Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam


 Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

1.2.2. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) 
Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước đã quan tâm để phát triển văn 
học thiếu nhi. Dưới chế độ mới, những thành tựu đầu tiên của văn học thiếu nhi đã được tạo lập. 
Thiếu sinh - tiền thân của báo Thiếu niên tiền phong, ra số đầu tiên vào 1946. Từ đây, các em đã có 
tờ báo dành riêng cho mình. Tiếp đó là sự ra đời của tờ Thiếu niên, Tuổi trẻ, Xung phong, Măng 
non… và đặc biệt là sách Kim Đồng, một loại sách mà nhà xuất bản Văn nghệ đã in riêng cho thiếu 
nhi. Đó là những vốn quý ban đầu của nền văn học thiếu nhi non trẻ. Nhìn chung, số lượng tác 
phẩm văn học thời này còn ít ỏi, nội dung đơn giản, chủ yếu là nêu những tấm gương thiếu nhi 
dũng cảm trong kháng chiến và tố cáo tội ác kẻ thù còn hình thức thì thô sơ. Có thể kể tên một số 
tác phẩm tiêu biểu như: Chiến sĩ canô của Nguyễn Huy Tưởng, Hoa Sơn của Tô Hoài, Dưới chân 
cầu Mây của Nguyên Hồng…
1.2.3. Giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1955 – 1964) 
 
Những năm tháng hòa bình trên miền Bắc đã tạo điều kiện cho văn học thiếu nhi phát triển. 
Ngày 17 tháng 6 năm 1957, nhà xuất bản Kim Đồng được thành lập. Đây là bước ngoặt lớn của 


120 
văn học thiếu nhi nước nhà. Sự ra đời của nhà xuất bản Kim Đồng là chỗ dựa tinh thần cho đội 
ngũ sáng tác. Từ đây, đã xuất hiện những tác phẩm văn học có giá trị như: Đất rừng phương Nam 
của Đoàn Giỏi, Hai làng Tà Pình và Động Hía của Bắc Thôn, Em bé bên bờ sông Lai Vu của Vũ 
Cao, Cái Thăng của Võ Quảng, Vừ A Dính của Tô Hoài… Đội ngũ sáng tác lẫn số lượng tác 
phẩm viết cho các em cũng đông đảo hơn, phong phú hơn. Bên cạnh đề tài kháng chiến, đề tài 
lịch sử (Lá cờ thêu sáu chữ vàng – Nguyễn Huy Tưởng, Sóng gió Bạch Đằng – An Cương, Quận 
He khởi nghĩa – Hà Ân,…) các tác giả còn khai thác đề tài sinh hoạt, lao động, học tập (Ngày 
công đầu tiên của cu Tí – Bùi Hiển, Những mẩu chuyện về bé Ly – Bùi Minh Quốc, Đàn chim 
gáy – Tô Hoài…). Trong thời kì này, đội ngũ nhà thơ viết cho các em rất hùng hậu, đặc biệt là Võ 
Quảng và Phạm Hổ. Nhìn chung, trong thời kì này, văn học thiếu nhi Việt Nam đã phát triển khá 
toàn diện và phong phú. Vào năm 1961, tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi lần đầu xuất bản. Đó là 
tín hiệu mừng, báo hiệu sự khởi sắc của văn học thiếu nhi nước nhà. 

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương