần 155,5-158,5 GHz cho nghiệp Cố định và Lưu động. (WRC-2000)

5.562H Việc sử dụng các băng tần 174,8-182 GHz và 185-190 GHz cho nghiệp vụ Giữa các vệ tinh được giới hạn cho các vệ tinh trong quỹ đạo vệ tinh địa tĩnh. Mật độ thông lượng công suất riêng của một đài thuộc nghiệp vụ Giữa các vệ tinh, trong mọi điều kiện và mọi phương pháp điều chế, sinh ra tại mọi độ cao từ 0 km đến 1.000 km phía trên bề mặt trái đất và vùng xung quanh của tất cả các vị trí quỹ đạo địa tĩnh bị chiếm giữ bởi các bộ cảm biến thụ động, không được vượt quá -144dB(W/(m2.100 MHz)) với mọi góc tới. (WRC-2000)

5.563A Trong các băng tần 200-209 GHz, 235-238 GHz, 250-252 GHz và 265-275 GHz, việc cảm biến không khí thụ động trên mặt đất được thực hiện để kiểm tra các thành phần không khí. (WRC-2000)

5.563B Băng tần 237,9-238 GHz còn được phân chia cho nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh (chủ động) và Nghiên cứu vũ trụ (chủ động) và chỉ giới hạn cho các ra-đa theo dõi mây đặt trong vũ trụ. (WRC-2000)

5.565 Băng tần 275-1000 GHz có thể được sử dụng bởi các cơ quan quản lý để thử nghiệm và phát triển các nghiệp vụ chủ động và thụ động khác nhau. Trong băng tần này có một nhu cầu đã được thống nhất về các phép đo vạch phổ sau đây cho các nghiệp vụ thụ động:

- Nghiệp vụ Vô tuyến thiên văn: 275-323 GHz, 327-371 GHz, 388-424 GHz, 426-442 GHz, 453-510 GHz, 623-711 GHz, 795-909 GHz và 926-945 GHz;

- Nghiệp vụ Thăm dò trái đất qua vệ tinh (thụ động) và Nghiên cứu vũ trụ (thụ động): 275-277 GHz, 294-306 GHz, 316-334 GHz, 342-349 GHz, 363-365 GHz, 371-389 GHz, 416-434 GHz, 442-444 GHz, 496-506 GHz, 546-568 GHz, 624-629 GHz, 634-654 GHz, 659-661 GHz, 684-692 GHz, 730-732 GHz, 851-853 GHz và 951-956 GHz.

Việc nghiên cứu trong tương lai ở vùng phổ tần chưa được khám phá rộng lớn này có thể mang lại thêm các giới hạn mới cho phổ tần và các băng tần mở rộng liên tục có tầm quan trọng cho các nghiệp vụ thụ động. Khuyến nghị các cơ quan quản lý có các biện pháp thiết thực để bảo vệ các nghiệp vụ thụ động này khỏi bị nhiễu có hại cho đến khi Bảng phân chia phổ tần số được lập trong các băng tần số được nêu ở trên. (WRC-2000).




* (R): Rout (theo tuyến)

** (OR): Off-rout (ngoài tuyến)

* Nghị quyết này đã được sửa bởi WRC-03.

* Nghi quyết này đã được sửa đổi bởi WRC-03.

* Nghị quyết này đã được sửa đổi bởi WRC-2000.

* Nghị quyết này đã được sửa bởi WRC-03.



tải về 1.53 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   13




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương