Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam


PHẦN III: XU HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA GTVT HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030



tải về 0.7 Mb.
trang4/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.7 Mb.
#2151
1   2   3   4   5   6   7   8   9

PHẦN III: XU HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA GTVT HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030


  1. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

  1. Cơ sở và phương pháp dự báo

Trên thế giới, việc dự báo thị trường VTHK được thực hiện thông qua 3 nhóm phương pháp chính: nhóm phương pháp mô hình hoá, nhóm phương pháp chuyên gia, và nhóm phương pháp kết hợp cả hai loại phương pháp nói trên. Trong bản quy hoạch này, kết quả dự báo thị trường HK được thực hiện theo nhóm phương pháp thứ 3, trong đó phương pháp chuyên gia đóng vai trò chủ yếu; mô hình được chọn là hàm số giữa tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng VTHK. Cơ sở dự báo có tham khảo các số liệu dự báo về GDP của Việt Nam; số liệu thống kê và dự báo thị trường VTHK của Tổ chức HKDD quốc tế (ICAO), Hiệp hội vận tải quốc tế (IATA); các số liệu thống kê và dự báo về tăng trưởng GDP của các quốc gia do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) công bố.

  1. Các số liệu dự báo

  1. Dự báo tổng thị trường

  • Về vận tải hành khách:

Giai đoạn:

2006-2010

2010-2015

2015-2020

2020-2030

Tốc độ tăng trưởng bình quân:

17,3%

16,3%

13,9%

7,5%
















Năm:

2010

2015

2020

2030

Tổng thị trường hành khách:

22,7

triệu khách

48,3

triệu khách

92,8

triệu khách

191

triệu khách




  • Về vận tải hàng hóa:

Giai đoạn:

2006-2010

2010-2015

2015-2020

2020-2030

Tốc độ tăng trưởng bình quân:

17,5%

15,9%

17,8%

13,7%
















Năm:

2010

2015

2020

2030

Tổng thị trường hàng hóa:

0,5

triệu tấn

1

triệu tấn

2,4

triệu tấn

8,7 triệu

tấn




  1. Dự báo sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam

  • Về sản lượng vận tải hành khách:

    Giai đoạn:

    2006-2010

    2010-2015

    2015-2020

    2020-2030

    Tốc độ tăng trưởng bình quân:

    17,8%

    16,4%

    14,2%

    7,7%
















    Năm:

    2010

    2015

    2020

    2030

    Sản lượng vận tải hành khách:

    15, triệu khách

    32,5 triệu khách

    63 triệu khách

    133 triệu

    khách

  • Về sản lượng vận tải hàng hóa:

Giai đoạn:

2006-2010

2010-2015

2015-2020

2020-2030

Tốc độ tăng trưởng bình quân:

15,1%

16%

14,6%

12%
















Năm:

2010

2015

2020

2030

Sản lượng vận tải hàng hóa:

0,24 triệu tấn

0,52 triệu tấn

1 triệu tấn

3,1 triệu

tấn




  1. Dự báo sản lượng thông qua các cảng hàng không

      • Về sản lượng hành khách thông qua:

Giai đoạn:

2006-2010

2010-2015

2015-2020

2020-2030

Tốc độ tăng trưởng bình quân:

18,3%

15,1%

13,6%

7,7%
















Năm:

2010

2015

2020

2030

Sản lượng hành khách thông qua:

32,4

triệu khách

65,5

triệu khách

124

triệu khách

260 triệu khách

    • Về sản lượng hàng hóa thông qua:

Giai đoạn:

2006-2010

2010-2015

2015-2020

2020-2030

Tốc độ tăng trưởng bình quân:

16%

17,3%

17,3%

14,2%
















Năm:

2010

2015

2020

2030

Sản lượng hàng hóa thông qua:

0,62 triệu tấn

1,4

triệu tấn

3,1

triệu tấn

11,5 triệu tấn

  1. Dự báo sản lượng điều hành bay

Giai đoạn:

2006-2010

2010-2015

2015-2020

2020-2030

Tốc độ tăng trưởng bình quân:

8,5%

5,6%

5,6%

5%
















Năm:

2010

2015

2020

2030

Sản lượng điều hành bay:

366 nghìn lần chuyến

480 nghìn lần chuyến

631 nghìn lần chuyến

1 triệu

lần chuyến



  1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN

  1. Quan điểm phát triển

  • Ngành Hàng không dân dụng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  • Phát triển nhanh song song với bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối hoạt động HK trên tất cả các lĩnh vực: vận chuyển HK, đảm bảo hoạt động bay, khai thác cảng HK, sân bay..Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với anh ninh quốc phòng.

  • Đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng không của thị trường đồng thời với việc đảm bảo chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế.

  • Phát triển đội máy bay, cơ sở hạ tầng HK, trang thiết bị đảm bảo hoạt động bay theo hướng đi thẳng vào công nghệ, kỹ thuật hiện đại, đồng bộ.

  • Phát triển các doanh nghiệp hàng không của Việt Nam có đủ năng lực cạnh tranh cả về quy mô, chất lượng trong thị trường Việt Nam và trên thị trường quốc tế.

- Đẩy nhanh phát triển CNHK Việt Nam từ chỗ tiếp nhận và làm chủ công nghệ chuyển giao đến tự thiết kế, chế tạo các trang thiết bị chuyên ngành.

  1. Mục tiêu phát triển

Giao thông HK phải trở thành phương tiện giao thông an toàn, phổ biến và thuận tiện; đóng góp tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hóa và phát triển đất nước. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành HK phát triển và nằm trong tốp 3 nước dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á về HK.

  1. Các chỉ tiêu phát triển

    • Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm toàn Ngành:

  • Tổng thị trường vận tải hành khách: 17,3% giai đoạn 2007-2010; 16% giai đoạn 2010-2015; 14% giai đoạn 2015-2020 và 7,5% giai đoạn đến năm 2030.

  • Tổng thị trường vận tải hàng hóa: 17,5% giai đoạn 2006-2010; 16% giai đoạn 2010-2015; 18% giai đoạn 2015-2020 và 14% giai đoạn đến năm 2030.

  • Về phục vụ hành khách tại CHK: 18,3% giai đoạn 2006-2010; 15% giai đoạn 2010-2015; 13,6% giai đoạn 2015-2020 và 7,7% giai đoạn đến năm 2030.

  • Về phục vụ hàng hóa tại CHK: 16% giai đoạn 2007-2010; 17% giai đoạn 2010-2015; 17% giai đoạn 2015-2020 và 14% giai đoạn đến năm 2030.

  • Về điều hành bay: 8,5% giai đoạn 2006-2010; 5,6% giai đoạn 2010-2015; 5,6% giai đoạn 2015-2020 và 5% giai đoạn đến năm 2030.

  • Sản lượng vận tải của các Hãng HKVN:

  • Đến năm 2010: 15,2 triệu khách và 0,25 triệu tấn hàng hóa.

  • Đến năm 2015: 32,5 triệu khách và 0,52 triệu tấn hàng hóa.

  • Đến năm 2020: 63 triệu khách và 1 triệu tấn hàng hóa.

  • Đến năm 2030: 132 triệu khách và 3,2 triệu tấn hàng hóa.

  • Sản lượng khai thác CHK:

  • Đến 2010: 32,4 triệu khách và 0,62 triệu tấn hàng hóa.

  • Đến 2015: 65 triệu khách và 1,4 triệu tấn hàng hóa.

  • Đến 2020: 123 triệu khách và 3,1 triệu tấn hàng hóa.

  • Đến 2030: 260 triệu khách và 11,5 triệu tấn hàng hóa.

  • Sản lượng điều hành bay:

  • Đến 2010: 366 nghìn lần chuyến và 461 triệu km điều hành.

  • Đến 2015: 480 nghìn lần chuyến và 588 triệu km điều hành.

  • Đến 2020: 631 nghìn lần chuyến và 751 triệu km điều hành.

  • Đến 2030: 1 triệu lần chuyến và 1,2 tỷ km điều hành.

PHẦN IV: QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀNG KHÔNG ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030


  1. QUY HOẠCH MẠNG ĐƯỜNG BAY

  1. Quan điểm quy hoạch

  • Xây dựng mạng đường bay phù hợp với: chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; quy hoạch phát triển kinh tế, du lịch các vùng, miền; quy hoạch phát triển toàn bộ hệ thống GTVT; quy hoạch phát triển hệ thống SB toàn quốc; quy hoạch tổng thể của từng CHK; năng lực và hiệu quả khai thác của doanh nghiệp vận chuyển HK. Phát huy tối đa lợi thế của Việt Nam về tiềm năng du lịch, vị trí địa lý, dân số, mạng CHK đối với sự phát triển thị trường HK.

  • Phát triển thị trường VTHK Việt Nam theo hướng mở, gắn liền với thị trường VTHK khu vực và thế giới; khuyến khích các hãng HK nước ngoài khai thác đến Việt Nam, tạo sự năng động và thúc đẩy tính cạnh tranh của lực lượng VTHK Việt Nam. Giảm dần, tiến tới chấm dứt sự bảo hộ nhà nước và can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp vận chuyển HKVN trên thị trường quốc tế. Giữ thị phần quốc tế của các hãng HKVN ở mức 40-42% giai đoạn đến 2015; trên 35% giai đoạn đến năm 2020. Chủ động hội nhập quốc tế theo hướng tự do hoá theo lộ trình Tiểu vùng hợp tác VTHK Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV) - Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

  • Chú trọng, khuyến khích phát triển VTHK quốc tế, đặc biệt tại hai CHKQT là Nội Bài và Đà Nẵng. Đến năm 2015, vận chuyển quốc tế qua Nội Bài và Đà Nẵng chiếm tương đương 45% về hành khách và 20% về hàng hóa trong tổng thị trường HK quốc tế của Việt Nam. Đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng là 48-53% về hành khách và 50-55% về hàng hóa. Mở cửa hoàn toàn thị trường Đà Nẵng, Phú Quốc (đối với vận chuyển hành khách) và Chu Lai (đối với hàng hoá), bao gồm cả thương quyền 7. Khuyến khích mở các đường bay quốc tế đến các CHK thuộc khu vực trọng điểm du lịch hoặc kinh tế của vùng, địa phương.

  • Tiếp tục phát triển mạng đường bay nội địa trục Bắc - Nam, nội vùng, liên vùng với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại 02 trung tâm là Hà Nội và Hồ Chí Minh. Thương mại hoá vận chuyển HK nội địa với sự tham gia của nhiều hãng HKVN trên thị trường. Xoá bỏ bao cấp giá cước vận chuyển nội địa, trừ các đường bay phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương được giao chỉ tiêu khai thác cùng với các biện pháp hỗ trợ của Nhà nước.

  • Mạng đường bay nội địa phải gắn liền với quy hoạch kinh tế, du lịch, giao thông của từng vùng; đảm bảo hỗ trợ cho mạng đường bay quốc tế và đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường HK giữa các địa phương, đồng thời bảo đảm hiệu quả kinh tế toàn mạng khai thác của hãng HK.

  • Khuyến khích thực hiện hợp tác thương mại, liên doanh, liên kết để mở rộng mạng đường bay, tham gia liên minh và kết nối mạng đường bay với các hãng HK toàn cầu nhằm mở rộng phạm vi hoạt động.

  • Đa dạng hoá và chuyên môn hoá các loại hình khai thác bay: bay taxi, HK chung, bay khinh khí cầu.

  • Mở thị trường kinh doanh các dịch vụ HK cho nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia. Đa dạng hoá hình thức góp vốn, đặc biệt là cổ phần hoá, kể cả vốn đầu tư nước ngoài đối với doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ HK; nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế; hạ giá thành và duy trì mức giá bán trung bình của khu vực.

  1. Mục tiêu

  • Trở thành thị trường HK lớn thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á, với mạng đường bay quốc tế rộng lớn tới tất cả các trung tâm kinh tế của các châu lục, thu hút khai thác của hầu hết các hãng HK lớn trên thế giới. Từng bước đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm trung chuyển HK quốc tế của khu vực.

  • Phát triển mạng đường bay nội địa bao phủ khắp các vùng, miền trọng điểm, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

  1. Nội dung quy hoạch đến năm 2020

Trong giai đoạn đến năm 2020, mạng đường bay được xây dựng chủ yếu theo mô hình "trục -nan" với tần suất khai thác cao, dịch vụ trung chuyển tốt tại 02 trung tâm là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Trong mạng đường bay, đối với các hãng HK của Việt Nam, các đường bay quốc tế khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á là các đường bay hoạt động chính, đem lại lợi nhuân chủ yếu; các đường bay nội địa và Đông Dương là các đường bay có ý nghĩa quyết định; các đường bay xuyên lục địa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Cụ thể:

  • Mạng đường bay khu vực Đông Bắc Á:

  • Mở rộng mạng đường bay bằng các loại máy bay thân lớn đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông bằng việc tăng tần suất bay, tăng điểm bay. Đến 2020 mạng đường bay sẽ nối các CHKQT với 4 điểm của Nhật Bản (Tô-ky-ô, Ô-sa-ka, Phu-ku-ô-ka, Na-gô-ya), 6 điểm của Trung Quốc (Bắc Kinh, Thượng Hải, Côn Minh, Quảng Châu, Nam Ninh, Thẩm Quyến), 2 điểm của Đài Loan (Đài Bắc, Cao Hùng), 1 điểm của Hồng Kông, 3 điểm của Hàn Quốc (Xơ-un, Chê-zu, Bu-san).

  • Chú trọng khai thác thương quyền 3-4 kết hợp khách thương quyền 6 giữa các điểm Đông Bắc Á với các nước Đông Nam Á và Úc. Mở rộng trao đổi thương quyền 5 với các nước Đông Bắc Á.

    • Mạng đường bay khu vực Đông Nam Á:

Trên cơ sở quá trình tự do hoá VTHK, bao gồm cả thương quyền 5 trong ASEAN, đến 2020 mạng đường bay Đông Nam Á sẽ bao gồm:

  • Mạng đường bay trong tiểu vùng Việt Nam - Lào - Căm-pu-chia - Mi-an-ma: Giữ vững thế cạnh tranh với cửa ngõ Băng Cốc, tăng tần suất bay cao trên các đường bay giữa Việt Nam (Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh) với Căm-pu-chia (Phnôm-pênh và Xiêm Riệp), đường bay xuyên Đông Dương, đường bay Cố đô Huế - Xiêm Riệp - Luông-phra-băng; mở đường bay từ Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh đến Giang-gun (Mi-an-ma), đường bay từ Đà Nẵng đi Viên Chăn. Tăng cường khai thác thương quyền 6 để hỗ trợ các đường bay dài trong mạng bay của các hãng HK Việt Nam.

  • Tăng cường tần suất khai thác cao trên các đường bay từ Tp Hồ Chí Minh/Hà Nội đi Băng Cốc, Kua-la-lăm-pơ, Xinh-ga-po; mở đường bay từ Đà Nẵng đến các điểm này. Đối với các tuyến bay có tần suất từ 2 chuyến/ngày có thể kết hợp khai thác các loại máy bay thân rộng có tải trọng lớn để tăng hiệu quả và tăng khả năng khai thác chở hàng. Nghiên cứu mở các đường bay giữa Hà Nội/Tp Hồ Chí Minh với các SB thứ cấp của Thái Lan, Ma-lay-sia. Mở đường bay Tp Hồ Chí Minh - Gia-các-ta và đường bay Hà Nội - Gia-các-ta kết hợp thương quyền 5 qua các điểm khác của Đông Nam Á. Mở lại đường bay Tp Hồ Chí Minh - Manila.

  • Khuyến khích mở các đường bay quốc tế trực tiếp giữa Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ, Phú Quốc với các nước trong khu vực.

    • Mạng đường bay Nam Á, Nam Thái Bình Dương và Trung Đông:

  • Tăng cường tần suất khai thác bằng máy bay thân rộng đến Úc (Men-bơn, Xít-ni); mở đường bay đến Ấn Độ, điểm thứ 3 tại Úc; mở đường bay đến Niu-di-lân thông qua khai thác thương quyền 5 tại các điểm Đông Nam Á; mở đường bay đến 1-2 điểm tại Trung Đông (UAE, Qua-ta).

    • Mạng đường bay tầm xa:

  • Tăng cường khai thác các đường bay thẳng từ Hà Nội/Tp Hồ Chí Minh đến Pa-ri (Pháp), Mát-xcơ-va (Nga) và Phrăng-phuốc (Đức); nghiên cứu khai thác đến các trung tâm trung chuyển lớn khác tại châu Âu (Luân-đôn, Am-xtéc-đam…). Từng bước mở có chọn lọc các đường bay tới Thụy Sỹ, Viên, U-crai-na, Scan-đi-navi... và vùng Viễn Đông của Nga, Bắc Mỹ (các điểm mới tại Mỹ, Ca-na-đa), Trung Đông, Châu Phi và Nam Mỹ.

  • Sớm mở các đường bay đến Hoa Kỳ, kết hợp khai thác thương quyền 5 tại khu vực Đông Bắc Á hoặc Châu Âu.

    • Mạng đường bay nội địa:

  • Các đường bay trục Bắc - Nam: khai thác tần suất khai thác cao các đường bay nối các trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá lớn của cả nước là Hà Nội - Đà Nẵng - Tp Hồ Chí Minh.

  • Mở rộng khai thác liên vùng (sử dụng máy bay: A320, A321, B737 và tương đương) giữa Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh với các CHK tại Hải Phòng, Sơn La (vùng Bắc Bộ); Vinh, Đồng Hới (Khu 4 và Bắc Trung Bộ); Đà Nẵng, Huế, Chu Lai (miền Trung); Cam Ranh (Nam Trung Bộ); Buôn Ma Thuột, Liên Khương (Tây Nguyên); Phú Quốc, Cần Thơ (khu kinh tế, du lịch trọng điểm).

  • Tăng tần suất và tải cung ứng trên các đường bay nội vùng.

  • Trong giai đoạn 2007-2010 mở các đường bay nội vùng và liên vùng mới: Tp Hồ Chí Minh - Chu Lai - Hà Nội, Hà Nội - Đà Nẵng - Quy Nhơn, Cần Thơ - Đà Nẵng - Cát Bi - Hà Nội; Hà Nội - Buôn Ma Thuột; Tp Hồ Chí Minh - Đồng Hới - Hà Nội; Huế - Đà Lạt; tăng cường tần suất bay trên tuyến Hà Nội - Đà Lạt.

  • Giai đoạn 2010-2015: mở thêm các tuyến bay liên vùng Tp Hồ Chí Minh - Nà Sản; Hà Nội - Đà Nẵng - Phú Quốc; nghiên cứu khai thác các tuyến bay liên vùng không nối với Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng giữa các trung tâm du lịch như: Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới, Huế, Cam Ranh, Liên Khương, Buôn Mê Thuột, Cần Thơ; Phú Quốc...

  • Giai đoạn 2015-2020: Tiếp tục tăng cường mạng đường bay nội địa; mở mới các đường bay liên vùng, kể cả các đường bay không nối với các trung tâm Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương