Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang11/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

2.1.2.3. Nghệ thuật của truyền thuyết 
- Truyền thuyết hình tượng hóa, kì ảo hóa các nhân vật lịch sử theo quan điểm của nhân dân 
để nhào nặn lại lịch sử. Cảm quan lịch sử đã chi phối nghệ thuật xây dựng hình tượng truyền 
thuyết. Các nhân vật dù có là hư cấu hay là đích thực lịch sử thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác, có 
một lí lịch rõ ràng gắn với địa phương, thời đại nhất định. Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, các 
nhân vật lại được sáng tạo dưới sự chi phối khác nhau của quan niệm thẩm mĩ của nhân dân. 
Truyền thuyết thời Văn Lang - Âu Lạc mang đậm màu sắc thần thoại. Nhân vật là những anh 
hùng bộ tộc được nhào nặn, thần thánh hóa, vũ trụ hóa qua trí tưởng tượng bay bổng của nhân 
dân mà trở thành thần thánh. Nhân dân đã dồn tụ vai trò đại diện cho tập thể, tầm vóc của vũ trụ, 
lịch sử vào nhân vật, khiến họ trở nên khổng lồ, đậm màu sắc hư cấu hơn là hiện thực. Đây là kết 
quả của thế giới quan thần thoại và niềm tự hào dân tộc. 
Nhóm nhân vật của truyền thuyết thời Bắc thuộc đã gần với hiện thực hơn. Họ là những 
nhân vật lịch sử được hình tượng hóa, mĩ hóa. Màu sắc của tưởng tượng và hư cấu còn đậm nét 
nhưng nhằm để chuyển tải hiện thực sống động hơn, sinh động hơn. 
- Để chuyển tải cái “lõi lịch sử” của thể loại, truyền thuyết có tính xác thực về không thời 
gian hơn so với những thể loại khác. Truyền thuyết không làm mờ hóa ý niệm về không thời gian 
như truyện cổ tích mà cụ thể hóa về thời điểm, vùng hoạt động của nhân vật. Tuy nhiên "sự kiện 


131 
lịch sử đi vào truyền thuyết theo con đường của phương pháp sáng tác dân gian" nên màu sắc của 
huyền thoại vẫn còn chi phối rất nhiều đến không gian nghệ thuật. 
- Cốt truyện truyền thuyết thường chia thành ba phần như sau: 
+ Hoàn cảnh và đặc điểm nhân vật. 
+ Hành trạng và chiến công của các nhân vật. 
+ Kết thúc sự nghiệp của nhân vật và đánh giá của nhân dân. 
Ở phần kết thúc, hầu hết các truyền thuyết đều đặt nhân vật lịch sử trong những chiến công 
rạng danh cộng đồng, bộ lạc, đất nước. Các nhân vật hoặc được vinh phong hoặc được nhân dân 
bất tử hóa bằng cách để nhân vật về trời, về với nước hoặc được nhân dân lập đền thờ để thờ 
cúng. An Dương Vương thì được thần Kim Quy rẽ nước đón về biển. Thánh Gióng thì được 
phong là Phù Đổng Thiên Vương và được lập đền thờ ngay tại quê nhà. Đó chính là sự tôn vinh, 
biết ơn của nhân dân lao động đối với những anh hùng có ảnh hưởng lớn đến lịch sử của dân tộc. 

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương