Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam



tải về 0.7 Mb.
trang6/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.7 Mb.
#2151
1   2   3   4   5   6   7   8   9

CHK Điện Biên Phủ:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ chủ yếu phục vụ cho hoạt động bay nội vùng.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ ban ngày các loại máy bay ATR72/F70 hoặc tương đương. Công suất cảng 300.000 hành khách/năm và 800 tấn hàng hóa/năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 120,8 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 13,2 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 72,3 ha.

  • Diện tích đất do quân sự quản lý: 35,3 ha.

      • Các dự án trọng điểm:

  • Mở rộng nhà ga hành khách (300.000 hành khách/năm): 2015-2020.

  • Cải tạo đường CHC(mở rộng lên 45m), đường lăn và mở rộng sân đỗ máy bay: 2015-2020.



  1. CHK Đồng Hới:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ cho hoạt động bay liên vùng Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ - Nam Bộ.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ ban ngày các loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Công suất cảng 800.000 hành khách/năm và 500 tấn hàng hóa/năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 177 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 33 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 114 ha.

  • Diện tích đất do quân sự quản lý: 30 ha.

      • Các dự án trọng điểm:

  • Xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, nhà ga, đường trục vào cảng và các công trình phù trợ: Hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2008.

  • Đài dẫn đường DVOR/DME: 2005 - 2008.

  • Đài kiểm soát không lưu: 2005-2008.

  • Mở rộng sân đỗ máy bay: 2015-2020.

  • Xây dựng đường lăn song song: 2015-2020.

  • Mở rộng nhà ga: 2015-2020.




  1. CHK Nà Sản:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ cho hoạt động bay nội vùng và các đường bay liên vùng Tây Bắc - Trung Bộ - Nam Bộ.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo phục vụ các loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Công suất cảng 800.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hóa/năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 497,4 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 44,1 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 169,3 ha.

  • Diện tích đất do quân sự quản lý: 284 ha.

      • Các dự án trọng điểm:

  • Xây dựng mới đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ, nhà ga, đường trục vào cảng và các công trình phù trợ: 2008 - 2015.

  • Đài dẫn đường DVOR/DME: 2010 - 2015.

  • Đài kiểm soát không lưu mới: 2010-2015.




  1. CHK Vinh:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ cho hoạt động bay nội vùng và liên vùng Bắc Bộ - Bắc Trung Bộ - Nam Bộ.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ các loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Công suất cảng 800.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hóa/năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 445 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 35,3 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 148,3 ha.

  • Diện tích đất do quân sự quản lý: 261,4 ha.

      • Các dự án trọng điểm:

  • Mở rộng đường trục vào cảng, sân đỗ ôtô, nâng cấp sân đỗ máy bay: 2007-2009.

  • Thiết bị hạ cánh chích xác (ILS): 2009 - 2010.

  • Đầu tư mở rộng hệ thống đường lăn: 2015-2020.

  • Mở rộng nhà ga hàng khách (500.000 HK.năm): 2015 – 2020.

  1. CHK Gia Lâm:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ cho hoạt động bay chở khách tuyến ngắn, bay taxi, bay thể thao và các hoạt động triển lãm hàng không, hoạt động bay hàng không chung.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ bay ban ngày cho các loại máy bay ATR72/F70 hoặc tương đương. Công suất cảng 167.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hóa/năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 302,6 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 91,7 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 66,4 ha.

  • Diện tích đất do quân sự quản lý: 144,4 ha.

      • Các dự án trọng điểm:

  • Xây dựng đường lăn, sân đỗ máy bay: 2008-2010.

  • Xây dựng nhà ga hành khách: 2008-2010.

  • Cơ sở ĐHB(đài kiểm soát không lưu) và hệ thống trang thiết bị dẫn đường, thông tin liên lạc: 2008-2010.




  1. CHK Phù Cát:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ cho hoạt động bay nội vùng và liên vùng Bắc Bộ - Nam Trung Bộ - Nam Bộ.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 4D theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo phục vụ các loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Công suất cảng 500.000 hành khách/năm và 5.000 tấn hàng hóa/năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 1.018 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 18,2 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 153,9 ha.

  • Diện tích đất do quân sự quản lý: 845,8 ha.

      • Các dự án trọng điểm:

  • Mở rộng, nâng cấp đường trục vào cảng: 2006-2008

  • Cải tạo, nâng cấp dải bảo hiểm: 2010-2012

  • Đầu tư hệ thống đèn đêm: 2008-2010

  • Mở rộng nhà ga hành khách (500.000 HK/năm): 2015 - 2020

  • Nâng cấp đường CHC, mở rộng hệ thống đường lăn, sân đỗ tàu bay: 2015 - 2020




  1. CHK Tuy Hoà:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ cho hoạt động bay nội vùng và liên vùng Bắc Bộ - Trung Trung Bộ - Nam Bộ.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo phục vụ các loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Công suất cảng 300.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hóa/năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 1.200 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 90,8 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 180 ha.

      • Các dự án trọng điểm:

  • Xây dựng đường lăn, sân đỗ máy bay (khai thác A321): 2012-2015.

  • Xây dựng nhà ga hành khách: 2012-2015.

  • Đài kiểm soát không lưu mới: 2012-2015.




  1. CHK Pleiku:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ cho hoạt động bay nội vùng và liên vùng Tây Nguyên - Nam Bộ.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ các loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Công suất cảng 300.000 hành khách/năm và 1.000 tấn hàng hóa/năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 264,8 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 15,6 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 96,7 ha.

  • Diện tích đất do quân sự quản lý: 152,5 ha.

      • Các dự án trọng điểm:

  • Kéo dài đường HCC (2700m): 2015-2020.

  • Đầu tư mới đài dẫn đường DVOR/DME: 2009-2011.

  • Đầu tư hệ thống đèn đêm: 2007-2009.

  • Đầu tư hệ thống tường rào, đường công vụ bảo vệ sân bay: 2007-2009.

  • Mở rộng sân đỗ máy bay: 2015-2020

  • Mở rộng nhà ga hành khách: 2015-2020.




  1. CHK Liên Khương:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ chủ yếu cho hoạt động bay nội vùng và liên vùng giữa Bắc Bộ, Trung Bộ với Tây nguyên và kết hợp khai thác các hoạt động bay quốc tế.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 4D theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ 24/24 giờ các loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Công suất cảng 2 triệu hành khách/năm và 100.000 tấn hàng hóa/ năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 340,8 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 176,2 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 153,9 ha.

  • Diện tích đất do quân sự quản lý: 10,7 ha.

      • Các dự án trọng điểm:

  • Xây dựng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ máy bay, hệ thống đèn đêm, thiết bị quan trắc khí tượng: 2003-2008.

  • Khu HKDD và nhà ga hành khách: 2007-2010.

  • Đài kiểm soát không lưu mới: 2007-2009.

  • Đài dẫn đường DVOR/DME: 2006-2008.

  • Thiết bị hạ cánh chính xác (ILS): 2010-2015.




  1. CHK Buôn Ma Thuột:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ cho hoạt động bay nội vùng và liên vùng giữa Bắc Bộ, Trung Bộ với Tây nguyên.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo phục vụ các loại máy bay A320/A321 hoặc tương đương. Công suất cảng 800.000 hành khách/năm và 3.000 tấn hàng hóa/năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 464 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 109 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 167 ha.

  • Diện tích đất do quân sự quản lý: 188 ha.

      • Các dự án trọng điểm:

  • Nhà ga hành khách mới: 2008-2010.

  • Thiết bị hạ cánh chính xác (ILS): 2010-2015.

  • Mở rộng đường trục vào cảng (4 làn xe): 2008-2010

  • .Mở rộng nhà ga hành khách (500.000 HK/năm): 2015 - 2020




  1. CHK Côn Đảo:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ cho hoạt động bay nội vùng.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ các loại máy bay ATR72/F70 hoặc tương đương. Công suất cảng 500.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hóa/năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 111,1 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 12,6 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 94 ha.

  • Diện tích đất do quân sự quản lý: 4,5 ha

      • Các dự án trọng điểm:

  • Đài dẫn đường DVOR/DME: 2005-2007.

  • Đài kiểm soát không lưu: 2005-2007.

  • Mở rộng sân đỗ máy bay: 2010-2015.

  • Xây dựng hệ thống đèn đêm: 2010-2015.




  1. CHK Cà Mau:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ cho hoạt động bay nội vùng.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ các loại máy bay ATR72/F70 hoặc tương đương. Công suất cảng 300.000 hành khách/năm và 1.000 tấn hàng hóa/năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 185 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 49 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 126 ha.

  • Diện tích đất do quân sự quản lý: 10 ha

      • Các dự án trọng điểm:

  • Đài dẫn đường DVOR/DME: 2006-2007.

  • Đài kiểm soát không lưu: 2006-2007.

  • Kéo dài đường HCC(1900x30m): 2010-2015.




  1. CHK Rạch Giá:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ cho hoạt động bay nội vùng.

      • Tính chất sử dụng: sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ các loại máy bay ATR72/F70 hoặc tương đương. Công suất cảng 300.000 hành khách/năm và 2.000 tấn hàng hóa/năm.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 200 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 15,2 ha.

  • Diện tích đất dùng chung với quân sự: 166,8 ha.

  • Diện tích đất do quân sự quản lý: 18 ha

      • Các dự án trọng điểm:

  • Xây dựng khu HKDD (nhà ga hành khách, sân đỗ máy bay, sân đỗ ô tô): 2005-2007.

  • Đài dẫn đường DVOR/DME: 2007-2008.

  • Cải tạo, nâng cấp đường CHC, đường lăn: 2008-2010.




  1. CHK Vũng Tầu:

      • Vai trò, chức năng: Là CHKNĐ phục vụ cho hoạt động bay trực thăng, bay taxi nội vùng.

      • Quy mô: CHK đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II. Công suất cảng 100.000 hành khách/năm và 500 tấn hàng hóa/năm, chủ yếu khai thác các loại máy bay trực thăng, máy bay cánh bằng loại nhỏ phục vụ các tuyến bay ngắn (Côn Đảo, các giàn khoan..) với mục đích khai thác du lịch, dầu khí. Cơ quan quản lý khai thác: Bộ Quốc phòng.

      • Quy hoạch diện tích đất:

  • Tổng diện tích đất: 170 ha.

  • Diện tích đất do HKDD quản lý: 0 ha.

  • Diện tích đất dùng chung giữa dân dụng và quân sự: 70 ha.

  1. CHK Lào Cai:

      • Quy mô: CHK đạt cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp II, đảm bảo phục vụ các loại máy bay ATR72 hoặc tương đương.

      • Trước năm 2010 hoàn thành công tác khảo sát, quy hoạch tổng thể.

      • Quy hoạch diện tích đất: 150 - 200 ha.

      • Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2020 khi nhu cầu của thị trường đủ lớn, đảm bảo hiệu quả đầu tư đối với dự án.

  1. CHK Quảng Ninh:

      • Quy mô: CHK đạt cấp 4C theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp I, đảm bảo phục vụ các loại máy bay A320 hoặc tương đương.

      • Trước năm 2010 hoàn thành công tác khảo sát, quy hoạch tổng thể.

      • Quy hoạch diện tích đất: 200 - 250 ha.

      • Công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2010 - 2020 khi nhu cầu của thị trường đủ lớn, đảm bảo hiệu quả đầu tư đối với dự án.

    • Các SB nhỏ, SB chuyên dụng và bãi đáp trực thăng:

- Nghiên cứu, quy hoạch xây dựng các sân bay phục vụ cho hoạt động bay trực thăng và máy bay cánh bằng loại nhỏ tại các tỉnh vùng sâu, vùng xa, các tỉnh chưa có CHK như: Lai Châu, Cao Bằng, Lạng Sơn, KonTum, Đăc Nông, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Thuận, An Giang…đáp ứng nhu cầu phát triển và phù hợp với quy hoạch phát triển các vùng và các địa phương. Trong giai đoạn đến năm 2020, ưu tiên quy hoạch, xây dựng các sân bay Lai Châu (tỉnh lai Châu), Cao Bằng (tỉnh Cao Bằng), Phan Thiết (tỉnh Bình thuận).

  • Để tận dụng tối đa năng lực các CHK cũng như đảm bảo tính hiệu quả trong khai thác, đến năm 2020 việc khai thác các hoạt động bay hàng không chung (bay nông nghiệp, lâm nghiệp, địa chất, tìm kiếm cứu nạn, huấn luyện, thể thao...) sẽ được thực hiện tại các CHK đã được quy hoạch nêu trên. Trong giai đoạn sau 2020, trên cơ sở nhu cầu thực tế sẽ nghiên cứu, quy hoạch các SB chuyên dụng riêng phục vụ cho các mục đích này.

  • Các hoạt động bay trực thăng phục vụ vận chuyển hành khách, hàng hóa thường lệ, bay phục vụ kinh tế quốc dân sẽ tiếp tục được thực hiện tại các CHK đã được quy hoạch nêu trên. Đối với nhu cầu khai thác bay trực thăng, máy bay cánh bằng loại nhỏ phục vụ các mục đích khác (phục vụ hoạt động của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân), các bãi đáp trực thăng sẽ được xem xét, cấp phép cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở quy hoạch của từng vùng, yêu cầu về an ninh, quốc phòng của từng địa phương.




  1. Định hướng quy hoạch giai đoạn đến năm 2030

    • Mạng CHK toàn quốc đến năm 2030:

  • Tiếp tục phát triển các CHK hiện có, trong đó duy trì số lượng CHKQT là 10 CHKQT (Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành, Cần Thơ, Phú Quốc) và 16 CHKNĐ (Điện Biên Phủ, Nà Sản, Gia Lâm, Lào Cai, Quảng Ninh, Vinh, Đồng Hới, Phù Cát, Tuy Hoà, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Cà Mau, Côn Sơn, Vũng Tầu). Nếu nhu cầu thị trường đủ lớn, trong giai đoạn này có thể phát triển một số sân bay (Lai Châu, Cao Bằng, Phan Thiết) thành các CHK.

  • Tổng diện tích đất các CHK, sân bay đến năm 2030 là 25.000 ha.

  • Trong giai đoạn này tiếp tục nghiên cứu, quy hoạch, xây dựng thêm các sân bay nhỏ phục vụ cho hoạt động bay trực thăng, airtaxi, các hoạt động hàng không chung tại các tỉnh, thành phố chưa có CHK.

    • Các CHKQT:

  • Trong giai đoạn sau 2020 cần tiếp tục đầu tư, mở rộng các giai đoạn tiếp theo đối với CHKQT Long Thành để cảng đảm bảo vai trò thay thế CHKQT Tân Sơn Nhất, trở thành CHKQT quan trọng nhất của khu vực phía Nam, là CHKQT lớn nhất toàn quốc và là trung tâm trung chuyển hành khách của khu vực theo tiêu chuẩn quốc tế. CHKQT Long Thành đạt cấp 4F theo tiêu chuẩn ICAO với tổng công suất từ 80 đến 100 triệu HK/năm.

- Đầu tư mở rộng CHKQT Nội Bài về phía Nam với việc xây dựng đường cất hạ cánh thứ 3; hệ thống đường lăn song song, đường lăn nối; hệ thống sân đỗ máy bay; nhà ga T3 công suất 20-25 triệu hành khách/năm; nhà ga hàng hóa công suất 0,5 - 1 tấn/năm; cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng máy bay thân lớn cùng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ kèm theo. Giai đoạn sau 2020, CHKQT Nội Bài đạt cấp 4F theo tiêu chuẩn ICAO và sân bay quân sự cấp I. Tổng công suất đạt 50 triệu HK/năm.

- Đầu tư mở rộng cơ sở phục vụ hành khách, hàng hóa tại CHKQT Cát Bi, đáp ứng công suất 4 - 5 triệu HK/năm và 80 - 100.000 tấn HH/năm. Tăng cường trang thiết bị dẫn đường đáp ứng tiêu chuẩn CAT - II của ICAO.



  • Tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng cao khả năng khai thác của CHKQT Đà Nẵng phù hợp với yêu cầu phát triển chính trị, kinh tế - xã hội của Tp Đà Nẵng nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. Công suất CHKQT Đà Nẵng đạt 10 - 15 triệu HK/năm và 250.000 - 300.000 tấn HH/năm trong giai đoạn 2020 - 2030.

- Đầu tư mở rộng cơ sở phục vụ hành khách tại CHKQT Phú Bài , đáp ứng công suất 4 - 5 triệu HK/năm và 200.000 - 300.000 tấn HH/năm. Tăng cường trang thiết bị dẫn đường đáp ứng tiêu chuẩn CAT - II của ICAO.

  • Tiếp tục đầu tư, phát triển CHKQT Chu Lai thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực với việc đầu tư đường cất hạ cánh thứ 2 (4.000m x 60m), hệ thống nhà ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn/năm, ga hành khách 4 triệu HK/năm.

- Đầu tư mở rộng cơ sở phục vụ hành khách tại CHKQT Cam Ranh, đáp ứng công suất 4 - 5 triệu HK/năm và 200.000 - 300.000 tấn HH/năm. Tăng cường trang thiết bị dẫn đường đáp ứng tiêu chuẩn CAT - II của ICAO.

  • Đầu tư mở rộng cơ sở phục vụ hành khách, hàng hóa tại CHKQT Cần Thơ, đáp ứng công suất 5 triệu HK/năm và 400.000 - 500.000 tấn HH/năm. Tăng cường trang thiết bị dẫn đường đáp ứng tiêu chuẩn CAT - II của ICAO.

  • Ưu tiên phát triển CHKQT Phú Quốc trở thành CHK của trung tâm du lịch và giao thương, đảm bảo khai thác máy bay B777 hoặc tương đương với công suất 6 triệu hành khách/năm và 300.000 tấn HH/năm.

    • Các CHKNĐ:

  • Tiếp tục đầu tư mở rộng, tăng cường năng lực khai thác các CHKNĐ, đặc biệt cần tập trung đầu tư, mở rộng năng lực khai thác các CHK nằm tại các khu vực có tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế, có vai trò quan trọng về quốc phòng (Quảng Ninh, Cam Ranh, Liên Khương, Phú Quốc, Côn Sơn, Cà Mau...) làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng của các địa phương và của cả nước.




  1. QUY HOẠCH QUẢN LÝ VÀ ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG BAY

  1. Quan điểm quy hoạch

  • Phát triển dịch vụ đảm bảo hoạt động bay theo hướng hiện đại, thống nhất, đồng bộ và ổn định, phù hợp với xu hướng phát triển của quốc tế, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ và an toàn mọi hoạt động bay trong vùng trời lãnh thổ và vùng trách nhiệm của Việt Nam, đáp ứng sự tăng trưởng của giao lưu HK trong nước và quốc tế. Đồng thời, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh chủ quyền vùng trời quốc gia, và tham gia có hiệu quả vào sự phát triển CNHK Việt Nam.

  • Coi việc phát triển nguồn nhân lực đủ về số lượng với chất lượng cao là ưu tiên hàng đầu và là yếu tố quyết định cho sự phát triển.

  • Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực chuyên ngành. Lấy nghiên cứu, ứng dụng và tiếp thu chuyển giao công nghệ làm trọng tâm thúc đẩy dịch vụ đảm bảo hoạt động bay phát triển.

  1. Mục tiêu

Tiếp tục xây dựng và duy trì dịch vụ đảm bảo hoạt động bay ở trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, tạo nền tảng đến năm 2020 cơ bản chuyển sang tự động hóa công tác quản lý, dịch vụ đảm bảo hoạt động bay. Cụ thể:

  • Xây dựng một hệ thống quản lý, đảm bảo hoạt động bay hiện đại, đảm bảo tầm phủ của các trang thiết bị liên lạc, dẫn đường và giám sát trong toàn bộ vùng FIR của Việt Nam với độ chính xác, tin cậy cao. Các dữ liệu được xử lý, trao đổi, kết nối, lưu trữ và truy cập tự động giữa các hệ thống; đảm bảo tất cả các hoạt động bay được kiểm soát, điều hành và quản lý chặt chẽ và an toàn. Đảm bảo tốt công tác khác của hệ thống không vận như: khai thác SB, khí tượng, không báo và tìm kiếm - cứu nạn HK nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất cho khai thác bay.

  • Duy trì và nâng cấp các trang thiết bị phụ trợ dẫn đường, thông tin liên lạc và ra đa giám sát hiện tại phù hợp và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các hãng HK, nhà khai thác bay hay người sử dụng vùng trời; đồng thời triển khai thực hiện đồng bộ (trên mặt đất và máy bay) theo giai đoạn các bộ phận lựa chọn của Hệ thống thông tin, dẫn đường, giám sát và quản lý điều hành bay mới của ICAO (CNS/ATM mới) với hướng tiếp cận thẳng vào công nghệ cao sử dụng vệ tinh và kỹ thuật số. Việc chuyển đổi hệ thống phải đảm bảo tính kế thừa, sử dụng tối đa năng lực của hệ thống hiện tại và đảm bảo hiệu quả đầu tư.

  • Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch chuyển tiếp và thực hiện các hệ thống CNS/ATM mới phù hợp với kế hoạch toàn cầu và kế hoạch khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của ICAO; đồng thời nâng cấp các hệ thống không báo, khí tượng và tìm kiếm cứu nạn lên hàng đầu trong ASEAN và đến năm 2020 lên hàng tiên tiến trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

  1. Nội dung qui hoạch đến năm 2020

  1. Lĩnh vực không lưu

  • Tổ chức hoạch định vùng trời cho môi trường CNS/ATM mới. Xây dựng hệ thống đường HK hiện đại, phù hợp với Quy hoạch mạng CHK, sân bay và công tác quản lý không lưu mới (ATM) bao gồm nhiều loại đường HK.

  • Đầu tư mới 02 dự án ACC Hà Nội và Hồ Chí Minh với công nghệ CNS/ATM mới sẵn sàng thay thế cho nhau. Thời gian thực hiện: 2003-2015.

  • Đầu tư mới Đài kiểm soát không lưu tại các CHKQT Tân Sơn Nhất, Nội Bài có ứng dụng công nghệ CNS/ATM mới từ năm 2007-2010. Nâng cấp Đài kiểm soát không lưu Đà Nẵng từ năm 2008-2010, xây dựng Trung tâm kiểm soát tiếp cận (APP) Đà Nẵng, thời gian thực hiện 2010-2015. Đầu tư các thiết bị có ứng dụng công nghệ CNS/ATM mới tại các Đài kiểm soát không lưu tại các CHKNĐ theo lộ trình kế hoạch không vận khu vực. Thời gian thực hiện: 2008-2015.

  • Triển khai đầu tư, tổ chức quản lý luồng không lưu (ATFM). Thời gian thực hiện: 2008-2015.

  • Tiếp tục hoàn thiện hệ thống các đường bay quốc tế, nội địa trong FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh.

  • Tiếp tục thực hiện giảm phân cách cao (RVSM) theo lộ trình của ICAO.

  • Triển khai thực hiện chương trình tự động hóa công tác quản lý điều hành bay vào sau năm 2020.

  • Triển khai thực hiện quá trình chuyển đổi sang hệ thống CNS/ATM mới phù hợp với tiến trình chung của khu vực và thế giới.

  1. Lĩnh vực thông tin, dẫn đường, giám sát
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương