PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết xây dựng quy hoạCH



tải về 1.57 Mb.
trang5/18
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.57 Mb.
#29323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

































PHẦN HAI


HIỆN TRẠNG PHÁT TRIẾN SỰ NGHIỆP

VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG

I. HIỆN TRẠNG TOÀN NGÀNH

1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước:


Về cơ bản, tỉnh đã kiện toàn được bộ máy quản lý Nhà nước sự nghiệp Văn hoá, Thể thao và Du lịch các cấp. Việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước đảm bảo sự phát triển của sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh những năm qua.

Mô hình tổ chức và hệ thống thiết chế ngành văn hoá, thể thao và du lịch có 3 cấp: cấp tỉnh, cấp huyện/thành phố, và cấp xã/phường/thị trấn.



Cấp tỉnh

Đơn vị quản lý Nhà nước có Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang. Cơ cấu gồm: Lãnh đạo Sở và các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở.

+ Lãnh đạo Sở, gồm: Giám đốc và các Phó Giám đốc.

+ Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ trực thuộc Sở, gồm:



  • Văn phòng Sở;

  • Thanh tra Sở;

  • Phòng Xây dựng Nếp sống Văn hóa và Gia đình;

  • Phòng Nghiệp vụ Văn hóa;

  • Phòng Nghiệp vụ Thể dục Thể thao;

  • Phòng Nghiệp vụ Du lịch;

  • Phòng Kế hoạch - Tài chính;

  • Phòng Tổ chức Cán bộ.

+ Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, gồm:

  • Bảo tàng tỉnh;

  • Thư viện tỉnh;

  • Trung tâm Văn hóa tỉnh;

  • Đoàn Nghệ thuật (Chèo, Ca - Múa - Nhạc);

  • Trung tâm Phát hành Phim và Chiếu bóng;

  • Ban Quản lý di tích;

  • Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao;

  • Trường Trung cấp Văn hóa, Thể thao, Du lịch;

  • Trường Năng khiếu Thể dục Thể thao;       

  • Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch.     

Sau khi sáp nhập, là một sở đa ngành, đa khối, Sở Văn hóa, Thể thao, Du lịch Bắc Giang đã sớm kiện toàn về mặt tổ chức, làm cơ sở cho các hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Cấp huyện/thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)

Đơn vị quản lý Nhà nước: Phòng Văn hóa và Thông tin.

Các đơn vị sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch trực thuộc UBND, gồm:


  • Trung tâm VHTT huyện, gồm: Nhà Văn hóa (hoặc Nhà Văn hóa - Thông tin; và Đội Thông tin lưu động;

  • Thư viện huyện;

  • Đài Truyền thanh – Truyền hình;

  • Trung tâm Văn hóa, Công viên, Khu vui chơi giải trí tổng hợp;

  • Cơ sở kinh doanh xuất bản phẩm.

Cấp xã/phường/thị trấn (gọi chung là cấp xã)

Đơn vị quản lý nhà nước: Ban Văn hóa, Thông tin và Thể thao

Các thiết chế trực thuộc UBND, gồm:


  • Nhà văn hóa xã; Thư viện, tủ sách pháp luật, tủ sách thôn văn hóa; sân bãi luyện tập thể dục, thể thao;

  • Trung tâm Dịch vụ Văn hóa tổng hợp;

  • Khu Vui chơi, Giải trí tổng hợp;

  • Hệ thống nhà văn hóa thôn/bản/khu phố/cụm dân cư.

2. Đội ngũ cán bộ:

Đội ngũ cán bộ ngành văn hóa, thể thao và du lịch Bắc Giang cơ bản được kiện toàn về số lượng và được phân bố đều khắp các cấp tỉnh, huyện, xã và cơ sở.

Cấp tỉnh

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 54 người; trong đó: 5 lãnh đạo Sở và 49 Trưởng/Phó phòng chuyên môn, chuyên viên.

Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 297 người; tình hình phân bố như sau:

Bảng 11: Tình hình phân bố đội ngũ cán bộ tuyến tỉnh năm 2008 và 2009

STT

Đơn vị

2008 (người)

2009

(người)


1

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang

57

55

2

Bảo tàng tỉnh Bắc Giang

20

20

3

Thư viện tỉnh Bắc Giang

20

21

4

Ban Quản lý Di tích tỉnh

12

15

5

Trung tâm Văn hoá tỉnh

29

31

6

Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao

38

28

7

Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Bắc Giang




4

8

Trung tâm Phát hành phim và Chiếu bóng tỉnh

13

13

9

Trường Trung cấp Văn hoá, Thể thao, Du lịch

34

40

10

Đoàn nghệ thuật (Chèo, Ca – Múa – Nhạc )

40

42

11

Trường Năng khiếu Thể thao




12

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch Bắc Giang mới thành lập theo QĐ số 39/QĐ-UBND ngày 29/5/2009, với số biên chế là 12 người, năm 2009 có 4 người.

Trường Năng khiếu Thể dục Thể thao mới thành lập theo Quyết định 102/QĐ-UBND ngày 30/9/2009 thì số biên chế được giao theo QĐ này là 17 biên chế, do mới thành lập và đang trong quá trình hoàn thiện tổ chức thực hiện nên hiện tại mới có 12 biên chế.

Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, do việc thành lập Trường năng khiếu thể thao trên cơ sở tách 1 phần khu nội trú của Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, số biên chế đầu năm giao cho Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh là 38, sau đó chuyển 10 biên chế của Trung tâm sang trường nên Trung tâm còn 28.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có 75 cán bộ làm công tác TDTT, được chia thành 2 khối: quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp. Cụ thể:

Quản lý nhà nước: Phòng Nghiệp vụ TDTT: 7 cán bộ

Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu: 68 cán bộ

Trong đó, 51 cán bộ chuyên trách về TDTT và 24 huấn luyện viên. Trình độ đại học TDTT là 44 cán bộ. Trình độ chính trị: Cao cấp 1, đại học: 1 và trung cấp: 5.

Lực lượng huấn luyện viên thể thao thành tích cao đạt gần 80% có trình độ cử nhân thể dục thể thao. Có 01 huấn luyện viên chính; nhiều huấn luyện viên được cử đi học bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Uỷ ban Thể dục Thể thao (trước đây) tổ chức, các liên đoàn, các tổ chức thể thao, nhiều huấn luyện viên được cử đi học các lớp tin học, ngoại ngữ, quản lý nhà nước, trung cấp lý luận chính trị.

Cấp huyện

Thực hiện theo Nghị định số 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04/02/2008 Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong đó quản lý nhà nước: Phòng Văn hoá và Thông tin; đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Văn hoá-Thông tin-TDTT.



Đội ngũ cán bộ văn hóa cấp huyện được biên chế ở Phòng Văn hóa - Thông tin huyện và Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện (bao gồm cả đội thông tin lưu động). Tính đến nay, số lượng cán bộ văn hóa cấp huyện là 177 người, tình hình phân bố như sau:

Bảng 12: Tình hình phân bố cán bộ tuyến huyện năm 2008 và 2009

STT

Đơn vị

2008

(người)

2009

(người)

1

Thành phố Bắc Giang

21

21

2

Huyện Việt Yên

13

14

3

Huyện Tân Yên

17

16

4

Huyện Hiệp Hoà

17

17

5

Huyện Yên Dũng

22

22

6

Huyện Lạng Giang

17

16

7

Huyện Yên Thế

18

18

8

Huyện Lục Nam

20

20

9

Huyện Lục Ngạn

16

17

10

Huyện Sơn Động

14

16

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Hiện nay, toàn tỉnh đã có 9 Trung tâm Văn hoá - Thông tin - Thể dục Thể thao ở các huyện (riêng huyện Lục Ngạn chưa có).

Mạng lưới cán bộ chuyên trách về du lịch tuyến huyện chủ yếu là từ ngành khác được giao đảm nhiệm, yếu về chuyên môn nghiệp vụ và chưa xác định được rõ nội dung, nhiệm vụ của một cán bộ phụ trách du lịch tuyến huyện sẽ làm nhiệm vụ cụ thể nào, vẫn còn tình trạng giao việc chung chung cho nhóm cán bộ này. Do đặc thù của hoạt động du lịch, không có cán bộ chuyên trách về du lịch tại tuyến cơ sở.



Cấp xã, phường, thị trấn

Đội ngũ cán bộ văn hóa cấp xã, phường thị trấn là cán bộ chuyên trách trong Ban Văn hóa, Thông tin, Thể thao trực thuộc UBND xã, phường, thị trấn. Hiện nay, đội ngũ cán bộ chuyên trách của cấp này là 230 người.

Ngoài ra, có thể kể đến đội ngũ hoạt động văn hóa từ phong trào xã hội hóa, như: ban tự quản di tích thôn/xã, người phụ trách sinh hoạt nhà văn hóa thôn/khu phố/cụm dân cư,…

Bộ máy quản lý, điều hành hoạt động TDTT ở cấp xã, phường, thị trấn tiếp tục được củng cố. Đặc biệt, ngày 4/5/2006 của UBND tỉnh ra Quyết định số 33/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Phát triển TDTT ở xã, phường, thị trấn đến năm 2010, các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh, đã phân công Trưởng ban văn hoá thông tin hoặc Bí thư đoàn xã kiêm phụ trách công tác TDTT. Toàn tỉnh có trên 90% số cán bộ, hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ TDTT (441 cán bộ hướng dẫn viên, cộng tác viên TDTT). Tuy nhiên, số cán bộ này làm kiêm nhiệm nhiều việc, thường xuyên biến động vì vậy ảnh hưởng rất lớn đến khai thác nguồn lực và phát triển phong trào TDTT cơ sở.

Không có cán bộ chuyên trách về du lịch tại tuyến cơ sở.

Hiện nay vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế trong đội ngũ nhân lực lĩnh vực du lịch như: Đội ngũ cán bộ văn hoá, thể thao và du lịch thiếu, nhất là ở cơ sở, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch; công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ ngành văn hoá, thể thao và du lịch chưa được quan tâm đúng mức; chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở còn hạn chế, cho nên đời sống chưa đảm bảo, chưa thật sự tập trung cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; chưa có những chính sách đủ mạnh để khuyến khích, hỗ trợ đội ngũ cán bộ học tập, nâng cao trình độ nghiệp vụ.

3. Ngân sách:


Về cơ cấu nguồn vốn cho phát triển ngành gồm có: vốn ngân sách nhà nước, nguồn thu từ hoạt động văn hóa và nguồn vốn xã hội hoá.

Hoạt động của ngành chủ yếu dựa vào nguồn chi ngân sách thường xuyên của tỉnh và nguồn vốn ngân sách trung ương. Nguồn vốn này chủ yếu dành cho: (1) duy trì hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch công lập, (2) chống xuống cấp và tôn tạo di tích, và (3) tổ chức, phát triển các hoạt động văn hoá, thông tin cơ sở.

Tình hình ngân sách đầu tư cho lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh có tăng theo thời gian, tuy tỷ lệ không nhiều và đồng đều theo các năm. Những năm sau ngân sách tăng là do các nguồn vốn của trung ương, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia khác nhau. (chi tiết tại Bảng 14 phần dưới và Bảng 61 trang 31, phần Phụ lục).

Năm 2008, ngân sách sự nghiệp phát triển lĩnh vực văn hóa cấp huyện/thành phố là hơn 11,5 tỉ đồng, chiếm 0,542% tổng chi ngân sách tỉnh, và tăng 1,24 lần so với năm 2007.



Tổng kinh phí phát triển lĩnh vực văn hóa cấp tỉnh trong hai năm 2008 và 2009 tăng hơn hẳn so với năm 2006, 2007. Đó là một chỉ báo cho thấy lĩnh vực văn hoá cấp tỉnh đã được đầu tư để xứng tầm của nó trong bối cảnh kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

Bảng 13: Tổng kinh phí phát triển lĩnh vực văn hóa cấp tỉnh




Đơn vị

2006

2007

2008

2009

(dự toán)

Tổng kinh phí phát triển sự nghiệp Văn hóa cấp tỉnh

Tr. đồng

14.527

13.880

22.089

23.418

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Bảng 14: Tổng kinh phí phát triển sự nghiệp Văn hóa cấp huyện/thành phố

TT

Đơn vị hành chính

Đơn vị

2007

2008

2009

1

Tp. Bắc Giang

Triệu đồng

593,3

749,6

1.312

2

Huyện Hiệp Hòa

Nt

712,2

1.364,3

856

3

Huyện Việt Yên

Nt

1.458,2

842,2

788

4

Huyện Tân Yên

Nt

629,3

745,5

768

5

Huyện Yên Dũng

Nt

809,9

1.064,9

835

6

Huyện Lạng Giang

Nt

1.460,8

2.049,7

854

7

Huyện Lục Nam

Nt

1.460,9

1.659,0

1.034

8

Huyện Lục Ngạn

Nt

1.038,6

1.321,8

935

9

Huyện Sơn Động

Nt

506,6

932,2

432

10

Huyện Yên Thế

Nt

563,4

777,8

962

Tổng cộng

Nt

9.233,2

11.516,0

8.776

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Năm 2008, tổng kinh phí phát triển lĩnh vực văn hóa cấp xã/phường/thị trấn là hơn 3,47 tỉ đồng, chiếm 0,0016% tổng chi ngân sách tỉnh.

Năm 2009, nguồn ngân sách đầu tư cho sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch cấp huyện dù được chú ý nhưng không đồng đều do đặc điểm ở mỗi địa phương một khác nhau. Song, nhìn về tổng số ngân sách thì có giảm so với năm trước.

Bảng 15: Tổng kinh phí phát triển lĩnh vực văn hóa cấp xã/phường/thị trấn

TT

Đơn vị hành chính

Đơn vị

2007

2008

2009

1

230 xã/phường/thị trấn

Triệu đồng

3.210,6

3.477,0

-

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Nhìn chung, nguồn vốn cho phát triển sự nghiệp Văn hóa giai đoạn 2005-2009 chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động của ngành.

Cơ cấu đầu tư chưa đồng đều nên hoạt động của ngành còn hạn chế. Nguồn vốn chủ yếu dành cho việc duy trì hoạt động các đơn vị sự nghiệp và chống xuống cấp, tôn tạo di tích. Tỉ lệ đầu tư cho các hoạt động khác (như thư viện, nhà văn hoá, bảo tàng, nghệ thuật biểu diễn, văn hoá thông tin cơ sở,..) không đáng kể.

Việc triển khai thực hiện phương thức quản lý ngân sách mới nhằm thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế, kinh phí của các đơn vị quản lý và đơn vị sự nghiệp công lập ngành văn hóa theo Nghị định 130/CP (ngày 7/10/2005).

Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp thể dục thể thao còn thấp so với nhiều tỉnh trong khu vực và toàn quốc; năm 2008 chỉ đạt 0,32%/ tổng chi ngân sách của tỉnh, năm 2009 chỉ đạt ≈ 0,38%/ tổng chi ngân sách của tỉnh.

Ngân sách sự nghiệp TDTT toàn tỉnh năm 2008 tăng hơn so với năm 2001. Trong đó: Ngân sách sự nghiệp TDTT cấp tỉnh đạt khoảng 6.790.700.000đ (đạt ≈ 0,32%/tổng chi ngân sách địa phương); ngân sách TDTT cấp huyện, thành phố khoảng 3.082.800.000đ (Trung bình ngân sách TDTT 1 huyện, thành phố khoảng 308.280.000đ/huyện, thành phố); ngân sách TDTT cấp xã, phường, thị trấn khoảng 1.267.000.000đ (Trung bình ngân sách TDTT cấp xã, phường, thị trấn khoảng 5.532.000đ/đơn vị).

Ngân sách sự nghiệp TDTT toàn tỉnh năm 2009 đạt ≈ 0,38%/tổng chi ngân sách địa phương (khoảng 15.000.000.000đ). Hàng năm, huy động được từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động TDTT nguồn kinh phí hàng trăm triệu đồng.

Nhìn chung, ngân sách sự nghiệp TDTT ở các cấp của Bắc Giang trong những năm qua tuy có tăng song chưa đạt mức trung bình so với các tỉnh, thành phố trong toàn quốc (hiện nay, trung bình ngân sách sự nghiệp TDTT của các tỉnh, thành trong toàn quốc khoảng 0,5-0,6%/tổng chi ngân sách địa phương), chưa thể đáp ứng với trình độ, tốc độ phát triển của TDTT hiện tại.

Ngân sách đầu tư cho du lịch chủ yếu là cho phát triển cơ sở hạ tầng, bằng nguồn vốn địa phương và nguồn vốn chương trình mục tiêu của Tổng cục Du lịch song sự đầu tư này còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm nên các sản phẩm du lịch, điểm, tuyến du lịch chưa được hình thành một cách hoàn chỉnh, thiếu sức thu hút. Trong quy hoạch được phê duyệt đã xác định 02 cụm du lịch, nhưng chưa hình thành rõ nét còn các vùng khác chưa được quan tâm đúng mức nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng, về sản phẩm nên sự phát triển tại các cụm này còn thiếu và chưa đủ khả năng thu hút khách du lịch, chưa định hình rõ nét sản phẩm ảnh hưởng đến công tác quảng bá xúc tiến du lịch. Công tác đầu tư cho việc quy hoạch chi tiết một số khu du lịch trên địa bàn tỉnh chưa kịp thời, ảnh hưởng tới việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng ra sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn hơn.

Tỉnh đã ưu tiên vốn đầu tư nâng cấp cải tạo hệ thống đường, điện tại một số khu điểm du lịch. Trên địa bàn tỉnh có 1 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch năm 2001 và năm 2005 có 3 dự án, đến năm 2009 có 4 dự án với tổng số vốn khiêm tốn là 27 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã đồng ý cho phép khảo sát, xây dựng Khu Du lịch Sinh thái và Nghỉ dưỡng Hồ Cấm Sơn, với tổng vốn đầu tư là 4000 tỷ đồng, từ vốn của các doanh nghiệp. So với các tỉnh liền kề số dự án và vốn đầu tư cho hạ tầng tại các khu du lịch còn rất hạn chế, chưa thu hút được các nguồn vốn đầu tư từ trung ương cho việc phát triển du lịch ở tỉnh, các nguồn vốn huy động từ ngân sách tỉnh và các tổ chức, cá nhân đóng góp...trong tỉnh còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu để phát triển lĩnh vực du lịch tại tỉnh nhà.

II. HIỆN TRẠNG CÁC LĨNH VỰC

1. Hiện trạng lĩnh vực Văn hóa:

1.1. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá:


Bắc Giang là một trong những tỉnh có nhiều di sản văn hóa, với nhiều loại hình di sản vật thể và phi vật thể độc đáo, đặc sắc.

Đến nay, Bắc Giang có 2.237 di tích, trong đó có 109 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 276 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, có 255 đình, chùa, đền; 7 di tích lịch sử cách mạng. Di tích lịch sử gồm các di tích tiêu biểu như thành cổ nhà Mạc (thế kỷ 16-17), thành cổ Xương Giang (thế kỷ 15), di tích khởi nghĩa nông dân Yên Thế (cuối thế kỷ 19), khu di tích Hoàng Vân - Y Sơn. Tỉnh có kiến trúc nổi tiếng như Chùa Đức La (Vĩnh Nghiêm Tự), chùa Bổ Đà, là hai trung tâm truyền bá Phật giáo vào thế kỷ 12 -13; một số chùa có kiến trúc độc đáo như đình Phù Lão, đình Thổ Hà, đình Lỗ Hạnh được mệnh danh là đệ nhất Kinh Bắc thế kỷ 16, đình Tiên Lục (thế kỷ 17), nơi còn lưu lại cây Dã Hương ngàn năm tuổi.

Bắc Giang một trong hai tỉnh có di sản văn hóa phi vật thể thế giới tiêu biểu là quan họ, có nhiều dân tộc thiểu số với các lễ hội với nội dung và cách tổ chức đa dạng. Lễ hội tại Bắc Giang thường gắn với sinh hoạt cộng đồng và được tổ chức tại các các công trình văn hóa, di tích và các trung tâm sinh hoạt cộng đồng, với nhiều trò chơi và loại hình văn nghệ dân gian. Ngoài ra còn có các lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số Nùng, Tày, Sán Dìu, Cao Lan, Sán Chỉ, Dao và Hoa, thường tổ chức gắn liền với ngày hội mùa màng, lễ tết của từng vùng, từng dân tộc.

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống của tỉnh rất phong phú, đa dạng và lâu đời. Làng nghề ở đây gắn liền với phong tục tập quán, tâm linh và sinh hoạt cộng đồng của người dân tại các thôn làng, gắn liền với giếng nước, sân đình nên nhiều làng vẫn còn gìn giữ, lưu truyền nghề qua nhiều thế hệ. Các ông Tổ, cụ Tổ làng nghề được dân làng vinh danh xây dựng các đình, đền, miếu để tôn thờ thành Hoàng làng. Hàng năm đến dịp là tổ chức thờ cúng để tưởng nhớ công lao của họ đã giúp dân làng có nghề làm ăn sinh sống như: làng nghề mây tre Tăng Tiến, làng Thổ Hà, làng tằm tơ Hiệp Hòa, làng mộc mỹ nghệ làng Kế, làng bún Đa Mai, rượu Làng Vân, nghề dệt thổ cẩm, nghề thêu đan của đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, do thời gian và tác động của nhiều biến cố lịch sử, một số làng nghề đã và đang mai một.



Bảng 16: Tổng số di tích lịch sử, văn hóa và di sản phi vật thể

Chỉ tiêu

Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Tổng số di tích lịch sử, văn hóa

Di tích

2.237

2.237

2.237

2.237

Tổng số di tích xếp hạng cấp quốc gia

Di tích

108

108

108

109

Tổng số di tích xếp hạng cấp tỉnh

Di tích

194

241

285

365

Tổng số di tích chưa được xếp hạng

Di tích

1.935

1.888

1.844

1.763

Tổng số di sản văn hóa phi vật thể4

Di sản

483

522

720

750

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích thu được một số kết quả nhất định. Trong 3 năm (2006-2009), tỉnh đã huy động trên 64 tỷ đồng tu bổ, tôn tạo cho 89 di tích trên toàn tỉnh.

Một mặt do có chế chính sách của Nhà nước, mặt khác địa phương cũng đã chú trọng đến công tác bảo tồn các giá trị văn hoá nên tổng số di tích được điều tra, khảo sát và xếp hạng cấp tỉnh được nâng lên đáng kể. Không chỉ các di sản văn hoá vật thể mà cả các giá trị văn hoá phi vật thể cũng được quan tâm xứng tầm với giá trị của chúng đối với đời sống cộng đồng.

Bên cạnh nguồn ngân sách, tỉnh đã huy động đáng kể nguồn vốn xã hội hóa (từ các tổ chức, cá nhân) cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích. Trong giai đoạn 2006-2009, nguồn vốn xã hội hóa huy động cho tu bổ, tôn tạo di tích là hơn 27 tỷ đồng, chiếm 42% tổng số kinh phí.



Bảng 17: Tổng số di tích và kinh phí trùng tu

Chỉ tiêu

Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Tổng số di tích được trùng tu

Di tích

28

31

30

-

Tổng số k.phí tu bổ di tích cấp quốc gia

- Từ ngân sách nhà nước

- Từ các tổ chức, cá nhân đóng góp


Triệu đồng

9.195

8.845


350

14.520

11.020


3.500

12.080

10.980


1.100

11.300

10.100


1.200

Tổng số kinh phí tu bổ di tích cấp tỉnh

- Từ ngân sách nhà nước

- Từ các tổ chức, cá nhân đóng góp


Triệu đồng

5.575

1.775


2.850

6.695

2.595


2.800

5.505

2.360


3.850

6.310

2.100


4.210

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tiến hành kiểm kê, tư liệu hóa hơn 500 lễ hội tiêu biểu. Tuy nhiên, quá trình này cũng gặp phải những hạn chế như: Nguồn vốn chủ yếu tập trung vào một số di tích cấp quốc gia trọng điểm; các di tích cấp tỉnh, các di tích khác chưa được quan tâm đúng mức; năng lực tài chính hạn chế của Nhà nước; thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích nguồn vốn xã hội hóa; việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác tu bổ, bảo tồn còn nhiều hạn chế; đội ngũ cán bộ công tác bảo tồn còn thiếu; trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra; chưa chú ý đến công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo tồn.

Tổng số kinh phí tu bổ di tích cấp tỉnh năm 2009 được nâng lên đáng kể trong đó đặc biệt phải kể đến nguồn vốn được huy động từ các tổ chức, cá nhân đóng góp - nguồn vốn xã hội hoá.

Bảng 18: Tổng số di tích chưa được tu bổ, tôn tạo




Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Tổng số di tích chưa được tu bổ, tôn tạo

- Di tích cấp quốc gia

- Di tích cấp tỉnh

Di tích

213

30

183

219

35

184

250

50

200

304

59

239

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Bắc Giang cũng là một trong số các tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hoá chưa được tu bổ, tôn tạo. Đây cũng là bài toán đặt ra cho các cấp có thẩm quyền cần để ý trong giai đoạn những năm tiếp theo. Trách nhiệm và nghĩa vụ này thuộc về Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch - cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề này.

Hiện tỉnh có 2 nhà bảo tàng, là: 1 tàng tỉnh, và 1 bảo tàng thuộc lực lượng vũ trang (của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh). Đội ngũ cán bộ bảo tàng tỉnh (thuộc Sở) hiện có 26 người, trong đó đại bộ phận cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành bảo tồn, bảo tàng. Hoạt động Bảo tàng của tỉnh những năm qua cũng có những biến chuyển đáng kể. Với số lượng hiện vật khá lớn, trên 89.000 hiện vật, bảo tàng đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến bảo tàng tham quan, học tập và giải trí. Năm 2008, bảo tàng thu hút 9.000 lượt khách tham quan.

Bảng 19: Hoạt động của ngành bảo tàng

Chỉ tiêu

Đ. vị

2005

2006

2007

2008

2009

Tổng số bảo tàng

b. tàng

2

2

2

2

2

Tổng số hiện vật

h.vật

76.035

77.812

82.209

89.704

94.014

Tổng số hiện vật mới sưu tầm trong năm

h.vật

-

1.777

4.397

4.497

4.310

Tổng số khách tham quan bảo tàng

lượt

3.000

4.000

4.400

9.000

9.200

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Hoạt động của ngành bảo tàng trong những năm vừa qua được lãnh đạo quan tâm mà bằng chứng cho thấy rõ nhất là số đơn vị hiện vật mới sưu tầm trong năm 2009 là 94.014 và tổng số lượt khách tới tham quan bảo tàng đã tăng về số lượng 9.200 so với 9.000lượt của năm 2008.

Những hạn chế trong hoạt động bảo tàng: Hoạt động trưng bày của bảo tàng tỉnh vẫn còn nghèo nàn và chưa có nhiều đổi mới; hoạt động của bảo tàng chưa hướng đến tính dịch vụ, chưa gắn với nhu cầu tham quan, giải trí.

1.2. Hoạt động Thư viện:


Đến nay, Bắc Giang đã phát triển mạng lưới thư viện công cộng trong toàn tỉnh, gồm 1 thư viện tỉnh, 10 thư viện cấp huyện, và 206 phòng đọc, tủ sách cơ sở. Số lượng thư viên, tủ sách cơ sở được tăng lên rất nhiều từ năm 2006 (94) lên đến 246 năm 2009. Chỉ báo này cho ta thấy công tác về thư viện cũng được quan tâm đầu tư nâng cấp.

Bảng 20: Hệ thống ngành thư viện

Chỉ tiêu

Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Thư viện tỉnh

Thư viện

1

1

1

1

Thư viện cấp huyện

Thư viện

10

10

10

10

Thư viện, tủ sách cơ sở

Phòng đọc

94

130

206

246

Thư viện, phòng đọc cho thiếu nhi

Phòng đọc

2

2

2

2

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Đội ngũ cán bộ cơ bản được kiện toàn với 100% số cán bộ ngành đã qua đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ.



Bảng 21: Trình độ đội ngũ cán bộ ngành thư viện




Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Thư viện tỉnh, thành phố

người

18

20

21

21

Thư viện huyện/thị xã

người

10

11

11

11

Số cán bộ có trình độ đại học, cao đẳng

người

21

24

25

26

Số cán bộ có trình độ trung cấp

người

7

7

7

6

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Hệ thống thư viện công cộng5 đã đáp ứng phần nào nhu cầu học tập và nâng cao tri thức của người dân. Đối với Thư viện tỉnh, trong năm 2008, thư viện bổ sung trên 7.000 bản sách báo, cấp trên 3.800 thẻ đọc và thu hút trên 27.000 lượt bạn đọc với gần 150.000 lượt tài liệu được luân chuyển.



Bảng 22: Hoạt động của Thư viện tỉnh

Chỉ tiêu

Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Số vốn tài lệu

bản

86.000

96.444

106.535

116.365

Số vốn tài liệu bổ sung (sách, báo)

bản/năm

8.158

10.444

10.091

9.830

Lượt sách báo luân chuyển

lượt/năm

151.514

155.250

149.429

135.200

Số thẻ cấp trong năm

thẻ

3.059

2.462

2.160

2005

Số lượt bạn đọc

lượt/năm

28.439

24.433

21.871

21.200

Tổng số cuộc trưng bày sách

cuộc

12

12

16

14

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang

Cũng trong năm 2008, hệ thống thư viện cấp huyện/thành phố phục vụ gần 170.000 lượt tài liệu cho hơn 33.000 lượt bạn đọc. Sang năm 2009 số vốn tài liệu bổ sung được tăng lên hơn 3 lần so với năm 2008 và số lượng bạn đọc tăng lên đáng kể, điều này cho thấy nhu cầu đọc của người dân đang có bước phát triển. Qua đó để thấy rằng vấn đề đầu tư, củng cố và phát triển thư viện cần được quan tâm hơn nữa trong thời gian tới.



Bảng 23: Hoạt động của thư viện cấp huyện

Chỉ tiêu

Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Số vốn tài liệu bổ sung

bản

4.375

2.854

1.197

4.286

Lượt sách báo luân chuyển

lượt/năm

120.100

132.784

169.323

176.011

Số thẻ cấp trong năm

thẻ

2.889

2.496

2.604

3.075

Số lượt bạn đọc

lượt/năm

27.000

44.445

33.792

89.402

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang

Nhìn chung, hoạt động ngành thư viện còn nhiều hạn chế, khó khăn như: Cơ sở vật chất, phòng đọc còn thiếu thốn, nhất là hệ thống phòng đọc ở cơ sở; số lượng cán bộ thư viện còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của bạn đọc; hoạt động còn nghèo nàn; chưa thu hút nhiều độc giả đến với thư viện.


1.3. Hoạt động Điện ảnh, Chiếu bóng:


Hiện nay, tỉnh có 4 đơn vị chiếu phim, trong đó có 3 đội chiếu bóng lưu động, và 1 rạp chiếu phim (rạp Sông Thương tại Tp. Bắc Giang).

Số lượng cán bộ làm việc trong ngành chiếu phim, chiếu bóng lưu động là 30 người, trong đó có 8 cán bộ có trình độ đại học, 13 cán bộ có trình độ trung cấp, còn lại là cán bộ chưa qua đào tạo.

Hoạt động chiếu phim, chiếu bóng lưu động đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân, bên cạnh đó còn phục vụ công tác tuyên truyền, thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở vùng núi, trung du. Năm 2008, các đội chiếu phim, chiếu bóng lưu động thực hiện 600 buổi chiếu thu hút 210.000 lượt khán giả.

Năm 2009 các hoạt động chiếu phim, chiếu bóng không tăng so với năm 2008 nhưng số lượt khán giả đến với loại hình văn hoá này giảm xuống. Điều này có thể được lý giải bởi 2 lý do: thứ nhất, hiện nay các phương tiện nghe nhìn trong cộng đồng được tăng lên đáng kể, các kênh cung cấp thông tin phong phú, đa dạng; thứ hai, các đơn vị chiếu bóng chưa được đầu tư cả về trang thiết bị lẫn những bộ phim hấp dẫn công chúng nên lượng khán giả giảm đi. Muốn khắc phục được hạn chế đó cần chú ý đến lý do thứ hai.



Bảng 24: Hoạt động chiếu phim, chiếu bóng lưu động

Hoạt động

Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Số đơn vị chiếu phim

Đơn vị

4

4

4

4

Số rạp (rạp)

Rạp

1

1

1

1

Số buổi chiếu phim lưu động

Buổi

571

602

600

600

Số lượt người xem chiếu bóng

Người

199.850

210.700

210.000

198.000

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Nhìn chung, hoạt động điện ảnh còn gặp nhiều khó khăn, trang thiết bị của 03 đội chiếu phim lưu động còn lạc hậu. Phim truyện Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu của người xem, nhất là tại rạp Sông Thương.


1.4. Hoạt động Mỹ thuật, Nhiếp ảnh:


Chi hội Mỹ thuật và chi hội Nhiếp ảnh trực thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bắc Giang. Đến năm 2008, chi hội Mỹ thuật có 33 thành viên và chi hội Nhiếp ảnh có 14 thành viên. Năm 2009 chi hội Mỹ thuật và chi hội Nhiếp ảnh không có thêm hội viên nào, thậm chí tổng số tác phẩm trưng bày trong triển lãm toàn quốc còn giảm đi.

Các hoạt động nghệ thuật của chi hội đã làm phong phú hơn đời sống văn hóa tinh thần của công chúng trong tỉnh. So với các tỉnh trong khu vực trung du miền núi phía Bắc, hoạt động Mỹ thuật và Nhiếp ảnh của Bắc Giang phát triển.



Bảng 25: Hoạt động Mỹ thuật




Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Số lượng hội viên mỹ thuật

- Hội viên hội mỹ thuật Việt Nam

- Hội viên hội mỹ thuật tỉnh

Người

32

9

23

32

9

23

33

9

24

33

9

24

Tổng số cuộc triển lãm trong năm

Cuộc

2

1

2

2

Tổng số tác phẩm trưng bày trong triển lãm toàn quốc

T.phẩm

32

31

32

25

Tổng số giải thưởng mỹ thuật trong nước

G.thưởng

2

1

1

1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Bảng 26: Hoạt động Nhiếp ảnh



Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Số lượng hội viên nhiếp ảnh

- Hội viên hội nhiếp ảnh Việt Nam

- Hội viên hội nhiếp ảnh tỉnh

Người

14

3

11

14

3

11

14

3

11

14

3

11

Tổng số giải thưởng nhiếp ảnh trong nước

Giải thưởng

3

2

1

1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Một số khó khăn, hạn chế trong hoạt động Mỹ thuật, Nhiếp ảnh là: Nhu cầu của công chúng trên khối mỹ thuật, nhiếp ảnh còn thấp, chưa hình thành được thị trường cung và cầu về nhiếp ảnh nghệ thuật. Ngoài ra, ngân sách chi cho các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh còn khiêm tốn. Số ngân sách chi cho các cuộc triển lãm không bao gồm trong phần chi thường xuyên.



Bảng 27: Ngân sách chi cho hoạt động Mỹ thuật, Nhiếp ảnh




Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Ngân sách chi cho khối Mỹ thuật

Triệu đồng

25

25

25

25

Ngân sách chi cho khối Nhiếp ảnh

Triệu đồng

20

20

20

28

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

1.5. Hoạt động Nghệ thuật biểu diễn:


Tỉnh có 1 đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp là Đoàn Nghệ thuật Tổng hợp (Chèo, Ca - Múa - Nhạc). Đoàn được bố trí nhà tập luyện với hệ thống trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, và 3 ô tô phục vụ lưu diễn.

Đội ngũ cán bộ, nhân viên của đoàn là 52 người, trong đó có 2 biên đạo/đạo diễn và 36 diễn viên. Trong số cán bộ, nhân viên đoàn Chèo, Ca - Múa - Nhạc của tỉnh có 5 nghệ sĩ đạt danh hiệu “nghệ sỹ ưu tú”. Trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên cơ bản được kiện toàn, với 13 cán bộ có trình độ đại học và số cán bộ còn lại đều có trình độ trung cấp chuyên ngành.

Năm 2008, ngân sách được cấp cho hoạt động của đoàn là trên 3 tỷ đồng.

Bảng 28: Đoàn nghệ thuật Chèo, Ca - Múa - Nhạc



Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

Số đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp

Đoàn

1

1

1

1

1

Nhà tập

m2

504

504

504

504

504

Số cán bộ, diễn viên

Người

50

51

51

52

52

Ngân sách hoạt động

Tr.đồng

-

2.176

2.448

3.022

4.064

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Hàng năm, Đoàn nghệ thuật dàn dựng 1 vở mới và chỉnh lý 1 vở cũ, 1 chương trình ca múa nhạc mới với hơn 150 buổi biểu diễn, phục vụ khoảng 250.000 lượt người xem. Trong đó, gần 70% các buổi diễn là phục vụ người xem ở miền núi.



Bảng 29: Hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp




Đơn vị

2005

2006

2007

2008

2009

Dàn dựng vở diễn mới

Vở

1

1

1

1

1

Dàn dựng vở diễn cũ

Vở

1

1

1

0

1

Vở diễn, chương trình nâng cao

Ch.trình

0

1

1

1




Số buổi biểu diễn, trong đó:

Buổi biểu diễn tại miền núi

Buổi

152

105

155

110

150

110

157

100

145

108

Số lượt người xem

Người

228.000

249.000

240.000

255.000

197.000

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Năm 2008, toàn tỉnh có 1.895 đội văn nghệ quần chúng và các câu lạc bộ nghệ thuật không chuyên hoạt động ở cơ sở, địa phương với hơn 3.000 buổi biểu diễn nghệ thuật/năm. Năm 2009, số lượng đội không tăng nhiều song chất lượng hoạt động nghệ thuật đã được nâng cao một bước.

Công tác xã hội hóa nghệ thuật biểu diễn chuyên nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đến nay, tỉnh mới có 1 công ty biểu diễn nghệ thuật do tư nhân quản lý. Cơ sở vật chất phục vụ biểu diễn nghệ thuật còn thiếu thốn. Đoàn Nghệ thuật của tỉnh chưa có nhà hát riêng. Hoạt động của các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa còn hạn chế, chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động của các đơn vị nghệ thuật xã hội hóa.

1.6. Văn hoá cơ sở:


Hoạt động văn hoá cơ sở có sự phát triển vượt bậc, được các cấp, các ngành chú ý, tăng cường cả về nội dung và hình thức, diễn ra thường xuyên đã góp phần làm phong phú và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho người dân. Bắc Giang là tỉnh phát động phong trào xây dựng “Làng văn hóa” đầu tiên trên cả nước. Cho đến nay, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào xây dựng “Làng/bản/khu phố văn hóa”, “Gia đình văn hóa”,..

Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở được củng cố với chương trình xây dựng nhà văn hóa (NVH) thôn/khu phố/cụm dân cư và hệ thống nhà văn hóa xã/phường. Đến hết năm 2008, toàn tỉnh có 1.796 NVH thôn/khu phố/cụm dân cư và 80 NVH xã/phường. Năm 2009 tổng số Nhà văn hoá thôn/khu phố tăng hơn 200 NVH so với năm 2006, tương tự số Nhà văn hóa xã/phường cũng được đầu tư, xây mới thêm Hệ thống NVH thôn/khu phố/cụm dân cư và NVH xã/phường đã góp phần thay đổi diện mạo đời sống văn hoá, thông tin cơ sở. NVH là trung tâm của các hoạt động của các tổ chức đoàn thể ở cơ sở.



Bảng 30: Số nhà văn hoá, trung tâm văn hoá các cấp



Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Trung tâm Văn hoá tỉnh, thành phố

Trung tâm

1

1

1

1

Trung tâm VHTT, Nhà văn hóa huyện/thành phố

Trung tâm

7

7

7

9

Nhà văn hóa xã/phường

Nhà văn hóa

70

76

80

94

Nhà văn hoá thôn/khu phố

Nhà văn hóa

1.687

1.703

1.896

1.882

Nhà văn hoá, cung văn hoá thanh thiếu nhi

Nhà văn hóa

1

1

1

1

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Những thành quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây đựng đời sống văn hoá” đã làm thay đổi bộ mặt đời sống văn hoá xã hội ở cơ sở.



Bảng 31: Tỷ lệ làng/bản/cụm dân cư văn hóa cấp tỉnh

Danh hiệu văn hoá

Đơn vị

Năm 2008

Năm 2009

Gia đình văn hoá

hộ

285.803

303.275

Tỷ lệ

%

75,3

79,7

Làng/bản/cụm dân cư văn hóa

Làng, bản

1.111

1.425

Tỷ lệ

%

45,3

58,1

Nguồn: Báo cáo (tóm tắt) tình hình KT-XH, dự toán ngân sách nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh năm 2009.

Phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa” cũng đạt được những kết quả tích cực. Tính đến hết năm 2008, số hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” là 285.803, chiếm 75,3% tổng số hộ gia đình. Năm 2009, số hộ gia đình đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” là 303.275, chiếm 79,7% tổng số hộ gia đình.

Danh hiệu làng/bản/cụm dân cư văn hóa cấp tỉnh năm 2008 đạt 1.111 đơn vị đạt tỷ lệ 45,3%. Đến năm 2009, số đơn vị làng/bản/cụm dân cư văn hóa cấp tỉnh tăng lên 1.425 chiếm 58,1%.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, ngay từ đầu năm 2009 đã có 83,6% số hộ đăng ký danh hiệu “Gia đình văn hoá”; 80% số làng, bản, cụm dân cư đạt tiêu chuẩn văn hoá cấp huyện, trong đó 21,3% đăng ký đạt danh hiệu văn hoá cấp tỉnh. Công tác xây dựng, củng cố và hoàn thiện các thiết chế văn hoá thông tin cơ sở được quan tâm đầu tư, đến nay đã có 7/10 huyện, thành phố có đầy đủ các thiết chế văn hoá; có 94 nhà văn hoá xã; 1.846 nhà văn hoá thôn, bản, khu phố; 38 thư viện xã; 182 thư viện thôn.

Hoạt động thông tin lưu động có vai trò quan trọng trong việc thông tin, tuyên truyền và nâng cao đời sống văn hoá xã hội cho người dân, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, toàn tỉnh có 11 đội thông tin lưu động, hàng năm tổ chức khoảng 600 buổi diễn, thu hút hàng chục ngàn lượt người xem.

Bảng 32: Hoạt động của các đội thông tin lưu động




Đơn vị

2006

2007

2008

2009

Số đội thông tin lưu động

- Đội cấp tỉnh

- Đội cấp huyện/thành phố

Đội

11

1

10

11

1

10

11

1

10

11

1

10

Số cán bộ thông tin lưu động6

Người

84

84

84

84

Tổng số buổi hoạt động trong năm

Buổi

600

600

600

600

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

Nhìn chung, hoạt động văn hoá, thông tin cơ sở những năm qua có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều yếu kém, hạn chế. Nếu không có giải pháp khắc phục sẽ làm giảm hiệu quả của phong trào này. Mức chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, văn nghệ giữa vùng núi và trung du còn khá cao; hệ thống thiết chế văn hóa, trang thiết bị hoạt động còn thiếu; hoạt động của các Nhà văn hoá thôn/khu phố/cụm dân cư chưa đồng đều, sự tham gia của cộng đồng còn hạn chế; nhà văn hoá, nhà sinh hoạt cộng đồng nhiều địa phương chủ yếu là nơi tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền, mà thiếu các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; hoạt động thông tin lưu động còn hạn chế, không thường xuyên do số lượng cán bộ ít, trang thiết bị thiếu, và chế độ, chính sách không đảm bảo.




tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương