Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam


QUY HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO



tải về 0.7 Mb.
trang8/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.7 Mb.
#2151
1   2   3   4   5   6   7   8   9

QUY HOẠCH NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO

  1. Quan điểm quy hoạch

  • Ưu tiên hợp lý việc đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên cho các lĩnh vực kĩ thuật máy bay; quản lý điều hành bay và khai thác CHK trên cơ sở tiêu chuẩn hóa chuyên môn nghiệp vụ cho các đối tượng hoạt động trong từng ngành.

  • Kết hợp tốt giữa đào tạo cơ bản và đào tạo lại, cấp nhật kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, giữa đào tạo trong nước và đào tạo tại nước ngoài trên cơ sở phải có kế hoạch dài hạn về huy động và sử dụng các nguồn lực cho phát triển nguồn nhân lực.

  • Xây dựng, phát triển các cơ sở đào tạo trong Ngành phải phù hợp yêu cầu phát triển trong từng lĩnh vực, từng thời kỳ cũng như cần coi trọng việc tiêu chuẩn hoá các nội dung, chương trình đào tạo, bổ túc cán bộ theo trình độ quốc tế.

  • Phát huy, tăng cường nguồn ngân sách nhà nước, tận dụng các nguồn hỗ trợ trong và ngoài nước cho đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

  1. Mục tiêu

  • Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân viên đủ về số lượng, cơ cấu phù hợp với yêu cầu và có trình độ, đủ năng lực để làm chủ khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại cũng như công tác điều hành sản xuất kinh doanh.

  • Tăng cường cơ sở vật chất cho tất cả các cơ sở đào tạo trong Ngành nhằm nâng cao cả về năng lực, chất lượng đảm bảo đáp ứng yêu cầu đào tạo và sử dụng lao động trong Ngành ở tất cả các bậc học, tiến tới mở rộng, phát triển và tham gia đào tạo nguồn nhân lực ở bậc đại học và trên đại học cho các quốc gia trong khu vực.

  1. Nội dung quy hoạch đến năm 2020

  1. Nguồn nhân lực

      • Duy trì tăng trưởng lao động ở mức tương tương hoặc thấp hơn 50% tăng trưởng về sản lượng song song phải đảm bảo tăng trưởng lao động kết hợp với tăng năng suất lao động. Quy hoạch đến năm 2015 toàn Ngành sẽ có trên 30.000 lao động, tăng bình quân 4,5%/năm.

      • Nhu cầu tuyển dụng, đào tạo mới lao động đến năm 2010 là 10.000 người, trong đó phi công là 500 người, kỹ sư kỹ thuật là 1.000 người, thợ kỹ thuật 2.000 người, tiếp viên HK là 1.500 người, lao động khác là 5.000 người.

      • Tiếp tục đẩy mạnh bổ sung, đào tạo mới, đào tạo lại tại các cơ sở trong và ngoài nước để đảm bảo đến năm 2010 có đội ngũ lao động đủ về số lượng, phù hợp về cơ cấu, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh theo tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế. Cụ thể, lực lượng người lái phải đảm bảo đáp ứng được trên 80% nhu cầu. Lực lượng lao động kỹ thuật đặc thù phải đảm bảo trên 90% yêu cầu tự tổ chức khai thác, bảo dưỡng đội máy bay, trang thiết bị quản lý điều hành bay, trang thiết bị tại CHK...

      • Hoàn thành trước năm 2009 việc xây dựng, ban hành định mức lao động của các đơn vị trong toàn Ngành làm cơ sở trong việc quản lý, xây dựng kế hoạch đào tạo, kế hoạch phát triển lực lượng lao động một cách hợp lý trong toàn Ngành và tại từng đơn vị. Đến năm 2010 cơ bản giải quyết được sự khác biệt về năng suất lao động giữa các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là giữa các Cụm CHK khu vực nói riêng.

      • Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực trong toàn Ngành trên quan điểm tập trung ưu tiên đào tạo, phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành bậc cao, cán bộ có trình độ đại học ở các chuyên ngành kỹ thuật, tin học, quản lý. Đến năm 2010 phải giải quyết dứt điểm tình trạng sử dụng lao động chưa qua đào tạo hiện nay còn chiếm tỷ lệ lớn tại các doanh nghiệp. Thực hiện xây dựng cơ cấu lao động đến năm 2015 như sau:

  • Theo trình độ: Lao động có trình độ trên đại học chiếm từ 3%-5%; trình độ đại học, cao đẳng chiếm 35%-40%; trung cấp chiếm 15%-20%; công nhân kỹ thuật chiếm 20%-25%; sơ cấp chiếm 10%-15%.

  • Theo độ tuổi: Độ tuổi bình quân từ 36-38 tuổi, trong đó dưới 30 tuổi chiếm 40%-43 %; từ 30-40 tuổi chiếm 30%-33%; từ 40-50 tuổi chiếm 18%-22%; trên 50 tuổi chiếm 5%-10%.

  1. Các cơ sở đào tạo

  • Tập trung phát triển Học viện HKVN trên cả 3 mặt: cơ sở hạ tầng, đội ngũ giáo viên và hệ thống giáo trình. Đến năm 2010, Học viện HK phải đáp ứng được tiêu chuẩn của Nhà nước về đội ngũ giáo viên là 10-15 học viên/1 giáo viên, về cơ sở vật chất là 8m2 diện tích học tập/1 học viên và về trình độ có ít nhất 50% số giảng viên bậc đại học có trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.

  • Năm 2008 hoàn thiện mô hình tổ chức các phòng, khoa của Học viện HK theo mô hình hoạt động mới kết hợp với việc chuẩn hoá các nội dung chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. Bắt đầu từ năm 2007 triển khai công tác đào tạo ở bậc đại học cho 3 chuyên ngành: VTHK, quản lý khai thác CHK và tin học - điện tử HK. Từ năm 2008, tăng số chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học lên 5 chuyên ngành với 2 chuyên ngành tăng thêm là kinh tế HK và kỹ thuật HK; đồng thời triển khai công tác đào tạo bậc sau đại học đối với 5 chuyên ngành nói trên.

  • Trước năm 2010, thống nhất Học viện HKVN và Viện khoa học Hàng không thành một cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học có tầm cỡ quốc gia, lập phân viện 2 của Học viện HK tại khu vực phía Bắc.

  • Kết hợp việc phát triển các cơ sở đào tạo phi công cơ bản với việc đầu tư phát triển cơ sở huấn luyện nhằm tạo thành cơ sở đào tạo, huấn luyên chuyên ngành thống nhất, đáp ứng cơ bản nhu cầu đào tạo phi công, tiếp viên hàng không cũng như công tác huấn luyện, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ nghiệp vụ chuyên môn hẹp cho các đơn vị trong ngành.

  • Khuyến khích các cơ sở đào tạo ngoài ngành phối hợp với Học viện HK tổ chức các khóa đào tạo nhân lực cho ngành, đặc biệt là ở cấp bậc đại học và trên đại học.

  • Đầu tư xây dựng Trung tâm huấn luyện nghiệp vụ chuyên ngành đảm bảo hoạt động bay.

  • Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo, tuyển dụng phi công, tiếp viên hàng không. Cho phép các tổ chức trong và ngoài nước tham gia thành lập các cơ sở đào tạo tại Việt Nam cũng như khuyến khích cá nhân tự bỏ kinh phí đào tạo phi công nhằm giảm bớt gánh nặng kinh phí cho các hãng HK cũng như để đáp ứng nhu cầu rất lớn về phi công trong những năm tới.

  1. Định hướng quy hoạch đến năm 2030

  1. Nguồn nhân lực

  • Tiếp tục chú trọng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, trong đó ưu tiên hàng đầu cho nhu cầu phát triển đội ngũ phi công, kỹ sư kỹ thuật chuyên ngành, tin học, quản lý và thợ kỹ thuật bậc cao. Đảm bảo đến năm 2020 lực lượng lao động trong Ngành có đầy đủ khả năng đáp ứng 100% nhu cầu của Ngành về phi công, tự đảm bảo quản lý, khai thác, bảo dưỡng và đáp ứng phần lớn nhu cầu về sửa chữa các trang thiết bị chuyên ngành.

  • Thực hiện đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn liền với việc đổi mới, cơ cấu lại lực lượng lao động một cách hợp lý. Trong giai đoạn này nguồn nhân lực bổ sung chủ yếu dành cho lao động trực tiếp, lao động có trình độ cao nhằm phát huy tốt phục vụ chương trình hiện đại hóa của Ngành.

  1. Các cơ sở đào tạo

  • Tiếp tục đầu tư, phát triển Học viện HKVN thành trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học có tầm cỡ quốc gia, trong đó công tác nghiên cứu khoa học phải được đặt lên là nhiệm vụ ưu tiên trong giai đoạn này. Phải lấy nghiên cứu ứng dụng làm tiền đề và động lực phát triển CNHK.

  • Mở rộng thị trường, phạm vi hoạt động các cơ sở đào tạo nhân viên hàng không ra thị trường quốc tế.




  1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

  1. Dự báo nguy cơ ô nhiễm môi trường do hoạt động HKDD

  1. Cơ sở dự báo

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, ngành HKDD Việt Nam đã không ngừng phát triển từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng với quy mô lớn và công nghệ hiện đại đến việc tăng số lượng máy bay thương mại với những chủng loại máy bay hiện đại đủ sức để đáp ứng tiến trình hội nhập và mở cửa. Sản lượng hành khách và hàng hóa hàng năm ngày một tăng.

Phát triển là đồng nghĩa với quá trình gia tăng ô nhiễm môi trường bởi vì: “Chất thải là một phần của sự đổi mới”. điều này đã được Ủy ban bảo vệ môi trường thế giới, Ngân hàng thế giới và các tổ chức khu vực rất coi trọng. việc đề ra những cơ sở dự báo nguy cơ ô nhiễm môi trường lại hết sức cần thiết đối với các nhà quản lý khi tiến hành xây dựng và dự báo kế hoạch phát triển kinh tế hàng năm của đơn vị (ví dụ đề ra kế hoạch phải đảm bảo cung ứng 1 tỷ m3 nước sinh hoạt cho một Cảng HKQT/năm thì cũng đồng nghĩa với việc phải có kế hoạch xử lý 1 tỷ m3 nước thải tương ứng).



Trong giai đoạn phát triển của ngành HKDD, những yếu tố được xem xét nhằm đưa ra những cơ sở dự báo nguy cơ ô nhiễm môi trường trong hoạt động HKDD đó là:

  • Quy hoạch đội tàu bay đến 2015 và định hướng đến 2020.

  • Dự báo sản lượng hàng hoá thông qua các Cụm cảng hàng không giai đoạn đến 2020.

  • Dự báo sản lượng hành khách thông qua các Cụm cảng hàng không giai đoạn đến 2020.

  1. Dự báo nguy cơ ô nhiễm tiếmg ồn do hoạt động bay

Qua các số liệu về Quy hoạch đội tàu bay, Dự báo sản lượng hàng hóa thông qua các CCHK giai đoạn đến 2020, Dự báo sản lượng hành khách thông qua các cụm cảng hàng không giai đoạn đến 2020, dự kiến mức ồn và khí thải tại các CHK đến năm 2015 sẽ vượt hoặc xấp xỉ bằng giới hạn cho phép.

  1. Dự báo nguy cơ ô nhiễm do nước thải tại các CHK

Trên cơ sở kết quả dự báo, lượng nước sử dụng hàng ngày tại CHK vào năm 2020 sẽ khoảng 10.000m3/ngày đêm. Lượng nước thải dự báo tương ứng với lượng nước trên. Vì vậy, nếu trong trường hợp nước thải không được xử lý thì nồng độ các chất ô nhiễm chính sẽ là (tính theo số lượng hành khách sử dụng nhà vệ sinh là 20%):

  • BOD5(200C) : 131g/m3 (mg/l)

  • COD : 248g/m3 (mg/l)

  • SS : 350g/m3 (mg/l)

Nồng độ của các tác nhân gây ô nhiễm lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn Việt nam về nước thải công nghiệp 20mg/l đối với nguồn tiếp nhận loại A và 50mg/l đối với nguồn tiếp nhận loại B theo (TCVN 5945- 1995).Vì vậy, công tác xây dựng và hoạt động của hệ thống xử lý nước thải đạt Tiêu chuẩn tại các Cảng hàng không sân bay là bắt buộc theo Điều 27 Luật Bảo vệ môi trường. Các giá trị BOD, COD và SS cần được loại bỏ tương ứng là 85%, 86% và 80% nếu xem nguồn tiếp nhận cần Tiêu chuẩn loại A.

  1. Dự báo nguy cơ ô nhiễm do chất thải rắn, chất thải lỏng tại các CHK

Nguồn chất thải rắn tại các Cảng hàng không sân bay chủ yếu là chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thức ăn thừa, chất thải có nguồn gốc khác như giấy, bao bì, carton, giẻ vụn, nhựa, da, cao su, gỗ, thủy tinh, kim loại và gạch ngói, sành sứ. Các nguồn chất thải này được thải ra từ quá trình hoạt động bay của tàu bay, từ hoạt động khai thác thương mại tại nhà ga, kho hàng, khu chế biến xuất ăn, Xí nghiệp sửa chữa máy bay, khối cơ quan văn phòng và của khách đón tiễn. Từ kết quả tổng hợp thống kê phân tích về tần suất chuyến bay và lưu lượng hành khách qua các Cảng hàng không theo chu kỳ trong các năm. Theo kết quả nghiên cứu tại Cảng HKQT Nội Bài năm 2003, khi lượng hành khách cứ tăng lên 100.000 khách/năm thì sẽ có khối lượng chất thải tăng như sau:

  • Tổng lượng chất thải rắn tăng 1m3/ngày.

  • Tổng lượng chất thải lỏng tăng 0,6 m3/ngày.

Đặc biệt nguồn chất thải được thải ra từ tàu bay là nguồn chất thải được coi là nguy hiểm cần phải được xử lý ngay trong khu vực sân bay trước khi thải ra các bãi thải của cộng đồng đối với chất thải rắn và trước khi thải ra môi trường tự nhiên đối với chất thải lỏng.

Tại các Cảng hàng không sân bay sự tăng trưởng kinh tế, tăng hiệu quả khai thác thương mại là đồng nghĩa với việc tăng khối lượng chất thải và tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường do vậy cần phải có kế hoạch và những chính sách đúng trong phát triển kinh tế đi đôi với việc BVMT. Trước mắt cần có những giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm đặc thù do hoạt động hàng không gây ra đó là tiếng ồn, khí thải và chất thải rắn, chất thải lỏng tại các cảng hàng không.



  1. Các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong ngành hàng không

  1. Phương pháp giảm tiếng ồn và khí thải của tàu bay

Để bảo vệ môi trường, giảm thiểu những tác động của ô nhiễm tiếng ồn, khí thải do hoạt động hàng không gây ra cần thực hiện ngay các chính sách và tiêu chuẩn mới về tiếng ồn và khí thải tàu bay do Tổ chức bảo vệ môi trường Hàng không CAEP (Aviation Envitonmental Protection) trực thuộc Tổ chức Hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra. Cụ thể là thành phần o xit ni tơ (NOx) trong khí thải của động cơ tàu bay phải giảm 12% so với tiêu chuẩn đang sử dụng hiện nay. Trong đó cần phải thực hiện đồng bộ 04 giải pháp:

  • Giảm ồn từ nguồn gây tiếng ồn;

  • Giảm ồn nhờ thực hiện đúng quy trình khai thác tàu bay;

  • Hạn chế khai thác tàu bay tại những thời điểm nhất định;

  • Quản lý quy hoạch cảng hàng không.

  1. Thực hiện đúng quy trình khai thác tàu bay

Cần thực hiện tốt “Quy chế khai thác máy bay vận tải thương mại” ban hành kèm theo Quyết định số 2727/1998/QĐ-CHK của Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, ngày 10 tháng 10 năm 1998.

  1. Mua, thuê máy bay đạt tiêu chuẩn của ICAO về tiếng ồn và khí phát thải

Hiện nay các loại tàu bay thương mại mà ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đang sử dụng như B777, B767, A321, A320, ATR 72, F70 đều đạt tiêu chuẩn về tiếng ồn theo quy định về giới hạn tiếng ồn tại chương 3 và chương 4 tập I, Phụ chương 16 – Công ước Chicago. Các máy bay này cũng đạt tiêu chuẩn khí phát thải, khói của các loại động cơ tàu bay tại tập II - Phụ chương 16 – Công ước Chicago.

  1. Quản lý quy hoạch các Cảng hàng không

Quy hoạch cảng Hàng không là việc làm có hiệu quả bảo đảm chắc chắn là các hoạt động gần các sân bay thích hợp với hoạt động hàng không. Mục đích chính của việc quy hoạch là làm cho ảnh hưởng của sự ô nhiễm tiếng ồn là nhỏ nhất đối với các vùng đất được đưa vào quy hoạch xung quanh các sân bay. Việc quy hoạch và quản lý phù hợp là công cụ quan trọng trong việc bảo đảm lợi ích đã dành được bằng việc giảm tiếng ồn của các tàu bay thế hệ mới nhất không phải đền bù cho khu nhà ở phát triển trong tương lai xung quanh các sân bay. Cần thể chế hóa và thực hiện triệt để các tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của ICAO về quy hoạch sân bay tại Phụ chương 16, tập I, phần IV và tại Sổ tay quy hoạch sân bay, phần 2 – Quy hoạch sân bay và quản lý môi trường, (tài liệu 9184).

Từ việc tính toán các đường đồng mức tiếng ồn xung quanh các sân bay phải xây dựng được bản đồ tiếng ồn cho từng sân bay. Trên cơ sở bản đồ này, áp dụng Tiêu chuẩn tiếng ồn cho từng vùng khác nhau khi thi hành luật Bảo vệ môi trường, chúng ta có thể quy hoạch các khu vực một cách hợp lý nhằm giảm thiểu tác động do tiếng ồn của tàu bay.



  1. Quản lý về tiếng ồn, chất lượng không khí, chất lượng nước tại các cảng Hàng không

Thành lập các trung tâm quản lý môi trường, các trạm quan trắc về tiếng ồn, không khí , chất lượng nước. Bên cạnh đó cần trang bị các ô tô quan trắc di động để quan trắc những địa điểm cần thiết.

Các thông tin, số liệu phân tích cần được cập nhật hàng ngày trên bản tin về môi trường của Tạp chí môi trường của Cảng hàng không và có thể được thông báo rộng rãi. Từ các thông tin cụ thể về môi trường, nhà quản lý cảng hàng không phải đề ra những giải pháp khắc phục ô nhiễm hoặc tiến hành đền bù tại vị trí có độ ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép. Từ các thông tin cụ thể này, bất cứ một người dân nào cũng nhận biết được tình hình ô nhiễm về tiếng ồn, chất lượng nước, không khí tại khu vực mình đang sinh sống, và có quyền đòi hỏi được đền bù về ô nhiễm theo đúng pháp luật nếu ô nhiễm do hoạt động hàng không gây ra vượt quá giá trị cho phép.



Áp dụng thu phí tiếng ồn cho các hãng có tàu bay đến CHK, sân bay. Khuyến khích các hãng khai thác tàu bay sử dụng những loại tàu bay có tiếng ồn nhỏ.

  1. Phương pháp giảm khí thải tàu bay

Để giảm thiểu khí thải tầu bay, một trong những giải pháp trọng tâm là giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu, trong đó việc thực hiện hệ thống CNS/ATM mới là rất cần thiết. Bên cạnh đó cần chú trọng trong quản lý nhằm đảm bảo việc bố trí:

  • Loại tàu bay với chặng bay có hiệu suất nhiên liệu cao nhất;

  • Tuyến bay có hiệu quả nhiên liệu cao nhất;

  • Tuyến đường lăn trên mặt đất của tàu bay bảo đảm hiệu quả nhiên liệu cao nhất;

  • Khai thác với tốc độ tàu bay có hiệu quả nhiên liệu cao nhất;

  • Khai thác tàu bay với độ cao kinh tế nhất;

  • Hệ số chất tải của tàu bay là cao nhất;

  • Trọng lượng rỗng của tàu bay là nhỏ nhất;

  • Việc nạp nhiên liệu bảo đảm hoàn thành một chuyến bay an toàn là nhỏ nhất;

  • Số chuyến bay phi lợi nhuận là ít nhất;

  • Thực hiện tốt nội dung các dạng bảo dưỡng tàu bay theo quy định, kể cả duy trì thường xuyên việc làm sạch động cơ và thân tàu bay.

  1. Các phương pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động của phương tiện giao thông hoạt động tại các CHK, các phương tiện hoạt động trên khu bay, các trang thiết bị phục vụ hoạt động bay

  • Đối với các loại phương tiện dùng nhiên liệu là xăng thì chuyển đổi sang dùng xăng không pha chì hoặc chuyển đổi sang dùng khí ga hoá lỏng.

  • Các phương tiện hoạt động trên khu bay, các tổ hợp máy phát điện dự phòng và các phương tiện chuyên chở hành khách hàng hoá trên mặt đất tại các cảng Hàng không phải được bảo dưỡng định kỳ theo đúng quy định của nhà chế tạo.

  • Thay dần các trang thiết bị cũ, lạc hậu về công nghệ. Áp dụng Nghị định số 23/2004/NĐ-CP ngày 13/01/2004 của Chính phủ về quy định niên hạn sử dụng của ô tô tải và ô tô chở người. Hiện nay Cục Hàng không tạm thời quy định niên hạn sử dụng của các phương tiện khu bay bằng niên hạn sử dụng của ô tô tải.

  • Các phương tiện hoạt động trên khu bay, các tổ hợp máy phát điện dự phòng và các phương tiện chuyên chở hành khách hàng hoá trên mặt đất tại các cảng Hàng không phải được kiểm định đạt tiêu chuẩn về khí thải theo Quyết định số 249/2005/QĐ-TTG ngày 10-10-2005 của Thủ tướng chính phủ về quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

  • Tiếng ồn của các phương tiện hoạt động trên khu bay phát ra khi đỗ phải bảo đảm TCVN 6436:1998. Cụ thể là áp dụng tiêu chuẩn tiếng ồn của phương tiện đặc biệt: mức ồn tối đa cho phép là 110 dBA.

  • Phân bố lịch bay tương đối đều trong ngày để tránh thời gian cao điểm, tập trung nhiều tàu bay, phương tiện hoạt động trên khu bay.

  • Hợp lý hoá trong công tác điều hành hoạt động của các loại ô tô trong khu vực Cảng hàng không, hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng ùn tắc, gây ô nhiễm.

  • Kiểm định theo đúng quy định các máy soi chiếu hành lý, hàng hóa, máy kiểm tra không phá hủy có sử dụng tia X để bảo đảm an toàn về bức xạ ion hóa.

  • Các nhân viên kỹ thuật tại các thiết bị điều hành bay có cường độ điện trường và mật độ dòng năng lượng cao phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định về vận hành và thời gian trực.

  • Trồng nhiều cây xanh và thảm cỏ theo đúng quy hoạch. Duy trì và hưởng ứng phong trào” Xanh-Sạch-Đẹp và an toàn vệ sinh lao động , Bảo vệ môi trường” hàng năm tại các đơn vị.

  • Các cơ quan, xí nghiệp trong khu vực cảng hàng không cần xem xét chi tiết việc lắp đặt các hàng rào cản ồn có độ cao 3 đến 4 mét với các loại vật liệu làm tường chắn ồn phù hợp.

  1. Các phương pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ tại các cảng hàng không

  • Thực hiện quy hoạch, cải tạo hệ thống mương- cống thoát nước mưa khu vực sân đỗ - đường lăn - đường hạ cất cánh đảm bảo tiêu thoát nước nhanh. Có biện pháp gia cố thành bờ mương chống trượt lở, rửa trôi đất cát vào dòng chảy làm ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận cũng như gây tích đọng, giảm khả năng thoát nước. Định kỳ tiến hành nạo vét lòng mương, cống. Cải tạo hệ thống thoát nước mưa phải tuân thủ theo các Tiêu chuẩn 20TCN 51-1984 (Bộ Xây Dựng), TCVN 5576-1991.

  • Đối với hệ thống thoát nước thải công nghiệp từ các công trình cần được cải tạo để riêng biệt với hệ thống thoát nước mưa sân nhà và được thu gom dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung của sân bay trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận. Không để tình trạng nước thải sinh hoạt tại một số khu vực thấm trực tiếp xuống nền đất như hiện nay. Cải tạo hệ thống thoát thải công nghiệp phải tuân thủ theo các Tiêu chuẩn 20TCN 51-1984 (Bộ Xây Dựng), TCVN 5576-1991.

  • Xây các hố thu hồi dầu mỡ, chất nổi, hố lắng cặn với lưới chắn rác ngay tại các nguồn tạo nước thải như: khu vực bếp ăn tập thể, khu vực sửa chữa bảo dưỡng xe, khu vực rửa xe, kho xăng dầu,...trước khi đưa vào hệ thống thoát nước thải công nghiệp bên ngoài.

  • Đối với CHK có công suất 5 triệu HK/năm phải thực hiện xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học và khử trùng toàn bộ nước thải công nghiệp (nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất) tại trạm xử lý tập trung. Trạm xử lý nước thải được thiết kế, thi công và vận hành tuân thủ theo Tiêu chuẩn 20TCN 51-1984 (Bộ Xây Dựng). Nước thải công nghiệp sau khi được xử lý làm sạch có nồng độ các chất ô nhiễm đạt TCVN 5945-1995 đối với nguồn loại B.

  • Định kỳ từ 6 - 12 tháng/lần hút bùn cặn trong bể tự hoại tại các công trình vệ sinh và có thể bổ sung định kỳ 3 tháng/lần các chế phẩm vi sinh để nâng cao hiệu quả xử lý cục bộ nước thải, chất thải của bể tự hoại.

  • Các khu vực tập trung rác thải, chất thải phải có kết cấu bao che, nền được chống thấm và có hố thu nước rác để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng gia tăng các chất ô nhiễm trong nước mưa cũng như thấm xuống các tầng nước dưới đất. Nước rác tích đọng tại hố thu phải được xử lý làm sạch.

  • Đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh bảo vệ nguồn nước dưới đất đối với giếng khoan khai thác nước hiện nay của sân bay theo đúng TCVS 505-QĐ/BYT-1992 của Bộ Y Tế. Hệ thống bể chứa, cung cấp nước sạch phải được kiểm tra định kỳ và thay thế kịp thời không để các chất bẩn, độc hại xâm nhập, tuân thủ thực hiện theo các Tiêu chuẩn TCVS 505QĐ/BYT-1992 (Bộ Y Tế), 20TCN 33-1985 (Bộ Xây Dựng), TCVN 5576-1991, TCVN 4513-1988.

  • Dầu mỡ thải bỏ từ các động cơ, thiết bị phải được thu gom, chứa đựng riêng biệt. Không được phép đổ vào hệ thống thoát nước. Chất thải loại này phải được quản lý như đối với chất thải độc hại theo Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 26/7/1999 của Thủ Tướng Chính Phủ.

  • Tại các công trình, bộ phận, phòng ban chức năng, nhà xưởng và các khu vực công cộng phải được bố trí các thùng rác có nắp đậy kín và có kế hoạch thu gom thường xuyên trong ngày. Định kỳ sẽ được tập trung về các khu chứa rác thải của sân bay trên cơ sở đã phân loại rác thải, chất thải ngay tại nguồn.

  • Rác thải sinh hoạt từ khu nhà ga, bếp ăn, khu làm việc,..; rác thải từ máy bay (vỏ hộp, bao bì đựng suất ăn,...) và rác thải sản xuất từ các khu sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị, máy móc... phải được thu gom và tập trung riêng biệt.

  • Không để các loại rác thải, chất thải trực tiếp tiếp xúc với nền đất tự nhiên, thất thoát vào hệ thống mương rãnh thoát nước và để gần với các công trình cung cấp nước sạch, công trình khai thác nước dưới đất, bể chứa nước sạch. Khu vực chứa rác thải phải có nền đảm bảo chống thấm và có kết cấu bao che chống chịu mưa.

  • Không để tồn trữ lâu các loại rác thải trên CHK, chất thải lỏng từ trên máy bay. Hợp đồng với các cá nhân tổ chức đủ tiêu chuẩn, được cấp phép vận chuyển rác thải đến nơi quy định của thành phố và địa phương.

  1. Các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm do xây dựng, cải tạo các công trình hàng không

  • Kiểm tra xe tải, thiết bị xây dựng định sử dụng cho xây dựng và cải tạo các công trình Hàng không. Các phương tiện, thiết bị này phải đạt TCVN về khí thải (TCVN 6438:2001) và độ ồn. Đây là điều kiện được đưa ra khi đấu thầu.

  • Tưới nước các công trình xây dựng, cải tạo trong các ngày nắng và khô để khống chế bụi. Phun nước tuyến đường mà xe tải chuyên chở vật liệu xây dựng đi qua để khống chế bụi.

  • Che kín mọi phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng (cát, đất sét, xi măng, đá...) để tránh phát tán bụi.

  • Bố trí các trạm trộn bê tông và nhựa đường, các xưởng hàn, kho vật liệu rời cuối hướng gió và cách xa nhà ga hàng không, khu dân cư, cơ quan trên 200 mét. Nếu các chất ô nhiễm không khí ( bụi, SO2, NOx, CO … ) phát tán từ trạm trộn nhựa đường vào khu vực nhà ga vượt quá TCVN về chất lượng không khí (TCVN 5937:1995) thì cần phải chuyển trạm trộn nhựa ra xa hơn.

  1. Giảm tác động tiếng ồn, độ rung

  • Khi công trường gần các công trình đang khai thác như nhà ga hàng không, khu làm việc hành chính, khu dân cư thì phải thay máy đóng cọc bằng máy ép cọc để gây ồn ít hơn. Công trường phải bố trí các thiết bị như máy phát điện dự phòng, trạm trộn bê tông và nhựa đường … cách xa các khu vực nhạy cảm trên từ 200 đến 300 mét.

  • Tránh ồn cho các khu vực nhạy cảm trên khi không thể đáp ứng được khoảng cách cần thiết bằng cách lắp đặt hàng rào chống ồn phù hợp.

  • Trồng cây với mật độ cao xung quanh đối tượng cần chống ồn cũng là một biện pháp chống ồn.

  1. Giảm ô nhiễm nước, đất

  • Nước thải sản xuất, bảo dưỡng máy móc thi công phải được xử lý bằng các biện pháp đặc biệt để tách dầu mỡ và khử các hóa chất độc hại, sau đó thải vào hệ thống thoát nước chung;

  • Nước thải trong quá trình thi công xây dựng phải được thu tập trung vào hệ thống canivô và thoát vào hệ thống thoát nước chung;

  • Các chất thải rắn phục vụ thi công, sinh hoạt phải được thu gom, tập trung và mang đi xử lý tại hệ thống xử lý rác của địa phương, thành phố theo đúng quy định.




  1. Каталог: Uploads -> file -> word documents
    file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
    file -> BỘ giao thông vận tảI
    word documents -> ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020
    word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
    word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
    word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
    word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
    word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

    tải về 0.7 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương