PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết xây dựng quy hoạCH



tải về 1.57 Mb.
trang6/18
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.57 Mb.
#29323
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

1.7. Đánh giá:


Sự nghiệp Văn hóa có sự phát triển cơ bản, với những thành tựu nổi bật, như: Cơ bản hoàn thiện thiết chế tổ chức quản lý Nhà nước các cấp; Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thông tin cơ sở (hệ thống Nhà văn hóa thôn/bản/cụm dân cư); đầu tư trùng tu, tôn tạo một số di tích tiêu biểu và bước đầu gắn phát triển văn hóa với phát triển kinh tế (tổ chức các lễ hội văn hóa, thể thao, du lịch).

Tuy nhiên, đời sống văn hóa vẫn còn nghèo nàn, các hoạt động mỹ thuật, nhiếp ảnh, điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, các dịch vụ văn hoá,… còn yếu kém. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật vẫn phân hóa theo vùng, mức hưởng thụ văn hóa giữa các khu vực miền núi và trung du chưa được thu hẹp. Nguồn vốn Nhà nước chưa đáp ứng được nhu cầu bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá. Hệ thống thiết chế văn hóa, trang thiết bị hoạt động còn thiếu, lạc hậu. Số lượng cán bộ thiếu nên công tác quản lý Nhà nước còn hạn chế.


2. Hiện trạng lĩnh vực TDTT:


2.1. Hiện trạng phát triển TD,TT cho mọi người:

2.1.1. Thể dục, Thể thao quần chúng:



TD,TT trong lực lượng cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp: Do có nhận thức cao, hiểu biết rõ về lợi ích của luyện tập TDTT, có điều kiện làm việc, sinh hoạt khá nề nếp, ổn định, tập trung chủ yếu ở thành phố, các thị trấn nên số người tự giác luyện tập TDTT ngày càng đông. Hàng năm, Sở TDTT (trước đây) đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức các giải thi đấu thể thao nhân các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn trong năm đã được cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên tham gia. Đồng thời các ngành trong tỉnh luôn quan tâm tổ chức các Giải thi đấu thể thao, các Hội thi Văn nghệ - Thể thao đã thu hút rất nhiều các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tham gia. Công tác tổ chức giải đã trở thành định kỳ ở các đơn vị cơ sở và đã bước đầu phát huy tốt công tác xã hội hóa TDTT: các đơn vị cơ sở 1 năm tổ chức được 3 giải, ở các môn thể thao: Cầu lông, bóng chuyền, cờ tướng, bóng đá, bóng bàn, quần vợt… huy động các tổ chức xã hội tài trợ được 25% kinh phí tổ chức giải; Cấp tỉnh 6 giải/năm, huy động các tổ chức xã hội tài trợ được 40% kinh phí tổ chức giải, TDTT trong các tổng công ty, doanh nghiệp, các ngành, tiếp tục phát triển sâu rộng, mạnh mẽ và đạt chất lượng, hiệu quả cao hơn nhiều so với những năm trước đây. Nhiều tổng công ty, doanh nghiệp như Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên phân đạm và hoá chất Hà Bắc, Khách sạn Bắc Giang... đã đầu tư xây dựng nhiều các công trình TDTT: bể bơi, nhà tập luyện và thi đấu...

Thể dục, Thể thao trong lực lượng thanh niên, thiếu niên, nhi đồng: Sở TDTT (trước đây) đã ký nghị quyết liên tịch với tỉnh đoàn thanh niên để đẩy mạnh phong trào “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước trong đối tượng thanh thiếu niên giai đoạn 2006-2010”, triển khai cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã thu hút nhiều thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tham gia. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Đoàn thanh niên, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều giải thi đấu cấp tỉnh, cấp huyện, thành phố và cơ sở như Hội khỏe Phù đổng cấp huyện, cấp tỉnh; các giải thể thao học sinh các cấp…

Trong những năm qua, các nhà Văn hoá, Câu lạc bộ TDTT luôn là những điểm quy tụ đông đảo thanh thiếu niên, nhi đồng đến sinh hoạt, tổ chức được các đội tuyển tham dự các giải thể thao phong trào của tỉnh và toàn quốc. Thanh thiếu niên luôn là lực lượng nòng cốt tham gia các hoạt động TDTT phục vụ các ngày lễ, tết, các kỳ Đại hội TDTT và các hoạt động phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.



Hoạt động Thể dục, Thể thao trong đối tượng nông dân, nông thôn, miền núi: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã ký liên tịch về kế hoạch phát triển TDTT với Hội nông dân, Ban dân tộc tỉnh… đã tạo nên nhiều chuyển biến tích cực trong công tác phát triển TDTT trong đối tượng nông dân, nông thôn, miền núi.

Các hình thức hoạt động như: Câu lạc bộ TDTT, điểm tập luyện, cụm văn hoá-thể thao hoạt động theo phương thức tự quản, có tổ chức, có sự hướng dẫn... đã có tác dụng tích cực thúc đẩy phong trào TDTT quần chúng phát triển theo hướng đẩy mạnh xã hội hoá trong các hoạt động TDT. Hàng năm, các địa phương và Sở đã tổ chức gần 20 giải thi đấu; cấp huyện, thành phố: 18 giải/năm, huy động các tổ chức xã hội tài trợ được 40% kinh phí tổ chức giải; cấp tỉnh 1 giải/năm, huy động các tổ chức xã hội tài trợ được 20% kinh phí tổ chức giải).

Các hoạt động thi đấu, biểu diễn các môn thể thao: Bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, vật, võ... các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian được tổ chức gắn với các ngày lễ, ngày tết, ngày truyền thống của địa phương được duy trì hàng năm tại các lễ hội truyền thống của nhiều địa phương trong tỉnh.

Thể dục, Thể thao trong đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt: Hiện nay phong trào TDTT của người cao tuổi phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Một số hoạt động TDTT của người cao tuổi thu hút đông các cụ tham gia là: Thể dục dưỡng sinh, đi bộ, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, bóng chuyền. Hàng năm, ở cấp cơ sở tổ chức 2 giải/đơn vị/năm huy động các tổ chức xã hội tài trợ kinh phí tổ chức giải; cấp tỉnh 1 giải/năm huy động các tổ chức xã hội tài trợ được 35% kinh phí tổ chức giải.

Cùng với phát triển phong trào TDTT người cao tuổi, tỉnh luôn quan tâm đến hoạt động TDTT của người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thông qua hoạt động TDTT nhằm khuyến khích và động viên những người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt vượt qua mặc cảm vươn lên hoà nhập cùng cộng đồng.



Phát triển, bảo tồn các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch trong quá trình xây dựng và phát triển luôn có ý thức tìm tòi để khôi phục, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc, làm phong phú hơn đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân và góp phần phát triển du lịch của tỉnh.

Hàng năm, tại các lễ hội truyền thống của các địa phương đều tổ chức các cuộc thi cho những môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian. Hệ thống thi đấu các môn thể thao dân tộc đang phát triển sâu rộng ở các địa phương, cơ quan, trường học như các lễ hội tại huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lạng Giang với các môn: Võ cổ truyền, Đua thuyền, Vật, Đẩy gậy, Bắn nỏ, Kéo co...

Các trò chơi dân gian tiếp tục được khai thác và phát triển để đưa vào tổ chức thi đấu tại các hội thi trong các ngày Hội, ngày lễ, ngày Tết: Đánh đu, chọi gà, ném còn, bắt vịt, bịt mắt đập niêu, kéo co, đi cầu kiều, nhảy bao bố, thổi cơm thi, chọi chim, chọi trâu, bịt mắt bắt dê… Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất cho việc phát triển các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian là thiếu cơ sở vật chất và công tác huấn luyện chưa bài bản.

2.1.2. Giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường:

UBND tỉnh đã phê duyệt “Đề án phát triển TDTT trong trường học phổ thông đến năm 2010”, đây là tiền đề và điều kiện thuận lợi để TDTT trong nhà trường của tỉnh phát triển mạnh trong những năm tới.

Nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng, bảo đảm các yêu cầu về giảng dạy trong các cấp học, ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh đã tích cực tập trung chỉ đạo công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường. Hiện nay, đã có 100% giáo viên chuyên trách TDTT các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, các trường tiểu học giáo viên chuyên trách đạt 3-4%. Đây là một bước tiến đáng kể của giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường của tỉnh Bắc Giang.

Nổi bật công tác giáo dục thể chất trong nhà trường là việc tổ chức Hội khoẻ Phù Đổng các cấp: cấp trường 1 năm/lần; cấp huyện, thành phố tổ chức 2 năm/lần; cấp tỉnh tổ chức 4 năm/lần nội dung thi đấu từ 8-12 môn thể thao và tham gia các giải thi đấu học sinh toàn quốc. Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ VII tại tỉnh Phú Thọ, đoàn tỉnh Bắc Giang xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố về tổng sắp huy chương và đứng thứ 9/63 tỉnh, thành phố về điểm, đạt 122 huy chương các loại (29 huy chương vàng, 47 huy chương bạc, 46 huy chương đồng). Đây là kết quả đáng khích lệ về thể thao học đường của tỉnh.

Công tác xây dựng cơ sở vật chất phục vụ dạy và học môn thể dục ở các nhà trường cũng được quan tâm tạo điều kiện, từng bước khắc phục được tình trạng “dạy chay, học chay” ở một số trường trước đây, 100% số trường đảm bảo chương trình giáo dục thể chất. Hoạt động TDTT ngoại khoá trong các trường ngày càng được quan tâm hơn và bước đầu có những hình thức tập luyện phong phú hơn, số trường hoạt động ngoại khoá có nề nếp duy trì từ 87-90%. Tuy nhiên, một số các trường ở vùng cao, vùng trung du công tác giáo dục thể chất trong nhà trường còn có nhiều khó khăn, bất cập.

Thể thao trong nhà trường có xu hướng phát triển tốt, số môn thể thao trong các nhà trường đa dạng, phong phú khoảng 19 môn và nội dung: Bóng đá, bóng chuyền, đá cầu, bóng bàn, cầu lông, cờ vua, bóng rổ, điền kinh, võ, vật, bơi, bóng ném, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, thể dục aerobic… Một số môn thể thao đang được mở rộng phong trào, nâng cao chất lượng tập luyện, thi đấu từ cơ sở đến toàn tỉnh như các môn: đá cầu, cầu lông, điền kinh, cờ vua, bóng bàn, bóng chuyền, bóng đá nhi đồng (U11)… đồng thời phát triển các môn thể thao truyền thống như: Võ, vật, đẩy gậy, bơi lội, bắn nỏ… (ở những vùng có điều kiện).

Câu lạc bộ TDTT được các trường quan tâm xây dựng và duy trì hoạt động tương đối tốt, đến nay có trên 50% số trường trung học cơ sở và trên 75% số trường trung học phổ thông có từ 1-2 câu lạc bộ. Các câu lạc bộ thực sự đã phát huy vai trò làm nòng cốt cho phong trào và cung cấp vận động viên các môn thể thao cho tỉnh.

Hoạt động TDTT trường học của tỉnh Bắc Giang đã từng bước góp phần tích cực vào việc bảo vệ, nâng cao sức khoẻ của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi để chuẩn bị thực hiện chương trình quốc gia nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong thời gian tới.

2.1.3. Thể dục, Thể thao trong lực lượng vũ trang:

Đối với lực lượng vũ trang, phong trào rèn luyện thể lực và tổ chức thi đấu phát triển rộng khắp ở các đơn vị cơ sở, với các môn thể thao như: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Quần vợt, Bóng bàn, Chạy việt dã và chạy vũ trang, các môn võ, Kéo co… Công tác rèn luyện TDTT trong lực lượng vũ trang ở Bắc Giang đã đi vào nề nếp và được kiểm tra thường xuyên theo định kỳ hàng năm. Kết quả kiểm tra hàng năm 100% cán bộ chiến sĩ quân đội, công an, bộ đội biên phòng đạt tiêu chuẩn chiến sĩ khoẻ. Hàng năm, cấp tỉnh tổ chức 1giải/năm; cấp đơn vị cơ sở tổ chức 2 giải/đơn vị/năm đã thu hút nhiều các đơn vị, chiến sĩ tham gia. Cơ sở vật chất cho các hoạt động TDTT của lực lượng vũ trang ngày càng được tăng cường như: Quân đoàn 2 có 01 bể bơi, 01 nhà tập luyện cầu lông và nhiều sân thể thao khác...

2.1.4. Đánh giá chung:

Trong những năm qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong tỉnh, TD,TT cho mọi người đã tạo nên sức sống mới về tinh thần trong nhân dân và góp phần phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn.

TD,TT cho mọi người tỉnh Bắc Giang đã phát triển rất rõ rệt về quy mô và chất lượng, biểu hiện qua các chỉ tiêu:

Số người tập TDTT thường xuyên năm 2008 đạt 23,4%, tăng 1,23 lần so với năm 2001. (Năm 2009 đạt 24,5%).

Số gia đình thể thao năm 2008 đạt 10,4% (38.164 hộ gia đình thể thao), tăng tăng 1,06 lần so với năm 2001. (Năm 2009 đạt 39.000 hộ gia đình thể thao).

Số Câu lạc bộ tập luyện TDTT năm 2008 có 1.456 Câu lạc bộ TDTT tăng 1,17 lần so với năm 2001. (Năm 2009 đạt 1.500 Câu lạc bộ TDTT).

Cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo quy định đạt 100%.

Năm 2008 số giải thi đấu TD,TT cho mọi người từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh ở các đối tượng dân cư hơn 1.230 cuộc thi đấu thể thao, cụ thể: 20 giải cấp tỉnh (phối hợp với các ngành từ 5-7 giải), 119 giải cấp huyện, thành phố và 1.090 cuộc thi đấu cấp xã, phường, thị trấn.

2.2. Hiện trạng phát triển thể thao thành tích cao:

Trong những năm qua, thể thao thành tích cao của tỉnh có bước phát triển đột phá và là bộ phận quan trọng trong hoạt động TDTT của tỉnh. Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V tỉnh Bắc Giang đã vượt lên xếp thứ hạng 13/66 tỉnh, thành, ngành và đứng thứ 2 các tỉnh miền núi (vượt 32 bậc so với Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ IV).

2.2.1. Thành tích thi đấu tại các giải quốc gia, quốc tế:

Trình độ thể thao đỉnh cao của Bắc Giang hơn hẳn 5 năm về trước, trong đó đã có một số môn thể thao cơ bản trong hệ thống thi đấu ở Đông Nam Á và vận động viên tiêu biểu của tỉnh đạt thành tích cao tại các đấu trường trong nước, quốc tế như: Lê Thanh Luyện, Tạ Văn Lâm, Nguyễn Đắc Bình (môn Vật); Hoàng Thị Hải, Trịnh Thị Nga, Hoàng Thị Trà My (môn Đá cầu), Vũ Thị Trang, Nguyễn Thị Sen (môn Cầu lông), Nguyễn Thị Mai Hưng, Nguyễn Hà Phương (môn Cờ vua)...

Số huy chương của Bắc Giang đạt được từ năm 2001-2008 qua các giải toàn quốc và khu vực là 681 huy chương các loại, trong đó: 199 huy chương vàng, 222 huy chương bạc, 260 huy chương đồng. Số vận động viên được phong đẳng cấp Kiện tướng là 168, Cấp I là 277 vận động viên.

Năm 2009, tại SEAGAME 15 tổ chức tại Lào, đoàn vận động viên Thể dục Thể thao tỉnh Bắc Giang tham gia 02 nội dung thi đấu là đá cầu và cầu mây đều giành được huy chương. Trong đó 03 huy chương Vàng của môn đá cầu (đơn nữ, đội 03 nữ và đội 03 nam); 01 huy chương Bạc cho môn Cầu mây.

Ngoài ra, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh đang tích cực chuẩn bị lực lượng vận động viên tham dự Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ VI năm 2010.

Số lượng môn thể thao thành tích cao: Hiện Bắc Giang có 11 môn thể thao (tăng 3 môn so với năm 2001) nằm trong hệ thống đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao.

1. Vật

2. Võ


3. Cầu lông

4. Đá cầu

5. Cờ vua

6. Cử tạ


7. Cầu mây

8. Điền kinh

9. Đẩy gậy


10. Boxing (nữ)

11. Bóng đá thiếu niên nhi đồng



Các môn thể thao trong hệ thống thể thao thành tích cao của Bắc Giang hiện nay được xác định đúng theo xu hướng phát triển thể thao thành tích cao của quốc gia, khu vực và phù hợp với truyền thống, các điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh.

Số vận động viên năng khiếu đào tạo tập trung của các môn thể thao thành tích cao được quan tâm hơn so với năm 2001. Tuy nhiên, 3 năm trở lại đây không còn cơ chế để đầu tư cho tuyến nghiệp dư của tỉnh, cản trở phát triển thể thao thành tích cao của Bắc Giang trong những năm tiếp theo.

2.3. Cơ sở vật chất:

Diện tích đất dành cho TDTT: Hiện nay, 10/10 huyện, thành phố diện tích đất dành cho TDTT đạt bình quân 2-3m2/người dân. Đất dành cho TDTT hiện nay khoảng 456,7 ha, trong đó:

- Cấp tỉnh: 2,86 ha.

- Cấp huyện: 31,1 ha.

- Cấp xã, phường, thị trấn: 422,7 ha.

Bắc Giang là một trong số ít các tỉnh thành trong toàn quốc đi đầu trong công tác quy hoạch đất cho TDTT. Theo hướng dẫn của Chính phủ, về cơ bản đất quy hoạch giành cho TDTT trên đầu người dân ở Bắc Giang đảm bảo. Tuy nhiên cần phải có công tác quản lý, triển khai xây dựng cơ sở vật chất để tránh việc sử dụng sai mục đích... (xem Phụ lục Tr.29. Bảng 59).

Hệ thống cơ sở vật chất do Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch quản lý: gồm 5 công trình tập luyện, thi đấu:

- Sân vận động: 01

- Nhà tập luyện và thi đấu: 02

- Sân quần vợt: 02

Các công trình thể thao xây dựng từ lâu, đã lạc hậu và xuống cấp, không đảm bảo cho công tác đào tạo vận động viên, không đủ tiêu chuẩn để tổ chức thi đấu, đăng cai các giải quốc gia, quốc tế. Để đảm bảo cho công tác đào tạo vận động viên các môn thể thao và phục vụ nhu cầu tập luyện, hưởng thụ TDTT của nhân dân trong tỉnh, cũng như quá trình hội nhập với các tỉnh trong vùng, quốc gia tương xứng với trình độ thể thao hiện tại của tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước, Bắc Giang cần phải khẩn trương có quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình thể thao hiện đại gắn liền với văn hoá, du lịch - dịch vụ trên địa bàn toàn tỉnh.

Hệ thống cơ sở vật chất do huyện, thành phố quản lý: Hiện nay, các công trình TDTT cấp huyện về cơ bản chưa đảm bảo quy cách, tiêu chuẩn (sân Bóng đá chủ yếu chỉ có mặt sân) để tổ chức thi đấu các giải thể thao lớn. Sự thiếu hụt về cơ sở vật chất và quy mô, chất lượng các công trình TDTT cấp huyện, thành phố đã ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tập luyện TDTT của quần chúng nhân dân cũng như công tác tổ chức thi đấu và đào tạo vận động viên cho huyện, tỉnh.

Hệ thống cơ sở vật chất của các ngành đóng trên địa bàn tỉnh, gồm: 09 sân vận động: chủ yếu là mặt sân đơn giản, chỉ có 3 sân có khán đài đơn giản của huyện: Lục Nam 1 sân, Lạng Giang 2 sân (trong đó 1 sân của Quân đoàn 2); nhà tập luyện: 10; Sân quần vợt: 33, các sân thể thao khác: 512.

Hệ thống cơ sở vật chất do xã, phường, thị trấn quản lý: Trên địa bàn toàn tỉnh đã có 21,7% số xã, phường, thị trấn xây dựng được khu trung tâm văn hóa - thể thao, 78,3% số xã, phường, thị trấn còn lại đều có các điểm tập luyện TDTT.

- Sân vận động (quy cách đơn giản): 619

- Nhà tập đơn giản: 126

- Sân tập thể thao: 3.015

Mặc dù các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã triển khai quy hoạch đất TDTT, song tình trạng đất cho TDTT chưa đảm bảo tiêu chuẩn quy định và chưa được thể chế hoá đồng bộ, chủ yếu vẫn là sân tập luyện TDTT là chính làm hạn chế hưởng thụ thành quả của TDTT của người dân.

Công trình TDTT do các ngành, doanh nghiệp, tư nhân quản lý: số lượng các công trình TDTT, nhà tập, sân tập được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên phân đạm và hoá chất Hà Bắc, Khách sạn Bắc Giang... Nhiều gia đình ở các huyện Lạng Giang, Lục Ngạn, Yên Dũng, Tân Yên, Yên Thế, Hiệp Hòa… tự đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng nhà tập luyện và thi đấu các môn cầu lông, bóng bàn, sới vật, võ… theo mô hình kinh tế kết hợp tổ chức các hoạt động TDTT có hiệu quả.

Các công trình TDTT này thực sự đã đóng góp vào quần thể các công trình TDTT của tỉnh phục vụ nhân dân Bắc Giang tập luyện nâng cao sức khoẻ và tổ chức các cuộc thi đấu ở cơ sở.

Hàng năm, huy động được từ các tổ chức xã hội, doanh nghiệp tài trợ cho các hoạt động TDTT nguồn kinh phí hàng trăm triệu đồng.

2.4. Xã hội hoá Thể dục Thể thao:

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch liên kết với các ngành, doanh nghiệp để huy động tài trợ và tổ chức các giải thi đấu TDTT như: Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội Nông dân tỉnh, Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Công an tỉnh, Công ty Thể thao Proace, Công ty Điện tử Sam Sung, Công ty Điện tử LG…

Công tác phát triển xây dựng các hội thể thao, các câu lạc bộ TDTT đa môn được các cấp quan tâm chỉ đạo. Hàng năm, các câu lạc bộ tổ chức hàng ngàn cuộc thi đấu với kinh phí tự có, tự quản trên 700 triệu đồng. Các câu lạc bộ TDTT do quần chúng và các tổ chức xã hội tự xây dựng đã đáp ứng một phần nhu cầu tập luyện và hưởng thụ TDTT của nhân dân.

Hoạt động TDTT khối Đảng, khối đoàn thể, công an, quân đội... đều được duy trì thường xuyên và trở thành nhu cầu, được sự tham gia rộng rãi của cán bộ, công nhân viên và nhân dân trong tỉnh, các giải đều được các tổ chức kinh tế - xã hội, các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân tài trợ hàng trăm triệu, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch chỉ tham gia giúp đỡ về mặt chuyên môn. Đồng thời, cùng với các ngành tổ chức nhiều hoạt động TDTT và tuyên truyền mục đích ý nghĩa làm cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ được lợi ích của việc tập luyện TDTT và vận động mọi người chọn cho mình một môn thể thao thích hợp để tập luyện.

Bắc Giang đã thành lập 3 liên đoàn thể thao cấp tỉnh gồm: Cầu lông, Võ thuật, Quần vợt. Có 21 hội thể thao cơ sở, trong đó: 10 hội cầu lông của 10 huyện, thành phố; 11 hội Cầu lông của các ngành. Bước đầu các Liên đoàn thể thao cấp tỉnh, Hội thể thao cơ sở đã phát huy tốt chức năng nhiệm vụ phục vụ công tác chuyên môn và phát triển phong trào TDTT trong tỉnh.

Thông qua việc chỉ đạo xã hội hoá TDTT, việc huy động của các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia xây dựng cơ sở vật chất, đóng góp kinh phí tổ chức các giải thể thao tăng lên rõ rệt. Các tổ chức kinh tế, các công ty, doanh nghiệp, tư nhân đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để xây dựng các công trình thể thao phục vụ tập luyện của quần chúng như: Bóng đá, Bóng chuyền, Cầu lông, Bóng bàn, Điền kinh, Bể bơi... Các công trình này đã góp phần đáp ứng nhu cầu tập luyện TDTT của cán bộ công chức, công nhân lao động và đáp ứng một phần dịch vụ cho khách du lịch.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ TDTT trên địa bàn tỉnh đang có sự chuyển biến, phát triển: hiện có 4 cơ sở sản xuất quả cầu lông, có khoảng trên 300 gia đình có cơ sở dịch vụ TDTT tại nhà và các cơ sở TDTT dân lập, tuy chưa nhiều quy mô còn nhỏ lẻ song đã có tác động tích cực thúc đẩy phong trào TDTT phát triển.

2.5. Đánh giá chung:

Bắc Giang là một trong những tỉnh có phong trào TDTT thuộc nhóm khá của cả nước. Đây là thành quả trong công tác đổi mới và đẩy mạnh quản lý TDTT cũng như sự chỉ đạo đúng hướng phát triển TDTT của tỉnh (Tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ V Bắc Giang xếp thứ 13/67 tỉnh, thành, ngành và xếp thứ 2/19 các tỉnh miền núi trong toàn quốc)….

TDTT cho mọi người phát triển bền vững và sâu rộng tới các vùng sâu, vùng xa, thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Hoạt động TDTT cho mọi người đã gắn kết được với các lễ hội của địa phương với nhiều nội dung hoạt động phong phú, góp phần phát triển văn hoá, du lịch và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Nhiều chỉ tiêu về TDTT cho mọi người đã đạt, vượt so với chỉ tiêu đặt ra trong thời kỳ 2001-2009.

Thể thao thành tích cao phát triển đúng hướng, phù hợp với xu thế của cả nước; đầu tư các môn thể thao truyền thống, phù hợp với thể chất, truyền thống văn hóa và bước đầu thu được kết quả tốt. Một số môn thể thao đã đạt trình độ cao ở trong nước (Cầu lông, Đẩy gậy, Đá cầu, Vật...), đã đóng góp nhiều vận động viên xuất sắc cho quốc gia.

Công tác tổ chức, cán bộ từng bước ổn định đặc biệt là sự chủ động tham mưu của lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với các cấp lãnh đạo.

Cơ sở vật chất phục vụ TDTT từng bước được đầu tư.

Chủ trương xã hội hoá TDTT bước đầu phát huy có hiệu quả, huy động được nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển TDTT, nhất là lĩnh vực tài trợ các giải thi đấu thể thao của các công ty, doanh nghiệp...

Tuy nhiên, TDTT cho mọi người phát triển mạnh, nhưng chưa đồng đều, tập trung chủ yếu ở thành phố, trung tâm các huyện, doanh nghiệp. Việc phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu những môn thể thao truyền thống của tỉnh chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức. Nội dung thể thao giải trí còn chưa được chú trọng trong TDTT cho mọi người.

Thể thao thành tích cao chưa được đầu tư đúng mức, đặc biệt đối với một số môn thể thao trọng điểm (số lượng nội dung và môn thể thao đầu tư đào tạo còn ít). Hệ thống đào tạo vận động viên trẻ chưa có khâu đột phá cơ bản, thiếu tính chuyên nghiệp. Gần đây, hệ thống đào tạo nghiệp dư cơ sở gần như bị xóa bỏ, gây khó khăn lớn trong công tác phát hiện, tuyển chọn, đào tạo vận động viên tài năng cho tỉnh.

Tổ chức bộ máy và cán bộ TDTT ở các huyện, thành phố; xã, phường, thị trấn chưa hợp lý, ở một số xã vùng sâu vùng xa còn thiếu cán bộ TDTT để gây dựng và phát triển tập luyện TDTT. Đội ngũ huấn luyện viên thể thao còn thiếu, chất lượng chưa cao, đặc biệt là số huấn luyện viên giỏi còn ít. Thiếu thiết bị khoa học kỹ thuật và cán bộ khoa học để áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công tác tuyển chọn, huấn luyện thể thao thành tích cao.

Cơ sở vật chất TDTT ở các cấp còn thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu so với nhiều tỉnh, thành trong cả nước, chưa hình thành khu liên hợp hiện đại; nguồn tài chính phục vụ TDTT còn hạn chế.

Việc tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực TDTT, quản lý kinh doanh TDTT còn hạn chế. Cơ chế chính sách phát triển sự nghiệp TDTT thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với thực tế. Công tác quản lý nhà nước và quản lý xã hội về TDTT chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển đa dạng của xã hội và thực tiễn phát triển phong trào TDTT của từng vùng, địa bàn trong tỉnh.

Ngân sách đầu tư cho sự nghiệp TDTT Bắc Giang còn thấp so với nhiều tỉnh trong khu vực và toàn quốc. Giải pháp kinh tế - dịch vụ thể thao chưa được phát triển, chưa gắn với dịch vụ, du lịch, làm hạn chế hiệu quả xã hội hoá TDTT.

Sự phối hợp giữa Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch với các cấp, các ngành, có lúc, có nơi còn chưa đồng bộ, thiếu các giải pháp tích cực. Chưa huy động tối đa các nguồn lực xã hội phát triển TDTT tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh.

Chưa có quy hoạch phát triển TDTT dài hạn, còn thiếu các giải pháp đồng bộ. Nhận thức về các giải pháp kinh tế dịch vụ, xã hội hoá TDTT, về quản lý kinh doanh TDTT còn hạn chế.

3. Hiện trạng lĩnh vực Du lịch:




tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương