Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP CHƯƠNG 1 
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 
Sinh viên cần nắm được khái niệm, các chặng đường phát triển của văn học thiếu nhi Việt 
Nam. Nội dung trọng tâm của chương 1 mà người học cần nắm là những đặc điểm cơ bản của 
văn học thiếu nhi Việt Nam. Đây là phần kiến thức nền, hỗ trợ đắc lực cho người học trong quá 
trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá các tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi trong và ngoài trường 
tiểu học. 
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP THỰC HÀNH 
1. Trình bày cách hiểu của anh (chị) về khái niệm Văn học thiếu nhi. Lấy ví dụ minh họa cụ thể. 
2. “Khác với văn học người lớn, văn học thiếu nhi kế thừa rất ít cái gọi là văn học thiếu nhi trước 
cách mạng, trừ một số không nhiều lắm tác phẩm tiến bộ của các nhà văn: Nam Cao, Nguyên Hồng, 
Tô Hoài…” (Vũ Ngọc Bình).
Trình bày quan điểm của anh (chị) về ý kiến trên. 
3. Vì sao nói, tính giáo dục là đặc trưng quan trọng nhất, có tính sống còn của văn học thiếu nhi? 
4. “Thơ cho thiếu nhi bao giờ cũng phải vui tươi, ngộ nghĩnh. Đằng sau những câu phải giấu 
những nụ cười. Các em không phải là những ông cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô 
khan, nghiêm nghị quá mức. Mỗi bài thơ không thể là lời giáo huấn sống sượng và lột bỏ hết mọi 
say đắm, hồn nhiên dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ” (Quang Huy). 
Bằng những sáng tác thơ sau 1975, hãy làm sáng rõ nhận định trên. 
5. Phân tích bài thơ Con yêu mẹ của Xuân Quỳnh để làm sáng rõ những đặc trưng của văn học 
thiếu nhi. 
Con yêu mẹ 
Con yêu mẹ bằng ông trời 
Rộng lắm không bao giờ hết 
Thế thì làm sao con biết 
Là trời ở những đâu đâu 
Trời rất rộng lại rất cao 
Mẹ mong bao giờ con tới! 


124 
Con yêu mẹ bằng Hà Nội 
Để nhớ mẹ con tìm đi 
Từ phố này đến phố kia 
Là con gặp ngay được mẹ. 
 Hà Nội còn là rộng quá 
Nào những phố gần phố xa 
Các đường như nhện giăng tơ 
Gặp mẹ làm sao con gặp hết! 
Con yêu mẹ bằng trường học 
Suốt ngày con ở đấy thôi 
Lúc con học, lúc con chơi 
Là con cũng đều có mẹ 
Nhưng tối con về nhà ngủ 
Thế là con lại xa trường 
Còn mẹ ở lại một mình 
Thì mẹ nhớ con lắm đấy 
Tính mẹ cứ là hay nhớ 
Lúc nào cũng muốn bên con 
Nếu có cái gì gần hơn 
Con yêu mẹ bằng cái đó 
À mẹ ơi có con dế 
Luôn trong bao diêm con đây 
Mở ra là con thấy ngay 
Con yêu mẹ bằng con dế. 
III. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP 
1. Sinh viên trình bày sự chọn lựa của mình trước những quan niệm khác nhau về văn học thiếu 
nhi và lấy ví dụ tương thích với sự hiểu biết đó. 
2. Tư duy so sánh (đặc điểm là so sánh văn học thiếu nhi trước và sau cách mạng tháng Tám năm 
1945) là điểm mấu chốt trong nhận định của Vũ Ngọc Bình. Tác giả cho rằng văn học thiếu nhi 
trước cách mạng có ít thành tựu và do đó, văn học sau 1945 ít có khả năng kế thừa thành tựu của 
giai đoạn trước. Đây là điều rất khác biệt với văn học người lớn, một bộ phận văn học gắn với sự 
bùng nổ của văn học trước cách mạng với rất nhiều trào lưu, trường phái và nhiều tác giả tác 
phẩm tiêu biểu. Dựa trên đặc điểm, thành tựu của văn học thiếu nhi ở những giai đoạn này, sinh 
viên sẽ đưa ra ý kiến của mình đối với nhận định.


125 
3. Văn học thiếu nhi có rất nhiều đặc trưng, trong đó tính giáo dục là đặc trưng quan trọng nhất, 
sống còn nhất. Quan điểm sáng tác của người viết và đặc điểm nhận thức, tâm lí của đối tượng 
tiếp nhận là những căn cứ giúp sinh viên lí giải tầm quan trọng của đặc trưng này. Lưu ý, văn 
học thiếu nhi thực hiện chức năng giáo dục bằng con đường chính thống của văn chương, đó là 
giáo dục bằng tình cảm thông qua hệ thống hình tượng. Do đó, tính giáo dục được thể hiện một 
cách mềm mại, không khô khan, cứng nhắc. 
4. “Thơ cho thiếu nhi bao giờ cũng phải vui tươi, ngộ nghĩnh. Đằng sau những câu phải giấu 
những nụ cười. Các em không phải là những ông cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô 
khan, nghiêm nghị quá mức. Mỗi bài thơ không thể là lời giáo huấn sống sượng và lột bỏ hết 
mọi say đắm, hồn nhiên dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ”. Nhận định của Quang Huy khắng định 
tính chất vui tươi, hồn nhiên, trong sáng trong thế giới nghệ thuật thơ thiếu nhi. Thơ thiếu nhi 
dù đặt nặng chức năng giáo huấn nhưng không vì thế mà các tác giả sẽ gột bỏ những xúc cảm 
hồn nhiên của tuổi nhỏ. Điều này thể hiện rất rõ trong các bài thơ sáng tác sau năm 1975 như: 
Bé nhìn biển (Trần Mạnh Hảo), Rùa con đi chợ (Mai Văn Hai), Đôi bạn (Hoàng Tá), Cây xấu 
hổ (Thái Thăng Long), Vườn cây của ba (Nguyễn Duy), Chơi ú tim (Phạm Hổ), Tờ lịch đỏ (Cao 
Xuân Sơn), Mèo hư (Nguyễn Lãm Thắng), … 
5. Xuân Quỳnh (1942 – 1988) là người đã thành công ở cả hai mảng sáng tác: thơ tình cho 
người lớn và thơ thiếu nhi. Bài thơ Con yêu mẹ là một bài thơ hay dành cho các em và cũng là 
bài thơ thể hiện rõ những đặc trưng của văn học thiếu nhi. Sinh viên nghiên cứu kĩ lí thuyết về 
đặc điểm văn học thiếu nhi Việt Nam để có cơ sở lí luận cho việc phân tích tác phẩm. Ngoài ra, 
có thể tham khảo thêm một số nhận định sau về thơ thiếu nhi Xuân Quỳnh để giải quyết câu hỏi 
này: 
- “Ngộ nghĩnh, hồn nhiên, thơ Xuân Quỳnh nói chính lời trẻ thơ, nghĩ cách trẻ thơ. Rồi lại 
có thể tách ra khỏi trẻ thơ, để ngụ vào đấy một triết lí hồn nhiên của sự sống, thứ triết lí mà ở mỗi 
lứa tuổi có thể hấp thụ một cách riêng. Ở đây, không có sự cao đạo lên giọng, truyền giảng đã 
đành, mà cũng không phải là lối nhại mượn, bắt chước… Đọc Xuân Quỳnh, thấy chị làm thơ thật 
dễ dàng. Cứ như là nước ngọt tuôn ra từ một mạch nguồn trong trẻo…” (Vân Thanh). 
- “Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, đắng cay ở đời, là tiếng nói 
của tình yêu và tình mẫu tử” (Vân Long).
- “Những đứa con là nguồn thi hứng không bao giờ cạn của Quỳnh… Và vì vậy, ta cũng 
hiểu vì sao thơ văn Quỳnh viết cho thiếu nhi lại dí dỏm, nồng ấm tình thương như vậy…” (Đông 
Mai). 
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Văn Cẩn (2005), Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi, Nxb Giáo dục, Hà Nội 
(Chương một). 
2. Lã Thị Bắc Lý (2003), Giáo trình Văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội (Phần một, 
Chương một). 


126 
3. Vân Thanh, Nguyên An (Biên soạn) (2002), Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb 
Từ điển bách khoa, Hà Nội. 
4. Vân Thanh (Biên soạn) (2006), Tác giả văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, 
Hà Nội. (Chú ý các mục về Hà Ân, Vũ Ngọc Bình, Nguyễn Văn Chương, Đoàn Giỏi, Định Hải, 
Tô Hoài, Phạm Hổ, Quang Huy, Ma Văn Kháng, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Ngọc Ký, Phùng 
Quán, Võ Quảng, Xuân Quỳnh, Nguyễn Hoàng Sơn, Trần Quốc Toàn v.v...) 


127 

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương