Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam


THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI TẦU BAY CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM



tải về 0.7 Mb.
trang2/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.7 Mb.
#2151
1   2   3   4   5   6   7   8   9

THỰC TRẠNG VỀ ĐỘI TẦU BAY CỦA HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

  1. Về cơ cấu đội tầu bay

Tổng số tầu bay của các doanh nghiệp vận chuyển HKVN tính đến thời điểm tháng 12/2007 là 72 chiếc, trong đó:

  • Vietnam Airlines có 47 chiếc, bao gồm: 10 B777, 1 A330, 8 A321, 4 A330, 10 A320, 10 ATR72, 2 Fokker70.

  • Pacific Airlines có 4 chiếc, bao gồm: 4 B737-400.

  • VASCO có 4 chiếc, bao gồm: 1 KingAir B200, 1 AN-2 và 2 ATR 72 (thuê của Vietnam Airlines).

  • SFC có 19 chiếc trực thăng, bao gồm: 3 Mi8, 7 Mi17, 5 Mi172, 1 Puma, 3 Super Puma.

  1. Về đặc điểm khai thác đội tầu bay

Cho đến nay, đội tầu bay của VASCO và SFC chủ yếu tập trung phục vụ các nhu cầu chuyên biệt như bay chụp ảnh, trồng rừng, khai thác dầu khí... nên không có đóng góp đáng kể cho thị trường vận tải thương mại bằng đường HK. Lực lượng tham gia chính vào thị trường HK của HKVN là đội tầu bay của Vietnam Airlines và Pacific Airlines.

Hiện tại, đội tầu bay của hai hãng Vietnam Airlines và Pacific Airlines có tỷ lệ sở hữu trên đầu máy bay là xấp xỉ 51% (26 chiếc trên tổng số 51 chiếc). Tỷ lệ sở hữu trên tổng số ghế cung ứng đạt xấp xỉ 40%.

Đội tầu bay của Vietnam Airlines và Pacific Airlines hầu hết là loại tầm ngắn và tầm trung phục vụ các đường bay dưới 5 giờ bay. Loại tầm trung xa (phục vụ các đường bay dưới 10 giờ bay) và xa (phục vụ các đường bay xuyên lục địa) đang được đầu tư nhưng số lượng còn ít. Số lượng tầu bay sở hữu chỉ chiếm gần 1/2, còn lại là thuê khô hoặc thuê ướt. Độ tuổi trung bình của đội tầu bay là 8,2 năm, trong đó đội tuổi của đội tầu bay sở hữu là 6,2 năm. Số lượng tàu bay chuyên dụng chở hàng còn rất hạn chế, chỉ có 1 chiếc (thuê ướt) của Pacific Airlines vào năm 2006, hiện nay chỉ còn tàu bay chuyên dụng chở hàng của các hãng hàng không nước ngoài đang khai thác.


  1. Đánh giá về đội tầu bay của hàng không Việt Nam

  1. Điểm mạnh

  • Đội tầu bay thuộc loại tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới, chủ yếu do 2 Hãng chế tạo tầu bay thương mại hàng đầu là Boeing (Mỹ) và Airbus (Châu Âu) chế tạo.

  • Đội tầu bay có mức độ tiện nghi và an toàn tốt.

  1. Hạn chế

  • Số lượng tầu bay tầm ngắn và tầm trung chưa đáp ứng đủ nhu cầu khai thác, kể cả trong nước và quốc tế.

  • Lực lượng tầu bay tầm xa còn quá mỏng nên hạn chế trong việc khai thác các đường bay xuyên lục địa đi châu Âu, châu Mỹ...

  • Đội tầu bay chủ yếu là đi thuê (chiếm gần 50%) nên dễ bị động và gây xáo trộn trong lịch khai thác khi hết thời hạn thuê phải trả tầu bay.

  • Chưa có đội tầu bay chuyên chở hàng hóa.

  1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẢNG HÀNG KHÔNG - SÂN BAY VIỆT NAM

Mạng CHK-SB toàn quốc có quá trình hình thành và phát triển qua nhiều thời kỳ: Pháp thuộc, Nhật thuộc, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ và sau khi giải phóng thống nhất Tổ quốc. Qua mỗi thời kỳ, mạng CHK-SB đều có sự thay đổi về số lượng, quy mô, chất lượng và chức năng sử dụng.

Sau kháng chiến chống Mỹ, trên cả nước đã có hơn 300 SB và bãi đậu các loại. Các SB phân bổ trên khắp các miền đất nước, hầu như tại mỗi địa phương đều có ít nhất một SB. Trong chiến tranh, các SB này chủ yếu dùng để phục vụ nhu cầu hoạt động quân sự, còn sử dụng cho mục đích dân dụng thì rất hạn chế. Vì vậy kể cả ở miền Nam cũng như ở miền Bắc, mạng SB cả nước do quân sự quản lý là chính, còn HKDD chỉ hoạt động kết hợp.

Sau khi thống nhất Tổ quốc đến nay, ngành HKDD Việt Nam phát triển ngày càng lớn mạnh, nhu cầu vận chuyển hàng không trong nước và quốc tế tăng nhanh, một số SB được nâng cấp mở rộng bảo đảm cho hoạt động HKDD và quân sự như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng trở thành SB quốc tế, một số SB khác cũng được sửa chữa khôi phục.

Do nhu cầu cấp thiết của việc quy hoạch hệ thống CHK-SB, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng đề án quy hoạch phát triển hệ thống SB toàn quốc từ năm 1993. Theo đề án Quy hoạch phát triển hệ thống SB toàn quốc, trong phần đánh giá hiện trạng tổng kết có 313 SB lớn nhỏ, 260 bãi đáp trực thăng trên cả nước. Có 30 SB hoạt động, trong đó có 13 SB quân sự quản lý hoàn toàn, 09 SB dùng chung (dân dụng và quân sự), 08 SB HKDD quản lý hoàn toàn, 03 SB quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng). Quy hoạch phát triển hệ thống SB toàn quốc đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 911/1997/QĐ-TTg ngày 24/10/1997. Trong hệ thống này đã xem xét trên 300 SB, bãi đậu trong cả nước và đã đưa vào quy hoạch mạng CHK-SB dân dụng 52 SB, trong đó có 24 SB nhỏ gọi là SB dịch vụ và 28 SB lớn cơ bản gọi là CHK, trong đó có 03 CHKQT và 03 CHK dự bị quốc tế.

Từ khi Quy hoạch hệ thống SB toàn quốc được phê duyệt đến nay đã trải qua một thời gian dài, đất nước ta đang thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá hiện đại hoá, HKDD đang đà phát triển, nhu cầu bảo vệ an ninh quốc phòng không vì thế giảm nhẹ, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hàng không được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng phát triển. Trong thời gian này, bối cảnh chính trị kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực châu Á các năm 1997 - 1998, sự kiện ngày 11/9 và các cuộc chiến tranh Áp-ga-nits-tan, I-Rắc, tình hình dịch bệnh, thiên tai... những năm gần đây. Điều kiện phát triển kinh tế xã hội đất nước đã có nhiều thay đổi. Công nghệ HKDD trong những năm gần đây cũng đã xuất hiện những xu hướng mới, kể cả về quản lý và khai thác.


  1. Kết cấu mạng cảng hàng không - sân bay

Tính đến tháng 5/2008, HKVN đã quản lý, khai thác 22 CHK, trong đó có 03 CHKQT và 19 CHKNĐ. Các CHK được chia theo 03 khu vực: Bắc - Trung - Nam, ở mỗi khu vực có 01 CHKQT đóng vai trò trung tâm và các CHKNĐ vây quanh tạo thành một Cụm CHK, cụ thể:

  • Cụm CHK miền Bắc:

Hiện đang quản lý 06 CHK là CHKQT Nội Bài và 05 CHKNĐ (Vinh, Điện Biên, Nà Sản, Cát Bi, Đồng Hới). Có 02 CHK hiện không khai thác là Nà Sản (đóng cửa để chờ nâng cấp từ 5/2004) và Đồng Hới vừa được khánh thành đưa vào khai thác từ ngày 18/05/2008. Ngoài ra, trong phạm vi khu vực miền Bắc còn có 03 SB là Gia Lâm, Quảng Ninh, Lào Cai, Lai Châu đã tiến hành lập quy hoạch để xây dựng khi có nhu cầu khai thác.

  • Cụm CHK miền Trung:

Hiện đang quản lý 08 CHK là các CHKQT Đà Nẵng, CHKQT Phú Bài và 06 CHKNĐ (Phù Cát, Cam Ranh, Tuy Hoà, Pleiku, Nha Trang, Chu Lai). Có 01 CHK hiện không khai thác là Nha Trang (dừng khai thác, chuyển sang Cam Ranh).

  • Cụm CHK miền Nam:

Hiện đang quản lý 08 CHK là CHKQT Tân Sơn Nhất và 07 CHKNĐ (Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Rạch Giá, Côn Sơn, Phú Quốc, Cà Mau, Cần Thơ). Có 01 CHK hiện chưa khai thác là Cần Thơ (đang trong thời gian xây dựng mới). Ngoài ra, trong phạm vi khu vực miền Nam còn có SB Long Thành đã lập xong quy hoạch vị trí, đang chuẩn bị lập quy hoạch tổng thể để xây dựng mới.

Số liệu tổng hợp chung về các CHK như sau:




STT

Tên CHK

Tỉnh, Thành phố

Toạ độ

(Vĩ Bắc - Kinh Đông)

Diện tích chiếm đất (ha)

Hiện trạng khai thác

1

Điện Biên

Điện Biên

21023’ - 103000’

44,1ha (31,5ha chung với quân sự, HKDD quản lý 12,6ha)

Đang khai thác

2

Nà sản

Sơn La

21013’ - 104002’

187,51 ha (122,19ha chung với quân sự, HKDD quản lý 16,46ha)

Đang nâng cấp

3

Nội Bài

Hà Nội

21013’ - 105048’

941,2ha (228ha chung với quân sự, HKDD quản lý 241,3ha)

Đang khai thác

4

Cát Bi

Hải Phòng

20049’ - 106043’

436,9ha (166,5ha chung với quân sự, HKDD quản lý 3ha)

Đang khai thác

5

Vinh

Nghệ An

18045’ - 105040’

416,62ha (228ha chung với quân sự, HKDD quản lý 35,28ha)

Đang khai thác

6

Đồng Hới

Quảng Bình

17005’ - 106035’

177 ha (114ha chung với quân sự, HKDD quản lý 33ha)

Đang thi công, chưa khai thác

7

Phú Bài

Thừa Thiên – Huế

16024’ - 107041’

243,27ha (101ha chung với quân sự, HKDD quản lý 142,27ha)

Đang khai thác

8

Chu Lai

Quảng Ngãi

15025’ - 108042’

2.022,4ha (180ha chung với quân sự, HKDD quản lý 219,71ha)

Đang khai thác

9

Đà Nẵng

Đà Nẵng

16002’ - 106012’

861,29ha (153,92ha chung với quân sự, HKDD quản lý 38,88ha)

Đang khai thác

10

Phù Cát

Bình Định

13057’ - 109003’

1018ha (1593,2ha chung với quân sự, HKDD quản lý 14,49ha)

Đang khai thác

11

Tuy Hoà

Phú Yên

13003’ - 109020’

1.200ha (180ha chung với quân sự, HKDD quản lý 90,82ha)

Đang khai thác

12

Nha Trang

Khánh Hoà

12013’ - 109012’

-

Dừng khai thác

13

Cam Ranh

Khánh Hoà

11059’ - 109013’

715,05ha (440ha chung với quân sự, HKDD quản lý 239,05ha)

Đang khai thác

14

Plei Ku

Gia Lai

14001’ - 108001’

247,53 ha (79,42ha chung với quân sự, HKDD quản lý 15,56ha)

Đang khai thác

15

Buôn Ma Thuột

Đắc Lắc

12040’ - 108006’

259,6ha (88ha chung với quân sự, HKDD quản lý 171,6ha)

Đang khai thác

16

Liên Khương

Lâm Đồng

11045’ - 106025’

330,11ha (153,9ha chung với quân sự, HKDD quản lý 176,21ha)

Đang khai thác

17

Tân Sơn Nhất

Tp. HCM

10049’ - 106040’

1.150ha (400ha chung với quân sự, HKDD quản lý 205ha)

Đang khai thác

18

Côn Sơn

Bà Rịa –Vũng Tầu

08044’ - 106038’

103,1ha (93,96ha chung với quân sự, HKDD quản lý 8,21ha)

Đang khai thác

19

Cần Thơ

Cần Thơ

10005’ - 105045’

268,0ha (58ha chung với quân sự, HKDD quản lý 35ha)

Đang thi công, chưa khai thác

20

Phú Quốc

Kiên Giang

10013’ - 103058’

92,87 ha (84ha chung với quân sự, HKDD quản lý 8,87ha)

Đang khai thác

21

Rạch Giá

Kiên Giang

9057’ - 105008’

58,6ha (13ha chung với quân sự, HKDD quản lý 45,6ha)

Đang khai thác

22

Cà Mau

Cà Mau

9011’ - 105010’

92,0ha (13ha chung với quân sự, HKDD quản lý 69ha)

Đang khai thác




  1. Quy mô của các cảng hàng không

  1. Các cảng hàng không quốc tế

Theo tiêu chuẩn phân cấp của ICAO, các CHKQT của Việt Nam thuộc cấp 4E, đường cất hạ cánh được trang bị các thiết bị hỗ trợ cất hạ cánh. Các nhà ga hành khách đạt tiêu chuẩn quốc tế với tổng công suất hiện tại là 25 triệu hành khách/năm (Nội Bài: 6 triệu, Đà Nẵng: 1 triệu, Tân Sơn Nhất: 17 triệu, Phú Bài: 1 triệu). Tổng diện tích chiếm đất các CHKQT hiện nay là 3.200 ha trong đó diện tích đất do HKDD quản lý là 550 ha, đất dùng chung là 700 ha.

Hiện nay, tại 03 CHKQT Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất đã và đang đồng loạt triển khai chuẩn bị đầu tư hoặc thực hiện đầu tư các dự án lớn nhằm nâng cao năng lực cũng như chất lượng phục vụ như: đầu tư mới sân đỗ tàu bay, nhà ga T2, xây dựng nhà ga hàng hóa công suất 260 nghìn tần hàng hóa/năm tại CHKQT Nội Bài; nâng cấp, mở rộng đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay đồng bộ với việc xây dựng nhà ga hành khách mới với công suất 4 triệu hành khách/năm tại CHKQT Đà Nẵng; Xây dựng nhà ga hành khách quốc tế (hoàn thành năm 2007), ga hàng hóa CHKQT Tân Sơn Nhất...



  1. Các cảng hàng không nội địa

Các CHKNĐ của Việt Nam hiện nay có quy mô từ cấp 3C đến cấp 4E, được trang bị các hệ thống dẫn đường, một số được trang bị thiết bị hạ cánh bằng khí tài (ILS). Khoảng 60% số CHK này có khả năng tiếp thu tầu bay A320/A321, còn lại chỉ khai thác được ATR72 hoặc tương đương do hạn chế của đường cất hạ cánh.

Hiện nay có 03 CHKNĐ đã được trang bị đèn đêm là Cát Bi, Buôn Ma Thuột, Cam Ranh. Các CHK còn lại sẽ được lắp đặt dần trong thời gian tới, trước mắt ưu tiên trang bị cho các CHK có mật độ khai thác khá hoặc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng như: Liên Khương, Cần Thơ, Vinh, Pleiku, Phù Cát. Hầu hết các CHK đều đã được đầu tư xây mới nhà ga, số còn lại cũng đang trong giai đoạn chuẩn bị hoặc thực hiện đầu tư.

Tổng công suất của các CHKNĐ tính đến tháng 12/2007 là 2,8 triệu hành khách/năm, trong đó: Cụm CHK miền Bắc 0,8 triệu, Cụm CHK miền Trung 1 triệu, và Cụm CHK miền Nam 1 triệu. Tổng diện tích chiếm đất các CHKNĐ hiện nay là 8.244,4 ha trong đó diện tích đất do HKDD quản lý là 1.361,7 ha, đất dùng chung là 2.333 ha.


  1. Thực trạng khai thác các cảng hàng không

  1. Về sản lượng khai thác

Giai đoạn 1995-2007, sản lượng khai thác tại các CHK đạt mức tăng trưởng bình quân 12%/năm về hành khách, 13,7%/năm về hàng hóa và 6,9%/năm về phục vụ máy bay cất hạ cánh.

Năm 2007, tổng sản lượng hành khách thông qua hệ thống CHK Việt Nam đạt trên 20,2 triệu lượt khách, trong đó riêng lưu lượng hành khách tại 03 CHKQT chiếm khoảng 85% tổng sản lượng. Sản lượng tại từng Cụm CHK cụ thể như sau:



  • Cụm CHK miền Bắc: 6,6 triệu khách - chiếm 32,6% tổng sản lượng.

  • Cụm CHK miền Trung: 2,6 triệu khách - chiếm 13,5% tổng sản lượng.

  • Cụm CHK miền Nam: 10,9 triệu khách - chiếm 53,9% tổng sản lượng.

  1. Về loại hình và chất lượng dịch vụ

Các CHKNĐ mới chỉ tập trung thực hiện các dịch vụ HK (phục vụ trực tiếp vận chuyển HK). Tại các CHKQT, mặc dù lĩnh vực phi HK (thuê mặt bằng, quảng cáo, bến bãi, dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm...) đã từng bước được quan tâm nhưng mức độ đa dạng và chất lượng của dịch vụ còn hạn chế.

  1. So sánh với Quy hoạch phát triển hệ thống sân bay toàn quốc được phê duyệt tại Quyết định số 911/1997/QĐ-TTg

Hệ thống SB toàn quốc được quy hoạch phát triển bao gồm: 138 CHK, SB và bãi hạ cánh, trong đó được phân thành 2 loại:

      • Các SB và bãi đậu quân sự: Danh sách này gồm 86 SB các loại thuần tuý do quân sự quản lý.

      • Các SB giao cho dân dụng quản lý và sử dụng hoặc được dùng chung cho dân dụng và quân sự: Danh sách này gồm 52 CHK-SB:

  • 28 CHK được quy hoạch cho các hoạt động bay thường kì, trong đó có 3 CHKQT là Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất; 3 CHK dự bị quốc tế đi cùng với các CHKQT tương ứng là: Cát Bi, Chu Lai, Long Thành. 22 CHK khác là: Điện Biên, Cao Bằng, Lào Cai, Nà Sản, Quảng Ninh, Gia Lâm, Vinh, Thanh Hoá, Đồng Hới, Phú Bài, Phù Cát, Nha Trang, Tuy Hoà, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Liên Khương, Vũng Tàu, Côn Đảo, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau và Phú Quốc. Trong số này thì 4 CHK chưa có là: Thanh Hoá, Cao Bằng, Quảng Ninh, Lào Cai.

  • 24 SB được quy hoạch cho các hoạt động bay không thường kì (đáp ứng các nhu cầu: phục vụ y tế, cứu trợ nhân đạo, phòng chống thiên tai, huấn luyện, thể thao, câu lạc bộ HK, dịch vụ dầu khí, bay taxi, thăm dò khoáng sản, v.v...) gồm: Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Yên Bái, Móng Cái, Hoà Lạc, Nam Định, Nghệ An, Ái Tử, Tam Kỳ, Kon Tum, Trường Sa, Phan Thiết, Lộc Ninh, Cù Lao Thu, Cam Ly, Tây Ninh, Mộc Hoá, Trúc Giang, Cao Lãnh, Châu Đốc, Trà Vinh, Sóc Trăng, Năm Căn. Hiện nay, 24 SB này chưa có hoạt động bay do chưa có nhu cầu, trong đó SB Trường Sa do Bộ Quốc phòng mới xây dựng cho hoạt động bay quân sự.

Tổng hợp so sánh hiện trạng với Quy hoạch phát triển hệ thống SB toàn quốc được phê duyệt tại Quyết định số 911/1997/QĐ-TTg được nêu trong Phụ lục 7.

  1. So sánh với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới

Nếu lấy CHK qui mô nhất của Việt Nam là CHKQT Tân Sơn Nhất (tổng công suất nhà ga là 5 triệu khách/năm) để so sánh thì CHK này còn kém xa các CHK lớn trong khu vực cả về năng lực và sản lượng thực tế như Đôn-Mường (Băng-Cốc) với 30 triệu khách/năm và Chan-gi (Xinh-ga-po) với 25 triệu khách/năm.

  1. Đánh giá về hệ thống cảng hàng không Việt Nam

Thực tế khai thác và xây dựng trong những năm qua, hệ thống CHK-SB đã cơ bản thể hiện rõ tính hợp lý, phân bổ hài hoà trên toàn bộ lãnh thổ và các vùng miền. Một số CHK chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế cho các nhà vận chuyển và khai thác nhưng đã đáp ứng tốt nhu cầu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội các vùng miền, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác. Hệ thống CHK về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại và đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước.

Đối với nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng, hầu hết các CHK trong hệ thống CHK toàn quốc là CHK dùng chung nên đã có những hoạt động hiệp đồng nhịp nhàng đảm bảo tốt nhiệm vụ và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Các hoạt động khẩn cấp như phòng chống thiên tai, bạo loạn trong thời gian qua đã cho thấy hiệu quả của việc phát triển hệ thống CHK theo quy hoạch.



  1. Điểm mạnh

  • Hệ thống CHK phân bố đều trên lãnh thổ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng đường bay đến khắp các vùng, miền trong cả nước.

  • Các CHKQT có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển thành các trung tâm trung chuyển của khu vực.

  • Quy mô và năng lực khai thác của các CHK về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại.

  1. Hạn chế

  • Nhiều CHKNĐ chưa được trang bị hệ thống hỗ trợ tiếp cận như đèn đêm, thiết bị hạ cánh chính xác ILS... nên không có khả năng tiếp thu máy bay vào ban đêm hoặc khi thời tiết xấu. Do hạn chế về vốn đầu tư nên cơ sở hạ tầng và trang thiết bị chưa được đầu tư một cách toàn diện, 40% số CHK chỉ có khả năng khai thác máy bay nhỏ (dưới 70 ghế).

  • Các dịch vụ thương mại (phi HK) còn rất hạn chế, đặc biệt tại các CHKNĐ.

  • Quy mô của các CHKQT còn nhỏ bé so với nhiều quốc gia trong khu vực, sức cạnh tranh yếu.

  1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ - ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG BAY

  1. Qui mô và năng lực điều hành

Việt Nam đang quản lý và điều hành các hoạt động bay trong vùng trời có diện tích khoảng 1.200.000 km2 thuộc 02 vùng thông báo bay (FIR) là FIR Hà Nội và FIR Hồ Chí Minh. Đây là hai vùng FIR có các đường bay với mật độ bay khá cao, chiếm vị trí quan trọng đối với các hoạt động bay trên khu vực biển Đông cũng như khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Hàng ngày có hơn 700 chuyến bay đi/đến và quá cảnh vùng trời Việt Nam.

  1. Hệ thống cơ sở hạ tầng

  1. Kiểm soát không lưu

Gồm 2 trung tâm kiểm soát đường dài (ACC/Hà Nội và ACC/Hồ Chí Minh), 3 cơ quan kiểm soát tiếp cận (APP/Nội Bài, APP/Tân Sơn Nhất, APP/Đà Nẵng) và hệ thống các đài kiểm soát không lưu tại các CHK với trang thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn ICAO và có đầy đủ năng lực kiểm soát, điều hành các hoạt động bay trong vùng trời do Việt Nam quản lý.

  1. Các mạng kỹ thuật phục vụ không lưu

Mạng thông tin HK được trang thiết bị khá hiện đại, đảm bảo tầm phủ toàn bộ vùng trời do Việt Nam quản lý, đáp ứng được nhu cầu hiện nay về thông tin HK. Mạng dẫn đường HK bao gồm 49 đài trạm dẫn đường VOR/DME, NDB và ILS bảo đảm phủ sóng trên tất cả các đường bay. Hệ thống radar giám sát HK bao gồm 9 trạm radar được hoà mạng thống nhất, đảm bảo tầm phủ hầu như toàn bộ 02 FIR do Việt Nam quản lý điều hành.

  1. Cơ sở khí tượng hàng không

Hiện nay có 2 trạm radar thời tiết C-band, 2 trạm thu sản phẩm dự báo thời tiết toàn cầu (SADIS), 1 trạm thu ảnh vệ tinh, 9 trạm quan trắc khí tượng tự động. Ngoài ra tại từng CHK còn có các trạm quan trắc, vườn khí tượng theo tiêu chuẩn tối thiểu của ICAO. Về tổ chức, hiện tại có 1 Ban canh phòng thời tiết tại Gia Lâm, 3 cơ quan khí tượng tại 3 CHKQT (Nội Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất). Hệ thống tổ chức, trang thiết bị khí tượng của Ngành đáp ứng đầy đủ theo qui định của ICAO.

  1. Cơ sở tìm kiếm cứu nạn

Về tổ chức có Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn HK, tại các đơn vị đều có các bộ phận tìm kiếm cứu nạn hoặc khẩn nguy. Các trang thiết bị phục vụ cho công tác này đều ở mức tối thiểu theo tiêu chuẩn của ICAO. Hàng năm, Cục HKVN đều tổ chức diễn tập tìm kiếm, cứu nạn HK và khẩn nguy CHK với sự tham gia của các lực lượng trong và ngoài Ngành có liên quan. Cục HKVN cũng thường xuyên trao đổi và thoả thuận về phối hợp triển khai công tác tìm kiếm, cứu nạn khi xảy ra tình huống với các nước kế cận vùng FIR của Việt Nam .

  1. Sản lượng điều hành bay

Từ chỗ điều hành 127.074 lần chuyến bay tương ứng 63,2 triệu km điều hành vào năm 1995, sau 10 năm Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam đã nâng sản lượng điều hành lên gấp hơn 2 lần về số lần chuyến và gấp hơn 5 lần về km điều hành quy đổi. Năm 2007 đạt 299.345 lần chuyến bay và 378 triệu km điều hành. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 6,9% về số lần chuyến và 16,2% về km điều hành.

  1. Đánh giá về hệ thống quản lý, đảm bảo hoạt động bay

  1. Điểm mạnh

  • Trình độ quản lý không lưu của HKVN được xếp vào loại khá của khu vực. Đã phối hợp, thực hiện thành công nhiều chương trình theo đề xuất của ICAO đặc biệt là chương trình triển khai các đường bay mới trên biển Đông.

  • Công tác phối hợp hiệp đồng với các cơ quan của Bộ Quốc phòng liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ vùng trời được thực hiện thương xuyên, chặt chẽ.

  • Hệ thống các trang thiết bị (thông tin, dẫn đường, giám sát) đều ở mức tiên tiến, đạt trình độ khu vực và thế giới.

  1. Hạn chế

  • Chất lượng dịch vụ chưa đồng đều, các dịch vụ không báo, khí tượng, tìm kiến cứu nạn mặc dù ở mức đáp ứng theo qui định của ICAO nhưng chất lượng chưa cao.

  • Tổ chức thực hiện không báo chưa hoàn chỉnh, cơ sở pháp lý còn thiếu.

  1. Каталог: Uploads -> file -> word documents
    file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
    file -> BỘ giao thông vận tảI
    word documents -> ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020
    word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
    word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
    word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
    word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
    word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

    tải về 0.7 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương