Phần hai: VĂn học thiếu nhi chương 1 khái quát về VĂn học thiếu nhi việt nam



tải về 1.93 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/52
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2023
Kích1.93 Mb.
#54619
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   52
tailieuxanh giao trinh van hoc 1 p2 917

2.1.3. Cổ tích 
2.1.3.1. Khái niệm
- Giáo trình Văn học dân gian do Phạm Thu Yến chủ biên cho rằng: “Truyện cổ tích là những 
truyện kể có yếu tố hoang đường, kì ảo. Nó ra đời từ sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự 
phân hóa giàu - nghèo, xấu – tốt. Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh 
nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân lao động”. 
 
- Từ điển văn học quan niệm: "Truyện cổ tích nảy sinh từ xã hội nguyên thủy, song phát 
triển chủ yếu trong xã hội có giai cấp, chủ đề chủ yếu của nó là chủ đề xã hội. Nó biểu hiện cách 
nhìn của nhân dân đối với thực tại đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan điểm 
về công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại. Truyện cổ tích là trí 
tưởng tượng phong phú của nhân dân, yếu tố tưởng tượng thần kì tạo nên một đặc trưng nổi bật 
trong phương thức phản ánh hiện thực và mơ ước". 
- Theo Hoàng Tiến Tựu, truyện cổ tích là loại truyện dân gian có tính phổ biến hình thành 
từ thời cổ đại, phát triển và tồn tại qua nhiều thời kỳ xã hội khác nhau. Nó hướng vào những vấn 
đề xã hội cơ bản, những số phận, những quan hệ và xung đột có tính chất riêng tư và phổ biến 
trong xã hội có giai cấp. Nó dùng một kiểu tưởng tượng và hư cấu riêng để phản ánh đời sống và 
khát vọng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ và tiêu khiển của nhân 
dân. 
Những cách hiểu trên là một định hướng để chúng ta xác định khái niệm truyện cổ tích. 
Thời gian ra đời, đối tượng phản ánh, tính chất hoang đường kì ảo là những tiêu chí cơ bản giúp 
nhận diện thể loại.  
Có nhiều cách phân loại truyện cổ tích. Có người chia làm hai loại: cổ tích thế sự, cổ tích 
lịch sử. Có người lại chia thành ba loại: cổ tích hoang đường, cổ tích sinh hoạt, cổ tích lịch sử. 
Gần đây, các nhà nghiên cứu thống nhất với cách phân loại dựa trên sự khác nhau về đề tài và 


132 
mức độ sử dụng yếu tố thần kì, chia truyện cổ tích thành ba loại: cổ tích thần kì, cổ tích loài vật, 
cổ tích sinh hoạt. 

tải về 1.93 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   52




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương