PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết xây dựng quy hoạCH


Quy hoạch Phát triển Du lịch giai đoạn 1997 - 2010



tải về 1.57 Mb.
trang7/18
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.57 Mb.
#29323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18

3.1. Quy hoạch Phát triển Du lịch giai đoạn 1997 - 2010:


Quyết định số 49/1998/QĐ-UB ngày 22/4/1998 của UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Quy hoạch phát triển Du lịch giai đoạn 1997 - 2010, với các mục tiêu và chỉ báo phát triển sau:

Về khách du lịch: Tổng số khách đến năm 2000 là 62 ngàn lượt khách trong đó khách quốc tế là 4,1 ngàn và khách nội địa là 57,9 ngàn lượt khách; đến năm 2005 là 171,7 ngàn lượt khách trong đó khách quốc tế là 12,3 ngàn và khách nội địa là 159,4 ngàn lượt khách; đến năm 2010 là 518,2 ngàn lượt khách, trong đó khách du lịch quốc tế là 40 ngàn và khách nội địa là 478,2 ngàn lượt khách.

Ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế tại tỉnh đến 2000 là 1,1 ngày, đến năm 2005 là 2,6 ngày, dự kiến đến năm 2010 là 3,1 ngày khách; khách nội địa đến 2000 là 1,6 ngày, đến 2005 là 2,3 ngày, dự kiến đến 2010 là 2,8 ngày khách.



Về doanh thu: Tổng doanh thu đến 2000 là 1,429 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khách quốc tế là 0,387 tỷ đồng, khách nội địa là 1,042 tỷ đồng; đến 2005 doanh thu là 6,159 tỷ đồng trong đó doanh thu từ khách quốc tế là 1,760 tỷ đồng, từ khách nội địa là 4,399 tỷ đồng và đến 2010 doanh thu là 22,685 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khách du lịch quốc tế là 2,600 tỷ đồng, khách du lịch nội địa là 20,085 tỷ đồng.

Mức độ chi tiêu của khách tại Bắc Giang giai đoạn 2000 - 2005 đối với khách quốc tế là 50 - 55 USD, đối với khách nội địa là 12 - 15 USD, giai đoạn 2005 - 2010 đối với khách quốc tế là 60 - 65 USD, đối với khách nội địa là 16 - 18 USD

Về cơ cấu chi tiêu đối với dịch vụ lưu trú giai đoạn 2000 - 2005 là 60%, giai đoạn 2005 - 2010 là 50%; đối với dịch vụ vận chuyển khách du lịch giai đoạn 2000 - 2005 là 8%, giai đoạn 2005 - 2010 là 10%; đối với dịch vụ khác giai đoạn 2000 - 2005 là 32%, giai đoạn 2005 - 2010 là 40%.

Về GDP du lịch và nhu cầu vốn đầu tư: Tổng thu nhập của du lịch giai đoạn 2000 - 2005 là 775,6 ngàn USD (tương đương 8,5 tỷ đồng), giai đoạn 2005 - 2010 là 2.0580 ngàn USD (tương đương 226 tỷ đồng). Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển du lịch giai đoạn 2000 - 2005 là 1.480 ngàn USD (tương đương 16 tỷ đồng, giai đoạn 2005 - 2010 là 37.889 ngàn USD (tương đương 416 tỷ đồng). Tổng số vốn đầu tư cho khối khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế trong tổng số vốn đầu tư cho ngành du lịch tỉnh dự kiến giai đoạn 2000 - 2005 là 1 triệu USD (tương đương 11 tỷ đồng), giai đoạn 2005 - 2010 là 13,6 triệu USD (tương đường 149,6 tỷ đồng - tỷ giá thời điểm xây dựng quy hoạch).

Về khách sạn: Tổng số phòng đến năm 2000 là 196 phòng trong đó phòng cho khách quốc tế là 25 phòng, phòng khách nội địa là 171 phòng; đến năm 2005 là 711 phòng trong đó phòng cho khách quốc tế là 90 phòng, phòng khách nội địa là 621 phòng; đến năm 2020 là 2.523 phòng trong đó phòng cho khách quốc tế là 339 phòng, phòng khách nội địa là 2.184 phòng.

Công suất sử dụng phòng đến năm 2000 đối với phòng quốc tế là 63%, phòng nội địa là 76%, năm 2005 đối với phòng quốc tế là 65%, phòng nội địa là 77%, năm 2010 đối với phòng quốc tế là 67%, phòng nội địa là 80%.



Định hướng phát triển các loại hình du lịch gồm 05 loại: Du lịch tham quan nghiên cứu; Du lịch Văn hóa lễ hội; Du lịch nghĩ dưỡng; Du lịch cuối tuần; Du lịch thể thao, vui chơi giải trí

Định hướng không gian phát triển du lịch: Hướng phát triển và đầu tư, gồm: Dọc theo quốc lộ 1A khai thác khách du lịch quốc tế Trung Quốc và khách xuyên Việt; trên quốc lộ 13 phía Đông Bắc khai thác tài nguyên, môi trường và cảnh quan; các nhánh phụ khai thác tiềm năng về di tích lịch sử văn hóa, cụm di tích chùa chiền. Định hướng điểm du lịch, gồm: Điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia là di tích Yên Thế, di tích Cách mạng Hoàng Vân - Hiệp Hòa, chùa Vĩnh Nghiêm, Chùa Bổ Đà, thành Xương Giang, Hồ Cấm Sơn, Khu Suối Mỡ, Hồ Khuôn Thần, rừng nguyên sinh Khe Rỗ. Điểm du lịch địa phương là đình Phù Lão, đình chùa Tiên Lục, Đình và chùa Thổ Hà, thành Nhà Mạc, hồ Hố Cao, hồ Cầu Rể, đập Suối Cấy.

Định hướng cụm và tuyến du lịch: Cụm du lịch Bắc Giang và phụ cận; Cụm du lịch Lục Ngạn và phụ cận. Các tuyến du lịch: Tuyến du lịch tổng hợp gồm 4 tuyến, du lịch chuyên đề gồm 4 tuyến, du lịch liên tỉnh và quốc tế gồm 6 tuyến.

Định hướng đầu tư: Cụm du lịch Bắc Giang, Suối Mỡ, Lục Ngạn, Yên Thế và Việt Yên. Chủ yếu ưu tiên đầu tư về loại hình du lịch, cơ sở hạ tầng....

3.2. Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu du lịch thời kỳ 1997-2009:


Về khách du lịch: Hơn 10 năm thực hiện quy hoạch, du lịch Bắc Giang đã đạt được một số chỉ tiêu cơ bản đề ra: số lượt khách đến các điểm du lịch ngày càng tăng, trong đó khách quốc tế tăng nhanh, đa dạng hóa thị trường quốc tế, xây dựng được một số thị trường tiềm năng; khách nội địa đi tham quan du lịch đến các điểm du lịch địa bàn tăng, khách của tỉnh đi đến các điểm du lịch trong nước và quốc tế ngày càng nhiều. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15,5%; tỷ trọng khách quốc tế là 2,6 %, khách nội địa là 97,4 % trên tổng lượt khách.

Dự báo khách đến năm 2000 đón được 62.000 lượt khách trong đó khách du lịch quốc tế là 4.100 lượt khách và khách nội địa là 57.900 lượt khách, năm 2005 là 171.700 lượt khách trong đó khách quốc tế là 12.300 lượt khách, khách nội địa là 159.400 lượt khách và năm 2010 là 518.000 lượt khách trong đó khách quốc tế là 40.000, khách nội địa là 478.200 lượt.

Năm 2000, du lịch Bắc Giang chỉ đạt được 33% dự báo, năm 2005 đạt xấp xỉ 46% kế hoạch dự báo. So sánh hai mốc quy hoạch thì du lịch Bắc Giang đạt ở mức rất thấp; so với các tỉnh liền kề. Xem xét 2 năm 2008 và 2009 là 2 năm gần với điểm cuối của quy hoạch là 2010 cho thấy khách du lịch mới đạt 51%, chỉ còn 1 năm nữa thì không hoàn thành các chỉ tiêu như dự báo đã đặt ra. Cần điều chỉnh chỉ tiêu khách xuống thấp hoặc giữ nguyên thì du lịch Bắc Giang mới đạt chỉ tiêu đặt ra.

Về khách quốc tế: Năm 2000 tỉnh đón được 800 lượt khách, chiếm 3,8% tổng số khách; năm 2005 đón được 1.300 lượt chiếm 1,6% tổng số khách; năm 2009 đón được 2.300 lượt khách đạt 1,91% so với tổng số khách. Mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 12,2%, là mức tăng trưởng thấp so với khu vực.

Năm 2000 chỉ đạt 19,5% kế hoạch dự báo; năm 2005 đạt 9,3% kế hoạch và đến năm 2009 đạt 5,75% so với dự báo liên kế năm 2010. Nguyên nhân lượng khách quốc tế không đạt là sản phẩm du lịch còn đơn điệu so với khu vực, không đủ tính hấp dẫn thu hút khách quốc tế; thị trường tiềm năng về khách quốc tế không bền vững, công tác quảng bá và xúc tiến thị trường còn hạn chế, công ty lữ hành đủ chưa đủ mạnh để thu hút khách; điều kiện cơ sở hạ tầng tại các khu điểm du lịch chưa thuận lợi và chưa đồng bộ. Nằm liền với các trung tâm du lịch Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh nên đã hút nguồn khách, chứ không phải là do Bắc Giang có những sản phẩm du lịch thu hút khách. Các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra quá cao so với khả năng của du lịch Bắc Giang trong Quy hoạch du lịch 1997-2010.

Đặc điểm tiêu dùng của khách quốc tế tại Bắc Giang tập trung vào dịch vụ ăn uống và tham quan các điểm du lịch. Mức độ chi tiêu trung bình của khách trong gian đoạn là 30 - 45 USD đối khách châu Âu và Mỹ là cao nhất, thấp nhất là khách Trung Quốc là 20 - 25 USD, các loại khách ở mức trung bình. Do dự báo chi tiêu quá cao đến năm 2005 là 50 - 55 USD, đến 2010 là 60 - 65 USD, vì vậy cần phải tính toán mức độ chi tiêu của khách trong giai đoạn tiếp theo.



Về khách du lịch nội địa: Hiện trạng khách du lịch nội địa năm 2000 đón được19.751 lượt khách, chiếm 92,7% tổng số khách trong năm; năm 2005 đón được 78.989 lượt khách chiếm 98,3% và năm 2009 đón được 117.700 lượt khách (dự kiến), chiếm 98,1%.

Năm 2000 đạt 34% kế hoạch, năm 2005 đạt 49,5% và năm 2009 đạt 24,6% kế hoạch cho năm 2010. Như vậy, khách du lịch nội địa vẫn không đạt kế hoạch đề ra, so với các tỉnh liền kề thì mức vẫn thấp chưa tương xứng với tiềm năng tài nguyên du lịch để thu hút khách du lịch nội địa. Nguyên nhân cũng tương tự như đối với khách quốc tế, thêm nguyên nhân về tính tự phát, chưa tổ chức theo đoàn, theo chương trình do các hãng lữ hành tổ chức, sản phẩm còn đơn điệu, nhất là sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng và làng nghề.

Nguồn khách nội địa đến Bắc Giang là các tỉnh lân cận, mục đích là tham quan lễ hội và du lịch tín ngưỡng, du lịch sinh thái chưa đáng kể. Mức độ chi tiêu của khách rất thấp từ 7 - 9 USD, khách chủ yếu sử dụng dịch vụ ăn uống, vé tham quan, còn lưu trú và dịch vụ bổ sung chưa đáng kể. So sánh với dự báo năm 2005 là 12 - 15 USD, năm 2010 là 16 - 18 USD thì hiện trạng không đạt được. Vì vậy cần phải điều chỉnh mức độ chi tiêu của khách.



Phân tích độ dài lưu trú: Bắc Giang có hai loại khách có lưu trú và không lưu trú. Đối với khách du lịch quốc tế: độ dài ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế năm 2000 là 1,16 ngày, năm 2005 đạt 1,02 ngày và năm 2009 là 1,01 ngày khách. Như vậy, đồ thị biểu diễn độ dài ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế trong thời kỳ không đều. Nguyên nhân là do sản phẩm du lịch và chất lượng dịch vụ chưa cao. Năm 2000 là 2,1 ngày, năm 2005 là 2,6 ngày và năm 2010 là 3,1 ngày thì hiện trạng lưu trú trung bình đạt ở mức thấp hơn so với dự báo. Đối với khách nội địa: Năm 2000 độ dài ngày lưu trú trung bình đạt 1,1 ngày, 2005 đạt 1,05 ngày khách, đến 2009 đạt 1,1 ngày khách. Độ dài lưu trú trung bình khách nội địa có mức tăng giảm không đều, có xu hướng giảm ngày lưu trú. So sánh với chỉ tiêu dự báo năm 2000 là 1,8 ngày và năm 2005 là 2,3 ngày và năm 2010 là 2,8 ngày. Năm 2000 dự báo tương đối sát với chỉ tiêu thực hiện, nhưng 2005 thì chỉ tiêu thực hiện đạt thấp hơn chỉ tiêu dự báo. Nếu tham khảo thêm số liệu 2009 thì độ dài lưu trú còn thấp hơn 2010. Điều này cho thấy chỉ tiêu dự báo vẫn còn cao hơn so với hiện trạng vì vậy cần phải điều chỉnh lại cho phù hợp.

Doanh thu từ du lịch và vốn đầu tư cho du lịch: Về lý thuyết, doanh thu từ du lịch là tất cả khoản thu mà do khách du lịch chi trả trong quá trình tham quan du lịch trên địa bàn; nhưng thực tế hiện nay thống kê doanh thu du lịch chủ yếu dựa vào báo cáo doanh thu của các công ty kinh doanh du lịch là chính, còn các chi tiêu khác của khách tại các doanh nghiệp khác ngoài ngành du lịch chưa được thống kê. Số liệu phản ánh ở đây chỉ tập trung vào doanh thu của các doanh nghiệp du lịch. Doanh thu năm 2000 đạt 8,6 tỷ đồng, năm 2002 đạt 17 tỷ đồng, năm 2005 đạt 30 tỷ và năm 2009 đạt 48 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 28%/năm.

Qua số liệu thu thập được cho thấy doanh thu từ khách du lịch nội địa chiếm tỷ trong cao từ 80 - 95% doanh thu hàng năm. Cụ thể: năm 2000 doanh thu khách nội địa đạt tỷ đồng chiếm tỷ trọng trên 96,61% tổng doanh thu và doanh thu khách quốc tế chỉ đạt tỷ đồng; năm 2002 doanh thu khách nội địa chiếm 76%, quốc tế là 24%; năm 2005 doanh thu khách nội địa là là 77%, du lịch quốc tế là 23%; năm 2009 doanh thu ước đạt cho khách du lịch nội địa đạt mức cao nhất là 31 tỷ, nhưng chỉ chiếm 65 % tổng doanh thu, từ khách quốc tế đạt 17 tỷ, chiếm 35%, đây là doanh thu khách có sự tăng trưởng đột biến. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ khách quốc tế tăng nhanh hơn khách nội địa.

Về cơ cấu doanh thu từ dịch vụ mua sắm chiếm tỷ trọng cao nhất đến ăn uống, lưu trú và các dịch vụ khác. Cụ thể: năm 2005 doanh thu từ dịch vụ ăn uống đạt 6,2 tỷ đồng chiếm 21% tổng doanh thu, trong lúc đó doanh thu từ lưu trú đạt 3,2 tỷ đồng chiếm 10%,dịch vụ mua sắm đạt 13,631 tỷ đồng; năm 2009 doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 7,0 tỷ đồng, ăn uống 9,0 tỷ và mua sắm 18,0 tỷ đồng. Căn cứ vào số liệu thu thập được cho thấy doanh thu từ các dịch vụ không đều, doanh thu lữ hành đạt mức thấp nhất trong các dịch vụ.

Dự báo thu nhập du lịch theo phương án lựa chọn năm 2000 là 1.429,0 ngàn USD trong đó khách quốc tế là 387 ngàn USD, khách nội địa là 1.042,0 ngàn USD; năm 2005 là 6.159 ngàn USD trong đó khách quốc tế là 1.760 ngàn USD, khách nội địa là 4.399 ngàn USD và 2010 là 22.685 ngàn USD trong đó khách quốc tế là 2.600,0 ngàn USD, khách nội địa là 20.080,0 ngàn USD. Thực tế thu nhập du lịch năm 2000 đạt 37,2% so với dự báo, năm 2005, thu nhập du lịch đạt 25% so với dự báo và đến năm 2009 đạt ơ mức trong đó khách quốc tế đạt 30% so với kế hoạch năm 2010. Từ đó cho thấy các chỉ tiêu dự báo đặt ra quá cao, cần phải có giải pháp để đẩy mạnh doanh thu du lịch trong giai đoạn tiếp theo.



Về chỉ tiêu GDP du lịch: Dự báo tổng GDP của ngành du lịch Bắc Giang năm 2000 là 8,5 tỷ đồng, năm 2010 là 226,4 tỷ đồng. Thực tế, năm 2000 tổng GDP của ngành du lịch đạt được 1,254 tỷ đồng, đạt 1,4 % so với dự báo, năm 2008 đạt được 7,491 tỷ đồng, đạt 3,3 % so với chỉ tiêu dự báo.

Về nhu cầu vốn đầu tư cho du lịch: Năm 2000 vốn cần cho việc phát triển du lịch là 1.480,6 ngàn USD, tương đương khoảng 16,3 tỷ đồng, năm 2010 là 37.889,0 ngàn USD, tương đương khoảng 416,8 tỷ đồng. Thực tế lượng vốn đã đầu tư cho du lịch tại địa phương năm 2000 đạt 5,0 tỷ đồng, so với dự báo đạt 31,4%; năm 2009 là 27 tỷ đồng, đạt 6,4% so với dự báo. Như vậy, tổng số vốn đầu tư cho du lịch đạt ở mức thấp so với quy hoạch và rất thấp so với các tỉnh liền kề.

Cơ sở lưu trú: Trong giai đoạn 2000 - 2009, hệ thống cơ sở lưu trú cho khách du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có bước phát triển nhanh chóng. Năm 2000 toàn tỉnh có 12 cơ sở với 129 phòng; năm 2005 có 61 cơ sở với 603 phòng và đến năm 2009 (tạm tính) có 180 cơ sở với 1.800 phòng. Như vậy, trong gian đoạn này mức độ tăng cơ sở lưu trú gấp 12 lần số lượng cơ sở và số lượng phòng; điều đó chứng tỏ đầu tư cơ sở lưu trú phát triển rất mạnh trên địa bàn Bắc Giang. Kế hoạch thực hiện của năm 2000 - 2005 gần đạt với chỉ tiêu số phòng, năm 2009 đạt gần 76% so với chỉ tiêu dự báo. Về phòng đạt tiêu chuẩn gần sát với dự báo.

Đến năm 2009 trên địa bàn Bắc Giang có 06 khách sạn được phân loại, chiếm 3,3% với 185 phòng chiếm 1,02% phòng. Điều này chứng tỏ khách sạn trên địa bàn chủ yếu là khách sạn thấp, chỉ phục vụ khách du lịch có mức chi tiêu thấp, đồng nghĩa ngày lưu trú của khách thấp do chất lượng cơ sở không đảm bảo tiêu chuẩn.

Năm 2000 công suất sử dụng phòng đạt mức thấp nhất là 30%, năm 2005 công suất sử dụng đạt 54%, là năm cao nhất trong thời kỳ nghiên cứu, năm 2006 có công suất sử dụng là 39% và năm 2009 là 45%. Như vậy, công suất sử dụng phòng trung bình tại tỉnh từ năm 2000 - 2009 đạt mức trung bình là 38%. Đây là mức công suất sử dụng phòng thấp nhất trong hệ thống khách sạn trên địa bàn Bắc Bộ.

Cơ sở dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch: Các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn bao gồm nhà hàng, quán ăn, các tiệm, bar... với chất lượng khác nhau; có 05 nhà hàng có chất lượng cao ở tại Tp. Bắc Giang, còn khoảng trên dưới 1000 nhà hàng quán với nhiều loại khác nhau. Do đặc điểm tính thời vụ du lịch của địa bàn nên các dịch vụ ăn uống phục vụ cho khách cũng mang tính thời vụ chủ yếu chỉ phát triển vào mùa hè, dịp lễ hội... Sản phẩm dịch vụ ăn uống còn mang tính bình dân, chưa nhiều các dịch vụ chất lượng cao, đơn điệu và ít được cải tiến về hình thức, chất lượng và mẫu mã, chưa gắn kết sản phẩm ăn uống với khu, tuyến điểm du lịch.

Công tác quảng cáo sản phẩm dịch vụ ăn uống chưa mạnh nên mức độ thu hút khách du lịch hạn chế; thiếu đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực xứ Kinh Bắc nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng cho du lịch Bắc Giang. Phong cách thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên trong các nhà hàng chưa chuyên nghiệp, chưa thật sự niềm nở phục vụ khách. Tuy nhiên, doanh thu từ dịch vụ ăn uống đã mang lại hiệu quả cao trong doanh thu du lịch và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu dịch vụ du lịch.



Về phương tiện vận chuyển khách du lịch: Trên địa bàn đã hình thành các doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách du lịch có khoảng 25 xe từ 30 - 45 chỗ ngồi đủ tiêu chuẩn và tập trung tại Tp. Bắc Giang; ngoài ra có 02 doanh nghiệp kinh doanh vận tải xe taxi với gần 200 đầu xe. Tuy nhiên, phương tiện vận chuyển khách du lịch chưa nhiều, chất lượng chưa cao và phương tiện vận chuyển khách du lịch tập trung tại Tp. Bắc Giang, còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng đối với khu vực miền núi như Sơn Động, Hiệp Hòa, Yên Thế, Lạng Giang; đội ngũ lái xe chỉ mới đáp ứng yêu cầu trình độ phục vụ khách du lịch nội địa, số lái xe có trình độ ngoại ngữ và phong cách phục vụ khách du lịch quốc tế chưa nhiều.

Về cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí: chỉ mới tập trung vào loại hình tại các công viên công cộng, các dịch vụ văn nghệ, thể thao... tại Tp. Bắc Giang và một số thị xã, thị trấn nhưng số lượng chưa nhiều, chất lượng còn hạn chế, nhiều khu vực, điểm tham quan chưa có các dịch vụ này nên đã ảnh hưởng đến việc truyền truyền thu hút khách du lịch, cũng như kéo dài ngày tham quan của khách.

Lao động ngành du lịch: Lao động trong lĩnh vực du lịch được chia thành hai loại trực tiếp và gián tiếp. Số lượng lao động trong năm 2001 có 272 người, năm 2005 có 494 người, năm 2009 là 912 người. Lực lượng lao động toàn lĩnh vực năm 2009 tăng gấp 2 lần so với năm 2005. Trong cơ cấu lao động, lao động nữ chiếm 45%, lao động thường xuyên chiếm gần 55%, lao động thời vụ là 45%.

Trình độ lao động của nguồn nhân lực là: trên đại học và đại học năm 2001 là 36 người, năm 2005 là 95 người và năm 2009 là 189 người chiếm 10%; chưa qua đào tạo chiếm 50%, trung cấp và cao đẳng 38%. Số lượng lao động là chuyên gia có tay nghề còn ít, lực lượng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao.



Công tác truyền truyền quảng bá và xúc tiến du lịch: công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ra thị trường trong và ngoài nước đã được đẩy mạnh một bước. Cơ quan quản lý và doanh nghiệp tích cực tham gia hội nghị, hội chợ triển lãm du lịch tại một số thị trường trọng điểm. Đối với hội chợ trong nước về du lịch, tỉnh đã cử cán bộ quản lý và phối hợp với các công ty du lịch tham gia nhiều hội chợ và triển lãm du lịch trong nước, quốc tế tại Hà Nội, Huế, Tp. Hồ Chí Minh để thu hút khách du lịch nội địa và khách quốc tế. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên kinh phí dành cho hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch còn hạn chế.

Các công ty lữ hành đã liên kết tổ chức đón các hãng lữ hành đi khảo sát tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh, phối hợp với các đơn vị kinh doanh du lịch in các tập gấp quảng cáo, giới thiệu tiềm năng du lịch Bắc Giang. Năm 2000 tỉnh đã xây dựng tấm biển quảng cáo lớn tại Tp. Bắc Giang, năm 2003 đầu tư 20 triệu đồng làm mới biển quảng cáo và năm 2006 xây dựng thêm 03 biển quảng cáo lớn. Xuất bản sách Lễ hội Bắc Giang năm 2002, năm 2004 xuất bản sách về tư liệu tiềm năng du lịch Bắc Giang. Hàng năm tổ chức lễ hội truyền thống để thu hút khách.



Hiện trạng môi trường du lịch Bắc Giang: Môi trường du lịch tại các điểm du lịch đã có chuyển biến rõ rệt, tạo thêm tính hấp dẫn khách du lịch. Chất lượng môi trường dần dần được chú trọng, ý thức bảo vệ môi trường du lịch trong cộng đồng ngày càng cao hơn, góp phần thu hút khách du lịch. Các khu vực ô nhiễm môi trường đã được khắc phục; tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến du lịch được ngăn chặn và đẩy lùi một bước. Các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch và chuyên trách môi trường đã tăng cường chỉ đạo, kiểm tra và giám sát hiện trạng môi trường tại các khu vực có liên quan đến phát triển du lịch và các điểm có nguy cơ ô nhiễm cao trên địa bàn nên góp phần đảm bảo được cơ bản chất lượng môi trường du lịch.

Tại Tp. Bắc Giang qua công tác quan trắc tại một số điểm giao thông về chỉ tiêu về khí thải CO, SS, SO2, NO2 trong không khí tương đối cao so với tiêu chuẩn môi trường cho phép, nguyên nhân do mật độ phương tiện cơ giới, các công trình xây dựng nhưng chỉ mang tính cục bộ tại một vài khu vực. Số hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống bình dân và các nhà dân vẫn sử dụng lò than của các hộ gia đình tại Bắc Giang còn nhiều đã góp phần tăng ô nhiễm tại một vài điểm.

So với một số thành phố và một số tỉnh lân cận thì các điểm vui chơi giải trí cộng cộng cho khách du lịch đang còn ít về số lượng và chất lượng chưa cao, thực sự chưa có vui chơi giải trí nào hấp dẫn cả về quy mô và loại hình dịch vụ bổ sung này nên mức độ thu hút khách du lịch hạn chế. Khách đến các điểm này chủ yếu là cư dân trên địa bàn, số lượng khách tập trung tại các điểm này chưa nhiều và không thường xuyên, không có thời gian nhất định nên mức độ ô nhiễm môi trường nói chung chưa vượt quá tiêu chuẩn của Việt Nam.

Khu du lịch sinh thái Suối Mỡ là khu có số lượng khách du lịch đến tham quan nhiều nhất, đông nhất. Khu du lịch đã có đội vệ sinh môi trường làm nhiệm vụ thu gom rác, lượng rác thu gom được tập trung tại một điểm và chôn lấp nên mức độ ô nhiễm môi trường từ rác thải không cao so với quy định tại Quy chế 02/2003 trong du lịch. Về nồng độ khí thải CO, CO2, NO gây ô nhiễm môi trường tập trung nhiều nhất vào lễ hội do khách đông và số lượng phương tiện vận chuyển khách du lịch tập trung đông nhưng mức độ ô nhiễm mang tính cụ bộ tại khu vực xe, khu vực đền Hạ, đền Trung, đền Thượng. Về nước thải, trong khu vực chưa có cơ sở lưu trú hay nhà hàng nên chưa áp lực đối với môi trường. Một số dự án đang triển khai tại khu du lịch này như đập nước, khuôn viên, hệ thống cơ sở hạ tầng đã tạo ra một lượng chất thải rắn không được thu gom dẫn đến ô nhiễm môi trường tự nhiên.

Còn các điểm khác cũng thu hút được một lượng khách du lịch đến tham quan như thác Ba Tia - Sơn Động, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần... các điểm này chưa được đầu tư các dịch vụ du lịch và công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, do công tác bảo vệ môi trường chưa được quản lý nên vấn đề rác thải do khách thải ra bừa bài khắp mọi nơi sau khi đến đây tham quan, tổ chức ăn uống...nên đã gây ô nhiễm cục bộ đến môi trường; rác thải là thức ăn thừa để lại là mầm mống gây bênh tật, dịch bệnh cho hệ sinh thái động vật tự nhiên trong các khu du lịch.

Số lượng tài nguyên thu hút khách du lịch đến tham quan mới tập trung vào ngày lễ hội như lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, đình Lỗ Hạnh, với số lượng khách tập trung quá đông, gây áp lực đến cơ sở hạ tầng giao thông, nước và cơ sở ăn uống...dẫn đến áp lực đối với môi trường tại các điểm này là rác thải, nước thải; ô nhiễm cục bộ đến môi trường không khí do lưu lượng phương tiện xe lưu thông. Hầu hết các di tích lịch sử trên địa bàn nằm trong hoặc liền kề các khu vực dân cư sản xuất lương thực, làng nghề. Hầu hết các khu vực này chưa có hệ thống xử lý chất thải và nước thải, thải trực tiếp hoặc thẩm thấu qua đất tại khu vực. Các dịch vụ ăn uống... cung cấp cho khách du lịch tại các di tích chưa được đảm bảo hợp vệ sinh.

Hiện tượng suy giảm hệ sinh thái và môi trường tại các khu du lịch sinh thái chưa được quản lý trên đại bàn Bắc Giang tập trung tại một số nơi có tài nguyên tự nhiên như rừng, thác nước, suối, sông hồ khách du lịch đến đã mở đường đi, khai thác lâm thổ sản, động vật phục vụ ăn uống và cho cá nhân tập đã ảnh hưởng đến số lượng và chủng loại đa dạng sinh học. Vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tại các khu du lịch Suối Mỡ đã tác động ảnh hưởng đến nơi cư trú, sinh sống động vật, thay đổi cảnh quan tự nhiên.

Hoạt động phát triển du lịch mang lại thu nhập, tạo việc làm cho người địa phương, tạo giao lưu và mở mang nhận thức cho cộng đồng, đồng thời cũng mang lại nhiều điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân cư tại các khu du lịch. Tuy nhiên, du lịch không tránh khỏi gây nên một số thay đổi về mặt xã hội cho cộng đồng dân cư địa phương như an ninh - trật tự xã hội, vệ sinh - y tế, chưa được chú ý đúng mức.



Về công tác quản lý Nhà nước về du lịch: Sở Thương mại và Du lịch Bắc Giang trước đây và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay đã tham mưu cho Tỉnh uỷ và UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách để triển khai thực hiện Luật Du lịch, chỉ đạo về công tác quản lý du lịch. Sở đã trực tiếp tổ chức triển khai các văn bản pháp luật có liên quan đến du lịch cho các cơ quan ban ngành và các đơn vị kinh doanh trên địa bàn nên đã góp phần tác động thúc đẩy du lịch phát triển và tạo ra môi trường hoạt động du lịch lành mạnh, tuân thủ pháp luật.

Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch và đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đã đi đúng hướng, tạo ra các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch, xây dựng một số khu du lịch sinh thái tại một số khu vực có tiềm năng tài nguyên để thu hút khách du lịch.

Ngành đã phối hợp với các ban ngành và UBND các huyện, thị kiểm tra chấn chỉnh tình hình trật tự kinh doanh dịch vụ, giá cả, tệ bán hàng rong và đeo bám gây phiền hà cho khách tại khu, điểm du lịch, vì vậy tình trạng nâng giá ép giá và đeo bám, quấy nhiễu khách du lịch trên địa bàn căn bản được hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở lưu trú, kinh doanh lữ hành được thường xuyên và đã xử phạt hành chính đối với các cơ sở vi phạm.

Phối hợp với công an tỉnh quán triệt và triển khai thực hiện Quy chế đón khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam tham quan bằng Thẻ du lịch ban hành theo Quyết định 849/2004/QĐ.BCA của Bộ Công an.

Phối hợp với các ngành thực hiện nghiêm túc và đúng lộ trình việc sắp xếp, cổ phần hóa một số doanh nghiệp du lịch, qua đó thu hút đầu tư, đổi mới cơ sở vật chất và công nghệ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Công tác cải cách thủ tục hành chính giải quyết đã được triển khai góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp.

3.3. Đánh giá chung:

Trong thời gian qua, dù còn nhiều khó khăn song du lịch Bắc Giang đã có bước phát triển đáng ghi nhận trên một số mặt, như:

Lượng khách du lịch đến Bắc Giang trong giai đoạn nghiên cứu có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15,5%; tỷ trọng khách du lịch quốc tế là 2,6 %, khách du lịch nội địa là 97,4 %; trong đó khách du lịch quốc tế có xu thế tăng đều hàng năm. Tổng doanh thu toàn ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng bình quân là 28%/năm. Du lịch đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách là 50 tỷ đồng.

Lĩnh vực du lịch đã thu hút nhiều ngành, nhiều thành phần kinh tế tham gia, đồng thời tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế, xã hội phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế của từng vùng, miền đặc biệt là khu vực các huyện miền núi, tạo được nhiều việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng.

Bộ máy tổ chức quản lý được kiện toàn, hệ thống cơ chế chính sách phát triển du lịch được hình thành và hoàn thiện từng bước tạo môi trường thuận lợi cho du lịch phát triển.

Công tác đầu tư được chú trọng và đúng hướng, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư đem lại hiệu quả cao về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường. Tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp đã thu hút được một nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

Thị trường du lịch ngày càng được mở rộng trong và ngoài nước, nhiều loại hình, sản phẩm du lịch đã thu hút khách du lịch đến tham quan.

Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp hoàn thiện và đồng bộ tạo điều kiện phát triển du lịch. Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ngày càng hoàn thiện, góp phần thay đổi diện mạo đô thị và nhiều vùng trên địa bàn.

Bên cạnh nhiều kết quả đạt được, du lịch Bắc Giang vẫn còn một số tồn tại và hạn chế sau:

Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch là 15,5 % tương đối cao nhưng tỷ trọng khách du lịch quốc tế vẫn còn rất thấp, chỉ chiếm gần 2,6 % tổng số lượt khách du lịch đến Bắc Giang, điều đó cho thấy thị trường khách du lịch quốc tế và nguồn khách thu nhập cao còn thiếu và chưa bền vững đã ảnh hưởng đến doanh thu du lịch trong thời gian qua.

Tuy lượng khách du lịch có tốc độ tăng trưởng khá cao, song công suất buồng phòng bình quân nhiều năm chỉ đạt khoảng 45%/năm. Với chỉ số này thì các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch sẽ rất khó để có thể có lãi hoạt động kinh doanh lưu trú.

Loại hình và sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng không đồng đều, khả năng cạnh tranh thấp. Thiếu những khu, sản phẩm du lịch đặc sắc, có tầm cỡ và mang tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế làm điểm nhấn cho du lịch Bắc Giang. Một số điểm du lịch có tiềm năng lớn tự nhiên, tài nguyên nhân văn chưa có định hướng khai thác và ưu tiên đầu tư nên sản phẩm các khu du lịch này vẫn dưới dạng tiềm năng. Tỉnh đã xác định 2 cụm du lịch, nhưng chưa hình thành rõ nét còn các vùng khác chưa được quan tâm đầu tư. Công tác quy hoạch chi tiết một số khu du lịch trên địa bàn tỉnh chưa kịp thời, ảnh hưởng tới việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng ra sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn hơn.

Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch chưa đủ tầm vươn ra thị trường quốc tế; nội dung tuyên truyền quảng bá còn đơn điệu; kinh phí đầu tư cho quảng bá, xúc tiến chưa nhiều, các doanh nghiệp chưa tích cực tham gia hoạt động xúc tiến.

Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh chủ yếu là cơ sở lưu trú, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí manh mún, chất lượng dịch vụ chưa cao nên doanh thu không lớn. Trong lúc đó lữ hành là trụ cột để đẩy mạnh phát triển du lịch trên địa bàn thì chưa mạnh, chưa có con chim đầu đàn, khả năng cạnh tranh và vươn ra thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế.

Công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực tuy đã có cố gắng nhiều song vẫn chưa theo kịp yêu cầu đặt ra cả về số lượng và chất lượng, cán bộ có trình độ chuyên môn cao, giỏi về ngoại ngữ ở cơ quan quản lý Nhà nước và tại các doanh nghiệp còn thiếu và yếu.

III. ĐÁNH GIÁ TOÀN NGÀNH

Từ hiện trạng văn hóa, thể thao và du lịch Bắc Giang như đã phân tích ở trên, có thể thấy được ở đây những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho ngành phát triển trong những năm tới như sau:




tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương