PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết xây dựng quy hoạCH


PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN



tải về 1.57 Mb.
trang3/18
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.57 Mb.
#29323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

SỰ NGHIỆP VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH TỈNH BẮC GIANG


Bắc Giang là tỉnh miền núi, có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, diện tích tự nhiên là 3.827,38 km2. Hiện nay Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố (thành phố Bắc Giang) và 9 huyện, với 230 xã/phường/thị trấn. Nằm trên vị trí giao thương với các tỉnh phía Bắc, gần với các tỉnh/thành là trung tâm kinh tế của cả vùng và đất nước (Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh, Lạng Sơn và Thái Nguyên), Bắc Giang có những tiềm năng, đồng thời đang phải đối mặt với những thách thức phát triển mới, do tác động của bối cảnh trong nước và quốc tế.

I. TÁC ĐỘNG CỦA BỐI CẢNH TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ

1. Thời cơ:


Trên thế giới, có thể thấy một số xu hướng phát triển chủ đạo của văn hoá thế giới trong những năm vừa qua và những năm tới, đã và sẽ ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội của nhiều quốc gia, đó là: coi trọng văn hoá và gắn văn hoá với phát triển; đề cao tính đặc thù, bản sắc văn hoá dân tộc; phát triển công nghiệp văn hoá; sự bùng nổ thông tin; xu hướng đại chúng hóa các trào lưu văn hóa xã hội trong đó thể thao và du lịch góp một phần quan trọng; giao lưu, trao đổi văn hóa, thể thao và du lịch được mở rộng... Đó là những yếu tố ít nhiều tác động đến diện mạo văn hóa nghệ thuật, thể thao và du lịch của cả nước và tỉnh Bắc Giang, là những thời cơ nếu chúng ta vận dụng tốt các cơ hội phát triển.

Ở trong nước, một số yếu tố cơ bản tác động có ý nghĩa quyết định đối với phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao và du lịch nói chung và của tỉnh Bắc Giang nói riêng, đó là:

Tập trung mọi nguồn lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, coi trọng yếu tố con người, tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao văn hoá - nền tảng tinh thần của xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.

Đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế trên cơ sở giữ vững độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

Đối với riêng Bắc Giang

Ngày 13/01/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 05/2009/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 với quan điểm: “Huy động cao nhất mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về kinh tế…Phấn đấu đến năm 2020 chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa…Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động công nghiệp và dịch vụ….Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xoá đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giảm chênh lệch về mức sống giữa các khu vực, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội”.

Những mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Giang đến năm 2020 tác động đến sự phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang, gồm:

Đưa nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10 - 11%; giai đoạn 2011 - 2015 là 12%; giai đoạn 2016 - 2020 là 12%.

Phấn đấu đến năm 2010, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 35%; dịch vụ chiếm 34,5%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 30,5%; đến năm 2015, tỷ trọng này tương ứng là 44,7% - 35,1% - 20,3% và đến năm 2020 là 49,2% - 37,1% - 13,7%.

Phấn đấu giảm dần mức chênh lệch GDP/người so với trung bình cả nước và vượt mức các chỉ tiêu trong Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị đối với vùng trung du miền núi phía Bắc.

Sự phát triển về kinh tế-xã hội của tỉnh, sự phát triển các lĩnh vực khác trong khối văn hóa-xã hội của Bắc Giang trong những năm tới sẽ là tiền đề và điều kiện tốt cho các lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch phát triển. Bắc Giang có nhiều tiềm năng thuận lợi trong phát triển kinh tế cũng như VHTTDL: Với vị trí là tỉnh nằm ở khu vực các trung tâm kinh tế - văn hóa lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên; là tỉnh có hệ thống giao thông thuận lợi, khoảng cách từ trung tâm thành phố Bắng Giang đến cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cảng biển Quốc tế Hải Phòng, Quảng Ninh và cửa khẩu Quốc tế Lạng Sơn không quá 100km. Với giao lưu quốc tế, Bắc Giang còn là tỉnh nằm trên hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh. Đây là điều kiện thuận lợi không chỉ trong phát triển kinh tế mà là còn là cơ hội thuận lợi cho phát triển văn hóa, thể thao và du lịch trong thời kỳ hội nhập. Vị trí địa lý này cho phép Bắc Giang gắn với các trung tâm đô thị lớn của vùng, với thủ đô Hà Nội, tận dụng các tác động tích cực, lực hút của các trung tâm kinh tế công nghiệp và dịch vụ đối với tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng GDP đạt mức cao của Bắc Giang trong những năm tới là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển văn hóa, thể thao và du lịch của tỉnh: Nhịp độ tăng GDP bình quân hàng năm đạt 12%, trong đó công nghiệp - xây dựng chiếm 35%; dịch vụ chiếm 35,5%; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 30,5%. Với sự tăng trưởng cao về kinh tế, sự đầu tư của Nhà nước cho cả 3 lĩnh vực này sẽ tăng lên. Sự tăng trưởng về kinh tế giúp cho đời sống nhân dân được cải thiện hơn do đó nhu cầu thưởng thức nghệ thuật, đi du lịch, tham gia các hoạt động thể dục thể thao và hưởng thụ giá trị thể dục thể thao của nhân dân sẽ tăng lên trong những năm tới. Cùng với cả nước, Bắc Giang đang đứng trước cơ hội phát triển nhìn từ góc độ "cầu" ngày một tăng của khách du lịch trong nước đến từ Hà Nội và đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Sự phát triển các cụm đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh được hình thành và phát triển: Vùng động lực phát triển, Vùng kinh tế nông, lâm, công nghiệp Lục Ngạn, Vùng kinh tế kết hợp quốc phòng, Khu trọng điểm kinh tế Hiệp Hòa... sẽ tạo động lực phát triển mạnh kinh tế giúp cho các hoạt động xã hội - văn hóa được phát triển.

Là một trong những tỉnh có nhiều di tích lịch sử, danh thắng, lễ hội truyền thống, nhiều di sản văn hóa phi vật thể, các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian truyền thống, từ đây có thể phát triển thể thao gắn với lễ hội và du lịch. Đó là lợi thế đặc thù của tỉnh trong tiến trình thống nhất hoạt động của cả 3 lĩnh vực.

Các vấn đề văn hóa, xã hội của Bắc Giang được tiếp tục củng cố và phát triển ổn định: không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo (giai đoạn 2006 - 2010 giảm bình quân 3,3%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 giảm bình quân mỗi năm ít nhất 1,8 - 2%, giai đoạn 2016 - 2020 giảm bình quân mỗi năm 0,5 - 0,8%). Phấn đấu từ năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo bằng với mức bình quân của cả nước... tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện xã hội hoá hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, hợp tác phát triển.

Từ bối cảnh cụ thể trên cũng như hiện trạng phát triển phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao và du lịch và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Giang đến năm 2020, có thể dự báo xu hướng và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thể thao và du lịch trong những năm tới, đó là:

Nhu cầu giao tiếp và sinh hoạt văn hoá cộng đồng; nhu cầu về địa điểm sinh hoạt, sáng tác văn học nghệ thuật phát triển.

Nhu cầu về các hoạt động bảo tàng và các dịch vụ bảo tàng, các hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa trong đời sống xã hội;

Nhu cầu về thông tin, học tập và giải trí qua hệ thống truyền thống sẽ gia tăng, đòi hỏi phát triển thư viện điện tử, mạng internet và các mạng lưới thông tin, truyền thông khác.

Nhu cầu hưởng thụ các loại hình nghệ thuật đương đại, các loại hình nghệ thuật truyền thống cũng sẽ tăng, bao gồm các loại hình hưởng thụ thông qua các phương tiện truyền thông và thông qua hệ thống các thiết chế văn hóa.

Nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm du lịch và các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, di tích lịch sử, du lịch sinh thái, cộng đồng... về các địa điểm vui chơi, giải trí, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa sẽ gia tăng khi hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được cải thiện, có những sản phẩm, điểm, tuyến du lịch hấp dẫn.

Nhu cầu về phát triển thể chất, rèn luyện thân thể, tập luyện một số bộ môn thể thao thành tích cao sẽ gia tăng khi mức sống và chất lượng sống được cải thiện.

Nhu cầu về mở rộng hợp tác giao lưu, trao đổi văn hóa giữa người dân trong tỉnh Bắc Giang với các tỉnh trong cả nước, với nước ngoài gia tăng trên nền tảng trao đổi và buôn bán kinh tế ngày càng phát triển.

2. Thách thức:


Những tác động tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa/quốc tế hóa, mặt trái của kinh tế thị trường, quá trình đô thị hoá nhanh; tư tưởng sùng ngoại,… làm mai một, biến dạng ít nhiều văn hoá truyền thống.

Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh so với mặt bằng chung của cả nước còn thấp, không những hạn chế về nguồn lực mà còn hạn chế về tư duy và tầm nhìn, tâm thế và khả năng tham gia của các lực lượng xã hội vào hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng, giữa các tộc người trong tỉnh không những hạn chế khả năng phát triển của các vùng chậm phát triển, không phải ngay một lúc có thể khắc phục được mà còn có thể tiêu tốn những nguồn lực cho việc san bằng khoảng cách phát triển.

Sự khác biệt về truyền thống lịch sử, văn hoá giữa các tộc người trong tỉnh đã tạo ra những khoảng cách nhất định trong tiến trình phát triển, đòi hỏi phải có những chính sách để cân bằng lại khoảng cách này.

Nguồn nhân lực cho quá trình phát triển trong các lĩnh vực VHTTDL còn nhiều hạn chế nhất là nhân lực quản lý cấp huyện, thành phố và cấp xã phường, thị trấn, đặc biệt là nguồn nhân lực cho phát triển du lịch các cấp.

Trong những năm qua đã có những thay đổi về nhận thức đối với tầm quan trọng của hoạt động phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của địa phương. Tuy nhiên, công tác đầu tư phát triển du lịch còn nhiều hạn chế, bất cập nên sự phát triển của du lịch Bắc Giang chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.




tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương