Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang22/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

2.2.3. Tục ngữ 
2.2.3.1. Khái niệm 
Có thể hiểu tục ngữ dựa vào một số cách định nghĩa sau: 
8
Châu Minh Hùng, Lê Nhật Ký, Sđd, tr.72 


142 
- “Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, gọn chắc, xuôi tai, diễn đạt trọn vẹn một ý mà nội 
dung thuộc về kinh nghiệm đời sống, những kinh nghiệm xã hội – lịch sử của nhân dân” 
(9)

- “Tục ngữ là một sáng tác dân gian – một loại câu nói ngắn gọn, có ý nghĩa hàm súc, có cấu 
tạo tương đối bền vững và thường có vần, nhịp, có hình ảnh được dùng trong lời nói, trong sinh hoạt 
hàng ngày của nhân dân”
(10)

- “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian gồm những câu nói ngắn gọn, có vần điệu, có 
hình ảnh dễ nhớ, dễ truyền có chức năng đúc kết kinh nghiệm, tri thức lâu đời của nhân dân về 
thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội”
(11)

2.2.3.2. Nội dung của tục ngữ 
Với một kho tàng quý giá gồm hàng chục ngàn câu, tục ngữ là thể loại văn học dân gian có 
khả năng biểu đạt hiện thực rộng rãi nhất, phong phú nhất. Đối tượng phản ánh của tục ngữ rất đa 
dạng, từ con người, xã hội đến cả thế giới tự nhiên. Những kinh nghiệm đã được đúc kết qua thời 
gian đi vào tục ngữ, làm cho tục ngữ trở thành cuốn cẩm năng đa năng về tất cả những tri thức 
của muôn mặt cuộc sống. Về cơ bản, có thể hệ thống hóa phạm vi phản ánh của thể loại này vào 
ba nhóm vấn đề sau: 
- Tục ngữ về thiên nhiên, thời tiết và lao động sản xuất.
- Tục ngữ về lịch sử - xã hội. 
- Tục ngữ về con người. 
Qua những nhóm đề tài trên, vai trò của người dân lao động rất đa dạng. Có lúc, họ trở 
thành những nhà dự báo thời tiết: Mau sao thì nắng vắng sao thì mưa; Tháng ba bà già chết 
cóng; Chớp đông nhay nháy gà gáy thì mưa... Có lúc, họ trở thành những chuyên gia chăn nuôi, 
trồng trọt: Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứngKhoai ruộng lạ, mạ ruộng quen; Nhất 
cày ải, nhì rải phân…. Không chỉ thế, tục ngữ còn là nơi lưu giữ ký ức về lịch sử xa xôi của dân 
tộc. Những câu tục ngữ như: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi; ngồi mát ăn bát vàng; cá lớn nuốt 
cá bé; phép vua thua lệ làng; miếng trầu là đầu câu chuyện… đã ghi lại những sự kiện lịch sử 
của dân tộc, đã phản ánh chân thực bộ mặt của giai cấp thống trị phong kiến và cả những phong 
tục tập quán của người Việt. Tục ngữ về con người là một bộ phận quan trọng, chiếm dung lượng 
lớn trong kho tàng tục ngữ dân tộc. Chúng ta dễ dàng nhận thấy thái độ đề cao giá trị của con 
người, giá trị của những truyền thống đạo đức tốt đẹp của người Việt mà người bình dân đã thể 
hiện qua bộ phận tục ngữ này. Người ta là hoa đất, câu tục ngữ này là một góc nhìn nhân văn về 
con người, về chủ thể đã làm nên những phẩm tính tốt đẹp trong văn hóa ứng xử của dân tộc như: 
Lá lành đùm lá rách; chị ngã em nâng; sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì; giấy rách phải giữ lấy lề; 
một sự nhịn chín sự lành; chết trong còn hơn sống đục; có công mài sắt có ngày nên kim… 

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   18   19   20   21   22   23   24   25   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương