PHẦn mở ĐẦu I. SỰ CẦn thiết xây dựng quy hoạCH



tải về 1.57 Mb.
trang14/18
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích1.57 Mb.
#29323
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18

Quy hoạch đối với hệ thống đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao:

Các môn trọng điểm loại 1 (môn thể thao mũi nhọn):

Vật

Đá cầu

Cầu lông

Võ cổ truyền

Cầu mây nữ

Cờ vua

Wushu

Đẩy gậy

Điền kinh

Chỉ tiêu thành tích

Đại hội TDTT toàn quốc đạt 4-5 huy chương vàng, đạt nhiều huy chương trong các giải thể thao toàn quốc hàng năm. Bổ sung vận động viên xuất sắc cho đội tuyển quốc gia.



HT đào tạo:

-Nghiệp dư:

Năm 2010: 100-130 VĐV

Năm 2015: 130-150 VĐV

Năm 2020: 150-200 VĐV



- Tập trung:

Năm 2010: 20-25 VĐV

Năm 2015: 25-35 VĐV

Năm 2020: 35-45 VĐV



- Đội tuyển

Năm 2010: 15-20 VĐV

Năm 2015: 20-25 VĐV

Năm 2020: 20-25 VĐV



Chỉ tiêu thành tích

Đạt 3-4 huy chương vàng tại các Đại hội TDTT toàn quốc, có huy chương tại các giải quốc tế



HT đào tạo

- nghiệp dư:

* Năm 2010: 25-30 VĐV

Năm 2015: 30-35 VĐV

Năm 2020: 35-50 VĐV



- Tập trung:

Năm 2010: 30-35 VĐV

Năm 2015: 30-35 VĐV

Năm 2020: 35-40 VĐV



- Đội tuyển:

Năm 2010: 20-25 VĐV

Năm 2015: 25-30 VĐV

Năm 2020: 25-30 VĐV




Chỉ tiêu thành tích:

Phấn đấu đạt 2-3 huy chương vàng tại Đại hội TDTT toàn quốc. Bổ sung vận động viên cho đội tuyển và dự tuyển quốc gia.



HT đào tạo:

- Nghiệp dư:

Năm 2010: 50-70 VĐV

Năm 2015: 70-80 VĐV

Năm 2020: 80-100 VĐV



- Tập trung:

Năm 2010: 30-35 VĐV

Năm 2015: 30-35 VĐV

Năm 2020: 35-40 VĐV



- Đội tuyển:

Năm 2010: 16-20 VĐV

Năm 2015: 16-20 VĐV

Năm 2020: 20-25 VĐV




Chỉ tiêu thành tích:

Duy trì và phát triển thành tích tại các giải thể thao toàn quốc, đạt 1-2 huy chương vàng tại các kỳ Đại hội TDTT.



HT đào tạo:

- nghiệp dư:

Năm 2010: 30-40 VĐV

Năm 2015: 40-50 VĐV

Năm 2020: 50-70 VĐV



- Tập trung:

Năm 2010: 10-12 VĐV

Năm 2015: 12-15 VĐV

Năm 2020: 15-20 VĐV



-Đội tuyển:

Năm 2010: 3-5 VĐV

Năm 2015: 5-8 VĐV

Năm 2020: 8-10 VĐV




Chỉ tiêu thành tích:

Đạt 5-7 huy chương các giải trẻ Châu Á, Đông Nam Á. Giữ thứ hạng cao tại các giải trong nước.



HT đào tạo:

- Nghiệp dư:

* Năm 2010: 50-60 VĐV

* Năm 2015: 60-70 VĐV

* Năm 2020: 70-80 VĐV



- Tập trung:

* Năm 2010: 10-15 VĐV

Năm 2015: 15-20 VĐV

Năm 2020: 15-20 VĐV



- Đội tuyển:

Năm 2010: 10-15 VĐV

Năm 2015: 10-15 VĐV

Năm 2020: 20-25 VĐV





Chỉ tiêu thành tích:

Đạt 5-7 huy chương các giải trẻ Châu Á, Đông Nam Á. Giữ thứ hạng cao tại các giải trong nước.



HT đào tạo:

- Nghiệp dư:

Năm 2010: 50-60 VĐV

Năm 2015: 60-70 VĐV

Năm 2020: 70-80 VĐV



- Tập trung:

Năm 2010: 10-15 VĐV

Năm 2015: 15-20 VĐV

Năm 2020: 15-20 VĐV



Đội tuyển

Năm 2010: 10-15 VĐV

Năm 2015: 10-15 VĐV

Năm 2020: 20-25 VĐV



Chỉ tiêu thành tích:

Phấn đấu có thành tích trong các giải thể thao trong nước.



HT đào tạo:

Nghiệp dư:

Năm 2010: 20-30 VĐV

Năm 2015: 30-50 VĐV

Năm 2020: 30-50 VĐV



- Tập trung:

Năm 2010: 5-8 VĐV

Năm 2015: 7-10 VĐV

Năm 2020: 10-15 VĐV



- Đội tuyển: Năm 2010: 5-7 VĐV

Năm 2015: 7-9 VĐV

Năm 2020: 7-10 VĐV


Chỉ tiêu thành tích:

Duy trì và phát huy thành tích tại các giải thể thao toàn quốc và 6-7 nhiều huy chương vàng tại các kỳ Đại hội TDTT, .



HT đào tạo:

Môn Đẩy gậy là môn thể thao dân tộc, nên không thành lập tuyến nghiệp dư tại các địa phương và cơ sở, khi có giải sẽ tập trung trên đội tuyển tỉnh.



-Tập trung:

Năm 2010: 7-10 VĐV

Năm 2015: 7-10 VĐV

Năm 2020: 8-10 VĐV



- Đội tuyển:

Năm 2010: 15-25 VĐV

Năm 2015: 15-25 VĐV

Năm 2020: 15-25 VĐV



Chỉ tiêu thành tích:

Phấn đấu có huy chương tại các giải toàn quốc ở các cự ly trung bình.



HT đào tạo:

- Nghiệp dư:

Năm 2010: 30-40 VĐV

Năm 2015: 40-50 VĐV

Năm 2020: 50-60 VĐV



-Tập trung:

Năm 2010: 8-10 VĐV

Năm 2015: 10-15 VĐV

Năm 2020: 15-20 VĐV



- Đội tuyển tỉnh:

Năm 2010: 4-6 VĐV

Năm 2015: 8-10 VĐV

Năm 2020: 10-15 VĐV




Các môn thể thao loại 2 và các môn thể thao loại 3: Các môn thể thao sau đây có thể kết hợp tuyến nghiệp dư với số lượng vận động viên không lớn, sau tuyển chọn năng khiếu sớm chuyển lên tuyến tập trung, đội tuyển: Cử tạ, Quần vợt, Bóng đá, Boxing (nữ), Bi sắt, Bóng bàn, Pencasilat, Bơi trong bể. Hệ thống đào tạo này có thể coi như hệ thống đào tạo theo hình lăng trụ, không có chân đế rộng, gần như “đào tạo gà nòi”.

Từ 2010 đến 2020, phát triển hệ thống thi đấu bóng đá trong trường phổ thông, sân tập luyện thể dục, thể thao tại các xã, trường có điều kiện, để hình thành phong trào hăng say, ham thích bóng đá trong thanh thiếu niên, từ đây, tuyển chọn đội ngũ vận động viên, hình thành đội bóng đá chuyên nghiệp tham gia giải thi đấu bóng đá hạng hai toàn quốc vào chu kỳ 2015-2020.

Các môn thể thao có thể xây dựng đầy đủ các tuyến năng khiếu nghiệp dư, năng khiếu tập trung và đội tuyển tỉnh với số lượng vận động viên ở tuyến năng khiếu nghiệp dư tương đối nhiều: Bóng chuyền (nữ), Bóng đá, Judo, Bóng ném. Hệ thống đào tạo này có thể như hệ thống đào tạo theo hình nón, có chân đế rộng.

Tổng số vận động viên thể thao thành tích cao

Loại môn thể thao

Năm

Nghiệp dư

Tuyển tập trung

Tuyến đội

tuyển tỉnh

Số môn thể thao trọng điểm loại 1

2010

345-450

130-165

94-133

2015

450-545

148-191

116-154

2020

545-680

192-228

135-177

Số môn thể thao trọng điểm loại 2 và loại 3

2010

150-200

50-70




2015

220-280

50-70




2020

250-300

70-100




2.3. Quy hoạch hệ thống tổ chức thi đấu TD,TT cấp tỉnh:

Hệ thống thi đấu TD,TT cho mọi người:

Đại hội TDTT toàn tỉnh 4 năm/lần.

Hội khoẻ Phù Đổng: cấp trường 1 năm/lần; cấp huyện, thành phố 2 năm/lần; cấp tỉnh 4 năm/lần.

Giải thi đấu các môn thể thao phong trào cấp tỉnh: mỗi năm tổ chức 15-20 giải thể thao, cấp ngành phối hợp tổ chức 7-10 giải.

Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số miền núi 2 năm/lần

Giải thể thao quần chúng toàn huyện từ 8-15 giải/năm

Đại hội TDTT hoặc ngày Hội văn hóa - thể thao cấp xã tổ chức 1 năm/lần.

Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các môn thể thao dân tộc 2 năm/lần

Đăng cai 3-4 giải thể thao khu vực, toàn quốc.

Tham gia các giải thể thao trong nước, quốc tế:

Đại hội TDTT toàn quốc 4 năm/lần.

Giải Vô địch toàn quốc, giải trẻ, thiếu niên, nhi đồng toàn quốc ở các môn thể thao thành tích cao hàng năm.

Hội thi thể thao gia đình 2 năm/lần (năm chẵn).

Hội thi thể thao các dân tộc thiểu số 2 năm/lần (năm lẻ).

Hội thi thể thao người khuyết tật 2 năm/lần (năm lẻ).

Hội khoẻ Phù Đổng toàn quốc 4 năm/lần.

Một số vận động viên tiêu biểu tham gia các giải Đông Nam Á, Châu Á ở một số môn thể thao thế mạnh của tỉnh.



Các chỉ tiêu phát triển thể thao:

TD,TT cho mọi người

Thể thao thành tích cao

Mở rộng các cơ sở dịch vụ TDTT và tăng cường đầu tư kinh phí

- 2010-2015: số người tập luyện TDTT thường xuyên đạt 27-30%; 2016-2020: đạt 30 - 35%.

- 2010-2015: số Câu lạc bộ, tụ điểm, nhóm tập luyện TDTT cơ sở đạt 1.700 – 1.800; Giai đoạn 2016-2020 đạt 2.000.

- 2010-2020: số trường phổ thông thực hiện chương trình giáo dục thể chất nội khoá đạt 100%

- 2010-2015: số trường phổ thông tổ chức hoạt động TDTT ngoại khoá 2 lần/tuần đạt 71-85%; 2016-2020: đạt 86-100%.

- Chuẩn bị vận động viên có chất lượng tham gia các kỳ Hội khoẻ Phù Đổng, giữ vững trong top 10-6/63 tỉnh, thành phố. Năm 2012 Hội khoẻ phù đổng lần thứ VIII đạt 125-130 huy chương; Năm 2016 đạt 135-140 huy chương tại Hội khỏe; Năm 2020 đạt 135-150 huy chương tại Hội khỏe.

- Đến năm 2016, xin đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đồng toàn quốc lần thứ IX.

- 2010-2015: giáo viên chuyên trách cấp trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đạt 100 %, giáo viên chuyên trách cấp tiểu học đạt 45-50%. 2016-2020 giáo viên chuyên trách cấp tiểu học đạt 60-70%.

- Năm 2020 số chiến sĩ khoẻ trong lực lượng vũ trang đảm bảo đạt 100%.

- 2010-2015: đạt 100% số xã, phường, thị trấn có cán bộ hướng dẫn viên, cộng tác viên được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ về TDTT đạt 100%.


+ Giai đoạn 2010-2015: trong các Đại hội TDTT toàn quốc Bắc Giang phấn đấu giữ vững ở thứ hạng tốp 3-1 tỉnh miền núi trong cả nước, top 20-10/66 tỉnh, thành, ngành; Giai đoạn 2016-2020 phấn đấu top 13-10/66 tỉnh, thành, ngành. Cụ thể:

+ Năm 2010 Đại hội lần thứ VI đạt 30-35 huy chương.

+ Năm 2014 Đại hội lần thứ VII đạt 35-40 huy chương.

+ Năm 2018 Đại hội lần thứ VIII đạt 35-45 huy chương.

- Phấn đấu đến năm 2018 Bắc Giang xin đăng cai 1 môn thi đấu của Đại hội Thể thao Châu Á được tổ chức tại Việt Nam.

- Giai đoạn 2010 - 2015 số lượng huy chương giành được trong các cuộc thi đấu đạt 100-130 huy chương; Giai đoạn 2016-2020 đạt 130-150 huy chương (tuỳ theo từng năm tham gia bao nhiêu giải thi đấu và nội dung thi đấu).

- Huy chương quốc tế: giai đoạn 2010-2015 phấn đấu giữ vững 10-15 huy chương; Giai đoạn 2016 - 2020 từ 20-30 huy chương.

- Phấn đấu đến năm 2020 Bắc Giang có 1-2 đội thể thao tập thể như môn Bóng chuyền, Bóng đá (U11, U13...).



- Giai đoạn 2010-2015 từng bước chuyển các cơ sở thÓ thao công lập sang hoạt động theo cơ chế cung ứng dịch vụ, các cơ sở thể thao ngoài công lập đáp ứng 30-50% nhu cầu dịch vụ TDTT. Giai đoạn 2016 - 2020 đáp ứng 50-75% nhu cầu dịch vụ TDTT.

- Giai đoạn 2010-2015 Nhà nước đầu tư kinh phí cho sự nghiệp TDTT đạt khoảng 0,65 - 0,7%; Giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 0,8 -0,9%/tổng chi ngân sách tỉnh.




VI. QUY HOẠCH LĨNH VỰC DU LỊCH

1. Mục tiêu:

Phấn đấu đưa du lịch Bắc Giang trở thành một ngành kinh tế quan trọng với bước phát triển mạnh và bền vững, sau năm 2020, Bắc Giang trở thành một trong những địa bàn du lịch phát triển của vùng du lịch Bắc Bộ, với cơ sở vật chất, kỹ thuật tương xứng, có sản phẩm du lịch độc đáo là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cũng như tài nguyên hồ à rừng nguyên sinh, là một điểm đến hấp dẫn, tạo ấn tượng với khách du lịch trong nước và một bộ phận khách quốc tế.

2. Nội dung và các chỉ tiêu:



Luận chứng, lựa chọn các phương án: Tư tưởng chỉ đạo, tiếp cận để xây dựng phương án tăng trưởng du lịch trong thời kỳ này là tận dụng, khai thác với hiệu quả cao nhất các tiềm năng, điều kiện và lợi thế của tỉnh để phát triển du lịch Bắc Giang trong đến năm 2020. Các chỉ tiêu của phương án là phấn đấu đưa du lịch tỉnh đuổi kịp, tiến tới vượt một số tỉnh để trở thành một trong những trung tâm du lịch vùng Bắc Trung Bộ.7

Nguyên tắc xây dựng, tính toán các chỉ tiêu của phương án là căn cứ vào hiện trạng, các chỉ tiêu phát triển du lịch mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra, các chỉ tiêu đặt ra trong QHTTPT kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, đồng thời xem xét đến sự tăng trưởng và phát triển du lịch Việt Nam, khu vực Bắc Bộ, khu vực Trung du miền núi Bắc Bộ, để tính toán xây dựng phương án như sau:



Về khách du lịch quốc tế

Thời kỳ 2010 mức tăng trưởng là 12,5%/năm. Năm 2010 ước đạt 2.588 lượt khách.

Giai đoạn 2011 - 2015 mức tăng trưởng 19,5% ước đạt 6.046 lượt khách và thời kỳ 2016 -2020 mức tăng trưởng là 16 - 18% ước đạt 12.975 lượt khách.

Về khách du lịch nội địa

- Giai đoạn 2000 - 2009 mức tăng trưởng là 21,92%/ năm. Quy hoạch ước đạt năm 2010 là 143.594 lượt khách với mức tăng trưởng từ 22 - 23 %/ năm; thời kỳ 2011-2015 mức tăng trưởng 16 - 18 %/năm ước đạt khoảng 429.520 lượt khách.

- Giai đoạn 2016-2020 mức tăng trưởng là 15-18%/ năm ước đạt được khoảng 1,137 triệu lượt khách.

Ưu điểm của phương án này là các chỉ tiêu tính toán đưa ra tốc độ tăng trưởng đạt cao hơn trong khu vực và tạo đà cho khu vực dịch vụ đạt cao hơn mức 43% trong cơ cấu kinh tế vào năm 2020 mà Quy hoạch KT-XH đã đề ra; tạo ra sự quyết tâm của toàn ngành cần cố gắng thực sự để tạo ra các đột phá về xây dựng các sản phẩm du lịch mới mang thương hiệu du lịch Bắc Giang, góp phần thu hút khách quốc tế; trước mắt cần tập trung ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2010-2012 góp phần nâng tỷ trọng của khách quốc tế đến Bắc Giang để tạo đà cho gian đoạn sau.

Nhược điểm của phương án này là phụ thuộc vào quyết tâm của lĩnh vực du lịch, các cấp các ngành và sự hỗ trợ của Nhà nước trên một số lĩnh vực trong đó có huy động vốn đầu tư cho các lĩnh vực phục vụ và phát triển du lịch. Tuy nhiên, những vấn đề này có thể vượt qua được.

Chỉ tiêu tăng trưởng về khách du lịch

Khách quốc tế: Thời kỳ 2000 - 2009 trung bình mỗi năm tăng 12,45%. Từ nay đến năm 2010, đầu tư cho phát triển du lịch Bắc Giang mới ở giai đoạn đầu, chưa tạo ra những đột biến lớn. Tuy nhiên, đây là thời kỳ quan trọng làm cơ sở cho phát triển ở những giai đoạn sau, nên tốc độ tăng trưởng phải cao hơn trung bình của vùng du lịch Bắc Bộ. Dự kiến năm 2010 khách quốc tế đến Bắc Giang tăng 12,5% so với năm 2009. Giai đoạn sau năm 2010, khi các dự án đầu tư phát triển du lịch ở Bắc Giang hoạt động có hiệu quả, các sản phẩm du lịch hấp dẫn hơn, có chất lượng hơn... sẽ thu hút khách nhiều hơn.

Dự kiến giai đoạn 2011 - 2015, sau khi có chiến dịch quảng bá du lịch có bước tăng trưởng nhảy vọt, trung bình mỗi năm khách quốc tế đến Bắc Giang tăng 16-19,5%/năm

Giai đoạn 2016 - 2020 theo quy luật tăng trưởng khi giá trị tuyệt đối tăng lên thì nhịp độ tăng trưởng bình quân giảm dần, dự kiến mỗi năm tăng 16 - 18%. Như­ vậy, vào năm 2010 Bắc Giang có thể đón đ­ược khoảng 2,6 ngàn khách quốc tế; vào năm 2015 đạt 5,8- 6,4 ngàn lượt; và đến năm 2020 đạt từ 12- 14 ngàn lượt.

Về ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế năm 2009 là 1,2 ngày khách, dự kiến trong các năm sau khi cơ sở vật chất du lịch được hoàn thiện, các chủ đầu tư xây dựng được một số khu du lịch sinh thái, các mô hình du lịch được hình thành thu hút được thời gian chi tiêu của khách trên địa bàn như sau đến năm 2015 dự báo ngày lưu trú trung bình là 2 ngày khách, đến năm 2020 là 2,2 ngày khách.



+ Đối với khách du lịch nội địa: Khách du lịch nội địa đến Bắc Giang chiếm đa số và cũng tăng với mức độ tương đối cao. Thời kỳ 2000 - 2009 trung bình mỗi năm tăng 21,92%/năm. Từ nay đến năm 2010, cũng như khách quốc tế, khách nội địa đến Bắc Giang chưa có sự đột biến lớn nên dự kiến tăng 22 - 23%; thời kỳ 2011 - 2015 tăng trung bình 23,5- 25,5%/năm; và thời kỳ 2016 - 2020 tăng trung bình 20,5- 22,5%/năm.

Đến năm 2010 Bắc Giang có thể đón được khoảng 144 ngàn khách nội địa; đến năm 2015 đạt 443 - 450 ngàn khách. Đến năm 2020 đạt từ 1,1- 1,24 triệu lượt khách.

Khách du lịch nội địa của Bắc Giang là nguồn khách có tiềm năng, hiện nay nhiều dự án tôn tạo di tích đang được triển khai, sắp được khánh thành như: dân ca Quan họ đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới dẫn đến nguồn khách nội địa không ngừng được tăng lên và độ dài lưu trú cao hơn; theo tính toán của các chuyên gia đến năm 2015 độ dài lưu trú tăng từ 1,2 ngày khách năm 2009 lên 1,6 ngày khách và đến năm 2020 là 2,2 ngày khách.

Mức độ chi tiêu và thu nhập du lịch:

Thu nhập từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu mà do khách du lịch chi trả như: doanh thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như: Bưu điện, Ngân hàng, Y tế, Bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí... Tổng doanh thu xã hội từ du lịch được xác định qua các chỉ tiêu chủ yếu như số lượt khách, số ngày lưu trú trung bình, mức chi tiêu trung bình của một khách trong một ngày.

Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Giang, năm 2007 khách du lịch đến Bắc Giang chi tiêu trung bình mỗi ngày khoảng 40 USD đối với khách du lịch quốc tế và 10 USD đối với khách nội địa; đến năm 2009 các chỉ tiêu tương ứng là 80USD và 23 USD. Trong những năm tới, với sự đầu tư của toàn ngành thì các sản phẩm du lịch sẽ phong phú hơn, đa dạng hơn, chất lượng được nâng cao hơn thì mức độ chi tiêu của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng dần dần được tăng lên.

Căn cứ vào mức chi tiêu trung bình của khách du lịch trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Bộ cũng như thực tế những năm qua ở Bắc Giang, dự kiến mức độ chi tiêu trung bình của khách du lịch và tổng thu nhập từ du lịch của tỉnh Bắc Giang trong từng giai đoạn được tính toán như sau:

Đến năm 2015 khách du lịch quốc tế đến Bắc Giang chi tiêu trung bình cho 01 ngày là 100 USD, khách du lịch nội địa là 30 USD.

Đến năm 2020 mức độ chi tiêu trung bình là 110 USD và khách du lịch nội địa là 40USD.

Tổng doanh thu dự kiến đến năm 2015 là 218 ngàn USD, đến năm 2020 là 228 ngàn USD

Tổng sản phẩm GDP du lịch và cơ cấu trong tổng GDP của tỉnh:

Căn cứ trên các số liệu dự báo về khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) cũng như cơ cấu chi tiêu của khách và tổng doanh thu của ngành du lịch như đã trình bày ở trên, sau khi trừ chi phí trung gian (lưu trú: 10%; ăn uống: 55 - 60%; vận chuyển du lịch: 20%; bán hàng hóa lưu niệm: 65 - 70%; dịch vụ khác: 15%; tính trung bình khoảng 30 - 35%), khả năng đóng góp của ngành du lịch trong tổng GDP của Bắc Giang theo phương án lựa chọn sau: năm 2015 là 10,82 triệu USD và năm 2020 là 22 triệu USD. Tỷ lệ GDP du lịch so với GDP của tỉnh là năm 2010 là 0,38 năm 2015 là 0,67%, năm 2020 là 1,22%. Nhịp độ tăng trường GDP du lịch vào năm 2010 là 19,18%, năm 2015 là 32,35 % và năm 2020 là 32,05%.



Nhu cầu vốn đầu tư:

Để đạt được các chỉ tiêu cơ bản trong định hướng phát triển du lịch Bắc Giang đến năm 2020, vấn đề đầu tư vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành, các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao, phương tiện vận chuyển khách, các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch v.v... giữ vai trò rất quan trọng. Nếu không có đầu tư, hoặc đầu tư không đồng bộ thì việc thực hiện quy hoạch sẽ gặp nhiều khó khăn. Việc tính toán nhu cầu đầu tư trong từng giai đoạn được căn cứ vào giá trị GDP đầu và cuối kỳ, và chỉ số ICOR là chỉ số xác định hiệu quả của việc đầu tư.

Chỉ số ICOR du lịch chung cho toàn Vùng du lịch Bắc Bộ được xác định trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Vùng du lịch Bắc Bộ đến năm 2020 là 3 cho thời kỳ 2005 - 2010; 2,8 cho thời kỳ 2011 - 2015; và 2,5 cho thời kỳ 2016 - 2020. Đối với Bắc Giang, hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch nói chung còn kém hơn, trong thời gian tới cần đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch nên dự kiến tỉ lệ ICOR du lịch cho Bắc Giang là 4,0 cho thời kỳ 2009 - 2010; 3,8 cho thời kỳ 2011 - 2015 và 3,5 cho thời kỳ 2016 - 2020.

Theo cách tính toán trên, ở bảng 4-DB-2020 cho thấy du lịch Bắc Giang cần đầu tư­ trong thời kỳ 2009 - 2010 là 2,2 triệu USD. Thời kỳ này một mặt cần đầu tư­ nâng cấp các cơ sở lư­u trú đã có, mặt khác cần tập trung đầu tư­ vào các cơ sở vui chơi - giải trí, các phương tiện vận chuyển, các cơ sở đào tạo và các cơ sở dịch vụ khác với quy mô thích hợp để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch. Thời kỳ 2011 - 2020, lĩnh vực du lịch của tỉnh Bắc Giang cần số vốn đầu tư­ khoảng 124,4 triệu USD theo phương án 1; khoảng 149,7 triệu USD theo ph­ương án 2 và khoảng 150,9 triệu USD theo phư­ơng án 3.

Căn cứ nhu cầu vốn đầu tư có thể nhận thấy đây là một số lượng vốn không lớn (khoảng 2.700 tỷ đồng). Tuy nhiên, đối với một ngành kinh tế ở một tỉnh miền núi Đông Bắc như Bắc Giang, thì việc huy động được số vốn trên cũng rất khó khăn. Việc huy động vốn, tạo ra nguồn vốn là rất quan trọng để thực hiện theo quy hoạch. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu chỉ tập trung đầu tư cho cơ sở hạ tầng trong các khu du lịch; cho việc bảo tồn nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa, tôn tạo tài nguyên, bảo vệ môi trường; cho công tác tuyên truyền quảng cáo du lịch của tỉnh, cho các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch... Còn vốn đầu tư cho việc xây dựng khách sạn - nhà hàng, các khu du lịch, các khu vui chơi giải trí, các cơ sở dịch vụ du lịch khác... thì phải huy động từ các nguồn khác như vốn vay ngân hàng, vốn trong dân, vốn liên doanh liên kết... Dự kiến nguồn vốn tích lũy từ GDP du lịch của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu vốn và các nguồn vốn khác được dự kiến và tính toán.

Nhu cầu khách sạn:

Để đảm bảo cơ sở lưu trú cho khách du lịch đến Bắc Giang từ nay đến năm 2020, vấn đề dự báo và đầu tư xây dựng khách sạn là yêu cầu rất quan trọng. Việc dự báo nhu cầu khách sạn có quan hệ chặt chẽ với số lượng khách, với số ngày lưu trú của khách, với công suất sử dụng phòng trung bình. Nhu cầu về số lượng phòng khách sạn được tính toán theo công thức sau:

(Số lượt khách) x (Số ngày lưu trú trung bình)

Số phòng cần có =

(365 ngày x (Công suất sử dụng x (Số khách lưu trú

trong năm) phòng trung bình năm) trung bình/phòng)

Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch đến Bắc Giang năm 2009 là 1,2 ngày đối với khách quốc tế và 1,2 ngày đối với khách nội địa. Trong những năm tới, đặc biệt là sau năm 2010 cùng với sự phát triển đa dạng của các dịch vụ bổ sung, các tour du lịch hấp dẫn, cùng với việc nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, chắc chắn ngày lưu trú trung bình của khách sẽ tăng lên đáng kể. Dự kiến đến năm 2010 ngày lưu trú trung bình của khách quốc tế là 1,5 ngày và khách nội địa là 1,4 ngày; năm 2015 là 2,0 ngày và 1,6 ngày; đến năm 2020 con số tương ứng là 2,2 ngày và 2,0 ngày.

Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bắc Giang, năm 2009 công suất sử dụng phòng trung bình năm hiện nay còn thấp, chỉ đạt khoảng 40%. Theo tính toán của Tổ chức Du lịch Thế giới, để kinh doanh khách sạn có lãi thì công suất sử dụng phòng trung bình phải đạt trên 50%/năm. Do vậy, dự kiến công suất sử dụng phòng trung bình năm của hệ thống khách sạn ở Bắc Giang sẽ đạt 45% vào năm 2010; 55% vào năm 2015 và 60% vào năm 2020.

Số giường trung bình trong một phòng khách sạn hiện nay ở Bắc Giang là 2 giường (tương ứng với 2 khách lưu trú). Theo phân tích và tính toán như trên, dự báo nhu cầu khách sạn của Bắc Giang thời kỳ 2010- 2020 được trình bày:

Như vậy, theo dự báo từ nay đến năm 2010 Du lịch Bắc Giang không cần thiết đầu tư phát triển thêm cơ sở lưu trú mà phải quan tâm việc nâng cao chất lượng số phòng đã có và tổ chức thêm các loại hình lưu trú dạng lều trại, camping, bungalow... theo kiểu dáng dân tộc ở các điểm du lịch trọng điểm cho khách du lịch có nhu cầu nghỉ ngơi tham quan trong ngày. Đến năm 2010 là 1.859 phòng, năm 2015 cần 2.129 phòng và đến năm 2020 cần 4.452 phòng (theo phương án 2).



Nhu cầu lao động:

Căn cứ vào nhu cầu lao động tính bình quân cho một phòng khách sạn của cả nước và khu vực là 1,5- 1,8 lao động trực tiếp, cũng như số lao động gián tiếp kèm theo (1 lao động trực tiếp kèm theo khoảng 2 lao động gián tiếp). (xem Phụ lục Tr.54. Bảng 86).

Dự báo để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch thì du lịch tỉnh Bắc Giang đến 2015 cần đến 6.989 người trong đó lao động trực tiếp là 2.496 người, lao động gián tiếp là 4.593 người và đến năm 2020 cần đến 13.558 người trong đó lao động trực tiếp là 4.885 người, lao động gián tiếp là 8.673 người.

Phát triển thị trường và sản phẩm du lịch:

Thị trường khách du lịch quốc tế: Khách du lịch quốc tế từ nay đến năm 2020 của đến du lịch Bắc Giang chủ yếu là khách đến từ Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Lào, Mianma. Quy hoạch phân tích xu hướng các dòng khách như sau:

Nguồn khách thứ nhất: Là dòng khách từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn đây là dòng khách quốc tế trực tiếp của du lịch Bắc Giang. Ngoài ra, từ cửa khẩu Hà Khẩu (Lào Cai), Thanh Thủy (Hà Giang), Tà Nùng (Cao Bằng) và các cảng biển tại Hải Phòng và Quảng Ninh.

Nguồn khách thứ hai: Khách từ Hà Nội (qua sân bay Nội Bài) - là trung tâm phân phối khách của vùng du lịch Bắc Bộ. Chủ yếu là khách các nước có mức chi tiêu cao như Châu Âu, châu Mỹ, ASEAN.

Nguồn khách thứ ba: Là dòng khách từ các nước trong khối ASEAN tới du lịch Bắc Giang bằng đường bộ thông qua các cửa khẩu đường bộ quốc tế, theo hình thức du lịch caravan.

Hướng thị trường cần tập trung vào quảng bá và mở rộng khai thác là:

Thị trường khách Trung Quốc: Đây là thị trường có xu hướng tăng mạnh trong vài năm gần đây, chiếm khoảng 28 - 30% thị phần. Khả năng chi tiêu của khách Trung Quốc thấp nên dịch vụ du lịch với chất lượng ở mức trung bình phù hợp với Bắc Giang đang có. Thị trường khách du lịch Hồng Kông, Đài Loan và Ma Cao là thị trường mà người dân có xu hướng đi du lịch ngày càng tăng; một thời gian nguồn khách đã đến tham quan du lịch Bắc Giang thông qua các đầu mối du lịch hoặc qua thị trường Trung Quốc và một số nước khu vực vì vậy cần phải có chiến lược thu hút thị trường này; liên kết với các hàng lữ hành trong và ngoài nước để xúc tiến quảng cáo thu hút khách với điều kiện địa lý thuận lợi về đường thuỷ, đường bộ và trung chuyển trên đường hàng không của Hà Nội góp phần thu hút thị trường khách du lịch này đến với các điểm du lịch trên địa bàn Bắc Giang.

Thị trường khách du lịch Nhật Bản: Đây là thị trường Châu Á có khả năng chi trả cao nhất, chiếm khoảng 10 - 12% tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, khách du lịch Nhật Bản đến trực tiếp Bắc Giang còn hạn chế.

Thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ: đây là thị trường đặc biệt quan trọng với tỷ lệ tương đối cao trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam (khoảng trên 10% thị phần) và đang có xu hướng tăng lên cụ thể: du lịch Pháp (chiếm khoảng trên 4,5% thị phần) và Anh (khoảng 2,7%), thị trường Đức (trên 1,5%), Ngoài ra còn có các thị trường khách du lịch khác như Thụy Sỹ, Hà Lan, Đan Mạch.. trong thời gian gần đây thị trường Bắc Mỹ có số lượng khách đến các trung tâm du lịch Bắc Bộ tương đối cao.... khách thuộc các thị trường này có khả năng chi trả rất cao. Thời gian qua, nguồn khách này đến trực tiếp Bắc Giang còn hạn chế về số lượng. Tuy nhiên, khách du lịch Tây Âu đến thị trường Lào và Thái Lan đang tăng vì vậy du lịch Bắc Giang có thể khai thác thị trường khách du lịch Tây Âu thông qua thị trường Lào, Thái Lan và các trung tâm du lịch của Việt Nam.



Thị trường khách du lịch nội địa:

Các thị trường khách du lịch nội địa chủ yếu từ Hà Nội và khách du lịch là người Hà Nội nơi có mức tăng trưởng khách du lịch cao nhất khu vực, khách từ các tỉnh thuộc Bắc Bộ Quảng Ninh, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Nguyên và khách là người dân tỉnh Bắc Giang trong đó khai thác nguồn khách du lịch tín ngưỡng và tâm linh là nguồn khách chủ đạo của khách du lịch nội địa.



Khách du lịch kết hợp công vụ từ Hà Nội và một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ.

Thứ tự ưu tiên phát triển thị trường khách du lịch nội địa là:

Khách du lịch lễ hội - tâm linh: Do khách đi tham quan du lịch lễ hội - tín ngưỡng và tâm linh phát triển nhanh, với đối tượng chính là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh nên hệ thống đình - đền, chùa thu hút được nhiều lượng khách, gồm một số nổi tiếng và linh thiêng như chùa Đức La (Vình Nghiêm), chùa Bổ Đà, đình Lỗ Hạnh.

Khách du lịch tham quan di tích lịch sử: Điểm đến của khách này tập trung vào Khu an toàn khu II, Di tích thành Xương Giang, Khu di tích Hoàng Hoa Thám, Khu di tích cánh mạng Hoàng Vân, Hiệp Hòa và một số điểm du lịch nổi trội khác. Đối tượng khách du lịch này thuộc nhiều lứa tuổi, đến từ khắp mọi miền đất nước.

Khách du lịch nghỉ dưỡng. Khách du lịch nghĩ dưỡng tại các các khu du lịch Suối Mỡ, khu du lịch sinh thái Tây Yên Tử, rừng nguyên sinh Khe Rỗ, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, thác Ba Tia. Nguồn khách du lịch chủ yếu từ các địa phương lân cận thậm chí từ Hà Nội, các tỉnh phía Bắc.

Khách du lịch thương mại, du lịch công vụ: từ Hà Nội và các thành phố lớn như Hải Phòng, Quảng Ninh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là cán bộ công nhân viên trong các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp... thường kết hợp giữa công tác và du lịch. Khả năng chi tiêu của các đối tượng du lịch này khá cao, nên họ thường sử dụng các dịch vụ du lịch cao cấp hơn. Loại hình du lịch này cũng thường diễn ra quanh năm.

Khách du lịch sinh thái: Khách du lịch loại này chủ yếu là nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, sinh viên từ các trường đại học, Viện nghiên cứu và các trung tâm bảo tồn đến tham quan các khu rừng tự nhiên. Đây là loại hình du lịch mới phát triển ở nước ta. Động cơ mục đích của khách là nghiên cứu kết hợp du lịch; là loại hình mới nhưng bắt đầu thu hút được một lượng khách trong giới trẻ tham gia đặc biệt là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu.

Khách đi tour trên tuyến du lịch Bắc - Nam: Đối tượng khách này cũng chiếm một phần đáng kể, họ sẽ dừng chân ở Bắc Giang để tham quan một số điểm du lịch quan trọng của tỉnh nếu ngành đẩy mạnh chất lượng phục vụ và quảng bá xúc tiến du lịch.

Khách du lịch cuối tuần: Tập trung cho đối tượng thành phố, thị xã có thể thu hút khách từ Hà Nội, các tỉnh phụ cận Hải Phòng, Quảng Ninh và cả người dân trong tỉnh đến Bắc Giang tham quan du lịch; nhiều điểm trên địa Bàn có thể tổ chức dịch vụ ngày nghỉ cuối tuần cho du khách như các khu du lịch sinh thái. Khách du lịch cuối tuần là loại khách đến vào ngày nghỉ cuối tuần, muốn đi dã ngoại tìm cảm giác thoải mái sau những ngày làm việc căng thẳng. Loại hình du lịch này có xu hướng phát triển, đặc biệt sau khi nhà nước cho nghỉ 2 ngày/tuần.

Định hướng phát triển sản phẩm du lịch (Theo thứ tự ưu tiên thị trường sản phẩm), gồm:

Sản phẩm du lịch gắn liền với di tích lịch sử -văn hoá, lễ hội tâm linh: Với lợi thế về tiềm năng tài nguyên nhân văn có trên địa bàn như di tích lịch sử, hệ thống đình chùa, đặc biệt là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại - dân ca Quan họ; trong thời gian tới cần xây dựng các chương trình du lịch gắn liền với tiềm năng du lịch nói trên. Xây dựng các chương trình xúc tiến quảng cáo giới thiệu tiềm năng tài nguyên du lịch với điểm nhấn là dân ca Quan họ gắn liền với phong tục tập quán Kinh Bắc, gắn liền với phong tục tập quán của đồng bào dân tộc trên địa bàn. Có thể coi đây là sản phẩm du lịch mang đặc trưng du lịch Bắc Giang.

Sản phẩm du lịch nghỉ dư­ỡng tại các khu du lịch sinh thái: Du lịch nghỉ dư­ỡng, nghỉ ngơi là hình thức du lịch quan trọng nhất ở hầu hết các điểm du lịch. Hiện nay, trên địa bàn Bắc Giang còn có nhiều khu vực có tiềm năng tài nguyên tự nhiên có thể đầu tư xây dựng trở thành khu du lịch nghĩ dưỡng, nghiên cứu hệ sinh thái, leo núi, tìm hiểu các loài thuốc quý, du lịch thám hiểm hoặc cảm giác mạnh. Đối với loại hình du lịch nghĩ dưỡng trước mắt cần chọn địa điểm tại khu vực bảo tồn Tây Yên Tử, hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, khu du lịch Suối Mỡ...để xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng cao về nghĩ dưỡng.

Du lịch sinh thái gắn với cộng đồng: Bắc Giang có tiềm năng về tài nguyên rừng nguyên sinh và hồ tại khu vực các huyện miền núi như Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế, để tổ chức các sản phẩm du lịch sinh thái thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Tại đây sẽ tổ chức các chương trình du lịch tham quan khám phá thế giới tự nhiên, tổ chức các chương trình leo núi, thám hiểm và kết hợp tham quan các bản làng dân tộc với các sản phẩm du lịch gắn liền với phong tục tập quán cuộc sống sinh hoạt của cộng đồng dân tộc, tham quan các làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm, hát dân ca.

Du lịch tham quan làng nghề, du lịch làng quê: Nghiên cứu xây dựng một số vùng quê trên địa bàn trở thành điểm du lịch cộng đồng, địa điểm chọn là gắn liền với tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn và là điểm đang thu hút khách du lịch đến tham quan. Xây dựng thành các mô hình làng đặc sắc có dịch vụ đảm bảo tiêu chuẩn nhưng gắn hài hòa với đặc điểm từng làng, khu vực.

Xây dựng và phát triển một số loại hình sản phẩm du lịch đặc thù như Du lịch thể thao mạo hiểm: khá hấp dẫn khách Tây Âu, khách Bắc Mỹ, loại hình này có thể đi bộ dã ngoại (trekking), leo núi, vượt thác hoặc đi bằng các phư­ơng tiện xe gắn máy, xe ô tô con, đi dọc theo các tuyến đường rừng núi tại các huyện Sơn Động, dọc theo khu vực Tây Yên Tử, đèo Hạ My...; cũng có thể tổ chức du lịch bằng phương tiện bè trên các sông, suối. Du lịch thư­ơng mại, công vụ: thu hút được một lượng khách là thương gia, khách công vụ đến dự đây là dịp hiếm có để tổ chức các chương trình du lịch cho loại khách này. Khách thương mại và công vụ thường có mức chi tiêu tương đối cao nên mang lại hiệu quả cho các công ty du lịch được tổ chức đón khách.

Định hướng tổ chức không gian du lịch

Tổ chức không gian du lịch Bắc Giang gắn phát triển mạng lưới hạ tầng kỹ thuật và đô thị của tỉnh. Dựa trên những thành tựu phát triển của toàn xã hội để thúc đẩy sự phát triển du lịch của Bắc Giang. Đồng thời tạo tính liên hoàn giữa các tour, tuyến, điểm du lịch đảm bảo hợp lý về hành trình của khách du lịch cũng như quỹ thời gian du lịch cho từng nhóm đối tượng.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của Bắc Giang dựa trên cơ sỏ điều kiện tài nguyên về du lịch sẵn có của địa phương nhằm tạo được các vùng chuyên môn hoá về du lịch thể hiện được các đặc thù của tỉnh. Phấn đầu tới 2020, Bắc Giang có ít nhất một khu du lịch quốc gia và hai điểm du lịch địa phương

Phần đầu tới 2020 thành phố Bắc Giang trở thành một hạt nhân du lịch với vai trò là đầu mối quan trọng trong hoạt động du lịch của tỉnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở lưu trú phát triển. Ít nhất tới 2020, Bắc Giang phải có 2 - 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao.

Phát triển du lịch rộng khắp và khai thác tối đa tiềm lực tài nguyên du lịch của Bắc Giang, đưa du lịch phát triển tới các vùng xa xôi của các huyện Sơn Đông, Lục Ngạn, Lục Nam... Tạo cơ sở thuận lợi cho các đầu tư xây dựng các dự án phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Bắc Giang thời kỳ 2009 đến 2020 phải thể hiện được tính liên tục, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thời kỳ 1997 - 2010. Bổ sung các định hướng cụ thể về phát triển du lịch của tỉnh thời kỳ mới nhằm khai thác hết tiềm năng và nguồn tài nguyên du lịch của địa phương.



Định hướng phát triển không gian

Hướng thứ nhất: Dọc theo quốc lộ 1A, Từ Hà Nội đi Lạng Sơn, chạy qua địa bàn tỉnh. Đây là hướng du lịch chính của tỉnh với tiềm năng to lớn trong việc thu hút khách du lịch từ thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Hướng thứ hai: Chạy từ Tây sang Đông, từ TP.Thái Nguyên và Tây Bắc đi qua Tp.Bắc Giang theo tuyến QL 37

Hướng thứ ba: Khai thác khách du lịch quá cảnh từ Lạng Sơn và Bắc - Đông Bắc xuống theo đường 1A qua đường 279 xuống Quảng Ninh. Tuyến du lịch này sẽ đi qua các điểm du lịch như Hồ Cấm Sơn, Đền thờ Thân Cảnh Phúc - Lục Ngạn.

Phân bố các vùng du lịch

Quy hoạch phân bổ không gian du lịch Bắc Giang được chia thành bốn vùng chính bao gồm:

Vùng Trung tâm du lịch bao gồm Tp.Bắc Giang, huyện Yên Dũng và huyện Lạng Giang. Quy hoạch xác định đây là vùng du lịch quan trọng với trục giao thông QL1A đi qua trên địa bàn với trọng tâm du lịch chất lượng cao gắn liền với du lịch công vụ, sự kiện.

Vùng du lịch Đông Bắc bao gồm các huyện Lục Nam, Lục Ngạn & Sơn Động đây là vùng du lịch với trong tâm là phát triển du lịch sinh thái, mạo hiểm, du lịch cộng đồng dân tộc và làng nghề.

Vùng du lịch Tây Bắc bao gồm các huyện Tân Yên; Yên Thế. Trung tâm của vùng du lịch đặt tại thị xã Nhã Nam huyện Tân Yên với trọng tâm là du lịch di tích lịch sử, lễ hội tâm linh và dân ca Quan họ

Vùng du lịch Tây Nam bao gồm các huyện Hiệp Hòa và Việt Yên. Trung tâm của vùng được xác định tại thị trấn Đức Thắng. với trọng tâm là du lịch di tích lịch sử, lễ hội tâm linh và dân ca Quan họ.



Xác định các trung tâm du lịch trọng điểm

Nhằm tạo sự gắn kết chặt chẽ cho hệ thống các khu, tuyến, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Quy hoạch xác định 2 trung tâm du lịch chính là Tp Bắc Giang, Thị trấn An Châu và 03 trung tâm du lịch phụ trợ là Thị trấn Chũ, Đức Thắng và Cầu Gồ tương ứng với mỗi vùng du lịch như sau:

Trung tâm du lịch Tp. Bắc Giang: Quy hoạch xác định chức năng đây vừa là điểm đầu mối xuất phát tới các điểm tham quan trong vùng, vừa là điểm du lịch quá cảnh đi tới tới các khu, tuyến, điểm du lịch khác địa bàn tỉnh. Trung tâm du lịch Tp.Bắc Giang có vai trò quan trọng trong việc phân bố lượng khách du lịch trên toàn tỉnh và là đầu mối tiếp đón khách du lịch từ các nơi đến với Bắc Giang.

Trung tâm du lịch An Châu thuộc vùng du lịch phía Đông Bắc: Quy hoạch xác định An Châu là điểm tập trung lưu trú. An Châu sẽ là điểm đến thu hút khách du lịch tới vùng Đông Bắc của tỉnh, đồng thời cũng là điểm dừng chân quá cảnh của khách du lịch từ Trung Quốc và các tỉnh Biên Giới phía Bắc đi sang tham quan du lịch TP.Hạ Long - Quảng Ninh.

Trung tâm du lịch Đức Thắng (Hiệp Hòa), thuộc vùng du lịch Tây Nam. Quy hoạch xác định Đức Thắng là điểm tập trung lưu trú của vùng và là đầu mối tập trung khách du lịch tới tham quan các điểm du lịch văn hóa, di tích lịch sử, làng nghề truyền thống trong vùng. Đức Thắng cũng chính là cửa ngõ quan trọng của Bắc Giang đối với chiến lược thu hút khách du lịch từ phía Tây đi sang, qua địa phận tỉnh Thái Nguyên.

Trung tâm du lịch Cầu Gồ thuộc vùng du lịch phía Tây Bắc, quy hoạch xác định tại thị trấn Cầu Gồ, (nơi có đồn Phồn Xương, khu di tích khởi nghĩa Yên Thế) là điểm đến và đầu mối đưa khách du lịch đi tham quan các điểm du lịch, di tích danh thắng trong địa bàn hai huyện Lạng Giang và Tân Yên.

Quy hoạch xác định thị trấn Chũ là trung tâm du lịch phụ trợ có chức năng là đầu mối quá cảnh tới các điểm tham quan nằm trong vùng du lịch Đông Bắc như hồ Khuôn Thần; hồ Cấm Sơn…

Định hướng phát triển các tuyến du lịch

Tuyến du lịch quốc tế và liên vùng



Tuyến du lịch: Hành trình theo QL 1A Hà Nội - Bắc Ninh - Bắc Giang - Lạng Sơn: Thu hút khách du lịch trong nước & quốc tế từ Hà Nội, các tỉnh phụ cận đến Bắc Giang và từ khách quốc tế từ các cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn) – Trung Quốc đến tham quan du lịch trong nước.

Tuyến du lịch: Hành trình theo QL 279 Đồng Mỏ (Lạng Sơn) - An Châu ( Sơn Động, Bắc Giang) - Hạ Long (Quảng Ninh): Giữ chân khách du lịch từ phía Bắc xuống, quá cảnh tại An Châu và tham quan một số điểm du lịch thuộc vùng Đông Bắc của tỉnh từ 1 - 3 ngày.

Tuyến du lịch: Hành trình theo QL 37 và QL 31 Thái Nguyên - Bắc Giang - Chũ (Lục Ngạn) - An Châu (Sơn Động, Bắc Giang) – Yên Tử, TP Hạ Long (Quảng Ninh): Thu hút khách du lịch từ các tỉnh phía Tây đi qua điạ bàn tỉnh Thái Nguyên để tới tham quan các điểm du lịch của Bắc Giang và các điểm du lịch của tỉnh Quảng Ninh như: Chùa Yên Tử; Tp. Hạ Long.

Tuyến du lịch địa phương (chính)

Tuyến: Tp.Bắc Giang - Suối Mỡ (Lục Nam) - Tuấn Mậu (Sơn Động) - An Châu (Sơn Động) – Tp. Bắc Giang.



Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch tham quan các di tích Lịch sử văn hóa tại TP Bắc Giang; Du lịch mua sắm hàng hóa lưu niệm; Du lịch nghỉ dưỡng núi; Du lịch cộng đồng; Du lịch thăm quan cảnh quan tự nhiên.

Loại hình du lịch: Tham quan đình chùa tại TP.Bắc Giang, du lịch nghỉ dưỡng tại Suối Mỡ (Lục Nam); du lịch tìm hiểu phong tục tập quán văn hóa dân tộc Dao tại bản Mậu (Sơn Động); du lịch tham quan rừng nguyên sinh Khe Rỗ.

Thời gian du lịch: 3 ngày 2 đêm, dự kiến lưu trú tại TP.Bắc Giang, thị trấn An Châu.

Tuyến: Tp.Bắc Giang - Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng) - Chũ (hồ Khuôn Thần hoặc Cấm Sơn) - An Châu (Rừng nguyên sinh Khe Rỗ (Sơn Động) hoặc Thác Ba Tia, khu Đồng Thông, Khe Chão....) - Tp. Bắc Giang:



Sản phẩm du lịch: Du lịch tham quan di tích LSVH; du lịch tham quan hệ sinh thái rừng; du lịch nghỉ dưỡng; du lịch thể thao; du lịch cộng đồng.

Loại hình du lịch: tham quan di tích LSVH tại Tp.Bắc Giang; mua sắm hàng hóa lưu niệm; tham quan thắng cảnh Khuôn Thần; giao lưu, trải nghiệm cuộc sống với cộng đồng dân tộc thiểu số tại khu vực Khuôn Thần.

Loại hình du lịch: Du khách tham quan thắng cảnh hồ; giao lưu, trải nghiệm cuộc sống với cộng đồng dân tộc thiểu số tại khu vực Khuôn Thần, thăm rừng nguyên sinh Khe Rỗ, mua sắm hàng hóa lưu niệm chợ Sơn Động.

Thời gian du lịch: 3 ngày 2 đêm, dự kiến lưu trú tại thị trấn An Châu và điểm du lịch hồ Khuôn Thần (Chũ)

Tuyến: Tp. Bắc Giang - Nhã Nam (Tân Yên) - Cầu Gồ (Yên Thế) - thị trấn Kép - thị trấn Vôi (Lạng Giang) - Tp. Bắc Giang.



Sản phẩm du lịch: Thăm quan di tích LSVH, nghỉ dưỡng cuối tuần; du lịch thể thao dã ngoại

Loại hình du lịch: Thăm quan Bảo tàng, di tích LSVH tại Tp.Bắc Giang; tham quan phong cảnh tự nhiên núi Giành; hồ Cầu Rễ; tham quan khu di tích lịch sử Yên Thế; thăm cụm di tích Tiên Lục, cây Dã Hương nghìn tuổi; thăm Bảo tàng Quân Đoàn II; Du lịch thể thao đi bộ, leo núi.

Thời gian du lịch: 2 ngày 1 đêm, dự kiến lưu trú tại thị trấn Cầu Gồ

Tuyến: Tp. Bắc Giang - Việt Yên - Hiệp Hoà - Tp. Bắc Giang.



Sản phẩm du lịch: Thăm quan di tích lịch sử văn hoá

Loại hình du lịch: Thăm quan Bảo tàng, di tích LSVH tại Tp.Bắc Giang; thăm quan phong cảnh tự nhiên dãy Bổ Đà Sơn, thăm chùa Bổ Đà, Đình - Chùa Thổ Hà, làng nghề truyền thống, nghe hát quan họ; Thăm đền Y Sơn, thăm ATK 2 Hoàng Vân, lăng đá Dinh Hương, lăng Họ Ngọ, Đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa)... trở về Tp Bắc Giang.

Thời gian du lịch: 2 ngày 1 đêm, dự kiến lưu trú tại Thổ Hà (hoặc thị trấn Bích Động- Việt Yên)

Tuyến du lịch phụ trợ: Được xác định khách du lịch đến từ các trung tâm du lịch.

Tuyến: Tp. Bắc Giang - Nhã Nam - Thị trấn Đức Thắng (Hiệp Hoà) - Tp Bắc Giang.

Tuyến: Thị trấn An Châu - Chũ - hồ Khuôn thần - hồ Cấm Sơn - Thị trấn An Châu.

Tuyến: Thị trấn An Châu - Tuấn Mậu - Yên Định - Thị trấn An Châu.

Tuyến du lịch kết hợp thủy bộ

Tuyến du lịch thứ 1:

Từ Tp. Bắc Giang theo QL31 và QL 37 tới Chùa Vĩnh Nghiêm, sau đó xuống thuyền xuôi Lục Đầu Giang thăm đền Kiếp Bạc (tỉnh Hải Dương) sau đó ngược sông Thương trở về Tp Bắc Giang.



Sản phẩm du lịch: Du lịch tham quan di tích lịch sử văn hóa; thưởng ngoạn phong cảnh sông nước; giao lưu với cộng đồng dân cư ven sông.

Thời gian tham quan: 1 ngày

Tuyến du lịch thứ 2:

Từ Tp.Bắc Giang, xuôi dòng sông Thương tới ngã ba sông Lục Nam, thăm chùa Vĩnh Nghiêm sau đó xuống thuyền xuôi thăm đền Kiếp Bạc, thăm Lục Đầu Giang ngược theo Sông Cầu qua thăm Đình, Chùa làng nghề Thổ Hà Việt Yên sau đó lên Hiệp Hòa theo đường bộ thăm đền Y Sơn, thăm ATK2 Hoàng Vân, lăng đá Dinh Hương, lăng Họ Ngọ, Đình Lỗ Hạnh... trở về Tp Bắc Giang.



Sản phẩm du lịch: Du lịch tham quan di tích LSVH; du lịch thăm quan làng nghề; du lịch trải nghiệm gắn với đời sống sinh hoạt của các làng nghề; du lịch lễ hội - tâm linh.

Loại hình du lịch: Tham quan chùa Vĩnh Nghiêm, đền Kiếp Bạc, sông Lục Đầu, thăm quan làng nghề Vân Hà; làng gốm Thổ Hà; Trải nghiệm cuộc sống thông qua việc tham gia lao động cùng người dân trong các làng nghề.

Thời gian du lịch: 2 ngày 1đêm dự kiến lưu trú tại (Đức Thắng-Hiệp Hoà)

Định hướng phát triển các điểm du lịch: Luật Du lịch có thể chia các điểm du lịch thành hai nhóm chính như sau:

Điểm du lịch quốc gia với tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. có khả năng thu hút nhiều khách thăm quan.

Điểm du lịch địa phương với tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với nhu cầu thăm quan của khách du lịch.

Điểm du lịch chính

1. Điểm du lịch di tích lích sử Yên Thế (Huyện Yên Thế)

Với bề dày về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, gắn liền với danh tiếng của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám. Có thể khẳng định, đây là một điểm du lịch mang ý nghĩa quan trọng giáo dục ý thức và lòng tự hào dân tộc của người dân Việt Nam qua các thế hệ. Quy hoạch cũng xác định mục tiêu xây dựng điểm du lịch di tích lịch sử Yên thế sẽ trở thành một điểm du lịch quốc gia trong tương lai.

Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch nghiên cứu văn hóa lịch sử gắn với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm; Du lịch giao lưu văn hóa - lễ hội; Du lịch hành hương - tâm linh.

Loại hình du lịch bao gồm: Tham quan di tích lịch sử Yên Thế; tham quan học tập truyền thống của cha ông dành cho học sinh, sinh viên; Tham dự lễ hội văn hóa truyền thống. Tham quan bảo tàng, nhà truyền thống.

Thời gian lưu trú: Dự kiến 1 - 2 ngày, khách du lịch tập trung vào thị trường khách nội địa từ Hà Nội và các tỉnh lân cận, ngoài ra là khách du lịch quốc tế từ Hà Nội lên hoặc từ Trung Quốc sang

2. Điểm du lịch sinh thái hồ Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn)

Quy hoạch xác định đây là điểm du lịch sinh thái tổng hợp bao gồm: Hệ sinh thái rừng và hồ nước thiên nhiên gắn với đời sống, phong tục tập quán của cộng đồng dân tộc bản địa. Dự kiến, hồ Cấm Sơn sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp của tỉnh, thu hút các khách du lịch trong nước và quốc tế có khả năng chi trả cao.Thị trường khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận tới du lịch, tham qua nghỉ dưỡng. Ngoài ra là khách du lịch quốc tế quá cảnh từ Trung Quốc sang và từ Hà Nội lên.

Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch nghiên cứu khoa học; nghiên cứu văn hóa dân tộc; thăm quan danh thắng; Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần; Thể thao, vui chơi giải trí. 

Các loại hình hoạt động du lịch chủ yếu bao gồm: Nghỉ dưỡng sinh thái; vui chơi giải trí; hoạt động thể thao, sân golf, bơi thuyền, leo núi, Ẩm thực Việt Nam và Quốc tế; Thăm quan du lịch trải nghiệm cắm trại; câu cá; đi bộ xuyên rừng; giao lưu văn hóa dân tộc.

Thời gian lưu trú: Dự kiến thời gian lưu trú là 2 ngày, tập trung vào các dịp lễ trong năm và ngày nghỉ cuối tuần.

3. Điểm du lịch sinh thái khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử (huyện Sơn Động)

Với diện tích trên 16.400ha, với đa dạng hệ thái núi cao, hệ thống các di tích về chùa chiền và trung tâm tín ngưỡng Phật Giáo

Sản phẩm du lịch: Du lịch nghiên cứu hệ sinh thái rừng nguyên sinh; Du lịch thể thao mạo hiểm; du lịch tham quan tự nhiên và du lịch tâm linh.

Loại hình du lịch: Du lịch nghiên cứu đa dạng sinh học, Du lịch đi mô tô, xe đạp xuyên rừng; Du lịch trải nghiệm tham quan tự nhiên; Du lịch dã ngoại học tập dành cho học sinh, sinh viên

4. Điểm du lịch sinh thái khu bảo tồn rừng nguyên sinh Khe Rỗ (huyện Sơn Động)

Vườn quốc gia Khe Rỗ, với diện tích 7.153 ha là rừng nguyên sinh với hệ sinh thái, động thực vật phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn du lịch. Quy hoạch xác định đây là điểm du lịch chủ đạo của vùng phía Đông Bắc tỉnh, thu hút khách quá cảnh từ phía Bắc xuống Hạ Long và khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận tới tham quan du lịch.

Sản phẩm du lịch bao gồm: Du lịch thể thao mạo hiểm; Du lịch nghiên cứu hệ sinh thái; Du lịch trải nghiệm cuộc sống hoang dã; Du lịch tham quan ngắm cảnh; Du lịch cộng đồng.

Loại hình du lịch: Du lịch nghiên cứu khoa học; Du lịch dã ngoại trong rừng; du lịch thể thao đạp xe đạp; Du lịch trải nghiệm tìm hiểu cuộc sống của người dân bản địa.

Thời gian lưu trú: Dự kiến 2 ngày

5. Điểm du lịch sinh thái Suối Mỡ: (huyện Lục Nam)



Sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần; tham quan cảnh đẹp tự nhiên; du lịch dã ngoại cắm trại, thu hút khách nội địa từ các tỉnh lân cận và Hà Nội đi theo nhóm nhỏ hoặc gia đình, khách du lịch là sinh viên, học sinh thông qua các buổi học ngoại khóa; Ngoài ra là khách quốc tế tới từ Hà Nội và từ cửa khẩu Hữu nghị, Tân Thanh - Lạng Sơn xuống.

Loại hình du lịch: Tâm linh, thể thao mạo hiểm đạp xe đạp địa hình; cắm trại; tham quan động thực vật; thăm quan thác nước, tắm suối; giao lưu văn hóa với cộng đồng dân cư bản địa bản địa

Thời gian lưu trú: Dự kiến thời gian lưu trú là 3 ngày, tập trung vào các ngày lễ, ngày nghỉ trong năm.

6. Điểm du lịch sinh thái hồ Khuôn Thần. (huyện Lục Ngạn).

Với diện tích là 140ha mặt nước được bao bọc xung quanh với diện tích 800 ha rừng trong đó có 300ha rừng tự nhiên và 500ha rừng thông; nơi đây có các vườn cây ăn trái và phong cảnh hữu tình

Sản phẩm du lịch: Du lịch Nông nghiệp; Tham quan trải nghiệm môi trường tự nhiên; VCGT; Nghỉ dưỡng; Du lịch cộng đồng.

Loại hình du lịch: Du lịch dã ngoại tham quan thắng cảnh; Du lịch thể thao chèo thuyền, leo núi, đạp xe đạp địa hình; Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần; Du lịch giao lưu văn hóa tìm hiểu đời sống và phong tục tập quán của người dân tộc Sán Chỉ; Cao Lan, Tày

Thời gian lưu trú: Dự kiến 1 - 2 ngày.

Điểm du lịch phụ trợ

1. Điểm du lịch sinh thái Quảng Phúc (Tp. Bắc Giang)



Sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần; tham quan thắng cảnh tự nhiên. Thu hút khách du lịch của Tp Bắc Giang và các huyện trong địa bàn tỉnh, ngoài ra là từ các tỉnh lân cận.

Loại hình du lịch: Nghỉ dưỡng cuối tuần; VCGT; Cắm trại và ngắm cảnh thiên nhiên.

Thời gian lưu trú: Dư kiến 1- 2 ngày.

2. Điểm du lịch cộng đồng bản Mậu. (huyện Sơn Động)



Sản phẩm du lịch: Du lịch tham quan cảnh đẹp thiên nhiên; Du lịch cộng đồng. Thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế có khả năng chi tiêu cao và có nhu cầu nghiên cứu văn hóa và thân thiện với môi trường.

­Loại hình du lịch: Thăm quan khu bảo tồn sinh thái Tây Yên Tử; Du lịch leo núi; du lịch cộng đồng tìm hiểu đời sống và phong tục tập quán của người Dao.



Thời gian dự kiến: 2 ngày

3. Điểm du lịch sinh thái thác Ba Tia.( huyện Sơn Động)



Sản phẩm du lịch: Du lịch cuối tuần; Tham quan nghỉ dưỡng núi; Tham quan hệ sinh thái rừng tự nhiên; Thể thao mạo hiểm. Thị trường chủ yếu là khách du lịch trong tỉnh và khách du lịch trong nước và quốc tế quá cảnh qua thị trấn An Châu

Loại hình du lịch: Thể thao mạo hiểm leo núi, đi xe đạp địa hình; tắm suối; dã ngoại cắm trại cuối tuần.

Thời gian tham quan lưu trú: Dự kiến 1 ngày

4. Điểm du lịch hồ thủy lợi Khe Chão (huyện Sơn Động)



Sản phẩm du lịch: Du lịch Nghỉ dưỡng, Du lịch thăm quan rừng tự nhiên; Du lịch văn hóa lễ hội; Du lịch tổ chức sự kiện thể thao phong trào. Thị trường khách chủ yếu là khách du lịch trong tỉnh và khách từ Hà Nội và các tỉnh lân cận tới thăm quan du lịch

Loại hình du lịch: Nghỉ dưỡng cuối tuần; thể thao bơi lội, chèo thuyền, câu cá; VCGT thể thao đánh cầu lông, tennis; tham dự lễ hội truyền thống

Thời gian lưu trú: Dự kiến từ 2 - 3 ngày,

5. Điểm du lịch sinh thái suối Nước Vàng (huyện Lục Nam)

6. Điểm du lịch sinh thái thác Rêu (huyện Lục Nam)

7. Điểm du lịch sinh thái Thác Ngà (huyện Yên Thế)

8. Điểm du lịch sinh thái Hồ Cầu Rễ (huyện Yên Thế): Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng núi; tham quan thắng cảnh tự nhiên

9. Điểm du lịch núi Giành (huyện Tân Yên): Du lịch tham quan leo núi; Cắm Trại & VCGT tập thể ngoài trời.

10. Điểm du lịch thành Xương Giang (Tp Bắc Giang): Du lịch tham quan di tích lịch sử. Thời gian trong ngày. Đối tượng khách du lịch quốc tế và du lịch là học sinh, sinh viên đi nghiên cứu học tập

11. Điểm du lịch đình Chùa Vẽ (Tp Bắc Giang): Du lịch lễ hội, tham quan di tích lịch sử. Thời gian trong ngày.

12. Điểm du lịch đình, chùa Thành (Tp Bắc Giang): Du lịch lễ hội, tham quan di tích lịch sử. Thời gian trong ngày.

13. Điểm du lịch đình Nghè Cả (Tp Bắc Giang): Du lịch lễ hội, tham quan di tích lịch sử. Thời gian trong ngày.

14. Điểm du lịch văn hóa - tâm linh chùa Đức La (huyện Yên Dũng): Nằm tại điểm giao nhau giữa sông Lục Nam và sông Thương. Chùa Đức La còn gọi là chùa Vĩnh nghiêm là ngôi chùa quan trọng bậc nhất trong giai đoạn hình thành hệ phái phật giáo Việt Nam, nơi ba vị Trúc Lâm Tam Tổ từng mở trường thuyết pháp.

Loại hình du lịch: Du lịch hành hương lễ hội. Thu hút khách du lịch có nhu cầu tham dự lễ hội văn hóa truyền thống và khách nước ngoài có nhu cầu tham quan, nghiên cứu văn hóa dân tộc.

Thời gian tham quan: Trong ngày.

15. Điểm du lịch Y Sơn (huyện Hiệp Hòa):



Sản phẩm du lịch: Du lịch tham quan tự nhiên; Du lịch văn hóa lễ hội. Thị trường khách chủ yếu là khách du lịch trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Loại hình du lịch: Du lịch văn hóa, lễ hội tâm linh; Du lịch tham quan di tích kiến trúc lịch sử; Du lịch dã ngoại học tập dành cho học sinh, sinh viên

Thời gian lưu trú: Trong ngày

16. Điểm du lịch di tích cách mạng Hoàng Vân (huyện Hiệp Hòa): Nơi huấn luyện cán bộ quân sự và là cơ sở in báo của Trung ương và xứ ủy Bắc Kỳ trước cách mạng tháng 8 năm 1945.



Sản phẩm du lịch: Tham quan di tích lịch sử cách mạng; tham quan danh lam thắng cảnh, Du lịch giáo dục truyền thống dân tộc cho sinh viên, học sinh.

Thời gian tham quan: Trong ngày

17. Điểm du lịch đình Lỗ Hạnh (huyện Hiệp Hòa): Đình được xây từ đời nhà Mạc, năm Bính Tý 1576, là nơi thờ phụng các vị anh hùng tiên liệt từ thời Hùng Vương. Đình là nơi thờ phụng chung của 5 làng: Chằm, Chúng, Khoát, Chùa, Hạnh.



Sản phẩm du lịch: Du lịch lễ hội, tham quan di tích lịch sử.

Thời gian tham quan: trong ngày.

18. Điểm du lịch văn hóa - tâm linh chùa Bổ Đà (huyện Việt Yên): Đây là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Lê Trung Hưng, đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.



Loại hình du lịch chủ yếu là: Du lịch văn hóa - lễ hội và tín ngưỡng. Thu hút khách hành hương tới tham quan di tích lịch sử.

Thời gian tham quan: trong ngày.

19. Điểm du lịch đền Suối Cấy (huyện Yên Thế): Du lịch lễ hội, tham quan di tích lịch sử. Thời gian trong ngày.

20. Điểm du lịch đền Huyết Hồ (huyện Yên Thế): Du lịch lễ hội, tham quan di tích lịch sử. Thời gian trong ngày.

21. Điểm du lịch chùa Phù Lão (huyện Lạng Giang): Du lịch lễ hội, tham quan di tích lịch sử. Thời gian trong ngày.

22. Điểm du lịch đình Tiên Lục (huyện Lạng Giang): Du lịch lễ hội, tham quan di tích lịch sử, tham quan cây dạ hương 1000 tuổi. Thời gian trong ngày.

23. Điểm du lịch chiến khu Bừng (huyện Lạng Giang): Du lịch tham quan di tích lịch sử cách mạng, giáo dục truyền thống yêu nước. Thời gian trong ngày

24. Điểm du lịch chùa Am Vãi (huyện Lục Ngạn): Du lịch lễ hội, tham qua di tích lịch sử. Thời gian trong ngày.

25. Điểm du lịch đền Tử Hà (huyên Lục Ngạn): Du lịch lễ hội, tham qua di tích lịch sử. Thời gian trong ngày.

26. Điểm du lịch văn hóa - tâm linh đình Cầu Vồng (huyện Tân Yên): Du lịch lễ hội, tham quan di tích lịch sử. Thời gian trong ngày..

27. Điểm du lịch lưu niệm Nguyên Hồng (huyện Tân Yên)



Loại hình du lịch: Tham quan địa danh đồi văn nghệ và mộ nhà văn Nguyên Hồng.

Thời gian tham quan: trong ngày

28. Điểm du lịch làng nghề mây tre đan Tăng Tiến (huyện Việt Yên): Làng nghề Tăng Tiến có lịch sử hình thành trên 300 năm với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ bằng mây tre đan nổi tiếng toàn quốc.



Loại hình du lịch: Du lịch tham quan làng nghề truyền thống; du lịch trải nghiệm cuộc sống của cư dân bản địa; Du lịch thương mại tham quan và mua sản vật địa phương

­­Thời gian tham quan: Trong ngày

29. Điểm du lịch Vân Hà (huyện Việt Yên):



Loại hình du lịch: Du lịch tham quan làng nghề truyền thống như rượu Làng Vân; gốm Thổ Hà; Giao lưu văn hóa lễ hội truyền thống; Tham dự các trò chơi dân gian. Thu hút khách du lịch quốc tế tới giao lưu tham quan tìm hiểu phong tục tập quán của người dân bản địa; thu hút khách du lịch từ Hà Nội và các tỉnh lân cận về dự lễ hội.

Thời gian tham quan: 1 - 2 ngày

Các lĩnh vực ưu tiên đầu tư

Đầu tư phát triển giao thông: Nâng cấp và hoàn thiện tuyến giao thông hiện có: QL1A, QL số 37, 31, tỉnh lộ 288, 289. Hoàn thiện tuyến đường tỉnh lộ, đoạn từ Đồng Đỉnh qua Thanh Bình tới chân đèo Hạ My, chiều dài toàn tuyến khoảng 60km. Nâng cấp đoạn đường huyện lộ chạy từ Đồng Đỉnh qua thị trấn chũ lên hồ Cấm Sơn, chiều dài khoảng 40km. Nâng cấp đoạn đường từ Tuấn Mậu đi Yên Định, chiều dài khoảng 20km. Nâng cấp đường vào hồ Khe Chão, chiều dài 1km. Nâng cấp đường vào các điểm du lịch như: đường nhánh từ tỉnh lộ 289 vào thác Ba Tia; Thác Suối Vàng; Chùa Yên Tử. Nâng cấp đoạn đường nhánh từ thị trấn Vựa Ngoài đường 279 rẽ vào hồ Cấm Sơn, chiều dài khoảng 10km.

Cấp điện: Xây mới và nâng công suất mạng lưới điện trong toàn tỉnh đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng điện trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

Cấp nước: Xây dựng quy hoạch về nguồn cung cấp nước sạch cho đô thị và các vùng nông thôn, nhất là các vùng du lịch, vùng kinh tế trọng điểm. Đảm bảo nguồn cấp nước ổn định, vệ sinh và không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.

Thông tin liên lạc: Phát triển mạng lưới thông tin liên lạc hiện đại và đồng bộ, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt. Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Phối hợp phát triển du lịch với Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ internet tốc độ cao, truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số. Khuyến khích xã hội hóa. Áp dụng hình thức thu phí sử dụng các dịch vụ điện thoại cũng như internet đối với khách du lịch. Tạo nguồn thu để tại đầu tư nâng cấp dịch vụ cũng như tăng thêm phúc lợi xã hội.

Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành: Đào tạo, nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực là chiến lược quan trọng trong việc cải thiện chất lượng môi trường du lịch, từ sự chuyên nghiệp trong quản lý du lịch đến phong cách, tinh thần thái độ phục vụ của lực lượng cán bộ hoạt động trong ngành du lịch và của từng người dân. Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Phối hợp đào tạo và xúc tiến chuyển giao công nghệ quản lý du lịch đối với đội ngũ cán bộ và người lao động hiện đang công tác trong ngành, đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong tình hình đất nước trong giai đoạn hội nhập WTO.

Bổ sung và đào tạo và xây dựng đội ngũ nhân công dịch vụ du lịch chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh trong thời kỳ mới.

Bổ sung và đào tạo đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn, tiếp thị, quảng bá hình ảnh và kêu gọi các hoạt động đầu tư du lịch từ phía các doanh nghiệp trong và ngoài nước.



Đầu tư phát triển cơ sở lưu trú và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Về cơ sở lưu trú: Để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch trong nước cũng như quốc tế sẽ tới tham quan du lịch Bắc Giang trong thời gian tới, vấn đề đầu tư xây mới, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch là rất cần thiết, cụ thể là nâng cấp hệ thống khách sạn và các cơ sở lưu trú. Tập trung đầu tư nâng cấp và xây mới từ 2 đến 3 khách sạn có quy mô trung bình tại Tp Bắc Giang đạt tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu 3 sao. Ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và cơ sở lưu trú tại các địa bàn có tiềm năng du lịch, đã được xác định trong quy hoạch chiến lược phát triển du lịch của tỉnh. Đối với các điểm trung tâm du lịch của vùng như: Cầu Gồ (Yên Thế); Đức Thắng; An Châu (Sơn Động); Chũ, Trước mắt tập trung phát triển hệ thống các khách sạn có quy mô trung bình đạt tiêu chuẩn tối thiểu 2 sao đây chính là cơ sở phát triển mạng lưới cơ sở lưu trú rộng khắp trên toàn tỉnh đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch cũng như là tạo sự thuận lợi trong việc nâng cấp chất lượng dịch vụ trong tương lai.

Về dịch vụ phụ trợ du lịch: Đầu tư nâng cấp các công trình phúc lợi xã hội như: Công viên VCGT, nhà thi đấu thể thao; câu lạc bộ, nhà văn hóa đa năng; rạp chiếu bóng, trong thành phố Bắc Giang cũng như tại các trung tâm du lịch của mỗi vùng. Định hướng & nâng cao chất lượng các điểm du lịch vui chơi giải trí trong địa bàn tỉnh Bắc Giang, hạn chế các hoạt động VCGT không lành mạnh. Tạo thêm sự hấp dẫn trong các hoạt động VCGT của khách du lịch.

Khuyến khích xã hội hóa trong lĩnh vực dịch vụ như: Bán hàng hóa lưu niệm; Nhà hàng, quán Bar; tuy nhiên do tính chất nhạy cảm của các hoạt động này, vì vậy cần có các quy định và chế tài cụ thể đối với từng đối tượng. Đảm báo an ninh trật tự cũng như thuần phong mỹ tục, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực tới cộng đồng xã hội tại các điểm du lịch.



Xúc tiến quảng bá du lịch: Xúc tiến quảng bá du lịch là hoạt động không thể thiếu trong phát triển du lịch, nhằm tiếp thị hình ảnh, quảng bá sản phẩm du lịch và giới thiệu môi trường du lịch giàu tiềm năng và hấp dẫn hướng tới mục tiêu thu hút khách du lịch và sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư.

Đầu tư xây dựng các ấn phẩm du lịch như: bản đồ du lịch; sách báo, tờ rơi, tập gấp bằng nhiều thứ tiếng, cập nhật và cung cấp những thông tin về du lịch Bắc Giang cho khách du lịch.

Phối hợp với các hãng lữ hành trong cả nước, đặc biệt là nhưng đô thị du lịch lớn như Hà Nội; Hạ Long để giới thiệu và tiếp thị các sản phẩm du lịch đặc sắc của Bắc Giang tới khách du lịch

Phối hợp Bộ VH,TT&DL - Tổng Cục Du lịch xây dựng các chương trình tuyên truyền quảng bá du lịch Bắc Giang, thông qua các hoạt động hội nghị hội thảo, hội chợ, phát hành các ấn phẩm và giới thiệu những nét đặc sắc về du lịch của Bắc Giang tới khách du lịch trong nước cũng như trên thế giới

Phối hợp với các đơn vị truyền thông lớn của các nước để làm các chương trình quảng bá; phim du lịch về Bắc Giang để giới thiệu trên truyền hình cả nước.

Xây dựng trang web giới thiệu về du lịch Bắc Giang bằng nhiều thứ tiếng để cung cấp các thông tin cần thiết cho khách du lịch có nhu cầu tới thăm quan du lịch trong Bắc Giang.



Các chỉ tiêu phát triển du lịch

1. Về khách du lịch

Đến 2015 thu hút được 430,5 ngàn lượt khách trong đó khách du lịch quốc tế là 6 ngàn lượt khách, khách du lịch nội địa là 429,5 ngàn lượt khách;

Đến năm 2020 đón được 1.112. ngàn lượt khách trong đó khách du lịch quốc tế là 12,9 ngàn lượt khách, khách du lịch nội địa là 1.100 ngàn lư­ợt khách.

Dự báo về mức độ tăng trưởng bình quân chung về khách du lịch thời kỳ 2010 - 2015 là 12,94%, thời kỳ 2016-2020 là 13,34%. Trong đó mức độ tăng bình quân về khách du lịch quốc tế thời kỳ 2010- 2015 đạt 29%/năm, thời kỳ 2016 - 2020 đạt 18,5%/năm; khách du lịch nội địa thời kỳ 2010-2015 đạt 12,3%/năm, thời kỳ 2016-2020 đạt 13%/năm.

2. Về doanh thu từ du lịch

Dự báo thu nhập du lịch năm 2015 đ­ạt 21,6 triệu USD trong đó thu từ khách quốc tế là 1,2 triệu USD, khách nội địa là 20,6 triệu USD

Đến năm 2020 đạt 85 triệu USD trong đó thu từ khách du lịch quốc tế là 3,1 triệu USD, khách nội địa là 81,9 triệu USD.

Tổng giá trị GDP du lịch năm 2015 đạt 14,19 triệu USD và năm 2020 là 56,97 triệu USD. Nhịp độ tăng trư­ởng bình quân GDP thời kỳ 2010 - 2015 là 32,35%/năm và 2015 - 2020 là 32,05%/năm.

2. Về nhu cầu đầu tư

Dự báo về nhu cầu đầu tư cho du lịch đến năm 2015 là 149,7 triệu USD và năm 2020 là 150,9 triệu USD.

3. Về cơ sở lưu trú

Đến năm 2015 cần khoảng 2.129 phòng, trong đó phòng cao cấp 341 phòng đạt tiêu chuẩn là 1.788 và năm 2020 cần 6462 phòng trong đó phòng đạt tiêu chuẩn cao cấp là 646, phòng đạt tiêu chuẩn là 2.806.

Hướng phát triển về số lượng cơ sở lưu trú tập trung vào Tp. Bắc Giang và một số thị xã, thị trấn là trung tâm vùng của tỉnh, tại các khu du lịch trọng điểm như: Tây Yên Tử, Hồ Cấm Sơn; Hồ Khuôn Thần.

3. Vấn đề giải quyết việc làm

Đến năm 2015 thu hút được 6.989 người, trong đó lao động trực tiếp là 2.496 người, lao động gián tiếp là 4.593 người và đến năm 2020 thu hút được 13.558 người trong đó lao động trực tiếp là 4.885 người, lao động gián tiếp là 8.673 người.

4. Vấn đề chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch

Đẩy nhanh mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Cùng cộng đồng tham gia vạch kế hoạch, tham gia và chia sẻ lợi ích từ kết quả hoạt động du lịch tại các vùng có tiềm năng tài nguyên. Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn dịch vụ du lịch, kiến thức bảo vệ tài nguyên, môi trường và xây dựng nếp sống văn hoá tại các khu tuyến điểm du lịch.

5. Mục tiêu phát triển bền vững

Đến năm 2015, có 80% cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn môi trường. Đến năm 2020, 100% các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên toàn tỉnh có hệ thống thu gom và xử lý nước thải và chất thải rắn, 100% cơ sở kinh doanh ăn uống đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh y tế trước khi cung cấp dịch vụ cho khách du lịch. Đẩy mạnh công tác giáo dục & đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ, đặc biệt đối với đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên & người lao động tại các khu, điểm du lịch phải là người tại địa phương sở tại. Tôn trọng các giá trị cảnh quan tự nhiên, không làm tổn hại tới thiên nhiên và môi trường đa dạng sinh học, hạn chế những luồng văn hóa ngoại lại làm ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục của cư dân bản địa.



6. Mục tiêu an ninh - quốc phòng

Du lịch phải góp phần giảm tối đa các tệ nạn xã hội; đảm bảo an ninh, trật tự; đảm bảo an ninh quốc phòng.

VII. TẦM NHÌN 2030

Trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, đến 2030, Bắc Giang phải trở thành tỉnh có trình độ phát triển kinh tế-xã hội khá của cả nước, nằm trong tốp dẫn đầu các tỉnh miền núi phía Bắc.

Trên cơ sở tận dụng lợi thế vị trí địa lý là gắn với các trung tâm đô thị lớn, nhất là thủ đô Hà Nội, tận dụng lợi thế nằm trong hành lang kinh tế nối Việt Nam với Trung Quốc, sử dụng tối đa nguồn lực tại chỗ là tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, tạo ra những đột phá khẩu về cơ chế chính sách để thu hút đầu tư, phấn đấu đến 2030, Bắc Giang trở thành tỉnh có cơ cấu kinh tế nông nghiệp-công nghiệp và dịch vụ, trong đó, tỷ trọng về nông nghiệp giảm, tỷ trọng công nghiệp dịch vụ tăng; tỷ lệ dân cư đô thị chiếm 35% dân số toàn tỉnh.

Mức sống dân cư của tỉnh đến năm 2030 được dự báo là từ 1.200 đến 1.600 USD/người, gấp gần 3 đến 4 lần năm 2007.8 Với mức thu nhập như vậy, cơ cấu tiêu dùng của dân cư sẽ thay đổi theo hướng gia tăng các tiêu dùng cho nhu cầu tinh thần, các nhu cầu cơ bản sẽ không chiếm tỷ trọng lớn nữa. Đây là một cơ hội để các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch được tăng cường, đi trước đón đầu bằng việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, tổ chức hoạt động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Các đầu tư cho văn hóa không như các đầu tư kinh tế, nó đòi hỏi không những về khả năng tài chính mà còn là tầm nhìn đi trước thời đại, thể hiện những khát vọng sáng tạo và đổi mới. Xác định một vị trí tương xứng của văn hóa, thể thao và du lịch trong tiến trình phát triển kinh tế-xã hội của Bắc Giang chính là thể hiện một tầm nhìn mang tính chiến lược, giúp ngành có một vị thế phát triển cao hơn. Đến năm 2030, các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch phải thể hiện được: (1) Đó là một số hoạt động có thể tạo nên những giá trị kinh tế lớn nếu chúng ta có mục tiêu và bước đi thích hợp, phát triển khía cạnh kinh tế trong văn hóa, kinh tế thể dục thể thao; (2) Nâng cao chất lượng dịch vụ và hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, rèn luyện thân thể và du lịch của người dân trong bối cảnh mức sống được cải thiện rõ rệt, quá trình tiếp biến và giao lưu văn hóa được gia tăng.

Tiếp tục phát triển văn hóa, thể thao và du lịch theo hướng tăng cường khả năng tiếp nhận và đề xuất các chương trình, dự án có nguồn vốn từ trung ương. Đẩy mạnh hơn nữa công tác “xã hội hóa” văn hóa, thể thao và du lịch thông qua việc thu hút các nguồn đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh, thực hiện tốt hơn nữa chức năng dịch vụ công của các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch. Nâng cao khả năng tổ chức các hoạt động và sự kiện văn hóa của các cơ quan sự nghiệp về văn hóa, thể thao và du lịch, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.

Trong chiến lược phát triển chung đó, ngành văn hóa, thể thao và du lịch cần phát triển theo những mục tiêu sau:

Mục tiêu chung: Phát triển văn hóa, thể thao và du lịch theo hướng tạo ra bản sắc của mảnh đất và con người Bắc Giang, tạo dấu ấn riêng so với các tỉnh bạn, góp phần vào sự ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế-xã hội, tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế, khẳng định vị trí và thương hiệu Bắc Giang với cả nước và quốc tế, nâng cao hơn nữa hiệu quả và hiệu lực công tác quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch, xây dựng các sản phẩm, địa chỉ, cá nhân và cộng đồng dân cư mang bản sắc của vùng đất và con người Bắc Giang trong tiến trình Đổi mới, phấn đấu nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch theo hướng phát triển nền tảng bằng các phong trào, bồi dưỡng và phát triển các nhân tố có sức sáng tạo, có chuyên môn cao để đẩy thành tích về văn hóa, thể thao và du lịch của Bắc Giang lên một bước cao hơn.

Các mục tiêu này phải thể hiện cho được:

Gắn kết hơn nữa 3 lĩnh vực trong quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó văn hóa là nền tảng chung, thể thao tạo nền tảng thể lực và tầm vóc con người Bắc Giang, du lịch là đầu ra của văn hóa và thể thao, hướng tới nâng cao vị thế và tầm vóc của Bắc Giang với cả nước và thế giới.

Không phát triển theo diện rộng mà nhấn mạnh vào các trọng tâm của từng lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lich, tạo hiệu quả thu hút của Bắc Giang với cả nước và cả nước.

Nâng cao chất lượng hoạt động là mục tiêu ưu tiên của giai đoạn này, từ công tác quản lý nhà nước, xây dựng hệ thống thiết chế, điểm, tuyến, khu du lịch, tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, đến việc liên kết ngành, địa phương.

Gắn với các vùng đô thị lớn của cả nước nên những tác động tích cực và tiêu cực của văn hóa đô thị sẽ là một vấn đề lớn. Xây dựng văn hóa, văn minh đô thị - công nghiệp, bên cạnh việc bảo tồn các di sản văn hóa trong không gian nông thôn, sẽ là nội dung quan trọng của của giai đoạn này

Cuối cùng, bên cạnh hướng vào các mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần, phải phấn đấu một một loại hình văn hóa, thể thao, nhất là du lịch, có thể trở thành một loại hình dịch vụ có khả năng nâng cao mức sống của người dân, góp phần vào tăng trưởng GDP của tỉnh.

Các mục tiêu cụ thể:



Văn hóa: Củng cố và tăng cường hệ thống thiết chế chính mang tầm vóc và dấu ấn của Bắc Giang, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, gắn với phát triển du lịch bền vững, nâng mức hưởng thụ văn hóa của người dân, nhất là vùng núi, đồng bào dân tộc, bảo tồn và phát huy loại hình nghệ thuật truyền thống quan họ trong đời sống hiện đại, tổ chức được một số sự kiện và hoạt động văn hóa mang tầm quốc gia và quốc tế, phát triển văn hóa đọc nhằm nâng cao dân trí, tăng cường trao đổi văn hóa nghệ thuật với các tỉnh trong cả nước, với bạn bè quốc tế.

Thể thao: tiếp tục duy trì và củng cố chất lượng thể thao cho mọi người như là nền tảng để phát triển thể thao thành tích cao. Nâng cao chất lượng các môn thể thao chuyên nghiệp vốn là thế mạnh của Bắc Giang để khẳng định Bắc Giang là tỉnh dẫn đầu về các môn thể thao dân tộc, quảng bá mảnh đất và con người Bắc Giang hiện đại. Đào tạo vận động viên thành tích cao. Tổ chức một số giải thể thao quốc tế tại tỉnh, gắn văn hóa thể chất với văn hóa tinh thần, văn hóa nghệ thuật và du lịch. Bồi dưỡng và xây dựng một số vận động viên và tập thể thể thao tiêu biểu cho tỉnh, từ đó, cùng với lĩnh vực văn hóa và du lịch, quảng bá hình ảnh của tỉnh với cả nước và bạn bè quốc tế.

Du lịch: phát triển thế mạnh về tài nguyên tự nhiên và nhân văn để củng cố và nâng cao chất lượng các tuyến, điểm du lịch, các sản phẩm du lịch, gắn kết với các hãng lữ hành lớn trong nước và quốc tế, qua đó, thu hút hơn nữa du khách, trong đó có một bộ phận là du khách có khả năng chi trả cao, phấn đấu du lịch trở thành một loại hình dịch vụ hàng đầu của tỉnh.

Các định hướng hoạt động chủ yếu:

Củng cố và nâng cấp hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trọng điểm của tỉnh, bao gồm khu liên hợp thể thao, sân vận động, trung tâm văn hóa tỉnh, nhà hát, hệ thống tượng đài chính.

Tiếp tục đầu tư và nâng cấp hệ thống các khu, điểm du lịch mang tính thương hiệu của Bắc Giang, nhất là các khu Hồ Cấm Sơn, Tây Yên Tử, Khuôn Thần, Khu di tích Yên Thế.

Bảo tồn di sản văn hóa quan họ và một số di sản văn hóa phi vật thể khác, đầu tư một số di tích trọng điểm quốc gia, gắn với phát triển du lịch.

Tổ chức một số hoạt động và sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch mang tầm vóc quốc gia và quốc tế, qua đó, nâng cao năng lực tổ chức hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

Tiếp tục đầu tư và nâng chất lượng một số môn thể thao vốn là thế mạnh của tỉnh, có huy chương tại các giải thi đấu quốc gia và quốc tế.

Đào tạo nghệ sĩ, vận động viên là nhân tài của tỉnh, phấn đấu đến 2030 sẽ có một số vận động viên, nghệ sĩ tài năng của quốc gia và quốc tế.

Nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà nước, đẩy mạnh chất lượng và khả năng điều hành, tổ chức văn hóa, thể thao và du lịch, nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ công.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa văn hóa, thể thao và du lịch, thu hút các nguồn đầu tư, nâng mức đầu tư cho văn hóa, thể thao và du lịch lên 2,2%/năm.

Tăng cường hơn nữa các giao lưu, trao đổi văn hóa, thể thao với các tỉnh bạn và quốc tế thông qua các chương trình trao đổi văn hóa, thể thao và du lịch.




tải về 1.57 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương