PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết xây dựng quy hoạCH


II. TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA



tải về 1.57 Mb.
trang4/18
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.57 Mb.
#29323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

II. TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ - VĂN HÓA

1. Điều kiện tự nhiên:


Bắc Giang nằm cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110km về phía Nam; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên; phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải D­ương và Quảng Ninh.

Với vị trí nằm cạnh vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tiếp giáp hay gần với 3 tỉnh/thành có vị trí kinh tế hàng đầu là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, lại nằm trên tuyến giao thương quốc tế truyền thống, thông qua quốc lộ 1A và 1B, Bắc Giang có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu văn hóa với các địa phương khác.

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 3827,38km2, trong đó đất chưa sử dụng là hơn 30.000 ha (chiếm 8% diện tích tự nhiên).

Đặc trưng địa hình Bắc Giang là 2 tiểu vùng: miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ. Địa hình miền núi (chiếm 72% diện tích) chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn. Địa hình miền trung du (chiếm 28% diện tích) là đất gò, đồi xen lẫn đồng bằng.

Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc, một năm có bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22-240C.

Bắc Giang có hệ thống sông, hồ khá dày đặc với có 3 con sông lớn (sông Thương, sông Cầu và sông Lục Nam) với tổng chiều dài 347km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm.

Với hơn 130.000ha rừng, trong đó có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú... tạo cảnh quan, môi sinh đẹp và hấp dẫn, Bắc Giang có nhiều tiềm năng trong việc thu hút đầu tư, trong đó có các đầu tư về văn hóa.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Bắc Giang, từ điều kiện thời tiết - khí hậu, tài nguyên nước, rừng, đã tạo cho tỉnh một vị trí địa kinh tế, địa văn hóa có nhiều thuận lợi, với nhiều tiềm năng cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch trên cơ sở đa dạng hóa văn hóa tộc người, với các tiểu vùng văn hóa khác nhau, đẩy mạnh phát triển thể dục thể thao phong trào và thể thao thành tích cao; phát triển các loại hình du lịch văn hóa, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Tận dụng và khai thác các lợi thế từ tài nguyên hồ và rừng nguyên sinh, lấy đây là hai thế mạnh để tạo nên bản sắc riêng về mặt văn hóa và du lịch trong thời gian tới.



Liền kề với các đô thị lớn và tỉnh phát triển của vùng (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn), tận dụng các lợi thế về vị trí địa lý để không những phát triển kinh tế-xã hội mà còn là điều kiện và cơ sở cho sự học hỏi, trao đổi, giao lưu về văn hóa, qua đó, nâng cao trình độ dân trí và mở rộng tầm nhìn cho mọi tầng lớp dân cư, đã là một yếu tố có tính nền tảng tác động đến sự phát triển của Bắc Giang trong tương lai.

2. Dân số và nguồn nhân lực:


Bắc Giang đến nay gồm 10 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố, 9 huyện.

Bảng 1: Tổng số xã, phường, thị trấn và dân số các huyện/thị

TT

Đơn vị



Phường

Thị trấn

1

Thành phố Bắc Giang

4

7




2

Huyện Lạng Giang

22




2

3

Huyện Hiệp Hoà

25




1

4

Huyện Việt Yên

17




2

5

Huyện Yên Dũng

23




2

6

Huyện Tân Yên

22




2

7

Huyện Lục Nam

25




2

8

Huyện Lục Ngạn

29




1

9

Huyện Sơn Động

21




2

10

Huyện Yên Thế

19




2

Tổng

230

Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Cục Thống kê Bắc Giang.

Năm 2008, dân số tỉnh Bắc Giang là 1.551.917 người, với mật độ dân số trung bình là sấp xỉ 405 người/km2. Toàn tỉnh có 27 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó các dân tộc thiểu số chiếm 12,9% và đông nhất là người Kinh.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009, dân số Bắc Giang là 1.558.150 người, với mật độ dân số trung bình là sấp xỉ 406 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 1999-2009 của tỉnh: 0,4%.

Đến năm 2009, 90,34% dân số Bắc Giang sống ở nông thôn. Tuy có giảm hơn năm 2008 nhưng với tỷ lệ này, Bắc Giang có tỷ lệ dân số sống ở nông thôn khá cao. Như vậy, tỷ lệ này cao hơn nhiều tỷ lệ trung bình của cả nước, gần 20%1.



Bảng 2: Dân số nông thôn và đô thị




Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

Dân số nông thôn

Cơ cấu

Người

%

1.391.384

90.79

1.397.044

90.75

1.399.717

90.56

1.402.397

90.37

1.407.658

90.34

Dân số đô thị

Cơ cấu

Người

%

141.096

9.21

142.482

9.25

145.992

9.44

149.520

9.66

150.492

9.66

Tổng số

Người

1.532.480

1.539.526

1.545.709

1.551.917

1.558.150

Nguồn: Niên giám thống kê 2008, Cục Thống kê Bắc Giang.

Bắc Giang có lực lượng lao động dồi dào, với trên 1.000.000người trong độ tuổi lao động (chiếm 62% dân số). Số lao động tham gia trong các ngành kinh tế là hơn 950.000người, trong đó ngành nông nghiệp chiếm 76%, ngành công nghiệp và xây dựng là 9%, và ngành dịch vụ là 15%.

Chất lượng nguồn lao động còn thấp. Năm 2008, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo mới chỉ đạt là 28,5%, năm 2009, tỷ lệ này chứ được cải thiện nhiều, sấp sỉ 30%.

Là một tỉnh với quy mô dân số trung bình, cơ cấu dân số trẻ, đa phần trong độ tuổi lao động sẽ đặt ra nhu cầu lớn về hưởng thụ văn hoá, nhất là các hoạt động văn hoá công cộng, các loại hình văn hoá, nghệ thuật mới, về thông tin.

3. Đô thị hóa và di động dân số:

Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của tỉnh, trước hết ở những vùng có/xung quanh khu công nghiệp, sau đó lan tỏa đến các vùng khác, do tác động/lực hút di dân của các khu công nghiệp tới các vùng nông thôn cung như lượng di cư từ tỉnh khác đến2. Tỉnh có 05 khu công nghiệp (KCN) với diện tích 1.200ha, như KCN Đình Trám, Song Khê - Nội Hoàng, KCN Quang Châu, Cụm công nghiệp ô tô Đồng Vàng và xây dựng 28 cụm công nghiệp ở các huyện.

Bảng 3: Dự báo quy mô dân số và tỷ lệ dân số thành thị đến năm 2020




Đơn vị

2010

2015

2020

Dân số trung bình

Nghìn người

1.667,2

1.756,6

1.847,0

Dân số thành thị

Nghìn người

250,6

373,3

554,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

15,03

21,2

30,04

Nguồn: Phát triển đô thị và các vùng trọng điểm đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2006-2020.

Không gian đô thị phát triển, phân bổ hợp lý mạng lưới đô thị, các điểm dân cư trên địa bàn; gắn phát triển các khu công nghiệp với phát triển khu đô thị và dịch vụ. Các chùm đô thị trung tâm được hình thành và phát triển dọc theo quốc lộ 1A, hệ thống đô thị phía Đông, hệ thống đô thị phía Tây tạo sự phát triển cân đối giữa các vùng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng phát triển các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, nghỉ dưỡng.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lượng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Đối với nội tỉnh, đó là quá trình chuyển cư nông thôn - đô thị là chủ đạo, giữa vùng nông thôn kém phát triển đến vùng nông thôn phát triển hơn (vùng phía Bắc xuống vùng đồng bằng). Đối với quá trình di cư ngoại tỉnh, có cả hai xu hướng, dân cư trong tỉnh đến các vùng kinh tế phát triển như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh và nhiều tỉnh thành trong cả nước và quốc tế; dân cư ngoài tỉnh đến sinh sống và làm việc tại Bắc Giang. Quá trình này tạo nên những giao thoa văn hóa trên nền tảng các trao đổi kinh tế, văn hóa - xã hội.

Quá trình đô thị hóa và di động dân số trong những năm tới đặt ra những vấn đề cho phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh là: Bên cạnh việc chú trọng xây dựng và phát triển văn hóa cho địa bàn nông thôn, phải bắt đầu chú ý đến việc xây dựng môi trường văn hóa ở các khu công nghiệp, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa ở các khu đô thị, cụm dân cư đô thị thông qua hệ thống dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch, phòng chống những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến các khối văn hóa - xã hội...


4. Hiện trạng phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế:


Hệ thống giao thông

Hệ thống giao thông của tỉnh đư­ợc phân bố đều khắp, bao gồm: đ­ường bộ, đường sắt và đư­ờng sông.

Hệ thống đường bộ dài hơn 4.000km, mật độ đường đạt 0,3km/km2. Trong đó, quốc lộ gồm 5 tuyến dài 277,5km; tỉnh lộ gồm 18 tuyến dài 387,5km; đường huyện có 54 tuyến dài 469,5km; đường liên xã là 2.874km.

Hệ thống đường sắt có 3 tuyến với tổng chiều dài 87km, gồm các tuyến Hà Nội - Đồng Đăng (Lạng Sơn); Hà Nội - Kép (Bắc Giang) - Hạ Long (Quảng Ninh); Hà Nội - Kép - Lưu Xá.

Hệ thống đường thủy khá thuận tiện với tổng chiều dài khai thác 187km, ở 3 con sông lớn (sông Thư­ơng, sông Cầu, sông Lục Nam).

Nhìn chung, hệ thống giao thông hiện có và việc đang nâng cấp hệ thống giao thông trong tỉnh sẽ cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển, mở rộng giao lưu và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội giai đoạn tới.



Hệ thống thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông phát triển nhanh về số lượng và từng bước được hiện đại hoá.

Đến hết năm 2008, toàn tỉnh có trên 264.000 số thuê bao điện thoại cố định, đạt mật độ bình quân 16,2 máy/100 dân, và hơn 12.000 thuê bao internet.

Đến năm 2009, toàn tỉnh có 280.000 số thuê bao điện thoại cố định, đạt mật độ bình quân 17,97 máy/100 dân, và 29.700 thuê bao internet. Như vây, số lượng thuê bao internet tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước.

Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, đáp ứng cơ bản nhu cầu văn hóa, thông tin của nhân dân. Góp phần xoá nhoà khoảng cách về địa lý trong việc trao đổi thông tin giữa vùng miền với nhau. Dự báo nhu cầu thông tin liên lạc trong những năm tới sẽ tăng cao.

Hệ thống lưới điện

Nguồn điện cung cấp cho tỉnh Bắc Giang lấy từ hệ thống chung qua các đường truyền tải điện 220KV, 110KV: Phả Lại (Hải Dương) - Bắc  Giang - Đông Anh (Hà Nội), qua trạm trung gian Đình Trám và trạm 220KV Bắc Giang.



Bảng 4: Tỷ lệ xã có điện và hộ sử dụng điện




Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

Tỷ lệ xã có điện

%

100

100

100

100

100

Tỷ lệ hộ được sử dụng điện

%

94

95

96

97

98

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang.

Đến nay, 100% các xã của tỉnh có điện nhưng mới 98% số hộ được sử dụng. Đây là vấn đề đặt ra cho các cấp có thẩm quyền của tỉnh cần phải chú ý để mọi người dân có quyền sử dụng điện.

Hệ thống lưới điện hiện có là yếu tố cơ bản góp phần nâng cao đời sống văn hoá xã hội của người dân, cũng như đảm bảo cho các hoạt động văn hoá, thông tin, tuyên truyền, tổ chức các hoạt động thể thao, du lịch.

Hiện trạng phát triển kinh tế

Trong giai đoạn 2005-2008, kinh tế Bắc Giang tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP duy trì ở mức khá. Tuy nhiên, hiện nay Bắc Giang vẫn là một tỉnh nghèo và cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, tỉnh chưa có những “bứt phá” trong đầu tư phát triển công nghiệp như một số tỉnh có tiềm năng và thế mạnh tương đối giống Bắc Giang như Vĩnh Phúc, Hải Dương.

Bảng 5: Tốc độ tăng trưởng GDP




Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

Tốc độ tăng trưởng GDP, trong đó

%

9,3

9,6

10,2

9,1

6,9

- Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản

%

5,3

3,3

3,2

2,6

2,7

- Công nghiệp và xây dựng

%

20,0

21,5

23,0

17,4

9,8

- Dịch vụ

%

8,4

9,7

9,5

9,8

9,1

Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội năm 2005, 2006, 2007, 2008, UBND tỉnh Bắc Giang.

Cơ cấu kinh tế có nhiều chuyển biến tuy nhiên không đồng đều: tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản liên tục giảm từ năm 2005 đến 2009; tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng có những bước phát triển thăng trầm tăng, từ 20,0% (2005) lên 21,5% (2006) rồi đến 23,0% năm 2007 nhưng sang năm 2008 giảm xuống còn 17,4% nhưng sang 2009 giảm thấp kỷ lục so với các năm trước đó còn 9,8%. Lý do sụt giảm năm 2009 do tác động của bối cảnh chung trên thế giới, nhiều tỉnh cũng vậy không chỉ riêng Bắc Giang.



Bảng 6: Cơ cấu ngành kinh tế (tổng sản phẩm theo giá thực tế)




Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

- Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản

%

42,1

39,8

37,8

36,3

33,4

- Công nghiệp và xây dựng

%

23,3

25,3

28,3

30,5

32,3

- Dịch vụ

%

34,6

34,9

33,9

33,2

34,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2008, Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang.

Cơ cấu ngành kinh tế của tỉnh cũng có nhưng thay đổi theo các năm (xem cụ thể số liệu Bảng 6). Năm 2008, giá trị sản xuất nông nghiệp (theo giá thực tế) đạt 4.500 tỷ đồng. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 570.000 tấn, bình quân lương thực đạt 349,7kg/người. Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) đạt 3.791 tỷ đồng.

Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 là: “Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, đến năm 2020, đạt xấp xỉ mức thu nhập đầu người bình quân của cả nước3.

Bảng 7: Cơ cấu ngành kinh tế tỉnh Bắc Giang đến năm 2020




Đơn vị

2010

2015

2020

- Công nghiệp và Xây dựng

%

35,0

44,7

49,2

- Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản

%

30,5

20,3

13,8

- Dịch vụ

%

34,5

35,1

37,1

Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.

Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao từ những thành tựu phát triển kinh tế cũng đặt ra nhu cầu lớn về phát triển văn hoá, thông tin. Với cơ cấu kinh tế đang chuyển mạnh sang phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhu cầu phát triển văn hoá sẽ khác nhiều so với giai đoạn trước, như: nhu cầu xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa hiện đại, nhu cầu văn hoá của công nhân khu công nghiệp, nhu cầu văn hoá cho các khu dân cư tập trung, các loại hình văn hoá nghệ thuật mới, nhu cầu giao lưu - thông tin, du lịch, tập luyện thể dục thể thao...


5. Hiện trạng phát triển xã hội:


Cùng với sự phát triển về kinh tế, cơ sở hạ tầng, thực trạng các khối văn hoá, xã hội tỉnh Bắc Giang có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống của đại bộ phận nhân dân cơ bản ổn định, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Mạng lưới Y tế

Hệ thống mạng lưới y tế, nhất là y tế cơ sở, ngày càng được củng cố và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và từng bước chuyên sâu. Toàn tỉnh có 36 đơn vị sự nghiệp, trong đó có 7 bệnh viện tuyến tỉnh, 9 bệnh viện tuyến huyện, 20 trung tâm y tế dự phòng và đơn vị sự nghiệp khác, 3 phòng khám đa khoa khu vực. 100% số xã/phường/thị trấn có trạm y tế. 100% thôn/bản có nhân viên y tế.

Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân đã tạo những tiền đề cho những hoạt động văn hóa tinh thần của người dân, trên cơ sở chăm sóc sức khỏe của người dân, phòng chống bệnh tật, đề phòng và giảm thiểu các rủi ro do bệnh tật và thiên tai, góp phần xây dựng một xã hội lành mạnh.

Bảng 8: Mạng lưới y tế




Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Số giường bệnh/vạn dân

Giường

22,0

22,6

23,1

23,7

Số bác sĩ/vạn dân

Bác sĩ

5,35

5,57

5,7

5,82

Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ

%

100,0

100,0

100,0

100,0

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang.

Trước tình hình và nhu cầu của thực tế nên mạng lưới y tế có những bước đầu tư phát triển nhất định. Thể hiện thông qua số lượng bác sỹ và số giường bệnh tính bình quân trên dân số tăng rõ rệt. Điều này cũng chứng tỏ vấn đề chăm sóc sức khoẻ người dân được lãnh đạo tỉnh quan tâm đúng mức.



Giáo dục, đào tạo:

Đến nay, tỉnh đã xây dựng được mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo từ cấp mẫu giáo đến phổ thông trung học trên toàn tỉnh. Đến năm 2005, tỉnh đã hoàn thành chương trình phổ cập trung học cơ sở.



Bảng 9: Thành tựu phát triển giáo dục đến năm 2009



Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo

%

82,9

83,5

87,5

88,2

Tỷ lệ học sinh đi học đúng tuổi

- Tiểu học

- Trung học cơ sở

- Trung học phổ thông

%


100,0

100,0

76,6


100,0

100,0

81,8


100,0

100,0

82,0


100,0

100,0

82,0

Tỷ lệ xã phổ cập trung học cơ sở

%

99,6

99,6

99,6

99,6

Tỷ lệ huyện phổ cập trung học cơ sở

%

100,0

100,0

100,0

100,0

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang.

Phương hướng phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo những năm tới là: coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là khối ưu tiên tập trung huy động các nguồn lực phát triển nhằm nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.

Sự nghiệp giáo dục phát triển góp phần quan trọng nâng cao dân trí, cũng như nâng cao nhận thức của xã hội về văn hoá và vai trò của văn hoá, làm tăng nhu cầu của xã hội về tiêu dùng và hưởng thụ văn hoá.

Thực hiện chính sách xã hội

Những năm qua, với nỗ lực giải quyết các vấn đề xã hội và những thành quả phát triển kinh tế, công tác chăm lo đời sống xã hội của tỉnh có những chuyển biến toàn diện, chất lượng cuộc sống được nâng cao.

Tính theo chuẩn nghèo mới, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm khá nhanh, từ 25,04% (2006) giảm còn 14,36% (2009). Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh cũng tăng đáng kể, từ 67,0% (2005) lên 80,0% (2009).

Bảng 10: Một số chỉ tiêu phát triển xã hội




Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh

%

25,04

21,28

17,78

14,36

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh

%

67,0

72,0

80,0

80,0

Tỷ lệ hộ nghe được đài truyền thanh

%

100,0

100,0

100,0

100,0

Tỷ lệ hộ xem được đài truyền hình

%

95,0

95,0

97,0

97,8

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tỉnh phấn đấu giảm nhanh tỉ lệ hộ nghèo, đến năm 2015 giảm còn 5,0-6,0%, và đến năm 2020 giảm còn 2,5-3,0%.

Nhìn chung, mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được đảm bảo và nâng cao. Cùng với những thành tựu phát triển kinh tế, khi chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu về văn hóa, sáng tạo văn hóa và hưởng thụ văn hóa cũng sẽ tăng. Tuy nhiên, mức sống vẫn ở mức trung bình và có sự chênh lệch. Thu nhập dân cư không đều, khu vực nông thôn là 960 ngàn đồng/người, thu nhập ngành xây dựng là 1.300 ngàn đồng/người, ngành dịch vụ trung bình 1.200 ngàn đồng/người

6. Truyền thống lịch sử - văn hóa:


Trong quá trình hình thành và phát triển, Bắc Giang là vùng đất văn hiến, nằm một phần trong những “tứ trấn” (trấn Kinh Bắc); là mảnh đất có truyền thống hiếu học, khoa bảng; giàu lòng yêu nước và truyền thống cách mạng, với tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất.

Là nơi sinh sống, hội tụ của nhiều tộc người với những sắc thái văn hóa khác nhau, Bắc Giang có nhiều di sản văn hoá vật thể và phi vật thể tiêu biểu và độc đáo.

Về các di sản vật thể, hiện nay toàn tỉnh Bắc Giang có 2.237 di tích, trong đó có 109 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, và 276 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tiêu biểu có thể kể đến: đình Thổ Hà, chùa Phù Lão, đình Lỗ Hạnh, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà… Về các di sản phi vật thể, toàn tỉnh Bắc Giang có trên 500 di sản phi vật thể tiêu biểu, trong đó có trên 410 lễ hội, và nhiều di sản khác có giá trị, như: về âm nhạc (có hát Quan họ, hát Ca trù, hát Chèo); nghệ thuật ẩm thực; những tri thức dân gian; làng nghề truyền thống;...

Bắc Giang còn là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều tộc người thiểu số, như: Nùng, Tày, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa, Dao, Cao Lan,… Những giá trị văn hoá đặc sắc của các tộc người thiểu số được thể hiện ở: phong tục, tập quán, lễ hội dân gian độc đáo,... Sự đặc sắc của văn hóa các tộc người thiểu số làm cho văn hóa Bắc Giang thêm phong phú và đa dạng.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội, nhiều giá trị văn hóa truyền thống (các di tích, lễ hội dân gian, nghề và làng nghề thủ công truyền thống,..) được bảo tồn và phục hồi. Sự phục hồi của các giá trị văn hóa truyền thống không những khẳng định những khía cạnh đặc sắc của văn hóa Bắc Giang, mà còn cho thấy những giá trị văn hóa truyền thống được cộng đồng coi trọng. Sự phục hồi của những giá trị văn hóa truyền thống không chỉ làm phong phú đời sống văn hóa xã hội, mà có thể là nhân tố tích cực (những chuẩn mực về đạo đức, thẩm mỹ) trong xây dựng những đời sống văn hóa mới, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh.


  1. Đánh giá chung:

Với vị trí địa lý, nằm cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), Bắc Giang có vị trí rất thuận lợi và chịu ảnh hưởng lớn, tác động mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nhờ đó, tỉnh có những động lực để phát triển kinh tế - xã hội và sự liên kết vùng về cả mặt kinh tế - xã hội và văn hóa với Quảng Ninh, khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn và các tỉnh nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng. Đây là lợi thế đồng thời cũng là những thách thức cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch Bắc Giang phát triển, tăng cường quan hệ, hợp tác quốc tế, giao lưu với các tỉnh trong khu vực và cả nước, trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh những năm tới.

Các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa đã tạo nên một số đặc thù tác động vào quá trình xây dựng sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh Bắc Giang là:

Là một tỉnh đa dạng về địa hình, về tiềm năng tự nhiên, nằm trên trục đường giao lưu kinh tế - văn hóa của đất nước.

Là tỉnh có trình độ phát triển kinh tế - xã hội trung bình của cả nước, còn có những hạn chế về tiềm lực đầu tư cho phát triển. Về cơ bản, đây vẫn là một tỉnh có cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đang chuyển dịch sang hướng công nghiệp và dịch vụ, tốc độ đô thị hóa còn chưa mạnh. Kết cấu kinh tế xã hội này đã quy định những điều kiện và đặc điểm phát triển về sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch thời gian tới.

Đã tạo ra những nền tảng nhất định cho việc định vị một vị trí địa chính trị, kinh tế và văn hóa cho tỉnh từ một tỉnh miền núi nghèo, chậm phát triển, có phần bị biệt lập thành một tỉnh có sự tăng tốc về quá trình tiếp biến và giao lưu kinh tế - văn hóa, đặt nền tảng cho sự phát triển các mặt của tỉnh.

Là tỉnh có sự đa dạng về văn hóa tộc người, nhiều tiềm năng di sản vật thể và phi vật thể, có tiềm năng phát triển du lịch, có nhiều hoạt động văn hóa-xã hội, tạo nền tảng và hỗ trợ cho sự phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch.

Trên nền tảng hệ thống hồ và rừng nguyên sinh, các di sản vật thể và phi vật thể phong phú, đặc sắc của tỉnh, Bắc Giang có thể xây dựng được bản sắc, sự khác biệt riêng có về mặt văn hóa và du lịch, góp phần xây dựng bản lĩnh và cốt cách của văn hóa và con người Bắc Giang, hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển đời sống văn hóa tinh thần trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.



tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương