PhÇn 2 PhÇn c¸c b¸o c¸o


Hoạt động của quan lại cấp dưới ở Lục Phiên



tải về 2.63 Mb.
trang12/24
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.63 Mb.
#18788
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24

3. Hoạt động của quan lại cấp dưới ở Lục Phiên

Việc những quan lại cao cấp của Lục Phiên đồng thời kiêm nhiệm chức chỉ huy quân đội đã được trình bày ở mục 2. Điều này là cơ sở để ước đoán về quan hệ mật thiết giữa tổ chức tài chính và tổ chức quân sự. Mục này sẽ khảo sát điều đó qua việc phân tích hệ thống quan lại cấp dưới của Lục Phiên.

Trước hết, tôi sẽ phân tích về chức vị của quan lại cấp dưới trong chính quyền Lê – Trịnh. Thác bản của TTTBVKHN ghi quan lại cấp dưới của Lục Phiên rất nhiều. Nhưng phần lớn chức vị của những người này được khắc qua loa. Vì vậy, phân tích chức vị của từng người theo danh mục này là hết sức khó khăn. Ngược lại, một số ít quan lại cấp dưới của Lục Phiên được khắc tường tận tên chức quan của triều Lê. Biểu 7 là trích dẫn về danh mục các quan lại này264.

Theo biểu 7, các quan lại cấp dưới của Lục Phiên kiêm nhiệm các chức quan triều Lê dưới chính lục phẩm như là Lục tự Thiếu khanh (chính lục phẩm), Tự thừa (chính thất phẩm), Đồng Tri phủ (chính thất phẩm), Huyện thừa (tùng bát phẩm), Sở sử (tùng bát phẩm)265. Ngoài ra, các quan lại trong biểu 7 bao gồm cả những người xuất thân khoa Thư toán, nên từ đó có thể suy ra rằng các quan lại này đồng chất với nhóm quan lại của chức Câu kê (xem biểu 4). Có lẽ, chức cao nhất của các quan lại xuất thân từ khoa Thư toán trong Lục Phiên là Câu kê. Tiếp theo, sẽ phân tích xem các chức quan triều Lê của các quan lại này có thực quyền hay không. Các chức quan trung ương của triều Lê đương thời không có thực quyền266. Nhưng còn các chức quan địa phương như Đồng Tri phủ, Huyện thừa, v.v..., thì khó có thể phỏng đoán như thế. Sở dĩ như vậy là vì có 2 khả năng. Khả năng thứ nhất, Vương phủ trao thêm các chức quan của Lục Phiên cho các quan lại địa phương của triều Lê, và ghép các cơ quan địa phương vào tổ chức tài chính của mình. Nếu thế, tổ chức căn bản của cơ cấu tài chính Vương phủ là các cơ quan địa phương của triều Lê như phủ, huyện. Khả năng thứ hai, Vương phủ có tổ chức cơ sở khác với tổ chức của triều Lê, và những người thuộc cơ cấu tổ chức này kiêm nhiệm chức quan triều Lê cho thuận lợi. Nếu thế, phải khảo sát cụ thể sự khác nhau về căn bản của tổ chức tài chính với phủ và huyện.

Để phân tích điều này, cần tìm hiểu xem các quan lại cấp dưới của Lục Phiên làm việc ở đâu là thích hợp. Trong “Lệ chuẩn cho những quan chức có công được thăng bổ, và định phẩm trật” của Lại thuộc, LTCLTC (tháng 11, năm thứ 3 niên hiệu Cảnh Trị) viết như sau267: “Tên các viên Câu kê Văn chứcPhó Câu kê Văn chức, hầu vua lâu ngày có công lao, chưa có chức phẩm, vậy nên bổ chức thất phẩm. Tên các viên Cai tư, Cai hợp, hầu vua lâu ngày có công lao, chưa có chức phẩm, vậy nên bổ chức bát phẩm. Các viên Thủ hợp hầu vua lâu ngày có công lao, chưa có chức phẩm, vậy nên bổ chức tùng bát phẩm... Các viên Câu kê Văn chức, Phó Câu kê, Cai hợp, Thủ hợp hầu ở các “Vương thân Trưởng doanh” lâu ngày có công lao, chưa có chức phẩm, vậy nên bổ chức cửu phẩm.”. Đoạn trích trên nhằm đưa ra ví dụ cụ thể của chính sách bổ nhiệm các chức quan triều Lê tương đương với các chức quan của Vương phủ. Phần lớn quan lại của Lục Phiên được kiêm nhiệm các chức quan của triều Lê như đoạn trích trên. Chính sách này tương tự với chính sách bổ quân nhân vào các chức quan võ của triều Lê. Biểu 7 là kết quả của chính sách như thế. Đáng chú ý là Câu kê, Phó Câu kê, Cai hợp, Thủ hợp của “Vương thân Trưởng doanh” cũng được bổ quan phẩm. Thường họ hàng của chúa Trịnh được bổ nhiệm vào chức sỹ quan chỉ huy của “Doanh (Quân doanh)”, là một đơn vị lớn của quân đội trong chính quyền Lê – Trịnh ở thế kỷ XVII268. Đoạn trích trên cho thấy các quan lại tài chính không chỉ làm việc ở Vương phủ mà còn làm việc ở các nơi đóng quân. Có một đoạn trong LTHĐ (Binh thuộc, đồn trấn binh lương) viết về quy định hành chính để cung cấp tiền lương hàng tháng cho các binh sỹ ở nơi đóng quân. Theo đó, “Thị nội thư tả của các phiên” cũng được cung cấp 330 tiền mỗi tháng. Theo hai tài liệu trên, có thể suy ra rằng ở địa phương, các quan lại cấp cao của Lục Phiên kiêm nhiệm chức chỉ huy quân đội điều hành các quan lại cấp dưới làm việc tại nơi đóng quân. Nếu thế, chức quan triều Lê của các quan lại này chỉ là hình thức, và các cơ quan địa phương của triều Lê, như là phủ, huyện v.v…, không đóng vai trò căn bản của tổ chức tài chính. Nếu xem xét về địa điểm làm việc của các quan lại này, có thể suy ra rằng những nơi đóng quân ở các địa phương đóng vai trò căn bản trong tổ chức tài chính của Vương phủ.

Nếu đơn vị căn bản của tổ chức tài chính đồng nhất với tổ chức quân sự ở địa phương như nói trên, thì cần tìm hiểu quan hệ giữa tổ chức này và các cơ quan địa phương. Đoạn của Huyện quan trong BTTV viết như sau: “Phàm các nha môn trong ngoài, trừ Viên cai đi thu thuế quý, Phụng sai đi thu thuế tô và thuế điệu và các chức Trấn thủ lưu thủ đi nã bắt trộm cướp, thì phàm có việc gì mà đến nhân dân trong bản hạt, phải đưa trình giấy thị thiếp [do nha môn cấp].”. Theo trích dẫn này, quan huyện không quản hạt được các hoạt động thu thuế do Viên caiPhụng sai thực hiện, và không tham dự được hoạt động của Trấn thủ. Viên cai đồng nghĩa với Sở cai, dùng để chỉ chức quan thu thuế từ các lộc xã. Thuế thu được nộp đến Hiệu Thu tiềnHiệu Phát tiền của các Cung, sau đó được cấp cho các quan lại. Phụng sai, nói một cách chính xác, là một khái niệm dùng để sai phái quan lại đến Trấn thủ hoặc các thuộc quan của Trấn thủ. Vì vậy, trong câu trên, “Phụng sai” chỉ những quan lại được “phụng sai”, tức là tất cả quan lại của Trấn thủ. Như đã nêu, khá nhiều quan lại cao cấp của Lục Phiên kiêm nhiệm chức chỉ huy, và các quan lại cấp dưới của địa phương làm việc ở nơi đóng quân. Do vậy, khái niệm Phụng sai bao gồm cả hai nhóm quan lại này. Câu này chỉ các quan lại của Lục Phiên và Trấn thủ thu thuế từ Nội vi tử. Quan huyện hoàn toàn bị hạn chế khỏi việc thu thuế.

Một điểm cần xem xét nữa là cơ quan nào có quyền tư pháp về việc tố tụng thu thuế. LTTĐ (hình thuộc) có một đoạn viết về điều này như sau: “Chuẩn định vào năm thứ 3 Bảo Thái (1722). Về việc Sở cai vạch tội của người dân và xã, hoặc việc người xã kêu trưng thuế bất chính, quan Phiên thông suốt trong khoảng
3 ngày, tra hỏi trong khoảng 10 ngày. Nếu (một người) không phục kêu lại, thì [quan Phiên] phải để trong khoảng 10 ngày. Tố tụng ngoài ra này không được chấp.”. Đoạn này cho biết việc quan lại của Lục Phiên giải quyết tranh chấp về thu thuế giữa Sở cai và người dân vào năm 1722. Trong thế kỷ XVII, Hộ bộ và các Phủ đã quản lý sổ sách thu thuế. Nhưng khi Lục Phiên thành lập vào năm 1718, thì quyền hạn quản lý sổ sách thu thuế được chuyển đến Lục Phiên. Quyền tư pháp về tố tụng thu thuế cũng được chuyển sang cho Lục Phiên. Điều này có nghĩa Lục Phiên không chỉ quản hạt thu thuế mà còn có quyền tư pháp về các tranh chấp trong việc thu thuế. Như thế, cơ quan của triều Lê hoàn toàn bị loại khỏi cơ cấu tài chính ở địa phương. Theo kết quả này, nơi đóng quân trở thành một phần tổ chức tài chính của Vương phủ trong chính quyền Lê – Trịnh.

Kết luận

Đặc trưng của chính quyền Lê – Trịnh là tồn tại song song hai chế độ trong một chính quyền. Chính quyền này vừa kế thừa chế độ triều Lê của thế kỷ XV vừa hình thành một tổ chức khác là Vương phủ. Qua việc phân tích Lục Phiên, báo cáo này đã khảo sát việc Vương phủ tổ chức cơ cấu tài chính như thế nào trong tình hình này.

Trước hết, Lục Phiên đối với Lục Bộ giống như Lại phiên – Lại bộ, trong đó các phiên thừa nhiệm việc làm của các Bộ. Nhưng, đồng thời các phiên có tổ chức thu thuế theo khu vực thu thuế của mình, nên cũng có chức năng của một tổ chức tài chính. Vì vậy, chức năng của Lục Phiên khác nhiều so với Lục Bộ. Hơn nữa, khá nhiều quan lại cao cấp của Lục Phiên kiêm nhiệm chức chỉ huy quân đội, và trong nhóm quan lại này, tỷ lệ hoạn quan rất cao. Đặc biệt, phần lớn thuế thu của Nội vi tử là thu nhập chủ yếu của Vương phủ, được hoạn quan quản lý. Các hoạn quan cao cấp này kiêm nhiệm chức chỉ huy quân đội và quản lý các quan lại cấp dưới cũng thuộc Lục Phiên tại nơi đóng quân. Vì vậy, nơi đóng quân ở các địa phương cũng đóng vai trò là căn bản tổ chức của bộ máy tài chính cho Vương phủ.

Có lẽ, nguyên nhân khiến chính quyền Lê – Trịnh hình thành tổ chức như thế này là vì chúa Trịnh đã xây dựng bộ máy tài chính của riêng nhà Trịnh trên cơ sở lợi dụng cơ cấu quân sự. Đương thời, chế độ quân sự của triều Lê đã hoàn toàn đổ nát. Theo nhận định này thì bộ máy tài chính và cơ cấu quân sự hợp làm một, nên nơi đóng quân có hai tính chất vừa là căn cứ giữ trật tự và vừa là đơn vị căn bản của tổ chức thu thuế. Trong báo cáo trước, tôi đã phân tích về hoạt động của quân nhân và binh sỹ trong thế kỷ XVII, và cho rằng ở địa phương những người này đã thành lập cơ quan cho mình269. Một nguyên nhân của hiện tượng này là do bộ máy tổ chức như đã nêu trong báo cáo này. Ngoài ra, bộ máy tổ chức này cho phép giải thích hoạt động tích cực của hoạn quan trong hai lĩnh vực tài chính và quân sự. Vì cơ cấu tài chính và cơ cấu quân sự đã kết hợp làm một, nên tất nhiên hoạn quan trong bộ máy này làm việc cả hai. Ví dụ, Hoàng Ngũ Phúc, một hoạn quan cuối thế kỷ XVIII, cũng vốn làm việc ở Hình phiên, sau đó được bổ vào chức sỹ quan chỉ huy270.

Nhưng vấn đề quan trọng nhất là tại sao trong chính quyền Lê – Trịnh, hoạt động của hoạn quan lại rộng lớn như thế. Như ý kiến của Hasuda, hoạt động của hoạn quan trong chính quyền Lê – Trịnh giống với triều Minh. Nhưng có điểm rất khác nhau với triều Minh là Vương phủ vốn không phân biệt rõ “Nội đình” và “Ngoại triều”. Có lẽ, để khảo sát điều này phải suy xét rằng hoạn quan của chính quyền Lê – Trịnh hoạt động ở cả bộ máy tài chính và quân sự, mà cả hai bên đều được chúa Trịnh tự tổ chức bên ngoài chế độ của triều Lê. Việc chúa Trịnh thành lập “Ngoại triều” chính thức cho mình là rất khó khăn vì hoàng đế của triều Lê còn tồn tại. Trong tình hình này, chúa Trịnh đã phóng đại tổ chức của Vương phủ và không phân biệt “Nội đình” và “Ngoại triều”. Có lẽ kết quả này làm phạm vi hoạt động của hoạn quan trong Vương phủ trở nên rộng lớn.

[Biểu 1] Trưng thu hiệu của Lục cung (Tuỳ theo Hội điển, Hộ thuộc, Trưng thu hiệu)

 

Cung Tả trung

(thuộc Lại phiên)



Cung Hữu trung

(thuộc Hộ phiên)



Cung Đông

(thuộc Lễ phiên)



Cung Nam

(thuộc Binh phiên)



Cung Tây
(thuộc Hình phiên)

Cung Bắc

(thuộc Công phiên)



.

Hiệu Tả giáp trưng

Hiệu Hữu giáp trưng

Hiệu Đông giáp trưng

Hiệu Nam giáp trưng

Hiệu Tây giáp trưng

Hiệu Bắc giáp trưng

 

(Thu hiệu Thượng Phúc, Ngự Thiên)

(Thu hiệu Phu Ninh, Thái Bình)

(Thu hiệu Kim Thành, Tiên Minh)

(Thu hiệu Thiên Trường, Thiên Thi)

(Thu hiệu Phúc Lộc, Quảng Nam)

(Thu hiệu Võ Giàng, Hiệp Hoà)

 

Hiệu Tả ất trưng

Hiệu Hưu ất trưng

Hiệu Đông ất trưng

Hiệu Nam ất trưng

Hiệu Tây ất trưng

Hiệu Bắc ất trưng

 

(Thu hiệu Nam Chân, Gia Định)

(Thu hiệu Thanh Uy, Chương Đức)

(Thu hiệu Thượng Hồng, Gia Phúc)

(Thu hiệu Kiến Xương, Nghĩa Hưng)

(Thu hiệu Đương Đạo, Tam Nông)

(Thu hiệu Văn Giang, Bảo Lộc)

Tiền hiệu

Hiệu Tả thu tiền

Hiệu Hữu thu tiền

Hiệu Đông thu tiền

Hiệu Nam thu tiền

Tây thu tiền hiệu

Hiệu Bắc thu tiền

 

Hiệu Tả phát tiền

Hiệu Hữu phát tiền

Hiệu Đông phát tiền

Hiệu Nam phát tiền

Tây phát tiền hiệu

Hiệu Bắc phát tiền

Thổ sản

Hiệu Giáp ty, Hiệu Ất ty,

Hiệu Quật điệp, Hiệu Diệm lung,

Hiệu Giáp điều, Hiệu Ất liêu,

Hiệu Giáp tất, Hiệu Ất tất,

Hiệu Chú tác, Hiệu Hồng đồng

Hiệu Giáp hàm, Hiệu Ất hàm,

 

Hiệu Trúc loại, Hiệu Chức loại,

Châu Trịnh Cao, Châu Quy Hợp

Hiệu Giáp kiên, Hiệu Ất nhị,

Hiệu Giáp cẩm, Hiệu Ất cẩm

 

Hiệu Xích mật, Hiệu Bạch diêm,

 

Phủ Trấn Yên, Phủ Trà Lân

 

Hiệu Lệ chi

 

 

Hiệu Hoa ngư, Hiệu Tiên ngư

Ngoại trấn

Hiệu Cao Bằng

Hiệu Vạn Ninh

Hiệu Tuyên Quang

Hiệu Thái Nguyên

Hiệu Hưng Hoá

Hiệu Lạng Sơn

Thanh-Nghệ

Nghệ An đốc thu

Thanh Hoá đốc thu

 

 

 

 

 

 

Thanh Hoá xứ điền trang

 

 

 

 

Nghị lễ

Hiệu Thượng tiến

Hiệu phát Tư sự

Hiệu thu Tư sư

Hiệu Cung tiến

 

 

Loát hiệu

Hiệu Loát nhất

Hiệu Loát nhị

Hiệu Đông loát

Hiệu Nam loát

Hiệu Tây loát

Hiệu Bắc loát

Trí giáo phường

Nghệ An Tri giáo phường

Thanh Hoá Tri giáo phường

Hải Dương Tri giáo phường

Sơn Nam Tri giáo phường

Sơn Tây Tri giáo phường

Kinh Bắc Tri giáo phường

Cung biệu, chúa

 

Điện Thái miếu, Điện Văn miếu, Quán Trấn Vũ

Hải Dương xứ cung miếu

Điện Nam giao, Sơn Nam xứ cung miếu, Chùa Viên Quang, Chùa Thần Quang

Sơn Tây cung miếu

Kinh Bắc cung miếu,

Ngoại ra

Hiệu Chân Bình, Tích Thủ tỷ

Hiệu Nhạc Trường, Hiệu Tứ kỳ

 

 

Hiệu Nội thục phạt, Hiệu Ngoại thục phạt

Hiệu Quan phương, Tào Ngô và Ngoại quốc, Tào Hoà-phương và Bút-kê-chi

Quan khố

Tả linh quan khố

Hữu viên quan khố

Bồ Đề quan khố

Nam viên quan khố

Cầu nhiễn quan khố

Điêu diên quan khố

[Biểu 2] Danh sách của Tri phiên trong Tổng tập Thác bản, q.1-7.




Số

Năm

Họ tên

Chức vị

Xuất thân

Mẫ số thác bản




1

1663

Nguyễn Đăng Khoa

Đại thần, Phụng sai Thanh Hoá xứ Trấn thủ quan, Cai tri Bộ binh Lệnh sử nha môn, Kiêm trí An Trường phủ, Tư lễ giám Tổng thái giám các giám tư sự, Trung quân Đô đốc phủ Tả Đô đốc, Thọ quận công

Hoạn quan

3703-3704




2

1679



Tứ Tiến sỹ đệ, Thị Nội tán, Tri Binh phiên, Bồi tùng, Hình khoa Cấp sự trung

Khoa giáp

6068




3

1683

 

Vương phủ Thị hậu Hữu cơ, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Tổng thái giám, Cai quan, Thự vệ sự, Nhượng quận công

Hoạn quan

4161-4162




4

1689

Đặng Đình Tướng

Tứ Canh Tuất khoa Tiến sỹ, Tri Thuỷ sư, Lại khoa Cấp sự trung

Khoa giáp (1670)

1710-1713; 2605-2606




5

1689

Nguyễn Công Nhạc

Tứ Canh Thân khoa Đệ nhị giáp Tiến sỹ xuất thân, Tri Thị nội thứ tả Binh phiên, Hình khoa Cấp sự trung

Khoa giáp (1680)

5568-5571




6

1690

Ngô Công Triều

Đặc tiến phụ quốc đại tướng quân, Thân Võ tư vệ quân vụ sự, Tư lễ giám Tổng thái giám, Tri Hộ phiên Thị nội thư tả, Dũng quận công

Hoạn quan

714-717




7

1693

Đặng Đình Tướng

Tứ Canh Tuất khoa Đồng tiến sỹ xuất thân, Hoằng tín đại phu, Tri Thuỷ sư, Thái bộc Tự khanh

Khoa giáp (1670)

6390-6393




8

1695

Đặng Đình Tướng

Tứ Canh Tuất khoa Đồng tiến sỹ xuất thân, Tri Thuỷ sư, Bồi tùng, Thái bộc Tự khanh

Khoa giáp (1670)

6459-6462




9

1696

Nguyễn

Tư lễ giám Thiêm thái giám, Quản Kim Hộ vệ, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Thực Nghĩa hầu

Hoạn quan

3986-3989




10

1696

Đặng Đình Tướng

Tứ Canh Tuất khoa Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thân, Hoằng tín đại phu, Bồi tùng, Thái bộc Tư khanh, Tri Thuỷ sư, Thự Trung thư giám

Khoa giáp (1670)

3986-3989




11

1696

Vũ Thạnh

Tứ Ất Sửu khoa Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Bồi tùng, Lễ khoa Đô cấp sự trung

Khoa giáp (1685)

6315-6317




12

1697

Hà Tông Mục

Tứ Mầu Thìn khoa Tiến sỹ, Quý Dậu Từ mệnh Đệ nhị danh, Hoằng tín đại phu, Bồi tùng, Phụng Thiên Phủ doãn, Nội tán, Tri Thuỷ sư

Khoa giáp (1688)

6350-6353




13

1698

Hà Tông Mục

Tứ Mầu Thìn khoa Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thân, Tiến sỹ Từ mệnh Đệ nhị danh, Hoằng tín đại phu, Bồi tùng, Hồng lô Tự khanh, Tri Thuỷ sư

Khoa giáp (1688)

275-276; 289-290




14

1699

Đặng Đình Tướng

Tứ Canh Tuất khoa Đồng tiến sỹ xuất thân, Hoằng tín đại phu, Bồi tùng, Thái bộc Tự khanh, Tri Thuỷ sư, Thự Trung thư giám

Khoa giáp (1670)

5210-5213




15

1700

Đặng Đình Tướng

Quang tấn thận lộc đại phu, Bồi tùng, Cong bộ Tả thị lang, Tri Thuỷ sư, Thự Trung thư giám, Ưng Xuyên nam

Khoa giáp (1670)

1225-1228




16

1700

Đặng ….. Kiên

Phụng thị Nội điện Hiệu Lực tư, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Tư lễ giám Thiêm thái giám, Nghiệm hầu

Hoạn quan

5118-5119




17

1702

Đặng Đình Tướng

Tứ Canh Tuất khoa Đồng tiến sỹ xuất thân, Bồi tùng, Cong bộ Tả thị lang, Tri Thuỷ sư, Thự Trung thư giám, Ưng Xuyên nam

Khoa giáp (1670)

3197-3198




18

1702

Nguyễn Công Đổng

Tứ Ất Sửu khoa Tiến sỹ, Tri Thị nội thư tả Binh phiên, Bồi tùng, Hộ khoa Đô cấp sự trung

Khoa giáp (1685)

5109-5112




19

1702

Nguyễn Hành

Tứ Mầu Thìn khoa Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thân, Bồi tùng, Lại khoa Đô cấp sự trung, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên

Khoa giáp (1688)

6435-6438




20

1702

Đào Quốc Hiển

Tứ Tân Mùi khoa Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thấn, Bồi tùng, Hình khoa Cấp sự trung, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên

Khoa giáp (1688)

6435-6438




21

1703

Quách Giai

Tứ Quý Hợi khoa Thám hoa cập đệ, Bồi tùng, Lại khoa cấp sự trung, Tri Thị nội thư tả Binh phiên

Khoa giáp (1683)

3413-3414




22

1704

Nguyễn

Nội giảng, Tri Thị nội thư tả Binh phiên, Sơn Nam đào Giám sát ngự sử

 

2319-2322




23

1704

Đào Hoàng Thực

Tứ Tiến sỹ đệ, Thanh Hoá đào Giám sát ngự sử, Nội tán, Tri Thuỷ sư

Khoa giáp (1697)

4199-4200




24

1706

Trương Công

Tứ Ất Sửu khoa Tiến sỹ, Bồi tùng, Hồng lô Tự khanh, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên

Khoa giáp (1685)

6439-6442




25

1711

Lê Anh Tuấn

Tứ Giáp Tuất khoa Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thân, Hoằng tín đại phu, Bồi tùng, Thái bộc Tự khanh, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên

Khoa giáp (1694)

5576-5579




26

1713

Nguyễn

Tứ Mầu Thìn khoa Tiến sỹ, Bồi tùng, Phụng Thiên Phủ doãn, Tri Thị nội thư tả Binh phiên

Khoa giáp (1688)

1462-1465; 1466-1469




27

1715

Nguyễn

Bồi tùng, Hồng lô Tự khanh, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên

 

5855-5858




28

1716

Nguyễn Hiệu

Bồi tùng, Hồng lô Tự khanh, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên

Khoa giáp (1700)

2752-2755




29

1718

Phạm Công Trân

Tri Công tượng Tả Tượng cơ, Nam cung, Cai quan, Tri Thị nội thư tả Binh phiên, Thị Nội giám Tư lễ giám Tổng thái giám, Thự vệ sự, Tắc quận công

Hoạn quan

452-455




30

1718

Nguyễn Thế Nho

Tri Thị nội thư tả Lại phiên, Tri Công tượng Tiền tượng cơ, Phó cai quan, Thị Nội giám Tứ lễ giám Tồng thái giám, Thự vệ sự, Quán quận công

Hoạn quan

5370-5371




31

1726

Bùi Nhân Hữu

Tây cung, Thị hậu Nhuệ Trung đội Phó thủ hiệu, Kiêm Tri Hình phiên, Tư lễ giám Thiêm thái giám, Tình Diễm hầu

Hoạn quan

6488-6489




32

1727

Nguyễn Thái Thưởng

Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Thị Nội giám, Đặt Vĩnh hầu

Hoạn quan

2343-2344




33

1734

Bạch Phấn Ưng

Tứ Giáp Thìn khoa Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thân, Hàn Lâm viện Đãi chế, Tri Hình phiên

Khoa giáp (1724)

4209-4210




34

1734

Nguyễn Đình Luân

Cửu tiên tả cung, Tri Thị nôi thư tả Hộ phiên, Quang lộc Tự khanh

 

1471-1474




35

1736

Nguyên Trác Luân

Hàn lâm viện Đãi chế, Tri Thị nội thư tả Hình phiên

Khoa giáp (1721)

4553-4555




36

1736

Nguyễn Vĩ

Đề hình giám sát ngự sử, Tri Thị nội thư tả Binh phiên

Khoa giáp (1727)

4553-4555




37

1737

Trần

Tứ Quý Sửu khoa Tiến sỹ, Tri Thị nội thư tả Hình phiên, Chiêu hoà quán Tư huấn

Khoa giáp (1733)

824-827




38

1737

Nguyễn Đình Luân

Phụng quản Cửu tiên tả cung, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Quang lộc Tự khanh

 

867-870; 3274-3275




39

1737

Nguyễn Trác Luân

Tân Sửu khoa Tiến sỹ, Hàn lâm viện Đãi chế, Tri Thị nội thư tả Hình phiên

Khoa giáp (1721)

3423-3424




40

1737

Nguyễn Thành Châu

Thị Tây cung, Tri Thị nội thư tả Hình phiên, Phó Thủ hiệu, Phó Cai quan, Tri Công tượng Tả tượng cơ, Thị Nội giám Tư lễ giám Tổng thái giám, Tham đốc, Quỹ quận công

Hoạn quan

3518-3520; 3529-3532; 3535-3536




41

1744

Đỗ Nguyễn Thuỵ

Thị Bắc cung, Tri Thị nội thư tả Công phiên, Chính Thủ hiệu, Thị hậu vệ Tả thuỷ cơ Cai cơ quan, Thị Nội giám Tư lễ giám Tổng thái giám, Đô đốc phủ Đô đốc đồng tri, Cơ quận công

Hoạn quan

2453-2454




42

1761

Vũ Miễn

Tứ Mậu Thìn khoa Tiến sỹ, Nhập thị Thiêm sai Tri Thị nội thư tả Lễ phiên, Sơn Tây đào Giám sát ngự sử

Khoa giáp (1748)

6342




43

1763

 

Cẩn sự lang, Hàn lâm viện Hiệu thảo, Thiêm sai Tri Thị nội thư tả Binh phiên

 

952-953




44

1767

Vũ Miễn

Tứ Mậu Thìn khoa Tiến sỹ, Nhập thị Thiêm sai Tri Thị nội thư tả Lễ phiên, Hành Binh bộ Hữu thị lang, Nhập thị Bồi tùng, kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp, Hàn lâm viện Thị thư

Khoa giáp (1748)

3148-3149




45

1687

Nguyễn Thưởng

Giáp Tuất khoa Tiến sỹ đệ, Thiêm sai Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Hàn lâm viện Thị giảng thị sinh, Khánh…..bá

Khoá giáp (1754)

4220-4223




46

1771

Phạm Huy Đĩnh

Suy trung Tuyên lực công thần, Phụng sai Diêu lãnh Thái Nguyên xứ Trấn thú, Kiêm Đề lãnh Tư thành quân vụ sự, Chính Thủ hiệu, Trung thắng, Tiền dực đẳng cơ Cai cơ quan, Thiêm quản Thị hậu Trung hậu tả thuyền, Phụng sai Thị trù nội thuỷ đẳng đội, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Kiêm Nội sai Ngũ phủ phủ liệu Tư lễ giám, Đặc tiến phụ quốc đại tướng quân, Đô đốc phủ Tả đô đốc, Thái phó, Thiều quận công

Hoạn quan

1000-1003




47

1771

Phan Lê Phiên

Tứ Đinh Sửu khoa Đệ tam giáp Đồng tiến sỹ xuất thân, Thiều tuấn, Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Nhập thị Thiêm sai Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Đông các Đại học sỹ, Kiêm Quốc tử giám Tư nghiệp Quốc sử soạn tu, Tư Xuyên bác

Khoa giáp (1757)

1000-1003; 1052-1053; 1054-1055




48

1772

Phạm Huy Đĩnh

Đặc tiến phụ quốc đại tướng quân, Suy trung Tuyên lực Tráng liệt công thần, Phụng sai Diêu lãnh Thái Nguyên xứ Trấn thú, Kiêm Đề lãnh Tư thành quân vụ sự, Chính Thủ hiệu, Trung thắng, Tiền dực đẳng doanh cơ Trưởng doanh quan, Thiêm quản Thị hậu Thị trù, Nội thuỷ, Trung hậu, Tả trạch, Ưu đẳng đội thuyền, Nội sai Ngũ phủ phủ liệu, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Tư lễ giám, Trung quân Đô đốc phủ Tả đô đốc, Thái tể, Thiều quận công

Hoạn quan

3269-3271




49

1773

Nguyễn Đình Huấn

Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Phụng sai Phụ tá Chính đề lãnh Tư thành quân vụ sự, Chính thủ hiệu, Hậu Khuông cơ Cai cơ quan, Tri Thị nội thư tả Lại phiên, Chiêu Nghị Tướng quân, Thiếu bảo, Huấn Trung hầu

Hoạn quan

2502, 2504; 2503, 2505




50

1773

Nguyễn Đình Huấn

Phụng sai Phụ tá Chính đề lãnh Tư thành quân vụ sự, Kiêm Sơn Tây xứ Trấn thú, Chính thủ hiệu Hậu cự, Thiêm quản Thị hậu Trung hậu, Hữu kình hạm đẳng cơ đội thuyền, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Tả nạp ngôn, Thiếu phó, Huấn Trung hầu, Trụ quốc, Thương giai

Hoạn quan

2875




51

1775

Nguyễn Đình Huấn

Đặc tiến phụ quốc đại tướng quân, Thị Hữu trung cung, Phụng sai Nội điện Phụ tá, Chính đề lãnh Tư thành quân vụ sự, Kiêm Sơn Tây xứ Trấn thú, Trung hùng quân doanh Trưởng doanh quan, Thiêm quản Tiền dực, Trung uy, Hậu uy, Trung hậu, Khuông hữu đẳng cơ đội thuyền, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Thư phủ sự, Tây quân Đô đốc, Thái tể, Huấn quận công, Thương trụ quốc, Thương trật

Hoạn quan

2499-2500, 2513




52

17780

Trần Xuân Huy

Thị Hữu trung cung, Phụng sai Bảo dượng Vương tử, Chính thủ hiệu, Trung hùng cơ Cai cơ quan, Phụng sai Thị trù, Nội thuỷ đẳng đội, Tri Thị nội thư tả Hộ phiên, Phụng sai Cai tào, Tri Bảo tỉ hiệu, Cúng tiến hiệu, Thị Nội giám Tư lễ giám Tổng thái giám, Đô đốc phủ Tả đô đốc, Thái phó, Bạt quận công

Hoạn quan

2805




53

1783

Phạm Nguyễn Du

Tứ Kỷ Hợi khoa Đệ nhi giáp Tiến sỹ xuất thân, Nhập thị Thiêm sai Tri Công phiên, Đông các Hiệu thư

Khoa giáp (1779)

684-687





tải về 2.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương