Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam


QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

 
1.2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT 
NAM 
Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc. Bất kì nền văn 
học nào cũng chứa đựng trong nó một bộ phận không thể thiếu là "văn học thiếu nhi". Cùng với 
thời gian, mảng văn học này dần hoàn thiện cả về nội dung lẫn hình thức và góp phần vào sự 
trưởng thành của văn học nước nhà. 
Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, văn học thiếu nhi Việt Nam có một bộ phận 
đáng kể là văn học dân gian. Những sáng tác truyền miệng này không phải chủ yếu dành cho trẻ 


119 
em nhưng vẫn được người đọc nhỏ tuổi mọi thời đại yêu thích và có ảnh hưởng lớn đến việc hình 
thành nhân cách của trẻ, đặc biệt là các thể loại truyện thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn,… Còn văn 
học hiện đại viết cho thiếu nhi Việt Nam bắt đầu được manh nha từ những năm 20 của thế kỉ XX 
nhưng thực sự phát triển và trở thành một bộ phận của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng 
Tám năm 1945. Có thể phân chia tiến trình văn học viết thiếu nhi Việt Nam thành các giai đoạn 
chính sau đây: 
1.2.1. Trước cách mạng tháng Tám 
“Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam đã có sách viết cho thiếu nhi nhưng 
hiện tượng đó chưa đủ để khẳng định có một nền văn học cho thiếu nhi” (Vân Thanh). Dưới chế 
độ phong kiến, những sáng tác văn học cho trẻ em chưa xuất hiện. Sang những năm đầu của thế 
kỉ XX, văn học cho thiếu nhi chủ yếu có được từ 3 nguồn: truyện dịch của các nhà văn Pháp như 
La Fontaine, Perault…; các sáng tác lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn và sáng tác của các nhà 
văn hiện thực phê phán. Trong đó, các loại sách như Hoa hồng, Hoa mai, Hoa xuân… của nhóm 
Tự lực văn đoàn chỉ quan tâm phản ánh sinh hoạt của trẻ em thành thị. Các tác phẩm như Từ 
ngày mẹ chết, Bài học quét nhà, Một đám cưới, Bảy bông lúa lép của Nam Cao, Bữa no đòn của 
Nguyễn Công Hoan, Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng… lại hướng đến nỗi bất hạnh của trẻ 
em nghèo. Chú ý khai thác số phận trẻ thơ với những bi kịch nhân sinh sâu sắc, các nhà văn hiện 
thực đã để lại trên trang viết những cuộc đời thiếu thốn vật chất, trống vắng tinh thần và rất nặng 
gánh về tâm hồn. Trong thời kì này đã xuất hiện một số truyện đồng thoại của Tô Hoài. Trong 
các tác phẩm như: Đám cưới chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa, Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả đã mượn hình 
thức đồng thoại, mượn hình tượng con vật để chuyển tải những vấn đề mang tính xã hội. Nhìn 
chung, trước cách mạng tháng Tám chưa thực sự có phong trào sáng tác cho trẻ em nhưng những 
tác phẩm của giai đoạn này đã đặt những nền móng đầu tiên cho văn học thiếu nhi nước nhà. 

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương