Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

2.1.3.3. Nghệ thuật truyện cổ tích 
- Cốt truyện cổ tích là sự đan dệt hàng loạt những môtip quen thuộc: môtip nhân vật ra đời 
thần kì, dũng sĩ diệt rắn, dũng sĩ diệt đại bàng (Chàng SínhChau Sanh Chau Thông, Chàng Rít
Tia Oong Tư và chim đại bàngChàng RôkÔng Đùng giết đại bàng), người câm (Lọ nước thần
Người học trò và Ngọc HoàngLàm công chúa nói đượcLàu SlamMồ côi và ba con tinh), nhân 
vật chu du vào thế giới thủy cung, trận chiến giữa những kẻ cầu hôn, cây đàn thần kì, niêu cơm 
thần kì... (Thạch Sanh…). 
Cốt truyện cổ tích thường ngắn gọn, đơn giản. Điều này là do đặc trưng truyền miệng và 
đặc trưng tập thể sáng tạo của văn học dân gian chi phối. Truyện không có nhiều tình tiết, nhiều 
nhánh rẽ, không nhiều mối quan hệ và nhân vật không quá phức tạp về tính cách. Người kể 
chuyện toàn tri trung thành với trục thời gian khi kể chuyện, chi tiết nào xuất hiện trước thì kể 
trước, không có hiện tượng đảo lộn kết cấu không gian và thời gian như truyện hiện đại. 
- Nhân vật chính là con người đời thường trong các mối quan hệ xã hội chứ không phải là 
các thần trong tương quan giữa con người với đại tự nhiên thần thánh như trong thần thoại, không 
phải là các thần và những anh hùng được thần thánh hóa trong truyền thuyết. Lần đầu tiên, các 
nhân vật nhỏ bé, tầm thường trở thành nhân vật trung tâm của văn học dân gian. Truyện cổ tích 
Việt Nam hầu như không có nhân vật trung tâm thuộc tầng lớp quý tộc. Các truyện kể về ông 
hoàng, bà chúa hầu như vắng bóng trong truyện cổ Việt Nam. Điều này rất khác với truyện cổ 
nước ngoài và thể hiện rõ nguồn gốc bình dân của truyện cổ Vịêt Nam. 
Nhân vật truyện cổ tích thường là nhân vật chức năng và mang tính phiếm chỉ. “Họ không cần 
có tên riêng, chỉ cần gọi là người mồ côi, anh trai cày, lão đánh cá... Họ không cần bộc lộ tính cách, 
nội tâm, chỉ hành động, hành động liên tiếp và qua đó ta phần nào hiểu được nội tâm của họ. Chức 
năng đại diện khiến cho truyện cổ tích dễ lưu truyền, mang tính chất chung, phổ biến, người ta không 
có ấn tượng đó là truyện của một địa phương cụ thể nào” 
(2)
. 
- Không gian hiện thực là không gian nền, trở đi trở lại trong tất cả các truyện cổ tích. Đó là 
không gian làng quê thanh bình, yên ả và có tính phiếm chỉ. Ý niệm về không gian bị nhòe mờ bởi 
những cách diễn đạt như: một làng nọ, một nhà nọ, một vùng xa xôi nọ... Tính phiếm chỉ của truyện 
cổ tích khác với tính chất rõ ràng, xác thực của truyền thuyết. Nhưng bên cạnh đó, truyện cổ tích còn 
2
Phạm Thu Yến (chủ biên), Giáo trình Văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004, tr.84 


134 
khai thác không gian kì ảo. Đó là những không gian không có thực trong cuộc đời, nó xuất hiện từ sự 
tưởng tượng phong phú của người dân như: không gian thiên đình, thủy cung, âm phủ... Các không 
gian này có thể thông tỏ với nhau và không hề cản trở hoạt động của các nhân vật cổ tích.  
- Truyện cổ tích hướng điểm nhìn đến thời gian quá khứ. Truyện thường bắt đầu bằng cụm 
từ: ngày xửa ngày xưa, một cụm từ gợi kiểu thời gian xa xôi, mơ hồ, phiếm chỉ... Ngoài kiểu thời 
gian mang tính hiện thực đó, có lúc truyện cổ tích đẩy thời gian trôi rất nhanh hoặc trôi rất chậm, 
dường như ngưng đọng, không biến đổi. Kiểu thời gian kì ảo đó đóng vai trò lớn đối với cuộc đời 
của nhân vật. 
- Truyện cổ tích thường gắn với yếu tố thần kì. Yếu tố thần kì là kết quả của những hư cấu 
dưới ánh sáng của trí tưởng tượng kì ảo, bay bổng của nhân dân. Lực lượng thần kì có thể là 
những nhân vật thần kì: ông Bụt, bà Tiên, Thiên lôi, Ngọc Hoàng, yêu tinh...
Đó cũng có thể là các đồ vật hoặc các vật thể thần kì như: gậy thần, đèn thần, khăn thần, 
mâm thần, áo tàng hình, thảm bay, đàn thần, giày vạn dặm... Đó còn là những con vật kì ảo: chim 
phượng hoàng, mèo đi hia, cá biết nói, rắn thần, ngỗng hiểu tiếng người, gà thần...
Tham gia vào truyện cổ tích, yếu tố thần kì có nhiều tác dụng khác nhau. Nhờ nó mà cốt 
truyện có thể được rút ngắn hoặc kéo dài ra theo mong muốn của người kể chuyện chứ không 
theo lôgic thực tế… Nó cũng làm cho truyện hấp dẫn, li kì với người nghe, làm cho truyện cổ tích 
có được tính chất mơ mộng, lãng mạn, trong sáng. Yếu tố thần kì cũng thể hiện sinh động, cụ thể 
ước mơ nguyện vọng của nhân dân lao động.  

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương