PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết xây dựng quy hoạCH


Uỷ ban Nhân dân xã/phường/thị trấn



tải về 1.57 Mb.
trang18/18
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.57 Mb.
#29323
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

16. Uỷ ban Nhân dân xã/phường/thị trấn


UBND các xã/phường/thị trấn quản lý Nhà nước về phát triển sự nghiệp, hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn.

UBND các xã/phường/thị trấn hàng năm cân đối, bố trí ngân sách thích hợp.

Có kế hoạch, chính sách thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho thiết chế văn hoá, thông tin cấp xã và thôn/bản/khối phố, khuyến khích người dân tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Bố trí cán bộ làm công tác văn hoá xã hội đúng chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo.

III. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2010- 2020:


  1. Công trình trọng điểm cấp quốc gia:

TT

Công trình

Diện tích

Thời gian thực hiện

Giải pháp vốn

Ước vốn

đầu tư

(tỷ đồng)



1

Khu du lịch Cấm Sơn

17.000 ha

2010-2020

Ngân sách, xã hội hoá

4.050

2

Bảo tồn, tôn tạo hệ thống di tích gắn với phong trào khởi nghĩa Yên Thế (40 di tích)



2010-2020


Ngân sách, xã hội hoá


550-600


3

Di tích thành Xương Giang




2010-2015

Ngân sách, xã hội hoá

70

4

Xây dựng Khu liên hợp thể thao tỉnh

50 ha

2010-2020

Ngân sách, xã hội hoá

695

5

Sân Golf (Tiền Phong, Đồng Sơn, Yên Dũng)

200

-

90% vốn nước ngoài

10% vốn trong nước



1100

6

Khu du lịch Tây Yên Tử

-

2010-2020

Ngân sách, xã hội hoá

500

Phân kỳ đầu tư:

TT

Công trình

Giai đoạn 2010-2015

Giai đoạn 2016-2020

Tầm nhìn 2030

1

Khu du lịch Cấm Sơn

Khảo sát, thiết kế, mở rộng khu du lịch, nâng cấp một số hạng mục hiện đang khai thác song đã quá tải hay xuống cấp

Xây dựng hoàn chỉnh khu du lịch thành khu nghỉ dưỡng cao cấp, thu hút du khách

Gắn khu du lịch với chuối các di tích, danh thắng của vùng, trở thành điểm du lịch có tầm cỡ quốc gia

2

Hệ thống di tích khởi nghĩa Yên Thế

Khảo sát, thiết kế xây dựng quy hoạch, xây dựng mới khu tưởng niệm ở trung tâm huyện và một số di tích gần huyện, nằm trong tuyến rước thờ

Trung tu, tôn tạo các di tích


Chỉnh trang khu tưởng niệm trung tâm và một số di tích bị xuống cấp



3

Di tích thành Xương Giang

Khảo sát, thiết kế xây dựng quy hoạch, giải phóng mặt bằng.

Trung tu, tôn tạo khu di tích hoàn chỉnh

Ngân sách, xã hội hoá

4

Xây dựng Khu liên hợp thể thao tỉnh

2011: Đền bù, giải phóng mặt bằng

2011-2015: Từng bước đầu tư xây dựng các công trình và trang thiết bị đảm bảo tập luyện, tổ chức thi đấu, gồm:

+ 01 sân vận động có khán đài mái che, sức chứa 30.000 chỗ.

+ 01 nhà tập luyện và thi đấu đa năng từ 4.000 chỗ.

+ Hệ thống nhà làm việc; khu ăn, nghỉ cho huấn luyện viên, vận động viên.


Tiếp tục và hoàn thiện các hạng mục công trình:

+ 01 sân vận động có khán đài mái che, sức chứa 30.000 chỗ.

+ Xây dựng 01 bể bơi có mái che sức chứa 1.500 chỗ, có 8 đường bơi.

+ Xây dựng sân tập luyện và huấn luyện.

+ Xây dựng khu phụ trợ (các công trình khác: quảng trình, hệ thống giao thông, bãi đỗ xe…) .

+ Tiếp tục xây dựng hệ thống nhà làm việc; khu ăn, nghỉ cho huấn luyện viên, vận động viên.




Nâng cấp, cải tạo hệ thống sân thi đấu, hệ thống ánh sáng, chỗ ngồi, khu làm việc cho báo chí

5

Sân Golf (Tiền Phong, Đồng Sơn, Yên Dũng)

Xây dựng sân golf theo quy hoạch được phê duyệt

Nâng cấp, cải tạo, chỉnh trang hệ thống dịch vụ quanh sân golf, trong đó có nhà nghỉ cao cấp, nhằm thu hút hơn nữa người chơi.

Mở rộng hệ thống nhà nghỉ, kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng và du lịch văn hóa-lịch sử

6

Khu du lịch Tây Yên Tử

Điều tra, khảo sát, xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật, quy hoạch tổng thể. Giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, điện, viễn thông, nước

Xây dựng các điểm du lịch chính theo quy hoạch

Xây dựng các điểm còn lại của quy hoạch, gắn kết với khu Yên Tử (Quảng Ninh) một chặt chẽ, tạo nên một tuyến du lịch mang tính quốc gia

2. Công trình trọng điểm cấp tỉnh:




TT

Công trình

Diện tích

Thời gian thực hiện

Giải pháp vốn

Ước vốn đầu tư

(tỷ đồng)



1

Trường Trung cấp Văn hoá, Thể thao và Du lịch

4 ha

2010-2015

Ngân sách

90-100

2

Nhà hát Ca - Múa - Nhạc Bắc Giang

1 ha

2010-2015

Ngân sách

50-60

3

Trung tâm HL&TĐ TDTT, Trường năng khiếu thể thao

5,8 ha

2010-2015

Ngân sách

50-60

4

Trung tâm Văn hoá tỉnh, Ban Quản lý di tích tỉnh, Trung tâm TTXT du lịch

1,5 ha

2010-2015

Ngân sách

20-25

3. Công trình cấp huyện, xã, thôn




TT

Công trình

Diện tích

Thời gian thực hiện

Giải pháp vốn

Ước vốn

đầu tư

(tỉ đồng)

1

Nâng cấp hệ thống Trung tâm VHTT cấp huyện




2010-2015

Ngân sách

10 tỷ đồng/Trung

2

Hệ thống Trung tâm VHTT cấp xã/phường/thị trấn

0,3 ha /Trung tâm

2010-2020

Ngân sách, xã hội hóa

1 tỷ đồng/ /Trung tâm

3

Hệ thống công viên cây xanh cấp huyện

0,5 ha

2010-2015

Ngân sách, xã hội hóa

1,5-2 tỷ đồng/công viên

4

Hệ thống Nhà văn hoá cấp thôn

0,1-0,15 ha/Nhà văn hoá

2010-2020

Ngân sách, xã hội hoá

0.3-0.5 tỷ đồng/Nhà văn hoá

4. Các đề án, quy hoạch của ngành




TT

Hạng mục

Thời gian thực hiện

Giải pháp vốn

Ước vốn

đầu tư

(tỷ đồng)



1

Quy hoạch, xây dựng hệ thống tượng đài trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến 2020

2010-2020

Ngân sách, xã hội hoá

220

2

Quy hoạch quảng cáo tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

2010-2020

Ngân sách, xã hội hoá

50

3

Quy hoạch cơ sở Karaoke, vũ trường tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

2010-2020

Xã hội hoá

70

4

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quan họ, gắn với phát triển du lịch

2010-2020

Ngân sách, xã hội hoá

200

5

Đề án phát triển nguồn nhân lực ngành VHTTDL đến năm 2020

2010-2020

Vốn thực hiện đề án theo các chương trình, dự án cụ thể

6

Đề án xây dựng thiết chế văn hoá thể thao cơ sở đến năm 2020

2010-2020

Vốn thực hiện đề án theo các chương trình, dự án cụ thể

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:

Trong những năm qua, sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã được các cấp, các ngành từ Trung ương đến các địa phương, cơ sở quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện có nhiều kết quả, nhất là trên các lĩnh vực văn hóa, thể thao; tạo tiền đề cơ sở cho phát triển các lĩnh vực này trong thời gian tới. Tuy nhiên, còn thiếu quy hoạch phát triển các lĩnh vực trên để phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Chính vì vậy, việc xây dựng Quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch Bắc Giang từ năm 2010 đến năm 2020 là rất cần thiết, đáp ứng các yêu cầu chung về phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.

Quy hoạch đã hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ đặt ra. Trên cơ sở phân tích dự báo các yếu tố tác động, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển văn hóa, thể thao và du lịch, đánh giá hiện trạng, từ đó xây dựng các nội dung quy hoạch phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Bắc Giang từ năm 2010 đến năm 2020, nhằm đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, sức khoẻ cho nhân dân, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Quy hoạch tập trung vào các nội dung xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao và du lịch; tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể như lễ hội, dân ca quan họ, ca trù, dân ca các dân tộc thiểu số, gắn với phát triển du lịch, đẩy mạnh các hoạt động của từng lĩnh vực; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; kèm theo các chỉ tiêu, lộ trình, các giải pháp để thực hiện và bản đồ quy hoạch. Trong đó, các giải pháp về cơ chế chính sách, nguồn vốn đầu tư (Nhà nước và xã hội hóa), nguồn nhân lực, tăng cường quản lý Nhà nước; kèm theo các quy hoạch nhánh, các dự án, đề án, chương trình, kế hoạch cụ thể có vai trò rất quan trọng để thực hiện đồng bộ, có hiệu quả quy hoạch.

Các cấp, các ngành phải tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công, thường xuyên kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện, để đến năm 2020, các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến căn bản, có nhiều công trình văn hóa, thể thao và du lịch ở cả cấp tỉnh, cấp huyện và cơ sở đạt chuẩn quốc gia, nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu, phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước.



2. Kiến nghị:

2.1. Đề nghị Chính phủ quan tâm dành các dự án đầu tư trọng điểm quốc gia về văn hóa, thể thao và du lịch cho tỉnh Bắc Giang, tập trung vào các dự án như Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích gắn với phong trào khởi nghĩa của nông dân Yên Thế, chiến thắng Xương Giang, khu Liên hợp thể thao tỉnh, khu du lịch Tây Yên Tử, hồ Cấm Sơn..., kèm theo các cơ chế chính sách thu hút vốn đầu tư cho Bắc Giang để thực hiện.

2.2. Đề nghị các Bộ, ngành Trung ương có liên quan, nhất là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, dành cho Bắc Giang- tỉnh miền núi gần thủ đô Hà Nội còn nhiều khó khăn các chương trình dự án lớn về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch, để Bắc Giang có điều kiện đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch của Bộ VHTTDL tổ chức ở các địa phương và đăng cai tổ chức năm du lịch quốc gia vào năm 2014; góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh cả trước mắt và lâu dài.

2.3. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch ưu tiên cho tỉnh Bắc Giang đăng cai tổ chức một số giải vô địch cấp quốc gia, Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc năm 2016 và Đại hội Thể thao châu Á năm 2018 và thí điểm “Chương trình nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam”.



1 Năm 2008, tỉ lệ dân số Việt Nam sinh sống ở nông thôn là 71,89% (theo Tổng cục Thống kê).

2 Xem thêm “Quy hoạch phát triển đô thị và các vùng trọng điểm đến năm 2020”, “Quy hoạch phát triển các khu, cụm công nghiệp đến năm 2020”, UBND tỉnh Bắc Giang

3 Nghị quyết số 6/2006/NQ-HĐND về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang thời kỳ 2006-2020.

4 Ở đây chỉ tính các di sản văn hóa phi vật thể đã được thống kê theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang.

5 Không tính hệ thống thư viện riêng của các cơ quan và trường học.

6 Đại đa số cán bộ của Đội thông tin lưu động là cán bộ Trung tâm VHTT huyện kiêm nhiệm.

7 Đây là 2 phương án cần tham khảo, ngoài phương án được lựa chọn:

Phương án 1:

Các chỉ tiêu phát triển du lịch được đưa ra đến năm 2020 đạt mức phát triển tương đương như trong giai đoạn 2000-2009. Điều kiện để tính toán thực hiện chỉ tiêu của phương án trong bối cảnh chưa có đột phá về đầu tư du lịch, thị trường khách du lịch và sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang không thay đổi, đặc biệt là thị trường khách du lịch quốc tế chưa có điều kiện phát triển thêm.

Quan điểm tính toán trong phương án này là mức độ tăng trưởng trong các giai đoạn sau tương đương với thời kỳ 2000 - 2009 nghĩa là một số chỉ tiêu tăng trưởng có thể bằng hoặc cao hơn không đáng kể so với thời kỳ trước. Cụ thể, tổng số khách du lịch đến 2010 tăng bình quân 12,45% bằng năm 2009, thời kỳ 2011 - 2015 tăng bình quân là 13% và thời kỳ 2016 - 2020 tăng bình quân là 14%; cách tính toán trên năm 2010 đạt khoảng 2.300 lượt khách, năm 2015 đạt 2.588 lượt khách và đến 2020 là 2.611 lượt khách.. Nếu dự vào phương án này thì du lịch Bắc Giang không phát triển trong giai đoạn tiếp theo, vì thì số liệu dự báo như vậy còn thấp so với thực tế và tỷ trọng tăng trưởng khách.

Phương án này có ưu điểm là tính khả thi cao và khi tổ chức thực hiện sẽ đạt theo các chỉ tiêu dự báo vì các chỉ tiêu dự báo dựa trên kết quả thực hiện năm 2000 - 2009. Tuy nhiên, phương án này có nhược điểm là dự báo mức tăng trưởng về khách du lịch thấp so với thực tế kéo theo dự báo các chỉ tiêu khác không tăng trưởng, sẽ ảnh hưởng đến các thời kỳ phát triển sau này; phương án này làm cho du lịch Bắc Giang phát triển không phù hợp với xu thế phát triển trong khu vực.



Phương án 2:

Nguyên tắc chỉ đạo xây dựng phương án này là các chỉ tiêu thực hiện cao hơn các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 16 đã đề ra. Theo dự báo của phương án này thì thị trường khách du lịch, sản phẩm du lịch phải có mức độ tăng trường nhan gần bằng các trung tâm du lịch trong vùng và phải ưu tiên vốn đầu tư du lịch đặc biệt vồn đầu tư cơ sở hạ tầng cho du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như vốn đầu tư cho các dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao cho thời gian đầu thực hiện quy hoạch để tạo đà phát triển thực hiện các chỉ tiêu.

Căn cứ vào cách đặt vấn đề trên có thể tính toán đối với khách du lịch quốc tế đến 2010 có mức tăng trưởng là 30% ước đạt đến năm 2010 là 11.912 lượt khách, 2011 - 2015 mức tăng trưởng là 27% ước đạt gần 12.975 lượt khách và 2016 - 2020 mức tăng trưởng 17,58% ước đạt 13.947 lượt khách.. Đối chiếu với số liệu năm 2008 và 2009 thì chỉ tiêu dự báo tăng gần 6 lần so với năm 2000 nên tính khả thi thực hiện rất thấp.

Ưu điểm của phương án là tốc độ tăng trưởng rất nhanh, mang tính đột phá trên nhiều lĩnh vực kinh tế và cao hơn mức bình thường của giai đoạn 2000 - 2009 về phát triển du lịch trong đó số lượt khách du lịch có sự tăng đột biến; các chỉ tiêu tăng trưởng về doanh thu, vốn đầu tư, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và lao động tăng đột biến từ 20-25% so với hiện trạng.



Nhược điểm là phục thuộc vào các yếu tố bên ngoài và khách quan là chủ yếu, trong đó có một số yếu tố nằm ngoài mong muốn chủ quan của ngành du lịch Bắc Giang như: Về thị trường khách du lịch ổn định đặc biệt là thị trường truyền thống và tiềm tàng. Một số thị trường khách phải có số lượng khách chủ đạo như các trung tâm du lịch lớn của vùng; nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước đặc biệt là nguồn vốn FDI cho các sản phẩm du lịch cao cấp; cán bộ công nhân có trình độ năng lực phục vụ cao.

8 GDP bình quân đầu người của Bắc Giang là 2.834.000đ năm 2002, sau 5 năm (2007) là 5.935.962đ. Tính theo giá USD thời điểm năm 2005 thì thu nhập bình quân sấp sỉ là 400 USD/người. Trong thời điểm 5 năm tốc độ tăng sấp sỉ 2,1 lần. Nếu lấy mức tăng này để tính trong chu kỳ 2010 đến 2020, loại trừ các yếu tố mang tính đột phá, thì mức thu nhập bình quân đầu người sẽ là trên 800 USD. Giả định một mức tăng là gấp 3 lần so với năm 2002, khi tốc độ tăng trưởng khá hơn, thì đến chu kỳ 2020 đến 2030 là 1.200 USD, nếu tăng 3,5 lần thì là 1.400 USD, tăng gấp 4 lần là 1.600 USD. Tính toán này là phù hợp với mức tăng trưởng của một tỉnh xếp vào hạng khá của các tỉnh miền núi phía Bắc.




tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương