PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết xây dựng quy hoạCH


Phát triển hệ thống thiết chế TDTT, gồm



tải về 1.57 Mb.
trang9/18
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.57 Mb.
#29323
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18

Phát triển hệ thống thiết chế TDTT, gồm:


Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp cơ sở

1. Giai đoạn 2010-2015:

- Năm 2010:

+ Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết và phê duyệt Dự án Khu liên hợp thể thao tỉnh (50,34 ha).

+ Lập quy hoạch chi tiết và phê duyệt Dự án Trung tâm huấn luyện và thi đấu tỉnh.

+ Lập quy hoạch chi tiết và phê duyệt Dự án Trường Năng khiếu Thể thao tỉnh.

- Năm 2011:

+ Hoàn thành đền bù và giải phóng mặt bằng cho Khu Liên hợp thể thao tỉnh.

- Từ năm 2011-2015: Từng bước đầu tư xây dựng các công trình và trang thiết bị đảm bảo tập luyện, tổ chức thi đấu tại Khu liên hợp thể thao tỉnh, gồm:

+ 01 sân vận động có khán đài mái che, sức chứa 30.000 chỗ.

+ 01 nhà tập luyện và thi đấu đa năng từ 4.000 chỗ.

+ Hệ thống nhà làm việc; khu ăn, nghỉ cho huấn luyện viên, vận động viên.

2. Giai đoạn 2016-2020:

- Tiếp tục và hoàn thiện các hạng mục công trình khu Liên hợp thể thao tỉnh:

+ Xây dựng 01 bể bơi có mái che sức chứa 1.500 chỗ, có 8 đường bơi.

+ Xây dựng sân tập luyện và huấn luyện.

+ Xây dựng khu phụ trợ (các công trình khác: quảng trình, hệ thống giao thông, bãi đỗ xe…) .

+ Tiếp tục xây dựng hệ thống nhà làm việc; khu ăn, nghỉ cho huấn luyện viên, vận động viên.

- Xây dựng Trung tâm huấn luyện và thi đấu tỉnh.

- Xây dựng Trường Năng khiếu Thể thao tỉnh.



1. Giai đoạn 2010-2015:

- 100% các huyện, thành phố có Sân vận động từ 5.000 chỗ ngồi (có tường bao quanh, khán đài đơn giản) tùy theo từng địa phương.

- 50% các huyện, thành phố có 01 Nhà tập luyện và thi đấu từ 1.000 chỗ.

- 50% các huyện, thành phố có sông ngòi (Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên, Lạng Giang, Hiệp Hòa, Lục Nam) xây dựng 01 Bể bơi (25m x 50m) có 6 đường bơi.

- Từ 5-10 sân tập từng môn theo truyền thống từng địa phương.

2. Giai đoạn 2016-2020:

- 50% các huyện, thành phố còn lại xây dựng 01 Nhà tập luyện và thi đấu từ 1.000 chỗ.

- 50% các huyện còn lại xây dựng 01 Bể bơi (25m x50m) có 6 đường bơi.

- Hoàn chỉnh 5-10 sân tập từng môn theo truyền thống từng địa phương.

(Cấp huyện cần thực hiện tốt quy hoạch đất dành cho TDTT để đảm bảo xây dựng các công trình TDTT cơ bản và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế khác đầu tư các công trình TDTT theo nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn các huyện nói riêng và tỉnh nói chung. Xây dựng các công trình TDTT có trang thiết bị đảm bảo tập luyện)


1. Giai đoạn 2010-2015: 60% xã, phường, thị trấn có:

- 01 sân thể thao phổ thông, diện tích từ 5.000-7.000m2 (tùy theo từng địa phương).

- 01 nhà tập TDTT kết hợp sinh hoạt văn hóa, diện tích từ -200m2 (theo thiết chế nhà văn hóa).

- Có từ 3-6 sân tập từng môn: bóng chuyền, cầu lông, đá cầu, sới vật, võ… (theo truyền thống của địa phương).



2. Giai đoạn 2016-2020: 40% xã, phường, thị trấn có:

- 01 sân thể thao phổ thông, diện tích từ 5.000-7.000m2 (tùy theo từng địa phương).

- 01 nhà tập TDTT kết hợp sinh hoạt văn hóa, diện tích từ 150-200m2 (theo thiết chế nhà văn hóa).

- Có từ 3-6 sân tập từng môn: bóng chuyền, cầu lông, đá cầu, sới vật, võ… (theo truyền thống của địa phương).



Chú ý: Khuyến khích các xã, phường, thị trấn có điều kiện phát triển, nên có 01 bể bơi đơn giản 200-300m2 và 01 nhà tập đa năng.

(Tiếp tục thực hiện theo Quyết định 67/2007/QĐ-UBND tỉnh Bắc Giang về việc triển khai các công trình TDTT xã, phường, thị trấn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020)




Phát triển các thiết chế thể thao gắn với trường học và khu công nghiệp:

Xây dựng khu giáo dục thể chất (được quy hoạch xây dựng thành khu riêng) với các công trình: hố nhảy cao, nhảy xa, đường chạy 60-100m, xà đơn, xà kép; có từ 2-3 sân đá cầu, cầu lông, 01 sân bóng chuyền, 01 sân bóng rổ…

Giai đoạn 2010-2015: 70% trường trung học phổ thông (quốc lập) có nhà tập đa năng; các trường tiểu học cần đảm bảo có sân tập thể thao và khu vui chơi giải trí.

Giai đoạn 2016-2020: có 50% trường trung học cơ sở, 30% trường trung học phổ thông (còn lại) có nhà tập đa năng; 50% các trường tiểu học có nhà tập luyện đơn giản.

Các khu công nghiệp (có điều kiện phát triển): có 01 bể bơi đơn giản 200-300m2 và 01 nhà tập đa năng

Các chỉ tiêu phát triển của một số thiết chế chủ yếu

TT

Cấp

QĐ số 271/2005/QĐ-TTg về phát triển VHTT

Chỉ tiêu phát triển hệ thống thiết chế văn hóa đến 2015

Chỉ tiêu phát triển hệ thống thiết chế văn hóa đến 2020

1

Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh

100% có Trung tâm VH tỉnh

- Nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị.

- Sử dụng hiệu quả Trung tâm văn hóa tỉnh



- Nâng cấp và hiện đại hoá cơ sở vật chất, trang thiết bị theo chu kỳ thiết bị mới

- Sử dụng hiệu quả Trung tâm văn hóa tỉnh để có thể tổ chức các sự kiện lớn



2

Trung tâm VHTT cấp huyện/thị xã/ thành phố

80% có thiết chế VHTT đạt chuẩn quốc gia, hoạt động hiệu quả

- 100% số huyện/thị xã/thành phố có Trung tâm VHTT.

- 100% số Trung tâm VHTT hoạt động hiệu quả.



1/3 số trung tâm văn hóa huyện/thị xã/thành phố có chất lượng hoạt động tốt, theo chuẩn của Bộ

3

Trung tâm VHTT cấp xã/phường/ thị trấn

80% có thiết chế VHTT đạt chuẩn quốc gia

- 50% số xã/phường/thị trấn có Trung tâm VHTT.

- 70 % số thiết chế VHTT hoạt động hiệu quả.



- Hoàn thiện 50% số xã/phường/thị trấn còn lại có Trung tâm VHTT.

- 100 % số thiết chế VHTT hoạt động hiệu quả.



4

Nhà văn hóa thôn/khu phố/cụm dân cư

70% có thiết chế VHTT đạt chuẩn quốc gia

- 100% thôn/khu phố/cụm dân cư có Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng.

- 70% số Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng hoạt động hiệu quả.



- 30 % số Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng còn lại hoạt động hiệu quả.

- 100% số Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng hoạt động hiệu quả.



Xây dựng một số điểm, khu du lịch mang thương hiệu Bắc Giang, trên tinh thần kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp, sử dụng được các tiềm năng tự nhiên – văn hóa của Bắc Giang, với 4 dự án lớn sau đây:

TT

Nội dung

1

Dự án khu di tích lịch sử Yên Thế (huyện Yên Thế)

Mục tiêu: Phát triển sản phẩm du lịch đặc thù gắn với truyền thống lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của cha ông, xây dựng thành khu di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Hạng mục đầu tư: Đầu tư tôn tạo hệ thống di tích lịch sử gắn với cuộc đời và sự nghiệp của Lãnh tụ nông dân Hoàng Hoa Thám; Đầu tư xây dựng các khu tưởng niệm; nhà truyền thống và các điểm tổ chức lễ hội. Đầu tư xây dựng nhà nghỉ chân, khu bán hàng lưu niệm; bảo tàng sáp; khu VCGT dân gian

2

Dự án đầu tư khu du lịch hồ Cấm Sơn ( huyện Lục Ngạn)

Mục tiêu: Tạo sản phẩm du lịch đặc thù với chất lượng cao, hướng tới mục tiêu trở thành điểm du lịch quốc gia.

Hạng mục đầu tư: Đầu tư xây dựng các khách sạn & resort cao cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu là 3 sao; và các khu VCGT cao cấp trong nhà và ngoài trời; Đầu tư tôn tạo cảnh quan tự nhiên. Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.

Dự kiến diện tích: trên 17.000 ha

3

Nghiên cứu tiền khả thi Khu du lịch Tây Yên Tử và xây dựng giai đoạn 1:

Mục tiêu: Gắn du lịch của Bắc Giang với tuyến du lịch trọng điểm của vùng là Khu du lịch Yên Tử

Hạng mục đầu tư: nghiên cứu tiền khả thi , xây dựng dự án, xây dựng các tuyến đường cho khu du lịch, xây dựng các khách sạn & resort cao cấp đạt tiêu chuẩn tối thiểu là 3 sao; và các khu VCGT cao cấp trong nhà và ngoài trời; Đầu tư tôn tạo cảnh quan tự nhiên. Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch.

4

Dự án đầu tư cải tạo cảnh quan khu du lịch Suối Mỡ ( huyện Lục Nam)

Mục tiêu: Cải tạo môi trường cảnh quan tự nhiên;

Hạng mục đầu tư: Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng bến bãi; Nâng cấp cải tạo , xây mới nhà nghỉ, khách sạn

Dự kiến diện tích: 50 ha



5

Dự án đầu tư khu du lịch Khuôn Thần ( huyện Lục Ngan)

Mục tiêu: Đa dạng hóa và tạo các sản phẩm du lịch có chất lượng cao;

Hạng mục đầu tư: Đầu tư xây dựng các khu lưu trú; Khu dịch vụ VCGT; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng điện nước và vệ sinh môi trường..

Dự kiến diện tích: 200 ha

6

Khu du lịch Quảng Phúc Tp. Bắc Giang:

Mục tiêu: Phát triển thành điểm du lịch VCGT thể thao ngoài trời, nghỉ dưỡng sinh thái cuối tuần

Hạng mục đầu tư: Đầu tư xây dựng khách sạn, nhà nghỉ; Khu VCGT tổng hợp; Đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật đáp ứng nhu cầu du lịch

Dự kiến diện tích xây dựng là 50 ha.



3. Ngân sách:

3.1. Mục tiêu:



  • Phấn đấu bảo đảm các chi tiêu và đầu tư cơ bản từ ngân sách sự nghiệp cho văn hóa, thể thao và du lịch, thể hiện vai trò của nhà nước trong sự phát triển ngành.

  • Ngân sách đầu tư cho các vấn đề xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, cho các hoạt động sự nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, quảng bá và xúc tiến du lịch, để tổ chức các sự kiện và hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch lớn của tỉnh.

  • Xã hội hoá các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch, huy động các nguồn lực từ các cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp, người hảo tâm vào việc xây dựng các khu du lịch, các dịch vụ văn hóa, thể thao.

  • Tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương, từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nước ngoài cho các dự án trọng điểm.

  • Sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước, các lực lượng xã hội vào công tác văn hóa, thể thao và du lịch.

3.2. Nội dung và các chỉ tiêu:

Từ nay đến 2014, tùy vào tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh mà bố trí ngân sách theo nguyên tắc tăng dần đều theo các năm, vượt mức năm 2009, phấn đấu đến 2015, nâng nguồn vốn đầu tư cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch lên 1,5% tổng chi ngân sách thường xuyên. Từ 2016 đến 2020, ngân sách cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch tăng lên đến 1,7 – 1,8% tổng chi ngân sách thường xuyên.

Xây dựng một số thiết chế văn hóa, thể thao bằng các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các nguồn khác trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, thể thao và du lịch trọng điểm của tỉnh bằng nguồn vốn .

Chủ động xây dựng và xin các dự án đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. Bố trí vốn đối ứng cho các nguồn vốn này từ ngân sách của tỉnh.

Bố trí các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh trong việc xây dựng một số công trình, chương trình, sự kiện/hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trọng điểm, quan trọng của tỉnh.

Bố trí các nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực quản lý ngành, bồi dưỡng cán bộ quản lý, đào tạo nhân tài trong cả 3 lĩnh vực như là nguồn vốn ưu tiên trong ngân sách chi cho các hoạt động thường xuyên của ngành.

4. Tổ chức các hoạt động/sự kiện lớn của tỉnh:

4.1. Mục tiêu:



  • Thông qua các sự kiện và hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch lớn được tổ chức tại tỉnh, thể hiện các tiềm năng và năng lực xây dựng và phát triển đời sống tinh thần của tỉnh Bắc Giang.

  • Thể hiện các liên kết văn hóa, thể thao và du lịch trong các sự kiện, hoạt động lớn của ngành, thể hiện các .

  • Thúc đẩy, khuyến khích, cổ vũ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật, trình diễn thể thao của nhân dân trong tỉnh.

  • Liên kết văn hóa Bắc Giang với văn hoá các tỉnh bạn, với vùng Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, với cả nước và quốc tế

4.2. Nội dung và các chỉ tiêu:

Luân phiên đăng cai và tổ chức tốt Ngày hội Văn hóa Thể thao Du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc do Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch chủ trì, như một sự kiện lớn nhất của tỉnh, thông qua đó, tăng cường liên kết vùng và liên kết 3 lĩnh vực trong hoạt động chung của ngành;

Tổ chức Ngày hội Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang theo thường kỳ hai năm một lần như một sự kiện lớn của tỉnh, cổ vũ, quảng bá hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch trong tỉnh.

Tổ chức tốt Đại hội Thể dục, Thể thao tỉnh Bắc Giang theo chu kỳ 4 năm, gắn các hoạt động thể thao với hoạt động văn nghệ, quảng bá, xúc tiến du lịch, tiến tới xây dựng đại hội như một thương hiệu festival thể thao của tỉnh với trọng tâm là các môn thể thao dân tộc.

Nâng cấp lễ hội và khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám như một sự kiện lớn về văn hóa, du lịch của tỉnh, tiến tới xây dựng đây như một địa chỉ điểm/địa chỉ văn hóa du lịch của tỉnh và vùng.

Hình thành ý tưởng, xây dựng đề án tổ chức một loại hình festival của tỉnh Bắc Giang, qua đó, quảng bá, xúc tiến đầu tư, xây dựng hình ảnh tỉnh Bắc Giang với các tỉnh trong nước và quốc tế.

Phối hợp với các ngành, các cấp tổ chức các Hội chợ triển lãm, Quảng bá, Xúc tiến du lịch theo các chủ đề chuyên biệt hay tổng hợp, gắn du lịch với văn hóa nghệ thuật, thể thao.

IV. QUY HOẠCH LĨNH VỰC VĂN HÓA

1. Mục tiêu:

Bảo đảm cho lĩnh vực văn hóa có thể phát triển một cách hài hoà, cân đối, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của người dân, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước của ngành

2. Nội dung và chỉ tiêu:

Đến năm 2015, 30-40% số di tích lịch sử văn hóa của tỉnh được đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị; Đến năm 2020, 60-70% số di tích được đầu tư bảo tồn và phát huy giá trị.

Đối với các thiết chế văn hoá cấp tỉnh: Đến năm 2015, hoàn thành nâng cấp Trung tâm Văn hóa tỉnh; nâng cấp thư viện tỉnh thành thư viện khoa học tổng hợp và đẩy mạnh tin học hóa thư viện; nâng cấp Bảo tàng Tổng hợp tỉnh; xây dựng Nhà hát Ca múa Nhạc Tổng hợp; đầu tư, nâng cấp Trường Trung cấp Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch thành trường Cao đẳng.

Đối với hệ thống thiết chế văn hoá cấp huyện/thị xã/thành phố: Đến năm 2015, 100% số huyện/thành phố có Trung tâm VHTT. Giai đoạn 2016-2020, nâng cấp 100% số Trung tâm VHTT cấp huyện/thành phố.

Đối với hệ thống thiết chế văn hoá cấp xã/phường/thị trấn: đến năm 2015, 50% số xã/phường/thị trấn có Trung tâm VHTT; đến năm 2020, 80% số xã/phường/thị trấn có Trung tâm VHTT.

Đối với hệ thống thiết chế văn hóa thôn/bản/khu phố/cụm dân cư: đến năm 2015, 100% số thôn/bản/khu phố/cụm dân cư có Nhà văn hoá hoặc Nhà sinh hoạt cộng đồng. Trong đó, có 70% số Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng được trang bị trang thiết bị hoạt động đầy đủ; Đến năm 2020, 100% số Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng có đầy đủ trang thiết bị hoạt động. Các thiết chế văn hóa này được phát triển trên tinh thần xã hội hóa.

Ở các khu công nghiệp: đến năm 2015, mỗi khu công nghiệp đều có khu Văn hóa - Thể thao, tích hợp với quy hoạch của khối thể thao.

Phát triển các hoạt động văn nghệ quần chúng, nghệ thuật không chuyên, đến 2015, nâng mức hưởng thụ văn nghệ, nghệ thuật của người dân gấp 2 lần hiện nay.

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, và cộng đồng trong việc bảo tồn di sản văn hoá. Huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn di sản; tập trung cho công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các loại hình di sản, cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác bảo tồn. Phát huy giá trị của di sản văn hoá: Phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu tri thức về di sản văn hoá; ứng dụng khoa học và công nghệ trong quảng bá, giới thiệu di sản văn hoá; ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác trưng bày;… Phát triển các ngành dịch vụ gắn với công tác bảo tồn, bảo tàng nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục và giải trí. Khuyến khích phát triển các bảo tàng, nhà trưng bày tư nhân.

Tăng cường sự phát triển toàn diện hệ thống thư viện nhằm phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí và đáp ứng nhu cầu học tập. Đảm bảo đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung nguồn cán bộ có năng lực, trình độ. Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và phục vụ. Thống nhất mô hình xây dựng thư viện cấp huyện trong toàn tỉnh; xây dựng điển hình mô hình thư viện, phòng đọc, tủ sách thôn/bản/khu phố, bưu điện văn hoá xã, tủ sách pháp luật,…

Đầu tư nâng cấp các rạp chiếu trở thành tụ điểm sinh hoạt văn hoá ở các vùng đô thị tập trung. Phổ biến và phát hành phim, cung cấp các sản phẩm phim ảnh có chất lượng đáp ứng nhu cầu giáo dục, giải trí lành mạnh. Tăng cường hoạt động chiếu bóng lưu động ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Một mặt, phục vụ các nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; một mặt, nâng cao đời sống văn hoá của người dân.

Nâng cao chất lượng hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, chú trọng phát triển những hoạt động có giá trị tư tưởng và thẩm mỹ cao. Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập, phát triển phong trào nghệ thuật quần chúng ở cơ sở. Tăng cường hoạt động giao lưu nghệ thuật với các đoàn, chi hội nghệ thuật của các địa phương.

Ưu tiên phát triển một số loại hình nghệ thuật truyền thống của các dân tộc trong tỉnh như Quan họ, Chèo, dân ca các dân tộc thiểu số. Phát triển các loại hình nghệ thuật hiện đại, nhất là ở các trung tâm dân cư, đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân. Nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật của những đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh. Chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ, diễn viên; đa dạng hoá các chương trình biểu diễn. Có chính sách, cơ chế khuyến khích hoạt động nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật ngoài công lập; phát triển phong trào nghệ thuật quần chúng ở cơ sở, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xây dựng nếp sống, lối sống văn minh, môi trường văn hoá; bên cạnh đó đẩy mạnh giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó tập trung xây dựng các mô hình “Gia đình văn hoá”, “Khu dân cư tiên tiến”, “thôn, bản văn hoá”. Khuyến khích các tầng lớp nhân dân tham gia vào sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá; đa dạng hoá các hình thức xã hội hoá các hoạt động văn hoá, thông tin tuyên truyền.



Nâng cấp Trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao, Du lịch thành trường cao đẳng: Đến năm 2015, nâng qui mô đào tạo của Trường đạt 200-300 học viên/năm, trong đó đảm bảo 40% học viên thuộc đối tượng chính sách, người dân tộc thiểu số, học viên ở vùng sâu, vùng xa.

Quy hoạch hệ thống Trung tâm Văn hóa - Thông tin: Trung tâm Văn hóa tỉnh là đơn vị sự nghiệp có thu (hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ văn hóa, thông tin), đơn vị tổ chức các hoạt động mẫu, hoạt động có thu tại chỗ, biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, hỗ trợ các hoạt động giải trí, huấn luyện,... đảm bảo tự cân đối kinh phí hoạt động, giảm dần tỉ lệ cấp ngân sách của nhà nước.

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp cơ sở

1. Cơ cấu Trung tâm Văn hóa tỉnh gồm: Hội trường và sân khấu biểu diễn nghệ thuật (1.000-1.500 chỗ ngồi); khu thông tin, triển lãm trong nhà và ngoài trời; khu dịch vụ văn hóa nghệ thuật (các câu lạc bộ, phòng chiếu phim, khu vui chơi giải trí,..); và các khu vực dịch vụ khác.

2. Đến năm 2015, đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh Trung tâm Văn hóa tỉnh đạt chuẩn theo quy định của Bộ chủ quản, đủ điều kiện tổ chức các hoạt động văn hóa, thông tin, triển lãm, đủ khả năng đăng cai các hoạt động văn hóa, thông tin, triển lãm lớn của tỉnh, khu vực và toàn quốc.




1. 2009-2010: xây dựng qui hoạch chi tiết hệ thống Trung tâm VHTT ở các huyện, thị xã, thành phố.

2. Phân kỳ:

2011-2015: 100% số Trung tâm VHTT huyện/thành phố có Nhà văn hóa và đưa vào hoạt động; 100% số Trung tâm VHTT hoạt động hiệu quả.

2016-2020: đầu tư trang thiết bị, nâng cấp các Trung tâm VHTT huyện/thành phố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Trung tâm VHTT.

Đầu tư nâng cấp Nhà Văn hoá thuộc Trung tâm VHTT huyện/thị xã/thành phố đảm bảo cơ cấu: Hội trường đa năng (biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, hội nghị, hội diễn văn nghệ quần chúng, qui mô từ 400-700 chỗ ngồi; các phòng hoạt động nghiệp vụ và hoạt động chuyên ngành: câu lạc bộ, phòng âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, múa, triển lãm; khu hành chính điều hành; trang thiết bị hoạt động văn hoá, thông tin chuyên dùng đồng bộ; khu hoạt động dịch vụ tổng hợp trong nhà và ngoài trời; khu hoạt động công cộng ngoài trời; có vườn hoa, tiểu cảnh; hệ thống cấp điện đủ công suất; hệ thống cấp thoát nước và các hạng mục công trình phụ trợ đảm bảo tiêu chuẩn; diện tích đất qui hoạch đạt 20.000-25.000 m2 trở lên; trong đó diện tích xây dựng tối thiểu đạt 2.000-2.500 m2.

Vốn đầu tư ước đạt 8-10 tỷ đồng/Trung tâm.




1. Trung tâm Văn hoá-Thông tin xã/phường/thị trấn do UBND xã/phường/thị trấn thành lập trên cơ sở hợp nhất các cơ sở hiện có hoặc xây dựng mới. Trong đó, đài truyền thanh, có thể lập cơ sở riêng trực thuộc UBND xã/phường/thị trấn.

2. Phân kỳ:

2009-2010: xây dựng qui hoạch chi tiết hệ thống Trung tâm VHTT ở các xã, phường, thị trấn.

2011-2015: 50% số xã có Trung tâm VHTT.

2016-2020: 80% số xã có Trung tâm VHTT.

Quy hoạch hệ thống Trung tâm VHTT xã/phường/thị trấn đảm bảo: Ở vị trí trung tâm xã/phường/thị trấn thuận lợi cho các hoạt động của cộng đồng; trung tâm phải bao gồm các thành phần: Khu/hội trường hoạt động nghệ thuật; khu hoạt động của các câu lạc bộ; thư viện/tủ sách (kết hợp với thư viện trường học); cụm thông tin, cổ động; khu vui chơi thanh thiếu nhi; sân bãi luyện tập thể dục thể thao; khu dịch vụ văn hoá tổng hợp; đài truyền thanh (có thể tách riêng, tùy theo địa phương); có 1-2 cán bộ chuyên trách công tác văn hoá, thông tin và thể thao; mặt bằng qui hoạch đạt 3.000m2 trở lên; ước vốn đầu tư khoảng 700 triệu - 1 tỷ đồng/Trung tâm.

3. Nhà Văn hoá, Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn/khu phố/cụm dân cư

2010-2015: 100% số thôn/khu phố/cụm dân cư có Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng.

2016-2020: chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cấp cơ sở, trang thiết bị của các Nhà văn hoá, Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn/khu phố/cụm dân cư.

Quy hoạch hệ thống Nhà văn hóa, Nhà sinh hoạt cộng đồng thôn/khu phố/cụm dân cư đảm bảo: Vị trí thuận lợi cho các sinh hoạt cộng đồng ở thôn/khu phố/cụm dân cư; có các thành phần: hội trường đạt 150-300 chỗ ngồi; sân khấu biểu diễn nghệ thuật; sân hoạt động thể thao (trong nhà, ngoài trời); nơi đọc sách, báo; hoạt động theo qui chế tự quản của cộng đồng; mặt bằng qui hoạch đạt 1.000-1.500 m2 trở lên; ước vốn đầu tư: 300-500 triệu đồng/Nhà văn hoá.




Hoạt động của hệ thống Trung tâm VHTT, khu Văn hóa - Thể thao: Tập trung vào các mảng hoạt động (1) Khai thác, phát huy vốn văn nghệ dân gian truyền thống, và giữ gìn các loại hình nghệ thuật truyền thống; (2) Tổ chức và phối hợp tổ chức các cuộc thi sáng tác, liên hoan, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, hội thi thông tin lưu động; phối hợp tổ chức các lễ hội ở địa phương; (3) Tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật nhằm định hình và nâng cao thẩm mỹ nghệ thuật, khuyến khích các xu hướng văn hoá nghệ thuật mới, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của người dân; (4) Tổ chức các hoạt động, các giải thể thao nhằm phát triển phong trào thể dục thể thao trên địa bàn huyện; (5) Tổ chức khảo sát, tham quan, trao đổi nghiệp vụ, giao lưu văn hoá văn nghệ giữa các đơn vị trong huyện và ngoài huyện; (6) Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ở các Trung tâm VHTT; (7) Cung cấp các dịch vụ về văn hoá, nghệ thuật, thể thao.

Đề xuất các hoạt động/sự kiện của Trung tâm VHTT, khu VHTT

TT

Sự kiện

Hoạt động



Tết dương lịch

Tổ chức Festival/lễ hội tổng hợp (biểu diễn nghệ thuật, chơi trò chơi dân gian/trò chơi mới,…) hay theo một chủ đề



Tết âm lịch

Tổ chức Festival/lễ hội (biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian/trò chơi mới,..) cho dân cư trên địa bàn từng xã



Ngày lễ 30/4 và 1/5

Tổ chức hoạt động triển lãm về ngày 30/4 và trưng bày hiện vật với sự hướng dẫn nghiệp vụ của Bảo tàng huyện;

Trưng bày các cụm Panô tuyên truyền ngày truyền thống 30/4 và 1/5 kèm theo các hoạt động thông tin cổ động;

Mở hội thi (văn hoá văn nghệ, trò chơi, ẩm thực,…)




Tết thiếu nhi 1-6

Thi bé khoẻ, bé ngoan cho các cháu thiếu nhi trên địa bàn.



Rằm Trung thu

Tổ chức thi vẽ tranh, chơi trò chơi cho thiếu niên, nhi đồng



Quốc khánh 2/9

Tổ chức kỷ niệm, nói chuyện truyền thống, giao lưu với các lão thành cách mạng.

Tổ chức trưng bày, triển lãm

Tổ chức các cụm panô tuyên truyền




Ngày hội Văn hoá Thể thao

Tập trung vào các hoạt động thể thao có thưởng

Tổ chức các trò chơi, sinh hoạt cộng đồng

Tổ chức biểu diễn văn nghệ




Các hoạt động cộng đồng

Tổ chức các chương trình từ thiện, các chương trình xã hội trong các cộng đồng dân cư



Các hoạt động giao lưu

Giao lưu giữa các câu lạc bộ, các hội, đội văn nghệ

Giao lưu giữa các câu lạc bộ, hội, đội văn nghệ với các ban ngành đoàn thể, giữa các địa phương





Luyện tập TDTT cho các cá nhân và xây dựng các đội/nhóm thi đấu giao lưu, tranh giải

Các hoạt động luyện tập theo từng loại hình câu lạc bộ

Các hoạt động thi đấu, tranh giải

Phát triển phong trào luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên của người dân

Tổ chức hội thao, hội diễn từng xã hay giữa nhiều xã





Các hoạt động đọc sách báo

Xây dựng thư viện/phòng đọc sách báo/góc đọc sách

Tổ chức các cuộc thi đọc sách, kể chuyện

Tổ chức các buổi giới thiệu sách, báo, tài liệu mới

Hoạt động trao đổi sách báo với hệ thống Thư viện huyện/tỉnh




tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương