Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang10/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

2.1.2. Truyền thuyết 
2.1.2.1. Khái niệm
- Truyền thuyết là một thể tài truyện kể truyền miệng nằm trong loại hình tự sự dân gian. 
Nội dung cốt truyện kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích các phong vật địa 
phương theo quan điểm của nhân dân (Kiều Thu Hoạch). 
- Truyền thuyết thường dùng để chỉ những câu chuyện cũ, những sự kiện lịch sử còn được 
quần chúng nhân dân truyền lại nhưng không bảo đảm chính xác. Phần lớn chúng chưa thành 
truyện (mà chỉ là những mẩu chuyện), nếu phát triển hoàn chỉnh thì tuỳ theo nội dung sẽ trở 
thành thần thoại hay cổ tích (Nguyễn Đổng Chi). 
- Truyền thuyết là thể loại tự sự dân gian ra đời sau và tiếp nối thần thoại có chức năng chủ 
yếu là nhận thức, phản ánh các sự kiện, các nhân vật lịch sử có vai trò và ảnh hưởng quan trọng 
đối với một thời kì, một cộng đồng bộ tộc, hoặc đối với một địa phương một quốc gia (Trần 
Hoàng). 
Có thể thấy rõ điểm gặp gỡ của các nhà nghiên cứu trong các khái niệm trên là đều 
xem yếu tố lịch sử như là yếu tố cốt lõi để nhận diện truyền thuyết. Là một thể loại tự sự 
dân gian, truyền thuyết được xem như là hồi ức của nhân dân về những biến cố, những sự 
kiện, những con người lịch sử thuộc về quá khứ, đã lắng đọng cùng với thời gian.
 


130 
2.1.2.2. Nội dung của truyền thuyết 
Gorki đã nhận xét: "Từ thời viễn cổ, văn học dân gian luôn luôn là người bạn đồng hành 
khăng khít và đặc thù của lịch sử". Và trong số các thể loại tự sự dân gian, truyền thuyết là thể 
loại rất phù hợp với nhận định này. Bởi lẽ, truyền thuyết lấy dựng nước và giữ nước làm nội dung 
chính. Thể loại này đã làm tốt việc gìn giữ, lưu truyền những sự kiện, những nhân vật lịch sử 
trọng đại của dân tộc. Có thể khẳng định, lịch sử Việt Nam đã in dấu trong từng trang truyền 
thuyết, đặc biệt là ở hai nhóm truyền thuyết xoay quanh vua Hùng và An Dương Vương. Truyền 
thuyết hướng đến ca ngợi chiến công chinh phục thiên nhiên, xây dựng nền văn hiến buổi đầu của 
dân tộc, chiến công giữ gìn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Không ít anh hùng lao động, anh hùng văn 
hóa, anh hùng chiến đấu được nhân dân suy tôn trong truyền thuyết như Mai An Tiêm, Lang 
Liêu, Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Yếu Kiêu, Dã Tượng, An Dương Vương… Trong đó, truyền 
thuyết quan tâm nhiều đến cuộc chiến tranh chống xâm lấn của cộng đồng Văn Lang - Âu Lạc. 
Nhân vật Gióng trở thành một biểu trưng đẹp cho truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của 
dân tộc Việt Nam. Cậu bé đã ba tuổi nhưng không biết nói biết cười, đặt đâu nằm đấy đã đột 
nhiên cất lời khi nghe tiếng sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Âm thanh, tiếng nói đầu tiên 
mà cậu bé cất lên là tiếng nói đòi ra trận phá giặc Ân. Và kể từ khi gặp sứ giả, người con làng Kẻ 
Dổng đã lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc vào đã chật ních. Thì ra, 
người anh hùng của vùng Bắc Ninh đã vụt lớn lên để gánh vác gánh nặng của lịch sử. Chiến 
thắng của anh thể hiện ý chí, tinh thần đoàn kết và sức mạnh của liên minh bộ lạc.  

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương