Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam


 ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC THIẾU NHI VIỆT NAM
Văn học thiếu nhi Việt Nam có sự đóng góp tâm lực của rất nhiều thế hệ nhà văn, trong đó 
có cả những cây bút nhí. Từ sự đa dạng của chủ thể sáng tác, văn học thiếu nhi Việt Nam phát 
triển với sự phong phú về đề tài, thể loại và phong cách nghệ thuật. Sự đa dạng và phong phú đó 
đồng hành cùng văn học thiếu nhi từ văn học dân gian đến văn học viết. Nói đến văn học dân 
gian là nói đến sự phong phú của hệ thống thể loại tự sự và hệ thống thể loại trữ tình với những 
câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn, truyền thuyết, thần thoại, truyện cười; với những bài đồng dao, 
những câu hát ru, những bài vè, câu đố… Văn học viết chứng kiến sự góp mặt của thơ trữ tình, 
truyện thơ, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, tự truyện... Trong số đó, truyện thơ với tư cách là 
những tác phẩm tự sự bằng thơ trở thành thể loại mang tính trung gian, lưỡng hợp. Sự kết hợp 
giữa tự sự và trữ tình là một lợi thế của truyện thơ trong vệc phản ánh hiện thực và biểu đạt xúc 
cảm. “Bằng hình thức kể có cốt truyện, nhà thơ có điều kiện đi sâu vào những tình tiết, những sự 
kiện, những khía cạnh khác nhau của một xung đột xã hội, do đó truyện thơ có khả năng phản 
ánh những mặt phong phú của đời sống xã hội” (Hà Minh Đức). Phù Đổng Thiên Vương của Huy 
Cận, Chuyện em bé cười ra đồng tiền của Tế Hanh, Ông Trạng thả diều của Nguyễn Bùi Vợi, 
Chuyện chú Rùa biết bay của Nguyễn Hoàng Sơn… là những tác phẩm đã phát huy tốt khả năng 
“cố kết” thể loại. 
1
Vân Thanh, Nguyên An (Biên soạn), Bách khoa thư văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, 
2002, tr.23 


122 
Cùng với thời gian, phạm vi hiện thực phản ánh trong văn học thiếu nhi càng được mở 
rộng. Bên cạnh những đề tài truyền thống như đề tài lịch sử, kháng chiến, đề tài về những năm 
tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc… văn học thiếu nhi tìm đến với những đề tài mới 
gắn liền với cuộc sống mới, con người mới. Các nhà văn chú ý khai thác trẻ em trong nhiều mối 
quan hệ: gia đình, nhà trường, đất nước... Những xúc cảm đầu đời của trẻ, những mặt trái của 
cuộc sống mới cũng đi vào văn học thiếu nhi. Điều đó thể hiện rất rõ trong những sáng tác của 
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như: Kính vạn hoa, Chuyện xứ Langbiang, Cho tôi xin một vé đi tuổi 
thơ, Đảo mộng mơ… Ngay cả thơ – một thể loại trữ tình vốn dĩ chỉ chuyên chở những xúc cảm 
thi vị, bay bổng cũng trở thành nơi chất chứa những nỗi buồn của trẻ thơ trước bi kịch gia đình. 
Tuổi thơ – cánh diều của Trần Hồng là một ví dụ: 
Cho em bay với… diều ơi! 
Bố em bỏ mẹ em rồi… còn đâu! 
Lớp chín, càng chín nỗi đau 
Bữa cơm nhai đắng ngọn rau mẹ trồng 
Nỗi thương, nỗi nhớ bềnh bồng 
Diều như con mắt mẹ trông, mẹ chờ… 
Gió đừng làm đứt dây tơ 
Cho em sống trọn tuổi thơ - cánh diều 
Đứng trước hệ thống đề tài trên, các tác giả bằng tài năng của mình đã tạo ra sự mới mẻ cho 
tác phẩm. Phong cách nghệ thuật của người sáng tác góp phần làm nên sự phong phú về sắc thái 
biểu đạt. Chúng ta dễ dàng nhận diện ra đâu là thơ của Võ Quảng, Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, 
Nguyễn Hoàng Sơn, Cao Xuân Sơn; đâu là truyện của Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc 
Thuần, Quế Hương… Vì vậy, dù văn học thiếu nhi có khai thác những vùng thẩm mĩ quen thuộc 
thì mỗi một tác phẩm vẫn có sức hút, có khả năng “mời gọi” riêng của mình..
Dù vận động với tính chất phong phú, đa sắc màu như vậy nhưng văn học thiếu nhi Việt Nam 
cũng rất thống nhất về tư tưởng, phương pháp sáng tác. Chức năng giáo dục của văn học thiếu nhi 
luôn được các tác giả đặt lên hàng đầu. Tô Hoài khẳng định: “Nội dung một tác phẩm văn học viết 
cho thiếu nhi bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói thì thừa, cần nhắc lại 
và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là một tác phẩm tham dự mạnh 
mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy”. Tuy nhiên, các nhà văn không muốn mình là người 
thuyết giáo, đưa ra những bài học giáo huấn khô khan, cứng nhắc cho các em. Nghệ thuật giáo dục 
là điều được các tác giả quan tâm thực hiện thường xuyên. Các tác giả, dù là trẻ em hay nhà văn lớn 
tuổi, họ đều "nhìn con người, nhìn cuộc đời bụi bặm của chúng ta bằng con mắt trong veo và ngơ 
ngác của con trẻ...". Vì thế, các tác phẩm của họ đã trở thành những thế giới nghệ thuật non trẻ, tinh 
khôi, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Điều đó đúng với tinh thần mà tác giả Quang Huy đã phát biểu: “Thơ 
cho thiếu nhi bao giờ cũng phải vui tươi, ngộ nghĩnh. Đằng sau những câu phải giấu những nụ 
cười. Các em không phải là những ông cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô khan, nghiêm 


123 
nghị quá mức. Mỗi bài thơ không thể là lời giáo huấn sống sượng và lột bỏ hết mọi say đắm, hồn 
nhiên dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ”.
Với tâm huyết dành cho thiếu nhi, các tác giả đã tạo ra những sáng tác phù hợp với đặc điểm 
tâm sinh lí của trẻ. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, sự giản dị trong sáng và giàu tính nhạc của 
ngôn từ, sự có mặt của yếu tố hài hước… đó là biểu hiện của sự thấu hiểu đối tượng tiếp nhận của 
các nhà văn. 

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương