Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

1.2.5. Giai đoạn sau 1975 
 
Sau 1975 có tình trạng văn học thiếu nhi chưa được đánh giá đúng mức. Dư luận còn hờ 
hững với bộ phận văn học này. Nhiều người cho rằng viết cho thiếu nhi là viết tay trái, lấy ngắn 


121 
nuôi dài, lấy ngoài nuôi trong, lấy nhi đồng nuôi người lớn. “Tình hình trên khiến cho những 
người viết cho thiếu nhi cảm thấy cô đơn như đi trong ngõ vắng”
(1)
. Mười năm đầu sau chiến 
tranh, văn học thiếu nhi đang trong giai đoạn “trăn trở, tìm tòi”. Nhưng kể từ đại hội Đảng toàn 
quốc lần thứ VI, văn học thiếu nhi đã có nhiều khởi sắc. Đội ngũ sáng tác ngày càng đông đảo. 
Bên cạnh những cây bút cũ như Tô Hoài, Phạm Hổ… đã xuất hiện nhiều cây bút trẻ, thậm chí rất 
trẻ về tuổi đời và tuổi nghề. Đó là Nguyễn Nhật Ánh, Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Dương 
Thuấn, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Thị Châu Giang, Hoàng Dạ Thi với 
những tác phẩm tiêu biểu như: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi là Bêtô, Đảo mộng mơ (Nguyễn 
Nhật Ánh), Bây giờ bạn ở đâu (Trần Thiên Hương), Hương sữa đầu mùa (Lê Cảnh Nhạc), Dắt 
mùa thu vào phố (Nguyễn Hoàng Sơn), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, 
Giăng giăng tơ nhện (Nguyễn Ngọc Thuần), Con chuồn chuồn đẹp nhất (Cao Xuân Sơn)… Thời 
kì này, thể loại tự truyện rất phát triển với những tác phẩm giá trị như: Tuổi thơ im lặng (Duy 
Khán), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng), Miền xanh thẳm 
(Trần Hoài Dương)… Chính sách “cởi trói” của đại hội Đảng tạo điều kiện cho các tác giả mở rộng 
hệ thống đề tài. Các sáng tác thời này không chỉ quan tâm đến những đề tài truyền thống mà còn 
hướng đến đề tài miền núi (Chú bé thổi kèn – Quách Liêu, Đường về với Mẹ Chữ - Vi Hồng, Đồi 
sói hú – Nguyễn Quỳnh…), đề tài về sinh hoạt, tâm lí thường nhật của trẻ (Kính vạn hoa – Nguyễn 
Nhật Ánh). Văn học thiếu nhi sau 75 cũng có nhiều đổi mới về cách khám phá hiện thực cũng như 
quan niệm nghệ thuật về con người. Các tác giả tiếp cận cuộc sống với cái nhìn đa chiều và nhìn 
nhận con người với tư cách là một chỉnh thể phức tạp về tâm lí và tính cách. Đây là một đặc điểm 
mới của văn học thiếu nhi sau đổi mới. 

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương