Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam



tải về 0.7 Mb.
trang9/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.7 Mb.
#2151
1   2   3   4   5   6   7   8   9

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

  1. Tổng nhu cầu đầu tư đến năm 2030

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên đến năm 2030 là khoảng 323.000 tỷ đồng, tương đương 20,5 tỷ USD.

  • Phân theo đối tượng đầu tư:

      • Vốn đầu tư đội tàu bay: 165.000 tỷ đồng (tương đương 10,3 tỷ USD)

      • Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng CHK: 124.000 tỷ đồng (tương đương 7,8 tỷ USD)

      • Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo hoạt động bay: 6.500 tỷ đồng (tương đương 400 triệu USD).

      • Vốn đầu tư phát triển CNHK: 27.000 tỷ đồng (tương đương 1,7 tỷ USD)

      • Đầu tư khác: 450 tỷ đồng (tương đương 30 triệu USD).

  1. Giai đoạn đến năm 2020

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên đến năm 2020 khoảng 227.800 tỷ đồng, tương đương 14,2 tỷ USD, trong đó:

  • Phân theo giai đoạn đầu tư:

  • Giai đoạn 2007-2015: 128.400 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD).

  • Giai đoạn 2016-2020: 99.450 tỷ đồng (tương đương 6,2 tỷ USD).

  • Phân theo đối tượng đầu tư:

      • Vốn đầu tư đội tàu bay: 117.000 tỷ đồng (tương đương 7,3 tỷ USD), trong đó:

  • Giai đoạn đến năm 2015: 69.000 tỷ đồng (tương đương 4,3 tỷ USD).

  • Giai đoạn đến năm 2020: 48.000 tỷ đồng (tương đương 3 tỷ USD).

      • Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng CHK: 90.200 tỷ đồng (tương đương 5,6 tỷ USD), trong đó:

  • Giai đoạn đến năm 2015: 50.300 tỷ đồng (tương đương 3,1 tỷ USD).

  • Giai đoạn đến năm 2020: 39.900 tỷ đồng (tương đương 2,5 tỷ USD).

      • Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo hoạt động bay: 5.000 tỷ đồng (tương đương 313 triệu USD), trong đó:

  • Giai đoạn đến năm 2015: 3.300 tỷ đồng (tương đương 207 triệu USD).

  • Giai đoạn đến năm 2020: 1.700 tỷ đồng (tương đương 106 triệu USD).

      • Vốn đầu tư phát triển CNHK: 15.400 tỷ đồng (tương đương 960 triệu USD), trong đó:

  • Giai đoạn đến năm 2015: 5.600 tỷ đồng (tương đương 355 triệu USD).

  • Giai đoạn đến năm 2020: 9.700 tỷ đồng (tương đương 606 triệu USD).

      • Đầu tư khác: 260 tỷ đồng (tương đương 16 triệu USD).

  • Phân theo nguồn vốn đầu tư:

      • Vốn ngân sách nhà nước (cơ sở hạ tầng CHK, cơ sở đào tạo): 6.000 tỷ đồng.

      • Vốn ODA, vay ưu đãi: 20.000 tỷ đồng.

      • Vốn của doanh nghiệp (bao gồm cả nguồn vốn từ cổ phần hóa): 40.000 tỷ đồng.

      • Vốn huy động (vốn vay, phát hành trái phiếu công trình…): 121.800 tỷ đồng.

      • Vốn liên doanh, liên kết, BOT, BOO, PPP: 40.000 tỷ đồng.

  1. Giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030

Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án ưu tiên cho giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030 là khoảng 115.000 tỷ đồng, tương đương 7,2 tỷ USD, trong đó:

  • Phân theo đối tượng đầu tư:

      • Vốn đầu tư đội tàu bay: 48.000 tỷ đồng (tương đương 3 tỷ USD)

      • Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng CHK: 54.000 tỷ đồng (tương đương 3,4 tỷ USD)

      • Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng đảm bảo hoạt động bay: 1.300 tỷ đồng (tương đương 81 triệu USD).

      • Vốn đầu tư phát triển CNHK: 11.200 tỷ đồng (tương đương 700 triệu USD)

      • Đầu tư khác: 150 tỷ đồng (tương đương 9 triệu USD).


PHẦN V: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH


  1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật kết hợp với việc tiếp tục cải cách hành chính, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành theo hướng tăng cường, tập trung vào công tác giám sát, quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động trong lĩnh vực HKDD đặc biệt trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn HK:

  • Hoàn thành chương trình ban hành các văn bản thi hành Luật HKDD Việt Nam sửa đổi để tạo hành lang pháp lý đầu đủ, hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu hội nhập của đất nước, xu thế phát triển, nhu cầu quản lý các hoạt động ngày càng đa dạng trong tình hình mới.

  • Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, xây dựng các quy hoạch chưa có cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng được yêu cầu phát triển, tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án đầu tư ngắn, trung và dài hạn. Trong đó tập trung vào việc xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch mạng sân bay toàn quốc; Quy hoạch phát triển các CHKQT Nội Bài, Cát Bi, Quảng Ninh, Lào Cai, Đà Nẵng, Chu Lai, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc (mới); Kế hoạch đầu tư đội máy bay của Tổng công ty HKVN đến năm 2015.

  • Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn. Phải coi công tác này là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là yếu tố quyết định hiệu quả, uy tính và sự phát triển của toàn Ngành. Trong năm 2007 hoàn thành việc ban hành chương trình an ninh của ngành HKDD, của các CHK và của các hãng HK. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực đảm bảo an ninh, an toàn một cách toàn diện, thường xuyên, ở mọi cấp, đối với mọi đối tượng quản lý.

  • Nghiên cứu, trình Chính phủ mô hình tổ chức của Cục HKVN theo các quy định mới của Luật HKDD, theo hướng xây dựng, thành lập các cảng vụ, các cơ sở kiểm định trực thuộc hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp có thu.

  • Củng cố kỷ luật hành chính ở tất cả các cấp; xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm của cá nhân và doanh nghiệp. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch các thông tin, quy định trong Ngành.

  1. Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng HK, các doanh nghiệp tham gia các hoạt động HK:

  • Sớm hoàn thành việc rà soát để trình sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy nhằm bảo đảm sự bình đẳng trong cơ hội đầu tư kinh doanh, tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp tiếp cận về ngành nghề, đất đai, thông tin cũng như các chính sách, chế độ ưu đãi hiện hành của Nhà nước trong lĩnh vực HKDD, đặc biệt tại các CHK.

  • Trong giai đoạn 2007-2008 xây dựng, báo cáo Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi đối với các lĩnh vực, sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên hoặc khuyến khích phát triển, không phân biệt thành phần kinh tế. Phải có cơ chế bảo vệ và khuyến khích các doanh nghiệp cạnh tranh, hợp tác bình đẳng cùng phát triển.

  • Đẩy nhanh việc thực hiện lộ trình thống nhất chính sách thuế, phí và lệ phí để áp dụng không phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt trước năm 2008 phải hoàn thành việc thống nhất các loại giá, phí và lệ phí áp dụng đối với các chuyến bay quốc tế của các hãng HK trong và ngoài nước.

  1. Thực hiện sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả các doanh nghiệp trong Ngành. Khuyến khích việc thành lập các hãng HK mới và việc tham gia kinh doanh các dịch vụ HK của tất cả các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, các doanh nghiệp nước ngoài:

  • Tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp VTHK với mục đích xây dựng các doanh nghiệp đủ mạnh để có thể hội nhập và cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Trong năm 2007 hoàn thành việc thành lập các cảng vụ HK và việc tổ chức lại các cụm cảng HK theo Luật doanh nghiệp và Luật HKDD.

  • Đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, có quy định để người lao động giữ cổ phần ưu đãi trong một thời gian nhất định nhằm tạo ra khí thế, tính năng động, trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển các doanh nghiệp. Thúc đẩy việc giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp quy mô nhỏ, sát nhập, giải thể, phá sản những doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả. Trong năm 2007 hoàn thành xây dựng đề án cổ phần hóa Tổng công ty HKVN, đề án thành lập các Tổng công ty khai thác CHK và các doanh nghiệp dịch vụ khác trong ngành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét. Đến năm 2008 phải thực hiện được việc bán một phần vốn của Tổng công ty HKVN và từ năm 2010 là các doanh nghiệp khai thác cảng, trong đó có tính đến các cổ đông chiến lược.

  • Cho phép thành lập các hãng HK mới với sự tham gia góp vốn rộng rãi của các thành phần kinh tế trong nước. Mở rộng các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết với nước ngoài trong khai thác dịch vụ VTHK, dịch vụ hỗ trợ VTHK và các dịch vụ khác tại CHK theo tỷ lệ góp vốn thuận lợi về lâu dài cho phía Việt Nam.

  • Hoàn thành đề án trình Chính phủ phê duyệt để sớm đưa Tập đoàn HK vào hoạt động nhằm tạo ra một chủ thể đa ngành nghề, có tiềm lực mạnh, mô hình quản lý, hoạt động linh hoạt, có sự liên kết, hỗ trợ giữa các thành viên tập đoàn theo cơ chế thị trường nhằm tạo ra những những bước phát triển quyết định mang tính nhảy vọt, tạo ra thế và lực mới cho Ngành cũng như nhằm củng cố, phát triển vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong Ngành HKDD.

  1. Tăng cường, đẩy nhanh hội nhập và cạnh tranh quốc tế. Đưa ra những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm tác động vào nhu cầu cũng như khuyến khích các hoạt động HK tại các khu vực miền Bắc, miền Trung các vùng trọng điểm về chính trị, vùng xa và hải đảo:

  • Chủ động hội nhập quốc tế theo hướng tự do hoá theo lộ trình hợp tác VTHK CLMV, ASEAN, APEC, WTO song song với việc tiến tới xóa bỏ sự bảo hộ của Nhà nước vào quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Hoàn thành lộ trình tự do hóa thương quyền 3, 4 giữa thủ đô các nước ASEAN trước năm 2008; Tự do hóa thương quyền 3, 4, 5 giữa thủ đô các nước ASEAN trước năm 2010; Tự do hóa thương quyền 3, 4, 5 giữa các nước ASEAN trước năm 2015 tiến tới thị trường thống nhất ASEAN. Thực hiện lộ trình tự do hóa vận tải HK trong APEC, WTO và các định hướng tự do hóa vận tải HK của ICAO. Áp dụng chính sách mở cửa hoàn toàn thị trường đối với CHKQT Phú Quốc. Nghiên cứu việc tham gia các hiệp hội chuyên ngành hàng không trong khu vực và quốc tế.

  • Tiếp tục nghiên cứu, tham gia các điều ước quốc tế cần thiết cho việc hội nhập, trong năm 2007 hoàn thành việc gia nhập và phê chuẩn Công ước Cape Town. Đẩy nhanh việc đàm phán mới, đàm phán sửa đổi, bổ sung các hiệp định HK trong đó đặc biệt chú trọng việc đàm phán mới, đàm phán sửa đổi, bổ sung các hiệp định HK với các quốc gia nằm trong khu vực có tiềm năng lớn về thị trường hành khách, hàng hóa nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vận tải HK tận dụng thời cơ để mở rộng thị trường. Nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định tự do hóa VTHK đối với các thị trường có đủ điều kiện và có lợi cho phía Việt Nam.

  • Phát triển thị trường HK theo hướng mở, gắn với thị trường HK khu vực và thế giới; ban hành những điều kiện cụ thể về giá dịch vụ tại các CHK và của quản lý bay, điều kiện khai thác... nhằm khuyến khích các hãng HK ngoài nước khai thác đến Việt Nam, đặc biệt khu vực miền Bắc và miền Trung.

  • Có chính sách tổng thể phối hợp phát triển hai Ngành HK và Du lịch, góp phần phát triển hệ thống giao thông đa phương thức, khuyến khích các hãng HK lớn mở các đường bay thẳng tới Việt Nam. Kiến nghị với Chính phủ thực hiện đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan, từng bước miễn thị thực cho các thị trường hành khách lớn, trực tiếp đi/đến Việt Nam.

  • Đầu tư, phát triển có trọng điểm về HK cho các địa phương, đặc biệt chú trọng phát triển các hoạt động bay và đầu tư hạ tầng SB tại các CHK nằm trong các khu vực hải đảo (Côn Sơn, Phú Quốc), Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam Bộ, các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch (Đồng Hới, Phú Bài, Cam Ranh, Liên Khương, Cần Thơ), đảm bảo tiếp nhận máy bay lớn cả ngày lẫn đêm.

  1. Triển khai có hiệu quả các chương trình nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trọng điểm của Ngành phục vụ cho phát triển CNHK, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin, công nghệ phần mềm, mạng thông tin toàn Ngành phục vụ hoạt động điều hành, quản lý thống nhất của tất cả các cấp, các đơn vị. Song song với đầu tư phát triển phải tăng cường công tác bảo vệ môi trường theo Chỉ thị 36/CT-TW của Bộ Chính trị:

  • Ưu tiên phát triển CNHK. Sớm xây dựng và ban hành cơ chế hỗ trợ, điều tiết về nhân lực, thị trường, đầu tư, tài chính, hạ tầng cơ sở, đất đai... ban đầu để tạo tiền đề phát triển cho CNHK trên cơ sở lộ trình phát triển hợp lý, vững chắc theo yêu cầu của thị trường. Trước mắt tập trung phát triển dịch vụ bảo trì, sửa chữa máy bay, trang thiết bị quản lý bay; lắp đặt, thiết kế - sản xuất, cung ứng một số trang thiết bị chuyên ngành quản lý bay và tham gia sản xuất các phụ kiện, linh kiện cho các hãng sản xuất máy bay lớn trên thế giới.

  • Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin toàn Ngành. Mạnh dạn áp dụng các chương trình, công nghệ tin học tiên tiến nhất nhằm đảm bảo việc quản lý, điều hành thống nhất tất cả các cấp, các đơn vị, qua đó duy trì an ninh, an toàn tuyệt đối cho mọi hoạt động HKDD.

  • Duy trì, đảm bảo phát triển bền vững, gắn phát triển với công tác bảo vệ môi trường. Chủ động lồng ghép các vấn đề bảo vệ môi trường vào trong các kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư phát triển và phải coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá các giải pháp phát triển.

  1. Tập trung mọi nguồn lực, ưu tiên phát triển đội máy bay, hạ tầng cơ sở CHK nhằm tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản về năng lực, chất lượng phục vụ của Ngành trong những năm tới:

  • Ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển các CHKQT, đặc biệt các CHK có vai trò then chốt là những điểm trung chuyển hành khách, hàng hóa như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Chu Lai nhằm sớm tạo lập được các CHK nói trên thành các trung tâm HK lớn ngang tầm với các quốc gia trong khu vực.

  • Đối với các CHK: ngoài dự án nhà ga HK cảng HKQT Đà Nẵng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ năm 2007 chỉ ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA do Nhà nước cấp cho cơ sở hạ tầng thiết yếu tại CHK (đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, giao thông ra, vào CHK). Đối với các hệ thống hạ tầng, cơ sở kỹ thuật dịch vụ khác, áp dụng các hình thức huy động vốn tự có, vốn tự huy động của doanh nghiệp, vốn ODA (doanh nghiệp trả lãi, gốc), vốn liên doanh, liên kết trong và ngoài nước theo các hình thức đầu tư khác nhau BT, BOT, BOO, PPP...

  • Trong năm 2007 nghiên cứu, trình Chính phủ cho phép áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể nhằm thu hút đầu tư, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các CHK Nội Bài, Chu Lai và Long Thành.

  • Tập trung đầu tư cho đội máy bay, đặc biệt là đội máy bay của Tổng công ty HKVN trở thành lực lượng chủ lực, giữ vai trò chủ đạo trong vận tải hàng không quốc gia thực hiện các chính sách của Nhà nước trong kinh tế và an ninh quốc phòng.

  • Đối với đội tầu bay: Nhà nước sẽ cấp vốn còn thiếu cho Tổng công ty HKVN đối với 2 dự án mua 10 máy bay A321 và 4 máy bay B787-8 đã được Thủ tướng phê duyệt. Các dự án tiếp theo doanh nghiệp tự đảm bảo về vốn thông qua sử dụng vốn vay tín dụng xuất khẩu, vốn của doanh nghiệp, vốn do doanh nghiệp huy động (phát hành trái phiếu, vay TM), vốn cổ phần hóa, vốn ODA, kết hợp với việc tận dụng các hình thức bán, cho thuê lại tầu bay. Nhà nước tiếp tục cam kết bảo lãnh miễn phí cho các khoản vốn vay, không thu thuế trên tiền lãi vay mua máy bay của Tổng công ty HKVN.

  1. Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực:

  • Đa dạng hóa các hình thức, phương thức đào tạo: ngắn hạn, dài hạn, đào tạo trong nước, đào tạo ngoài nước, đào tạo theo trường lớp và tự đào tạo. Song song với việc phát triển hợp lý các cơ sở đào tạo trong Ngành, phải tận dụng tối đa năng lực, khả năng đào tạo của các cơ sở đào tạo trong nước đặc biệt là đối với các ngành mở.

  • Áp dụng chế độ tuyển dụng công khai thông qua thi tuyển, thử việc trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn chặt chẽ, khoa học và công bằng cho mọi đối tượng. Ưu tiên sử dụng, phát triển nguồn nhân lực tại chỗ và thực hiện chế độ ưu đãi đối với các đối tượng lao động tại các CHKNĐ, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

  1. Các giải pháp tạo vốn phát triển:

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông hàng không chủ yếu từ ngân sách nhà nước. Nguồn vốn đầu tư cho đội máy bay, phát triển công nghiệp hàng không, các cơ sở dịch vụ đồng bộ... do các doanh nghiệp tự huy động. Để tăng cường nguồn vốn đầu tư cần có các giải pháp tạo vốn đầu tư như sau:

  • Trong năm 2008 hoàn thành việc xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án thành lập quỹ tập trung của Nhà nước cho bảo trì và đầu tư cơ sở hạ tầng tại các CHK huy động từ một phần nguồn nộp ngân sách của các doanh nghiệp thuộc Cục HKVN, từ thu phí các đối tượng sử dụng trực tiếp kết cấu hạ tầng giao thông hàng không thông qua giá vé máy bay, lệ phí SB, phụ thu qua giá bán xăng dầu hàng không...

  • Đẩy mạnh huy động các nguồn vốn từ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân..., từ các hình thức cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu công trình phục vụ cho chương trình phát triển đội bay, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

  • Đa dạng hóa các hình thức đầu tư, tận dụng tối đa lợi thế, ưu điểm của từng loại hình đầu tư để bố trí vào các chương trình, dự án đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả. Khuyến khích phương án hợp vốn đầu tư trong nước đối với tất cả các thành phần kinh tế, mở rộng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài bằng nhiều hình thức khác nhau. Mạnh dạn nghiên cứu, cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước thành lập các công ty tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau của Ngành HKDD. Cụ thể:

  • Tận dụng các nguồn vốn ODA đầu tư cho các dự án trọng điểm, đòi hỏi vốn đầu tư lớn tại các CHK (nhà ga HK T2 - CHKQT Nội Bài; hạ tầng cơ sở, nhà ga CHKQT Long Thành) và chương trình đào tạo phi công cho các hãng HK.

  • Khuyến khích nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), các dạng đầu tư như BT, BOT, BOO, PPP... cho việc phát triển CHK Chu Lai, Long Thành, các CHK, sân bay mới, phát triển công nghiệp HK (sửa chữa, bảo dưỡng máy bay, chế tạo linh kiện, khí tài, vật tư...), các cơ sở kỹ thuật thương mại khác tại các CHK.

  • Công bố rộng rãi danh mục, chương trình đầu tư dài hạn, chương trình đầu tư đến năm 2015, kể cả danh mục kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để định hướng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn và làm cơ sở cho việc huy động các nguồn vốn đưa vào đầu tư phát triển.

  • Tập trung rà soát, sắp xếp lại đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đầu tư tập trung, ưu tiên cho các công trình chuyển tiếp, công trình trọng điểm. Cần đẩy nhanh tiến độ, khẩn trương hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị xây dựng để có thể sớm khởi công các dự án, công trình quan trọng trong kế hoạch 2006-2010.

  • Khuyến khích các doanh nghiệp khấu hao nhanh tài sản cố định để tái đầu tư, tăng tỷ lệ trích lợi nhuận sau thuế cho đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, đầu tư để sản xuất các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng, công nghệ cao, có thị trường và có khả năng cạnh tranh tốt.


PHẦN VI: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH


      1. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quản lý, triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

      2. Trên cơ sở Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức lập và phê duyệt các kế hoạch chi tiết theo định kỳ 5 năm, hàng năm phù hợp với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; hướng dẫn kiểm tra quá trình thực hiện quy hoạch; đề xuất những giải pháp cần thiết để thực hiện quy hoạch phát triển này, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định. Định kỳ tổ chức sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch.

      3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương liên quan có trách nhiệm quản lý chặt chẽ quỹ đất, việc xây dựng các công trình trong khu vực lân cận CHK, sân bay theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng vận tải hàng không theo Quy hoạch, gắn với Quy hoạch, với quy hoạch phát triển, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ và các vận đề giải quyết ngay trong giai đoạn 2007-2015 và bổ sung quy hoạch chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt liên quan đến Quy hoạch này.

      4. Bộ Tài nguyên môi trường chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức giám sát, quản lý việc đảm bảo môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch; đề xuất những giải pháp cần thiết để đảm bảo việc đầu tư, phát triển gắn chặt với bảo vệ môi trường.


PHẦN VII: CÁC PHỤ LỤC VÀ TÀI LIỆU KÈM THEO

  1. Phụ lục

  1. Tăng trưởng kinh tế của quốc gia và của Ngành HKDD giai đoạn 1995-2006.

  2. Số liệu tài chính của các doanh nghiệp HK giai đoạn 1995-2007.

  3. Sản lượng VTHK giai đoạn 1995-2007.

  4. Đội máy bay của các doanh nghiệp VTHK Việt Nam giai đoạn 1995-2007.

  5. Sản lượng khai thác CHK giai đoạn 1995-2007.

  6. Năng lực phục vụ của các CHK tính đến 31/12/2007.

  7. So sánh Quy hoạch mạng CHK-SB điều chỉnh so với Quy hoạch theo Quyết định 911/TTg.

  8. Diện tích đất tại các tính đến 31/12/2007.

  9. Sản lượng điều hành bay giai đoạn 1995-2007.

  10. Hiện trạng nguồn lao động trong Ngành HKDD Việt Nam tính đến 31/12/2004.

  11. Dự báo tổng thị trường vận tải hành khách giai đoạn đến 2030.

  12. Dự báo tổng thị trường vận tải hàng hóa giai đoạn đến 2030.

  13. Dự báo sản lượng vận tải hành khách của các hãng HKVN giai đoạn đến 2030.

  14. Dự báo sản lượng vận tải hàng hóa của các hãng HKVN giai đoạn đến 2030.

  15. Dự báo sản lượng hành khách thông qua các Cụm CHK giai đoạn đến 2030.

  16. Dự báo sản lượng hàng hóa thông qua các Cụm CHK giai đoạn đến 2030.

  17. Dự báo sản lượng điều hành bay giai đoạn đến 2030.

  18. Quy hoạch đội máy bay đến 2015 và định hướng đến 2030.

  19. Quy hoạch CHK đến 2020 và định hướng đến 2030.

  20. Diện tích đất tại các CHK đến năm 2020 và 2030.

  21. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư giai đoạn 2007-2030.

  1. Đồ thị minh họa

    • Tốc độ tăng trưởng doanh thu trong Ngành HKDD.

    • Phân chia tỷ lệ doanh thu giữa các lĩnh vực chính của Ngành HKDD năm 2006.

    • Phân chia tỷ lệ nộp NSNN giữa các lĩnh vực chính của Ngành HKDD năm 2006.

    • Phân chia tỷ lệ doanh thu giữa các Cụm CHK năm 2006.

    • Phân chia thị phần vận tải hành khách nội địa giữa các hãng HK trong nước năm 2006.

    • Phân chia thị phần vận tải hành khách quốc tế giữa các hãng HK năm 2006.

    • Phân chia thị phần khai thác phục vụ hành khách giữa các Cụm CHK năm 2006.

    • Phân chia tỷ lệ điều hành bay năm 2006.

  1. Bản đồ

    • Bản đồ hiện trạng mạng CHK Việt Nam.

    • Bản đồ mạng CHK Việt Nam đến năm 2015.

    • Bản đồ mạng CHK Việt Nam đến năm 2015 theo quan hệ liên tuyến.

    • Bản đồ mạng CHK Việt Nam đến năm 2015 theo quan hệ trục - nan.

    • Cầu trúc đường bay.

    • Tầm phủ rađa sơ cấp.

    • Tầm phủ rađa thứ cấp.

    • Tầm phủ NDB.

    • Tầm phủ VHF.

    • Tầm phủ VOR/DME.

    • Hệ thống VOR/DME và NDB.

    • Tổ chức, phương tiện tìm kiếm - cứu nạn.



PHẦN VIII: CĂN CỨ PHÁP LÝ VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO


  1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và IX.

  2. Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII và IX.

  3. Luật HKDD Việt Nam.

  4. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia đến năm 2020.

  5. Quyết định số 911/1997/QĐ-TTg ngày 24/10/1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống SB toàn quốc.

  6. Quyết định số 626/QĐ/BGTVT ngày 16 tháng 3 năm 2004 của Bộ Tr­ưởng Bộ Giao thông vận tải về việc cho phép điều chỉnh qui hoạch phát triển hệ thống CHK-SB toàn quốc.

  7. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010.

  8. Nghị quyết của Bộ Chính trị số 39-NQ/TW ngày 01/7/2004 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010.

  9. Quyết định số 206/2004/QĐ-TTg ngày 10/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020.

  10. Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

  11. Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

  12. Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế xã hội các vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

  13. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 14/2003/CT-TTg về Phương hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010.

  14. Quyết định số 344/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển giao thông vận tải vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

  15. Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

  16. Quyết định số 14/QĐ-TTg ngày 04/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông bền vững đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

  17. Quyết định số 101/2003/QĐ-TTg ngày 20/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể phát triển khu vực vịnh Cam Ranh thời kỳ đến năm 2010.

  18. Quyết định số 51/2005/QĐ-TTg ngày 15/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch khu kinh tế vịnh Vân Phong tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020.

  19. Quyết định số 43/2004/QĐ-TTg ngày 23/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam.

  20. Quyết định số 50/2005/QĐ-TTg ngày 11/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.

  21. Quyết định số 168/2001/QĐ-TTg ngày 22/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng phát triển vùng Tây Nguyên.

  22. Thông tư số 05/2003/TT-BKH ngày 22/7/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tự lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ.

  23. Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2010, định hướng đến 2020.

  24. Thông báo số 127/TB/GTVT ngày 24/3/2005 của Bộ GTVT về kết luận của Bộ trưởng Bộ GTVT tại cuộc họp báo cáo của Cục HKVN về đề án Quy hoạch phát triển Ngành Hàng không và đề án Điều chỉnh qui hoạch hệ thống CHK toàn quốc.

  25. Các căn cứ kỹ thuật:

  • Khuyến nghị của ICAO theo ANNEX 14-1999, các tài liệu thiết kế SB do ICAO khuyến nghị sử dụng, tham khảo qui phạm thiết kế SB của Nga và các văn bản hiện hành về xây dựng cơ bản của Việt Nam.

  • Đơn giá định mức xây dựng cơ bản và các văn bản qui định về chế độ quản lý XDCB hiện hành của Nhà nước và của địa phương liên quan.

  1. Các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải về quy hoạch.

  2. Kế hoạch phát triển đội máy bay đến năm 2010 của Tổng công ty HKVN.

  3. Báo cáo tổng kết Ngành HKDD Việt Nam các năm từ 1995 đến 2006.

  4. Niên giám thống kê từ 1995 đến 2006.

  5. Các tài liệu của ICAO, IATA.



Каталог: Uploads -> file -> word documents
file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
file -> BỘ giao thông vận tảI
word documents -> ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020
word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

tải về 0.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương