Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam


Chương 2  VĂN HỌC DÂN GIAN CHO THIẾU NHI  2.1. TRUYỆN CỔ DÂN GIAN CHO THIẾU NHI



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

Chương 2 
VĂN HỌC DÂN GIAN CHO THIẾU NHI 
2.1. TRUYỆN CỔ DÂN GIAN CHO THIẾU NHI
2.1.1. Thần thoại 
2.1.1.1. Khái niệm 
Có nhiều cách hiểu xung quanh thuật ngữ thần thoại. Mac cho rằng: "Với tư cách là hình 
thức văn hóa đầu tiên của loài người, thần thoại tức là tự nhiên và bản thân các hình thái ý thức 
xã hội đã được trí tưởng tượng chế biến đi một cách vô ý thức". Còn theo Đỗ Bình Trị, thần thoại 
là những truyện kể về sự tích các thần, do người thời cổ tưởng tượng ra nhằm giải thích nguồn 
gốc ý nghĩa của một số hiện tượng tự nhiên và xã hội được coi là có quan hệ mật thiết đến sự 
sống còn của tập thể thị tộc bộ lạc. Như vậy, thần thoại là một thể loại tự sự dân gian ra đời và 
phát triển trong xã hội công xã nguyên thủy. Nó là hệ thống truyện kể hoang đường, kì ảo về các 
vị thần tạo lập vũ trụ, các nhân vật sáng tạo văn học, các anh hùng, dũng sĩ thời cổ đại... Thần 
thoại nảy sinh do nhu cầu giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã hội của con người thời tiền sử. 
Thông qua sự thần thánh hóa và mĩ hóa các hiện tượng tự nhiên xã hội, con người đã gửi gắm 
khát vọng giải thích tự nhiên, xã hội và ước mơ chinh phục thế giới đó. Đối với người nguyên 
thủy, thần thoại vừa là khoa học, triết học và thơ ca, vừa là lịch sử của thị tộc, bộ lạc, đồng thời 
lại hàm chứa ý nghĩa tín ngưỡng tôn giáo thiêng liêng. 
2.1.1.2. Nội dung của thần thoại 
a. Thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ và các hiện tượng tự nhiên: 
- Giải thích thế giới xung quanh mình là khát vọng lớn của nhân dân lao động. Nhóm thần 
thoại suy nguyên thể hiện rõ nhận thức của người xưa về tự nhiên, về sự hình thành của vũ trụ. 
Người Việt cổ do nhận thức còn hạn chế nên đã sùng bái tự nhiên, xem tự nhiên như một thế lực 
siêu nhiên thần bí. Do đó, trong thần thoại, những nhân vật kiến tạo vũ trụ là những người khổng 
lồ, từ thân hình đến hành trạng đều to lớn, kì vĩ mà chỉ có sự khổng lồ của vũ trụ mới có thể so 
sánh. Thần trụ trời trong truyền thuyết cùng tên là một nhân vật như thế. Trí tưởng tưởng của 
người dân đã nhào nặn ra một người khổng lồ, xuất hiện lúc trời đất chỉ là một cõi hỗn mang, tối 
tăm. Thần đã đắp cột chống trời để phân đôi trời đất. Và cũng chính thần đã tạo ra “hiện trạng địa 
lí” của chúng ta ngày nay với những núi, những gò đồi, sông suối, biển rộng…  
- Thường thì trong thần thoại, việc kiến tạo vũ trụ, sắp đặt tự nhiên được phân công cho 
một đôi thần nam nữ như ông Chu Cún – bà Chu Cún (thần thoại Thái), ông Chày – bà Chày 
(thần thoại Hmông),… 
- Không ít thần thoại giải thích các hiện tượng tự nhiên bằng những câu chuyện tình cảm 
của con người. Truyện Nàng Bân giải thích hiện tượng rét muộn bằng tình cảm chăm sóc của 


128 
người vợ đối với chồng. Sở dĩ, vào tháng ba, khi hạ giới đang nóng bức nhưng tự nhiên lại rét 
mấy hôm là do Ngọc Hoàng làm theo lời con gái, cho trời rét lại để nàng Bân cho chồng mặc thử 
tấm áo ngự hàn mà nàng đã may cho chồng. Còn truyện Ông Ngâu bà Ngâu lại hướng đến giải 
thích hiện tượng mưa dầm tháng bảy bằng câu chuyện tình chung thủy, đau khổ của đôi trai gái 
người trần kẻ trời... 
b. Thần thoại phản ánh ước mơ sống hòa hợp với tự nhiên và chiến thắng tự nhiên: 
Cùng với khát vọng giải thích là ước mơ chinh phục tự nhiên. Người dân gửi vào các thiên 
thần thoại ước mơ chinh phục mặt trời, nước, lửa, rét, lũ lụt,… Mơ ước ấy họ gửi gắm trong 
những anh hùng thần thánh của cộng đồng như Sơn Tinh, Lạc Long Quân... Những người anh 
hùng ấy là đại diện xuất sắc cho ước mơ vĩ đại của loài người trong cuộc chiến đấu không cân 
sức với tự nhiên - những ước mơ không giới hạn, bay lên trên thực tế đầy trắc trở. Từ đặc điểm 
của một nước sản xuất nông nghiệp lúa nước, những ước mơ chinh phục thiên nhiên của các 
chàng dũng sĩ trong thần thoại chủ yếu là ước mơ chống hạn và chống lũ. Với trình độ hiểu biết 
còn hạn chế, con người thường giải thích sai lầm các hiện tượng tự nhiên. Tuy nhiên những câu 
chuyện thần thoại đã khẳng định sức mạnh và quyết tâm của con người. Những ước mơ đó không 
ru ngủ con người, làm con người nhỏ bé, cằn cỗi đi mà thực sự "góp phần kích thích thái độ cách 
mạng đối với hiện thực, một thái độ thực tiễn làm thay đổi thế giới...". Truyền thuyết Sơn Tinh 
Thủy Tinh thể hiện rõ nội dung này. Chiến thắng của Sơn Tinh không chỉ là niềm vui riêng của 
nhân vật này mà đã góp phần hiện thực hóa ước mơ muốn chinh phục các hiện tượng tự nhiên 
của nhân dân.  
c. Thần thoại giải thích nguồn gốc loài người: 
Thần thoại giải thích nguồn gốc loài người rất hồn nhiên, thậm chí ấu trĩ. Từ một cái trứng 
đặc biệt, từ một kiểu thụ thai lạ lùng của người mẹ, từ sự kết hợp của một đôi nam nữ thần linh... 
con người đã ra đời. Cách giải thích đó dẫu có nhiều sai lệch nhưng đã thể hiện nhu cầu muốn tìm 
về thủy tổ loài người và niềm tự hào của con người về tập thể, cộng đồng. Truyện Quả bầu mẹ là 
sự hình dung thú vị của người xưa về sự hình thành các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Người 
Khmer, người Kinh và các dân tộc khác đều từ quả bầu mẹ mà ra. Với truyện Con Rồng cháu 
Tiên, cuộc hợp hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ là lời giải thích khác về nguồn cội của con 
người Việt Nam. Bằng những chi tiết thần kì, hấp dẫn, truyện đã chuyển đến hậu thế thông điệp: 
tất cả những dân tộc trên đất nước Việt Nam đều nằm trong một bọc trứng, đều là con của cha 
Rồng, mẹ Tiên.  

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương