Qui hoạch phát triển Giao thông vận tải hàng không Việt Nam



tải về 0.7 Mb.
trang7/9
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích0.7 Mb.
#2151
1   2   3   4   5   6   7   8   9

Thông tin:

Mở rộng, tăng cường thể tích phủ sóng chồng lấn bằng phương tiện VHF, đảm bảo dự phòng về trạm trong các phân khu. Từng bước áp dụng và áp dụng có chọn lọc công nghệ thông tin dữ liệu và nối mạng thông tin viễn thông HK (ATN) không địa trong hai vùng thông báo bay. Mở rộng và tăng cường năng lực của mạng thông tin vệ tinh điểm đối điểm trên tuyến trục (Bắc - trung - Nam) và đi/đến các trạm thông tin, các CHKNĐ. Nghiên cứu, áp dụng công nghệ mạng ATN mặt đất trên phạm vi toàn quốc. Các dự án chính:

  • Nâng cấp, mở rộng hệ thống thông tin vệ tinh: 2008-2010.

  • Đầu tư nâng cấp, hoàn thiện mạng VHF thoại không - địa tầm xa (10 trạm) trong giai đoạn 2006-2010, bao gồm: 04 trạm khu vực FIR Hà Nội (Gia Lâm, Mộc Châu, Vinh, Tam Đảo) 6 trạm khu vực FIR Hồ Chí Minh (Sơn Trà, Vũng Chua, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Cà Mau, Côn Đảo). Hoàn thiện mạng VHF không - địa đảm bảo yêu cầu điều hành bay : 2008-2010.

  • Chuyển đổi hệ thống AFTN (mạng thông tin HK cố định) sang ATN (mạng thông tin HK). Thời gian thực hiện: 2006-2010.

  • Triển khai các đường truyền dữ liệu bằng CPDLC phục vụ công tác điều hành bay. Thời gian thực hiện: đối với sân bay quốc tế: 2008-2015, sân bay nội địa: 2016-2020.

  • Đầu tư mới 01 trạm vệ tinh mặt đất (GES) thuộc hệ thống thông tin lưu động HK (hoặc xem xét phối hợp sử dụng trạm GES hiện có của Hàng hải). Thời gian thực hiện: 2007-2015.

    • Dẫn đường:

Thay thế toàn bộ phương thức dẫn đường bằng NDB sang phương thức dẫn đường bằng DVOR/DME. Nghiên cứu, áp dụng từng bước công nghệ dẫn đường bằng vệ tinh trong tổng thể chương trình CNS/ATM mới. Các dự án chính:

  • Đầu tư các trạm DVOR/DME tại các CHK Nội Bài (đầu Tây), Đồng Hới, Phù Cát, Chu Lai, Tuy Hoà, Cam Ranh, Liên Khương, Phú Quốc, Cần Thơ, Nà Sản, Côn Sơn, Cà Mau, Rạch Giá và Gia Lâm. Thời gian thực hiện: 2006-2010.

  • Đầu tư mới các trạm dẫn đường tăng cường khu vực Visai theo vệ tinh tại 03 CHKQT (Nội Bài, Đà nẵng, Tân Sơn Nhất) và tại một số CHKNĐ. Thời gian thực hiện: 2016-2020.

  • Đầu tư thêm hệ thống ILS tại các CHK: Đà Nẵng, Nội Bài, Tân Sơn Nhất (2008-2010); Cần Thơ, Phú Quốc, Cam Ranh, Chu Lai và Vinh (2010-2012).

  • Tăng cường các hệ thống đèn đêm CAT-I, CAT-II tại các CHKQT, đầu tư các hệ thống đèn đêm giản đơn và CAT-I tại các CHKNĐ.

  • Triển khai Chương trình sử dụng dẫn đường vệ tinh (GNSS) cho bay đường dài trên đất liền, bay đến/đi và tiếp cận không chính xác tại các CHKNĐ từ năm 2015-2020.

  • Đầu tư hệ thống DGNSS cho tiếp cận chính xác cấp I tại các CHKNĐ không được trang bị hệ thống ILS như: Vinh, Đồng Hới, Pleiku, Tuy Hòa, Phù Cát, Cà Mau, Phú Quốc từ năm 2015-2020. Sau 2020 đầu tư thay thế mới hệ thống ILS đã được trang bị tại các CHK.

    • Giám sát:

Duy trì và tăng cường năng lực hệ thống giám sát HK theo công nghệ truyền thống (Ra đa). Triển khai từng bước công nghệ giám sát phụ thuộc tự động (ADS) trong cả hai vùng thông báo bay. Các dự án chính:

  • Đầu tư mới trạm rađa sơ cấp/thứ cấp tại Tân Sơn Nhất thời gian thực hiện: 2008-2010 và nâng cấp các trạm rađa sơ cấp/thứ cấp tại Nội Bài, Đà Nẵng, các trạm ra đa thứ cấp tại Vinh, Quy Nhơn, Cà Mau. Thời gian thực hiện: 2010-2015.

  • Đầu tư 02 trạm ra đa giám sát mặt đất tại các CHKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Thời gian thực hiện: 2007-2010.

  • Đầu tư 02 trạm ra đa thứ cấp tại các CHKQT Long Thành và Cam Ranh, 03 trạm rađa thứ cấp tại Cát Bi, Pleiku và Côn Đảo. Thời gian thực hiện: 2010-2015.

  • Đầu tư hệ thống xử lý dữ liệu bay, dữ liệu rađa (RDP/FDP) tại APP/TWR Đà Nẵng. Thời gian thực hiện: 2008-2010.

  • Triển khai giám sát phụ thuộc tự động (ADS-C) làm phương tiện bổ trợ cho hệ thống giám sát bằng ra đa hiện tại. Thời gian thực hiện: 2007-2015.

  • Đầu tư mạng giám sát ADS-B (giám sát phụ thuộc tự động) là phương tiện giám sát chính từ năm 2016.

  • Đầu tư hệ thống giám định đa năng (MLAT) tại các CHKQT Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Thời gian thực hiện: 2008-2015.

  1. Lĩnh vực khí tượng

  • Hoàn thành việc đầu tư các trạm quan trắc thời tiết tự động tại các CHKNĐ. Thời gian thực hiện: 2006-2010.

  • Đầu tư trạm ra đa khí tượng tại CHK Đà Nẵng và Gia Lâm. Thời gian thực hiện: 2008-2010.

  • Lập mạng cơ sở dữ liệu khí tượng (kết nối, trao đổi, lưu trữ số liệu và các dữ liệu khí tượng khác). Thời gian thực hiện: 2007-2009.

  • Đầu tư mạng D-ATIS tại các CHKQT Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất theo tiêu chuẩn ICAO. Thời gian thực hiện: 2008-2010.

  • Xây dựng mô hình dự báo khí tượng hàng không theo phương pháp số trị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ khí tượng. Thời gian thực hiện: 2008-2015.

  • Hoàn thành chương trình triển khai mạng D-ATIS tại tất cả các CHKQT, thời gian thực hiện: 2014-2018.

  1. Lĩnh vực thông báo tin tức hàng không

  • Triển khai dự án tự động hóa thông báo tin tức hàng không (AIS). Thời gian thực hiện: 2007-2009.

  • Hệ thống tự động xử lý, in ấn bản đồ HK, bao gồm cả bản đồ số. Thời gian thực hiện: 2010-2012.

  • Xây dựng hệ thống quản lý tự động chướng ngại vật hàng không (2010-2015).

  • Triển khai Chương trình xây dựng hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9000) các dịch vụ thông báo tin tức hàng không . Thời gian thực hiện: 2010-2012.

  • Kết nối hệ thống thông báo tin tức hàng không tự động toàn cầu từ năm 2016.

  1. Lĩnh vực tìm kiếm - cứu nạn

  • Trong giai đoạn 2007-2010 tập trung đầu tư lực lượng tìm kiến - cứu nạn tại Trung tâm QLBDDVN, các CHK cả về trang thiết bị, con người đi đôi với việc hoàn thiện tổ chức hoạt động.

  • Đầu tư phao kích (máy bay bị nạn) tại CHKQT Tân Sơn Nhất và Nội Bài. Thời gian thực hiện: 2007-2008.

  • Đầu tư Chương trình trợ giúp tìm kiếm máy bay bị nạn bằng máy tính bao gồm cả cơ sở dữ liệu tìm kiếm - cứu nạn (kết nối, trao đổi, lưu trữ số liệu TK-CN, kể cả số liệu từ các trạm vệ tinh/LUT giúp định vị máy bay bị nạn). Thời gian thực hiện: 2008-2012.

  • Đầu tư 04 máy bay chuyên dụng tìm kiếm - cứu nạn HK, nâng tổng số lên 06 chiếc vào năm 2020 (Bộ Quốc phòng đầu tư).

  1. Trang bị các trang thiết bị trên tầu bay

  • Trang bị các hệ thống trang thiết bị trên tầu bay để đáp ứng các yêu cầu về dẫn đường khu vực RNAV/RNP, giảm tiêu chuẩn phân cách cao (RVSM), hệ thống FANS 1/A (Hệ thống dẫn đường tương lai)... theo các khung thời gian tương ứng trên.

  • Bắt buộc đầu tư máy phát vị trí khẩn nguy tần số 406MHz trên tầu bay hoạt động chính thức từ 01/2009.

  • Mạng quản lý khai thác bay (AOC) và mạng liên lạc công cộng của hành khách (PPC) phù hợp với cấu hình mạng viễn thông ATN toàn Ngành HKDD. Thời gian thực hiện: 2008-2012 (trong đó ưu tiên trước mạng dữ liệu ACARS, không đi theo hướng sử dụng liên lạc thoại).

  1. Công tác bay hiệu chuẩn

  • Hoàn thành việc đầu tư thiết bị, con người và quy trình khai thác trong các năm 2008, 2009 để đầu năm 2010 Ngành HKDD có thể tự đảm nhiệm việc triển khai công tác bay hiệu chuẩn cho toàn bộ trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, bảo đảm hoạt động bay theo các quy định của ICAO.

  • Tiếp tục hoàn thiện cả về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, con người phục vụ công tác bay hiệu chuẩn. Từ năm 2016 nghiên cứu đầu tư đội máy bay phục vụ công tác bay hiệu chuẩn thiết bị cho toàn Ngành cũng như có thể tham gia các hợp đồng bay hiệu chuẩn cho các quốc gia khác.

  1. Định hướng qui hoạch đến năm 2030

  1. Lĩnh vực không lưu

  • Hoàn thành chương trình tự động hóa công tác quản lý điều hành bay.

  • Hoàn thành thực hiện quá trình chuyển đổi công tác quản lý không lưu theo chương trình CNS/ATM mới phù hợp với tiến trình chung của khu vực và thế giới.

  • Hoàn thành chương trình đầu tư quản lý luồng không lưu (ATFM).

  1. Lĩnh vực thông tin, dẫn đường, giám sát

  • Hoàn thành việc chuyển đổi toàn bộ hệ thống trang thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát sang hệ thống CNS/ATM mới.

  1. Lĩnh vực khí tượng

  • Hoàn thành chương trình triển khai mạng D-ATIS tại tất cả các CHK.

  • Hoàn thành việc kết nối hệ thống thông tin khí tượng hàng không toàn cầu.

  • Hoàn thành việc xây dựng mô hình dự báo khí tượng hàng không cho từng CHK, sân bay theo phương pháp số trị.

  1. Lĩnh vực thông báo tin tức hàng không

  • Tiếp tục tăng cường kết nối hệ thống không báo tự động toàn cầu.

  1. Lĩnh vực tìm kiếm - cứu nạn

  • Tiếp tục dầu tư các tầu bay, hệ thống trang thiết bị chuyên dụng tìm kiếm - cứu nạn HK.

  1. Công tác bay hiệu chuẩn

  • Tiếp tục hoàn thiện cả về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, con người phục vụ công tác kiểm tra, bay hiệu chuẩn trang thiết bị đảm bảo hoạt động bay.




  1. QUY HOẠCH CÔNG NGHIỆP HÀNG KHÔNG

  1. Quan điểm quy hoạch

  • Lấy phát triển CNHK làm một phần của kế hoạch phát triển đồng bộ Ngành HKDD Việt Nam trên cơ sở đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích kinh tế, xã hội với đảm bảo an ninh quốc phòng.

  • Phát triển CNHK đồng bộ trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt gắn CNHK với phát triển nền công nghiệp quốc gia.

  • Kết hợp tiềm lực trong và ngoài Ngành, tận dụng tối đa hợp tác quốc tế trong quá trình hội nhập để phát triển CNHK. Tập trung và ưu tiên cho phát triển công nghiệp bảo dưỡng, sửa chữa tầu bay và các trang thiết bị kĩ thuật HK, sản xuất vật tư, phụ tùng thay thế nhập khẩu.

  1. Mục tiêu

  • Tăng cường năng lực sửa chữa, bảo dưỡng tầu bay, động cơ máy bay và các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại nhằm giảm sự lệ thuộc nước ngoài, đến năm 2020 đảm bảo tự chủ hoàn toàn trong việc cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa tầu bay cho các hãng HK trong nước, tiến tới mở rộng dịch vụ cho các hãng HK nước ngoài.

  • Đến năm 2015 tập trung nghiên cứu, tham gia chế tạo một số phụ tùng, phụ kiện tầu bay và các trang thiết bị kỹ thuật hay phải thay thế trên cơ sở hợp tác, liên doanh, liên kết với các nhà sản xuất tầu bay lớn trên thế giới. Trong giai đoạn 2015-2020 tiếp tục mở rộng, tiến tới hợp tác chế tạo phụ tùng tầu bay và từng phần máy bay. Việc sản xuất tầu bay nhỏ mang thương hiệu Việt Nam sẽ thực hiện trong giai đoạn sau năm 2020.

  • Đến năm 2015 đảm bảo 100% nhu cầu bảo trì và 1/2 nhu cầu sửa chữa các trang thiết bị chuyên ngành quản lý bay. Tổ chức nghiên cứu, thiết kế, chế tạo một số dụng cụ, phầm mềm, sản phẩm thiết bị chuyên ngành quản lý bay như đèn đêm, thiết bị dẫn đường... cung cấp cho nhu cầu trong Ngành và một số quốc gia trong khu vực.

  1. Nội dung quy hoạch đến năm 2020

  1. Lĩnh vực kỹ thuật tàu bay

      • Thành lập tổ chức chuyên cung ứng dịch vụ kỹ thuật tàu bay trên cơ sở tiếp tục phát triển hệ thống các cơ sở bảo dưỡng tàu bay hiện có nhằm đạt các tiêu chuẩn JAR/FAR 145, có năng lực mạnh, đảm bảo khả năng cung ứng các dịch vụ kỹ thuật tàu bay cho các hãng HK trong nước và các hãng HK quốc tế đi đến Việt Nam, cụ thể:

  • Bảo dưỡng, sửa chữa 70% thân cánh cho các loại tàu bay mà các công ty, hãng HKVN đang khai thác. Bảo dưỡng và sửa chữa từng phần tương tự đối với các loại tàu bay khác cho các hãng HK nước ngoài đi đến Việt Nam.

  • Nâng cấp các cơ sở bảo dưỡng thiết bị điện - điện tử, thiết bị cơ giới nhằm mục tiêu có thể sửa chữa, đại tu từ 50% đến 60% các thiết bị cơ giới, 30% đến 40% các thiết bị điện tử cho đội tầu bay của của các công ty, hãng HK của Việt Nam và cung ứng dịch vụ cho các hãng HK nước ngoài đi đến Việt Nam.

  • Nâng cấp trung tâm bảo dưỡng động cơ để sửa chữa được loại động cơ có số lượng lớn trên các loại tàu bay mà các hãng HK Việt Nam khai thác; có thể sửa chữa các module đối với động cơ của tàu bay ATR-72.

  • Bảo dưỡng nội trường đơn giản cho các tàu bay của Vietnam Airlines và tầu bay tương tự của các hãng HK nước ngoài đi đến Việt Nam.

  • Từng bước sản xuất một số phụ tùng đơn giản và các trang thiết bị chuyên dùng không đòi hỏi công nghệ cao.

      • Thực hiện liên minh cung ứng khí tài kỹ thuật và bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay với các đối tác sử dụng tàu bay và phương tiện kỹ thuật tương tự nhằm thiết lập kho vật tư, khí tài, động cơ dùng chung để đảm bảo tính linh hoạt, hiệu quả khai thác. Hợp tác, liên kết với nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở bảo dưỡng tàu bay thân lớn, tầm cỡ khu vực tại CHK Chu Lai, Long Thành với mục đích xuất khẩu dịch vụ bảo dưỡng tàu bay cho các hãng HK trong khu vực.

+ Gắn các chương trình đầu tư tàu bay dài hạn với việc hợp tác tham gia sản xuất phụ tùng, cấu kiện tàu bay. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước thực hiện việc liên doanh, liên kết quốc tế hoặc cho phép các công ty nước ngoài đầu tư 100% vốn để thực hiện các dự án đầu tư, sản xuất các cấu kiện tàu bay, phụ tùng tàu bay tại Việt Nam.

  1. Lĩnh vực trang thiết bị kỹ thuật khác

Nâng cấp Trung tâm dịch vụ kỹ thuật hiện trực thuộc Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam (ATTECH) thành Công ty Dịch vụ kỹ thuật HK với các nhiệm vụ chính sau:

  • Đảm bảo toàn bộ công tác bảo trì, sửa chữa, lắp đặt máy móc, thiết bị và cung cấp các dịch vụ khác trong lĩnh vực đảm bảo hoạt động bay.

  • Mở rộng phạm vi hoạt động, cung cấp dịch vụ bảo trì, sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật cho các đơn vị đầu mối khác trong Ngành HKDD.

  • Nghiên cứu chế tạo và tiến tới sản xuất các sản phẩm (đèn hiệu hàng không, biển báo, bàn console…), máy móc, dụng cụ, thiết bị, phần mềm... cung cấp cho nhu cầu của Ngành HKDD và từng bước tiếp cận thị trường chung.

  • Liên kết với các cơ sở kỹ thuật trong nước của Bộ Quốc phòng, Bộ Bưu chính viễn thông và Bộ Giao thông vận tải để phối hợp thực hiện sửa chữa lớn và chế tạo các phương tiện thiết bị sử dụng trong Ngành HK.

  • Tập trung phát triển các cơ sở nghiên cứu, thiết kế, sản xuất của ATTECH tại 02 khu vực chính là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh song song với việc phát triển các cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật tại các CHKQT Nội Bài, Đà Nẵng, Long Thành và Tân Sơn Nhất.

  1. Định hướng quy hoạch đến năm 2030

  1. Lĩnh vực kỹ thuật tàu bay

Hình thành một số công ty kỹ thuật HK của Việt Nam hoặc liên doanh làm nòng cốt phát triển CNHK trong lĩnh vực kỹ thuật tàu bay với phạm vi hoạt động như sau:

  • Thực hiện sửa chữa, đại tu các loại tầu bay và động cơ mà các công ty, hãng HK của Việt Nam khai thác.

  • Từng bước gia công, chế tạo một phần linh kiện tàu bay. Tiến hành hợp tác liên doanh sản xuất một phần cấu hình tàu bay.

  • Đầu tư phát triển một tổ hợp CNHK bao gồm các cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, cơ sở nghiên cứu, thiết kế chế tạo linh kiện tàu bay, thiết bị chuyên ngành có tầm cỡ khu vực tại CHKQT Long Thành. Tổ hợp CNHK này phải trở thành cơ sở quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy phát triển CNHK tại Việt Nam.

  • Tiếp tục khuyến khích các công ty nước ngoài đầu tư sản xuất các phần của tàu bay, thiết bị, phụ tùng tàu bay tại Việt Nam.

  1. Lĩnh vực trang thiết bị kỹ thuật khác

  • Hình thành Công ty Phát triển công nghiệp và dịch vụ kỹ thuật HK với quy mô lớn và độc lập chịu trách nhiệm bảo dưỡng sửa chữa và sản xuất phụ tùng và các sản phẩm không thuộc lĩnh vực kỹ thuật tàu bay. Bên cạnh đó, khuyến khích thành lập và tạo điều kiện để các công ty kỹ thuật tham gia cung cấp dịch vụ và sản xuất một số thiết bị theo nhu cầu của thị trường CNHK.

  • Khuyến khích các công ty trong và ngoài nước đầu tư sản xuất phụ tùng, trang thiết bị chuyên ngành hàng không tại Việt Nam.




  1. QUI HOẠCH SẮP XẾP, ĐỔI MỚI CÁC DOANH NGHIỆP

  1. Quan điểm quy hoạch

  • Xác định rõ tỷ lệ phân bổ nguồn lực của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh chính (HK) và các hoạt động sản xuất kinh doanh bổ trợ (phi HK). Đối với các hoạt động kinh doanh HK, Nhà nước tiếp tục tập trung đầu tư và giữ quyền kiểm soát. Đối với các hoạt động kinh doanh phi HK, mức độ tham gia của Nhà nước sẽ theo hướng giảm dần.

  • Phát triển lực lượng VTHK phù hợp với điều kiện tự do hoá thị trường HK; giảm dần sự bảo hộ của Nhà nước đối với hãng HKVN; xoá bỏ tình trạng độc quyền kinh doanh trong Ngành HKDD. Nhà nước đảm bảo nắm giữ cổ phần chi phối đối với Vietnam Airlines, các doanh nghiệp khai thác cảng; đảm bảo pháp nhân và cá nhân Việt Nam giữ cổ phần chi phối đối với các hãng HKVN khác.

  • Mô hình tổ chức của các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thương mại khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân nhằm tạo sự năng động và huy động các nguồn lực cả về vốn, công nghệ, trình độ.

  • Các hãng HKVN kinh doanh trên cơ sở cạnh tranh bình đẳng, đồng thời có sự hợp tác, bổ trợ trong việc cung cấp các dịch vụ khai thác, bảo dưỡng, kỹ thuật thương mại mặt đất .. nhằm giảm chi phí chung.

  • Khai thác tối đa lợi thế về mạng CHK được phân bổ đều khắp đất nước và lợi thế về vị trí địa lý của Việt Nam đối với giao lưu HK trong khu vực. Giảm dần phụ thuộc của HKVN vào dịch vụ của nước ngoài.

  • Phát triển thị trường VTHK Việt Nam theo hướng mở, gắn liền với thị trường VTHK khu vực và thế giới; khuyến khích các hãng HK nước ngoài khai thác đến Việt Nam, tạo sự năng động và thúc đẩy tính cạnh tranh của lực lượng VTHK Việt Nam. Xây dựng và thực hiện các chương trình đơn giản hoá thủ tục tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích giao lưu HK quốc tế tại Việt Nam.

  • Chủ động hội nhập quốc tế theo hướng tự do hoá theo lộ trình Tiểu vùng hợp tác VTHK Căm-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam (CLMV) - Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) - Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO); giảm dần sự bảo hộ và can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào quá trình cạnh tranh của các doanh nghiệp vận chuyển HKVN trên thị trường quốc tế.

  1. Mục tiêu

  • Đến năm 2015 hoàn thành việc đổi mới mô hình tổ chức, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp hiện có cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, tính chất và qui mô của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát huy triệt để các nguồn lực và tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh.

  • Song song với việc thành lập, đưa vào hoạt động có hiệu quả các hãng HK mới, phải tập trung đầu tư, phát triển để đến sau năm 2015, Vietnam Airlines phải trở thành một trong những hãng HK hàng đầu trong khu vực, có năng lực cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thế giới, có hình ảnh và bản sắc riêng.

  • Tập trung đầu tư và có chính sách phát triển hợp lý đối với các doanh nghiệp khai thác cảng, đảm bảo việc tạo lập thành công CHK Long Thành thành các trung tâm trung chuyển lớn đủ sức cạnh tranh với các CHK trong khu vực .

  1. Nội dung qui hoạch đến năm 2020

  1. Các doanh nghiệp vận tải hàng không

  • Tiếp tục phát triển Vietnam Airlines là nòng cốt của lực lượng VTHK Việt Nam; từ nay đến 2010 trở thành hãng HK có tầm cỡ trong khu vực châu Á - Tây Thái Bình Dương; có bản sắc, có năng lực cạnh tranh, kinh doanh hiệu quả và được ưa chuộng; lấy thị trường quốc tế khu vực và thị trường nội địa là trọng tâm, kết hợp với phát triển từng bước thị trường xuyên lục địa và liên khu vực. Vietnam Airlines có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được cấp chứng chỉ người khai thác, bảo dưỡng máy bay. Sớm triển khai cổ phần hoá Vietnam Airlines trên quan điểm Nhà nước vẫn giữ giá trị cổ phần chi phối.

  • Phát triển Pacific Arilines theo hướng là hãng HK cổ phần giá rẻ khai thác thị trường nội địa và các đường bay tới các thị trường Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc) và thị trường Đông Nam Á. Thực hiện tăng vốn điều lệ và mở rộng thành phần cổ đông tham gia bao gồm cả cổ đông nước ngoài trên quan điểm các cổ đông quốc tịch Việt Nam chiếm tỷ lệ từ 70% trở lên. Nhà nước có chính sách đảm bảo sự cạnh tranh công bằng, lành mạnh, cũng như có chính sách phân định hợp lý về thị trường để không ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh chung của HKVN với quốc tế; đồng thời phải tạo khả năng hỗ trợ lẫn nhau về thị trường, kỹ thuật, công nghệ, bảo dưỡng, nhân lực... giữa hai hãng.

  • Phát triển Công ty bay dịch vụ (VASCO) theo hướng kết hợp giữa cung cấp các dịch vụ bay phục vụ kinh tế quốc dân, chuyển phát nhanh, chở hàng đường ngắn với phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá thường lệ. VASCO sẽ dần tiếp nhận từ Vietnam Airlines việc khai thác một số đường bay nội địa tới các CHKNĐ (Vietnam Airlines chỉ giữ lại một vài đường bay nội địa quan trọng). Thực hiện cổ phần hoá VASCO trên quan điểm Nhà nước vẫn giữ giá trị cổ phần chi phối.

  • Phát triển Tổng công ty bay dịch vụ (SFC) chủ đạo bay phục vụ dầu khí, mở rộng ra thị trường nước ngoài, đồng thời phát triển bay phục vụ kinh tế quốc dân, du lịch, bay HK chung.

  • Tạo điều kiện để các hãng HK mới thành lập như Viet Jet Air, Air Speed Up, Viet Air phát triển nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thị trường phát triển ổn định, nâng cao năng lực cung ứng phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng thời kỳ. Trong giai đoạn đến 2020 sẽ tiếp tục cho phép thành lập thêm các hãng HK mới bay nội địa và quốc tế với mạng đường bay nội địa tuỳ từng thời kỳ bao gồm các đường bay trục Bắc - Nam (Hà Nội - Quảng Bình - Huế - Đà Nẵng - Chu Lai - Tp Hồ Chí Minh) và các đường bay liên vùng khác. Về mạng đường bay quốc tế, hãng HK mới sẽ thực hiện bay gom tụ đến các điểm trong ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan; sau 5-7 năm có thể mở rộng ra các điểm khác tại Đông Bắc Á; khuyến khích lấy CHK Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng, Chu Lai, Cam Ranh, Cần Thơ, Phú Quốc làm CHK căn cứ. Khuyến khích việc thành lập các hãng hàng không kinh doanh vận chuyển hàng không chung.

  1. Các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công ích

  • Thực hiện việc việc phân tách triệt để chức năng quản lý nhà nước tại cảng ra khỏi doanh nghiệp với việc thành lập các cảng vụ trực thuộc Cục HKVN để thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về HKDD tại các CHK, SB. Trong năm 2008 hoàn thành việc chuyển đổi mô hình, cơ chế hoạt động các Cụm CHK và Trung tâm quản lý bay dân dụng Việt Nam thành các Tổng công ty Nhà nước theo quy định của Luật doanh nghiệp và luật Hàng không dân dụng. Khối sản xuất kinh doanh của Cụm CHK sẽ được tổ chức lại theo mô hình các doanh nghiệp CHK (3 Tổng công ty khai thác CHK tại 3 khu vực Bắc, Trung và Nam) với chức năng chính là tổ chức khai thác và cung cấp dịch vụ tại CHK, SB.

  • Từ năm 2008 tiếp tục triển khai xây dựng, thành lập các xí nghiệp dịch vụ kỹ thuật thương mại tại các CHKQT. Đến năm 2010 tiến hành chuyển một số đơn vị thành viên của các Cụm CHK khu vực (Trung tâm khai thác ga, các CHKNĐ có hoạt động bay từ mức trung bình trở lên). Đến năm 2010 chuyển Trung tâm dịch vụ kỹ thuật (ATECH) và trung tâm thông báo tin tức hàng không thuộc Trung tâm Quản lý bay dân dụng Việt Nam sang hạch toán độc lập.

  • Nghiên cứu phân định các dịch vụ HK và phi HK; dịch vụ công ích và dịch vụ thương mại của các đơn vị trong Ngành HK. Mở rộng, cho phép các doanh nghiệp ngoài Ngành tham gia cung ứng các dịch vụ phi HK tại các CHK. Đẩy mạnh liên doanh, liên kết với nước ngoài đối với các chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ HK đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp và phụ thuộc nhiều vào mạng dịch vụ toàn cầu như dự án đầu tư thành lập trung tâm trung chuyển hàng hóa quốc tế Chu Lai, dự án xây dựng CHKQT Long Thành...

  • Đến năm 2015 hoàn thành việc cổ phần hóa các doanh nghiệp dịch vụ thuộc Tổng công ty HKVN và các Tổng công ty khai thác CHK, kết hợp với việc tiếp tục hoàn thiện tổ chức, quản lý theo mô hình công ty mẹ - con.

  1. Tập đoàn Hàng không Việt Nam

  • Thành lập và đưa vào hoạt Tập đoàn Hàng không Việt Nam theo hướng tạo ra một tổ chức kinh doanh có quy mô ngành, có tiềm lực mạnh, đảm bảo sự phát triển cân đối, nhất quán trong toàn ngành đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

  1. Định hướng qui hoạch đến năm 2030

  1. Các doanh nghiệp vận tải hàng không

  • Từ 2020 đến 2030, tiếp tục cho phép thành lập thêm các hãng HK bay nội địa và quốc tế. Hoạt động khai thác của các hãng HKVN được thực hiện trên cơ sở tự do cạnh tranh, trên cả thị trường nội địa và quốc tế.

  • Tiếp tục ưu tiên, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp kinh doanh hàng không chung.

  • Tiếp tục phát triển Tổng công ty bay dịch vụ (SFC) mở rộng ra thị trường nước ngoài, đồng thời phát triển bay phục vụ kinh tế quốc dân, du lịch, bay HK chung.

  1. Các doanh nghiệp khai thác CHK

  • Hoàn thiện mô hình tổ chức các doanh nghiệp khai thác CHK khu vực theo hướng tiếp tục tách các tiếp tục tách các CHKQT và CHK nội địa để thành lập thành các doanh nghiệp CHK, hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty khai thác CHK khu vực.

  1. Tập đoàn Hàng không Việt Nam

- Hoàn thiện và tiếp tục mở rộng hoạt động để Tập đoàn Hàng không Việt Nam trở thành tổ chức kinh doanh có có tầm cỡ trong khu vực, có quy mô hoạt động ở thị trường trong nước và nước ngoài.


  1. Каталог: Uploads -> file -> word documents
    file -> Bch đOÀn tỉnh đIỆn biên số: 60 -hd/TĐtn-tg đOÀn tncs hồ chí minh
    file -> BỘ giao thông vận tảI
    word documents -> ChiÕn l­îc ph¸t triÓn giao th ng n ng th n viÖt nam ®Õn n¨m 2020
    word documents -> Báo cáo tổng hợp MỞ ĐẦu bối cảnh
    word documents -> THÔng tư Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật đường ngang, quy tắc giao thông tại đường ngang, tổ chức phòng vệ, tổ chức quản lý, xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng
    word documents -> HƯỚng dẫn khai lý LỊch của ngưỜi xin vàO ĐẢng theo Hướng dẫn số 05/hd tctw ngày 26-2-2002
    word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 317
    word documents -> BỘ giao thông vận tải cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 190

    tải về 0.7 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương