PhÇn 2 PhÇn c¸c b¸o c¸o



tải về 2.63 Mb.
trang11/24
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích2.63 Mb.
#18788
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24



Bé M¸Y TµI CHÝNH
CñA CHÝNH QUYÒN L£ – TRÞNH THÕ Kû XVIII
QUA VIÖC PH¢N TÝCH “LôC PHI£N” TRONG V¦¥NG PHñ

U



KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA

TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM TRUYEÀN THOÁNG





eda Shinya*


Mở đầu

Bài viết này khảo sát cơ cấu tổ chức của chính quyền Lê – Trịnh thế kỷ XVIII qua việc phân tích quan chế của “Lục Phiên” trong Vương phủ. Triều Lê ra đời vào thế kỷ XV, sau khoảng 1 thế kỷ, đã bị Mạc Đăng Dung chiếm ngôi năm 1527. Nhưng ít lâu sau, năm 1533, Nguyễn Kim đã lập con trai của Lê Chiêu Tông lên ngôi hoàng đế ở một vùng núi của Lào. Sau đó, để đối phó với triều Mạc đang có ảnh hưởng lớn đến cả vùng đồng bằng sông Hồng lúc đó, Nguyễn Kim tiến công vào Thanh Hoá, Nghệ An. Nguyễn Kim mất năm 1545, quân đội ông chỉ huy được con rể là Trịnh Kiểm đảm nhận thay. Từ đó trở đi, họ Trịnh tiếp quản lực lượng ấy. Trong năm 1592, Trịnh Tùng lấy lại vùng đồng bằng sông Hồng từ tay triều Mạc, sau đó, họ Trịnh cai trị miền Bắc khoảng 2 thế kỷ. Thời Lê Trung hưng, hoàng đế được lên ngôi theo nghi lễ, nhưng quyền lực thực chất lại nằm trong tay chúa Trịnh. Đặc biệt, từ khi Trịnh Tùng nhận tước vương và mở Vương phủ vào năm 1599, chúa Trịnh đã hoàn toàn nắm thực quyền chính trị.

Khi phân tích chính quyền Lê – Trịnh, cần chú ý đến quan điểm của Sakurai Yumio, nhà nghiên cứu lịch sử làng xã Việt Nam241. Tác giả này cho rằng, “quyền lực trung gian” ở các làng xã thuộc đồng bằng sông Hồng bắt đầu mạnh dần lên từ thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII. Nhưng Sakurai chưa giải thích được rõ ràng nội hàm của thuật ngữ “quyền lực trung gian”, vì còn chưa rõ được nhiều bộ phận trong chế độ và quan chế của chính quyền Lê – Trịnh242. Thế nên, không thể đặt lực lượng ấy vào trong bộ máy nhà nước đương thời, do không thể biết rõ ảnh hưởng của chính quyền Lê – Trịnh đến làng xã như thế nào. Các nghiên cứu về thời Lê – Trịnh đã phê phán tính chất “quân phiệt” của chính quyền họ Trịnh, và cho rằng quyền lực của chúa Trịnh nằm chủ yếu ở quân đội vùng Thanh Hoá và Nghệ An243. Nhưng các nghiên cứu này chưa chỉ ra cụ thể chính quyền Lê – Trịnh kiểm soát đồng bằng sông Hồng bằng bộ máy nhà nước nào. Vì vậy, nguyên nhân trực tiếp của sự thay đổi ở làng xã vào thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII không rõ ràng. Về mặt chính trị của chính quyền Lê – Trịnh, nhà nghiên cứu Nhật Bản Wada Masahiko đã phê phán vai trò của hoạn quan trong lĩnh vực tài chính và quân sự. Thêm vào đó, theo một tác giả khác là Hasuda Takashi, có một hoạn quan đã tham gia vào quan hệ thương mại Việt – Nhật244. Cả hai đều nhấn mạnh vai trò của hoạn quan. Nhưng cả hai chỉ đưa ra các sự kiện riêng lẻ về hoạn quan chứ chưa khảo sát được toàn cảnh lúc đó. Vì tài liệu về chế độ và tổ chức chính quyền Lê – Trịnh còn quá ít ỏi nên chưa cho phép ta hiểu đầy đủ về vị trí của hoạn quan trong bộ máy nhà nước đương thời.

Vào những năm gần đây, tình hình tài liệu đã thay đổi nhiều, đặc biệt là bộ Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm (TTTBVKHN)245 đã được xuất bản, nên việc sử dụng các tài liệu thác bản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm trở nên thuận lợi hơn. Quan chế chính quyền Lê – Trịnh gồm hai hệ quan chức, một được kế thừa từ Lê sơ và một được bổ sung từ cơ chế quan chức Vương phủ của chúa Trịnh. Đặc trưng của tổ chức này là các quan lại đương thời kiêm nhiệm chức quan của cả hai bên. Nhưng phần lớn quan chức triều đình Lê chỉ là chức quan trên danh nghĩa chứ không nắm thực quyền, mà thực quyền nằm trong tay phủ chúa Trịnh. Mặt khác, chức vụ cụ thể của phần lớn quan chức Vương phủ không rõ. Vì vậy, không thể biết rõ một người có hai chức quan làm việc như thế nào. Nhưng một phần thác bản văn trong TTTBVKHN đã ghi tước vị chi tiết và chức năng của quan lại thời bấy giờ, khiến chúng ta có thể biết rõ hơn khi tham khảo tài liệu về chế độ, ví dụ Lịch triều hiến chương loại chí (LTHCLC), Lê triều chiếu lịnh thiện chính (LTCLTC), và Lê triều hội điển (LTHĐ)246... Báo cáo này giải thích bộ máy tài chính của Vương phủ dựa trên các tài liệu nói trên, từ đó hiểu rõ thêm những chế độ đã chi phối đồng bằng sông Hồng lúc đó.



1. Chức vụ và tổ chức của Lục Phiên

Trước hết, tôi phải giải thích chức vụ và tổ chức của “Phiên” trong Vương phủ. Từ thế kỷ XVII, Vương phủ có 3 phiên, tức là Hộ phiên, Binh phiênThuỷ sư phiên. Vào năm 1718, Trịnh Cương chia thành Lại phiên, Hộ phiên, Lễ phiên, Binh phiên, Hình phiênCông phiên, tức Lục Phiên. LTHCLC viết về chức vụ và các quan lại đó như sau: “Trong đời Vĩnh Thịnh [1705 – 1720] của Lê Dụ Tông, bắt đầu đặt quan Lục Phiên. Theo quan chế cũ thời Trung hưng chỉ có ba phiên: Binh, Hộ và Thuỷ sư, tổng số thần lại hơn 100 người, giờ đây đặt thành sáu phiên: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công cho thuộc về (các cung) Tả trung, Hữu trung, Đông, Tây, Nam, Bắc và gọi là Lục Cung. Phàm những việc tiền tài, thuế khoá, việc quân, việc dân ở trong cung cùng ở bốn trấn, hai xứ Thanh – Nghệ, các trấn ngoại, đều thuộc cả về các phiên ty. Sai quan văn đến Tri phiên, nội thần và các văn thuộc được bổ sung chức Phó tri phiênThiêm tri phiên, thuộc lại ở mỗi phiên có 60 người. Chức vụ Lục Phiên nhiều và trọng yếu, chuyên hết mọi việc của Lục Bộ”247.

Từ đoạn này, có thể hiểu là sau khi ba phiên được tổ chức lại thành sáu phiên, thì chức vụ của Lục Bộ được Lục Phiên chấp thuận, và quan lại cao cấp của Lục Phiên gồm các chức Tri phiên, Phó Tri phiên, Thiêm Tri phiên..., được bổ nhiệm cho các quan văn, hoạn quan, văn thuộc (gia thần của chúa Trịnh). Cả tác giả Sakurai lẫn tác giả Lê Kim Ngân đều nhất trí rằng các cơ quan triều đình Lê đã mất thực quyền sau khi thành lập Lục Phiên248. Nhưng Sakurai đối lập với Lê Kim Ngân về quan hệ giữa Lục Phiên và Lục Cung, thế nên cần phải khảo sát hai quan điểm này để hiểu cho rõ về tổ chức tài chính của Vương phủ.

Lục Cung là tập hợp của các Hiệu Trưng thu, mỗi Cung có khoảng 15 Hiệu Trưng thu (xem biểu 1). Các Hiệu Trưng thu có chức năng khác nhau. Hiệu Giáp trưng và Hiệu Ất trưng của các Cung là Hiệu Trưng thu để thu thuế từ Nội vi tử, các Hiệu này có hai Thu hiệu ở địa phương. Hiệu Thu tiền và Hiệu Phát tiền của các Cung là cơ quan thu thuế từ các Lộc xã để cấp lương bổng cho quan lại249. Ngoài ra, các Cung có các loại Hiệu Trưng thu để thu thuế từ Ngoại trấn, thu các thổ sản, thu thuế từ các cơ quan tôn giáo và các phường, và thu thuế tồn đọng... Nói tóm lại, Lục Cung là tên của nhóm cơ quan thu thuế. Ở đây, các loại thuế được chia làm sáu phần.

Theo Sakurai, Lục Phiên của Vương phủ tương đương Lục Bộ ở triều đình Lê. Vì vậy việc tài chính của Hộ bộ được chuyển cho Hộ phiên, và tất cả Lục Cung đều thuộc phạm vi quyền hạn của Hộ phiên. Trường hợp này, Lục Cung là tổ chức cấp dưới của Hộ phiên250. Nhưng theo Lê Kim Ngân, thì mỗi Phiên quản lý một Cung về mặt thu thuế, Lại phiên quản lý Cung Tả trung, Hộ phiên quản lý Cung Hữu trung, Lễ phiên quản lý Cung Đông, Binh phiên quản lý Cung Nam, Hình phiên quản lý Cung Tây, và Công phiên quản lý Cung Bắc. Về mặt chi tiêu, Hộ phiên cho phép các phiên làm251. Trường hợp này, chức năng của Lục Phiên rất phức tạp. Nếu theo Lê Kim Ngân, Lục Phiên làm việc của Lục Bộ, hơn nữa lại làm việc tài chính.

Có thể xem xét Bách ty Thứ vụ (BTTV)252 để phân tích cả hai quan điểm. Tài liệu này viết về chức năng của các cơ quan vào năm 1751. Ví dụ, tài liệu này viết về việc làm của Công bộ và Công phiên như sau:

Công bộ: “Chức vụ của Công bộ là tra khám, xét lại những vụ kiện tụng do Công phiên đã xử, cùng đảm nhiệm các công việc chế tạo các vật ban thưởng; tất cả đều chiếu theo điều lệ phụng hành”.

Công phiên: “Chức vụ của Công phiên là coi giữ sổ sách về thể lệ thuế ruộng thuế sưu thuộc phạm vi Cung của Phiên mình. Tức như có sự tăng giảm cùng miễn trừ ngạch thuế đinh thuế điền cũ, hoặc do phụng chỉ hoặc do công nghị, Công phiên đều phải kê khai mọi việc cho đầy đủ rồi dùng ấn của Phiên mình đóng vào, đem nộp tại Công điếm. Công phiên phải tra xét, so sánh cho chính xác đích thực mới có thể đề phòng sự lầm lẫn. Về các cơ – xưởng công, thuyền công cùng bánh xe gỗ, bản in bằng gỗ, bàn làm sẵn, bàn làm sơ, và cỏ bồng, giáo mác, cánh cửa, cột nhà mọi hạng, Công phiên phải thẩm lượng, chiếu số dùng hàng năm xem mới cũ, chất gỗ bền mục thế nào; nếu như không thể tu sửa, không thể chèo chống được, thì Công phiên phải chiếu lệ thiết kế riêng biệt từng chiếc thuyền, từng mái chèo. Ngoài ra, hễ có việc gì liên quan tới công tác, Công phiên đều phải nhất nhất chuẩn bị, đợi có việc sửa chữa chắp vá, thì tức khắc làm liền, mỗi việc đều phải làm cho bền bỉ chắc chắn. Công phiên cũng coi việc cấp phát (ruộng đất) thuộc phạm vi Cung của Phiên mình. Những quan chức nhỏ thuộc Công phiên xếp đặt cho đủ các nhiêu – phu và tra vấn việc từ tụng cùng các việc, đều chiếu tuân điều lệ phụng hành”.

Theo đoạn trên, việc làm của Công bộ bị Công phiên tước đoạt, và Công bộ trở thành cơ quan giám sát Công phiên. Mặt khác, Công phiên không phải chỉ làm việc của Công bộ mà còn làm nhiều việc như quản lý sổ sách về thể lệ thuế ruộng thuế sưu, cấp phát ruộng đất cho quan lại, xét xử tố tụng... Theo BTTV, các Phiên khác cũng vừa làm việc của Lục Bộ vừa làm việc tài chính và tư pháp như Công phiên. Thêm nữa, sự kiện tháng 11, năm Bảo Thái thứ 6 (1725) trong Đại Việt sử ký toàn thư tục biên được chép như sau: “Công bộ Tả thị lang Tô Thế Huy bị biếm chức đến Công bộ Hữu thị lang, và Phạm Công Dung bị biếm chức đến Hàn lâm viện Thừa chỉ. Trước đây, trưng thu của các Hiệu đã bị xâm giấu thuế lương nhiều. Vương (Trịnh Cương) đã lệnh Công phiên tính toán và cầm được hoàn toàn tình trạng đó, cho (quan lại của Công phiên) bổ lên và cho thưởng. Nhưng sau đó, người xâm giấu đã khuất lý rồi mà cố gắng biện bác trong xét lại của Công bộ, Tô Thế Huy và các quan lại khẳng định chủ trương của họ. (Trịnh Cương) lệnh cho Trương Công Khải và các quan lại xét lại. Tô Thế Huy và Phạm Công Dung bị biếm chức, vì có quyền nên được phạt nhẹ.”. Theo đoạn này, đầu tiên Trịnh Cương ra lệnh cho Công phiên kiểm tra hành động bất chính của Hiệu Trưng thu. Nhưng quan xét lại của Công bộ đã không công chính, nên Trịnh Cương phải ra lệnh cho Trương Công Khải kiểm tra lại và phạt Tô Thế Huy và Phạm Công Dung. Nếu theo Sakurai cho rằng Lục Cung là tổ chức cấp dưới của Hộ phiên, thì việc Trịnh Cương ra lệnh cho Công phiên kiểm tra sự bất chính của Hiệu Trưng thu rõ ràng là bất hợp lý. Theo BTTV, Công phiên giữ sổ sách về thể lệ thuế của ruộng thuế, nên Trịnh Cương ra lệnh kiểm tra cho Công phiên. Việc Công bộ xét lại việc làm của Công phiên cũng hợp với BTTV. Thêm nữa, một thác bản N.3616 – 3617 trong TTTBVKHN viết về việc quyên góp ruộng đất của Dương Thị Tùng ở xã Phương Lan như sau: “Năm kia (1783), (xã Phương Lan) bị Công phiên đăng ký sai khoảng 3 mẫu quan điền của xã Văn Lan như là quan điền của xã này. Hàng ngày (chúng tôi) kêu cầu đến Vương phủ, mà Phủ liêu quan thừa nhận và quyết định đăng ký lại ruộng đất này như là của xã Văn Lan, nên gửi quyết định đến Công phiên và cho sửa bộ tịch, gửi quyết định đến Hộ phiên và cho biết. (Phí cho việc này) nhiều lắm mà chưa chia tiền phụ đảm được”. Trong đoạn này, quyết định đầu tiên quan điền thuộc xã nào không thuộc Hộ phiên mà là Công phiên. Chỉ thị cải biên sổ sách của Phủ liên quan cũng được gửi đến Công phiên, còn Hộ phiên chỉ thừa nhận thông cáo của Phủ liêu quan thôi.

Các tài liệu trên cho thấy, rõ ràng các Phiên ngoài Hộ phiên cũng tham dự việc tài chính như quản lý sổ sách và quyết định sổ thuế... Việc mỗi Cung thuộc mỗi Phiên theo quan điểm của Lê Kim Ngân có thể chấp nhận được, còn quan điểm của Sakurai có vẻ không hợp lý. Thêm nữa, những nghiên cứu về cơ cấu của Lục Cung cho phép nói rằng quan điểm Lục Phiên và Lục Cung là 2 cơ quan khác nhau là không chính xác. Ví dụ, Công thuộc của LTHĐ viết về những người phụ trách của Hiệu Trưng thu trong Cung Bắc như sau: Thu hiệu Văn Giang được 2 người Tri Công phiên phụ trách, Thu hiệu Võ Giang được 2 người Phó tri Công phiên phụ trách, Thu hiệu Hiệp Hoà được 2 người Thiêm tri Công phiên phụ trách, và mỗi Hiệu Bắc giáp trưng và Hiệu Bắc ất trưng được 1 người Nội sai quan (hoạn quan) và 1 người Câu kê phụ trách253. Thêm nữa, 2 người Tri Công phiên cũng đồng thời là người phụ trách của Hiệu Bắc Phát tiền, 2 người Phó tri Công phiên cũng phụ trách việc của Hiệu Bắc Thu tiền. Như vậy, các Hiệu chủ yếu của Cung Bắc được quan lại của Công phiên phụ trách, nên sự phân biệt giữa Công phiên và Cung Bắc là không rõ ràng. Do vậy, sẽ phù hợp nếu cho rằng Công phiên và Cung Bắc là một. Điều này sẽ được trình bày rõ ràng hơn trong mục sau, vì tất cả các quan lại làm việc ở Lục Cung đều có chức quan ở Lục Phiên, nhưng Lục Cung lại không có chức quan cho mình.

Tóm lại, Lục Phiên là một cơ cấu tài chính được chia thành 6 khu vực, và cố định mục đích chi tiêu (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) cho mỗi khu vực. Lục Cung là tên của một bộ phận làm việc thu thuế và cấp lương bổng cho quan lại trong Lục Phiên. Vì vậy, Lục Phiên vừa làm việc của Lục Bộ, vừa thu thuế từ khu vực mình để duy trì việc làm của các Phiên254. Nhưng phải chú ý là Lục Phiên không thừa nhiệm tất cả việc làm của Lục Bộ. Đặc biệt, Thượng thư, Tả thị lang, Hữu thị lang trong Lục Bộ có quyền tham dự quyết định chính sách, nhưng quyền này đã được chuyển đến Vương phủ bằng những quan lại kiêm nhiệm các chức quan Tham tụng, Bồi tụng trong thế kỷ XVII255. Khi Lục Phiên được thành lập vào năm 1718, việc làm của Lục Bộ chỉ là thuần tuý hành chính. Hơn nữa vào thế kỷ XVII, Vương phủ điều hành Hộ phiên, Binh phiên, và Thuỷ sư phiên, và phần lớn chức vụ tài chính và quân sự cũng đã được chuyển đến Vương phủ. Lục Phiên thừa nhiệm từ Lục Bộ các chức vụ hành chính này, nhưng không được quyền tham dự vào việc quyết định chính sách. Do vậy, chức năng cơ bản của Lục Phiên là cơ quan hành chính, không thể được xem tương đương với Lục Bộ của triều đình.

2. Hoạt động của hoạn quan trong Phiên

Mục trên đã trình bày về cơ cấu của Lục Phiên. Trong mục này, tôi sẽ đưa ra những nghiên cứu về những người làm việc trong Lục Phiên. Các tác giả Wada và Hasuda đã nêu tầm quan trọng của hoạn quan trong chính quyền Lê – Trịnh như đã nói ở trên. Nhưng vị trí của hoạn quan trong tổ chức tài chính của Vương phủ chưa được trình bày cụ thể.

Trước hết, tôi xin giải thích về các chức quan chủ yếu của Lục Phiên. Như mục 1 đã trình bày, Lục Phiên được cấu thành bởi các chức quan như Tri phiên, Phó tri phiên, Thiêm tri phiên… và các chức quan này được bổ nhiệm cho các quan văn, hoạn quan, văn thuộc. Nhưng tên các chức quan này đều là chữ viết tắt. Các tên chức quan đầy đủ là “Tri Thị nội thư tả ...... phiên”, “Phó tri Thị nội thư tả ...... phiên” và “Thiêm tri Thị nội thư tả ...... phiên”. Tất cả tên chính thức của chức quan trong Lục Phiên đã bị lược bỏ các từ “Thị nội thư tả”. Trước từ này có từ biểu thị cấp độ trong Lục Phiên như Tri, Phó tri, Thiêm tri, Nội sai, Câu kê, Cai hợp, Thủ hợp..., và sau từ này có tên cơ quan của Phiên. Ví dụ, tên chính thức của Tri Hộ phiên là “Tri Thị nội thư tả Hộ phiên”. Vậy tức là Lục Phiên được cấu thành bằng các quan lại “Thị nội thư tả”. Nhưng các tài liệu được biên soạn không viết về Lục Phiên nhiều, nên khó có thể hiểu một cách rõ ràng về cơ cấu của Lục Phiên. Vì vậy mục này sẽ thông qua trích dẫn về các quan lại làm việc trong Lục Phiên từ các thác bản của TTTBVKHN để phân tích đặc trưng quan lại của Lục Phiên.

Các biểu 2, 3, 4 là trích dẫn về danh mục các chức quan cao cấp của Lục Phiên phụ trách Hiệu Trưng thu chủ yếu như Tri phiên, Phó tri phiên, Thiêm tri phiên, Nội sai, Câu kê trong mục Công thuộc của LTHĐ. Trong các biểu này, nguồn gốc xuất thân của quan lại cho biết rất rõ về các quan lại, như xuất thân từ khoa giáp hay hoạn quan...256. Năm đăng khoa cũng được viết trong cột xuất thân của biểu này. Trước hết, cần xác nhận về mối quan hệ giữa Lục Phiên và Lục Cung theo quan điểm ở mục 1. Từ năm 1718 là năm thành lập Lục Phiên trở đi, bắt đầu xuất hiện các từ chỉ việc làm ở Lục Cung, chẳng hạn như “Thị Tả trung cung (hầu Cung Tả trung)”, “Thị Nam cung (hầu Cung Nam)”… (xem biểu 2, 3). Theo các chức quan này và việc khảo sát quan hệ giữa Lục Phiên và Lục Cung, thì thấy quan hệ giữa các Phiên và các Cung có vẻ thống nhất257. Điều này xác nhận quan điểm đã nêu ra ở mục 1.

Tiếp theo, sẽ phân tích cơ cấu của Tri phiên bằng biểu 2. Vương phủ đồng thời bổ nhiệm những người xuất thân khoa giáp và xuất thân hoạn quan cho Tri phiên. Nhưng khác với thời kỳ trước năm 1718, cách sử dụng những người xuất thân khoa giáp và xuất thân hoạn quan hơi khác nhau. Thời kỳ trước năm 1718, Vương phủ có 3 phiên: Hộ phiên, Binh phiên, Thuỷ sư phiên. Biểu 2 cho thấy trước năm 1700, Vương phủ chỉ bổ nhiệm chức Tri Hộ phiên cho những người xuất thân hoạn quan. Ngược lại, những người xuất thân khoa giáp được bổ nhiệm vào các chức Tri Binh phiên Tri Thuỷ sư phiên. Nhưng từ năm 1700, tất cả các chức Tri phiên của 3 phiên đều chỉ bổ nhiệm cho những người xuất thân khoa giáp (xem biểu 2, dòng 17 – 26). Đặc biệt, vào năm 1702, Hộ phiên có hai Tri phiên xuất thân khoa giáp là Nguyễn Hành và Đào Quốc Hiển (xem biểu 2, dòng 19, 20). Nhưng đến giờ vẫn chưa kiểm chứng được nguyên nhân xu hướng này vì lượng thông tin vẫn chưa đầy đủ258. Mặt khác từ năm 1718 trở đi, mỗi Phiên có bao gồm 2 Tri phiên, trong đó có 1 người xuất thân khoa giáp và 1 người xuất thân hoạn quan. Ví dụ năm 1737, khoa giáp Nguyễn Trác Luân và hoạn quan Nguyễn Thành Châu cùng làm Tri Hình phiên (xem biểu 2, dòng 39, 40), vào năm 1771, khoa giáp Phan Lê Phiên và hoạn quan Phạm Huy Đĩnh cùng làm Tri Hộ phiên (xem biểu 2, dòng 46, 47).

Nhưng nếu xem xét kỹ hơn, có thể thấy tính chất của quan lại xuất thân khoa giáp và quan lại xuất thân hoạn quan khác nhau nhiều. Ví dụ như trường hợp những hoạn quan làm Tri phiên phần lớn đều kiêm nhiệm chức đội trưởng quân đội, đặc biệt là đội trưởng của Thị hầu (quân đội do chúa Trịnh trực tiếp quản lý được cấu thành chủ yếu từ Thanh – Nghệ, tức ưu binh). Xu hướng này mạnh hơn từ sau khi thành lập Lục Phiên. Tỷ lệ Tri phiên xuất thân hoạn quan mà cũng kiêm nhiệm chức quan của Tư lễ giám khá cao259. Ngược lại, không có Tri phiên nào xuất thân khoa giáp kiêm nhiệm chức chỉ huy quân đội. Việc khắc chức quan ở các văn bia có thể qua loa hoặc tường tận. Nhưng dù vậy thì thông tin của các văn bia cũng đủ để kết luận rằng quan điểm cho Tri phiên xuất thân khoa giáp không bao giờ kiêm nhiệm chức chỉ huy quân đội có vẻ là hợp lý. Chức quan kiêm nhiệm của người xuất thân khoa giáp thấp hơn của những người xuất thân hoạn quan260. Vả lại, trong biểu này bao gồm nhiều người xuất thân khoa giáp được bổ nhiệm chức Tri phiên sau khi thi đỗ 10 năm. Qua đó, có thể kết luận rằng chức Tri phiên chỉ giống như một sự khởi đầu trên quan lộ của họ.

Sau đây, chúng tôi sẽ phân tích cơ cấu của Phó tri phiên, Thiêm tri phiên, và Nội sai từ biểu 3. Phần lớn các chức quan này được bổ nhiệm cho hoạn quan, chưa có một người xuất thân khoa giáp nào được bổ nhiệm chức quan này. Nội sai vốn để chỉ việc sai khiến hoạn quan từ nội đình đến ngoại triều. Do vậy chức quan này được bổ nhiệm cho hoạn quan là đương nhiên261. Nhưng thực tế, chức Phó tri phiênThiêm tri phiên cũng được bổ nhiệm cho hoạn quan khá nhiều. Các hoạn quan này cũng kiêm nhiệm chức chỉ huy quân đội như Tri phiên. Phân tích cơ cấu Câu kê từ biểu 4 cho thấy kết quả khác nhau nhiều so với biểu 2, 3. Cả những người xuất thân khoa giáp lẫn những người xuất thân hoạn quan đều không được bổ nhiệm chức Câu kê. Chức này dành cho những người “Thi trung Thư toán”, tức là người thi đỗ khoa Thư toán, hoặc Sinh đồ (xem biểu 4, dòng 12, 14, 17). Khoa thư toán là quốc thi để chọn quan lại cấp dưới của chính quyền Lê – Trịnh, do đó có thể kết luận rằng chức Câu kê được bổ nhiệm cho những người thuộc giai cấp Sỹ nhân nhưng chưa đỗ khoa cử. Tổ chức của Vương phủ không chỉ bao gồm quân nhân Thanh – Nghệ mà còn có cả giai cấp Sỹ nhân. Một nửa những người Câu kê cũng kiêm nhiệm chức chỉ huy quân đội, theo đó có hai xu hướng chính là vừa làm quan tài chính và vừa làm quân nhân như hoạn quan.

Theo những xem xét về cơ cấu của Lục Phiên trên đây, cho thấy trong cơ cấu tài chính của Vương phủ, hoạn quan chiếm vị trí rất quan trọng, đúng như quan điểm của Wada và Hasuda 262. Ví dụ trong Công phiên, có thể kết luận rằng ít nhất 2 trong 4 Thu hiệu của Phó tri Công phiên, Thiêm tri Công phiên do hoạn quan phụ trách. Thêm nữa Hiệu Bắc giáp trưngHiệu Bắc ất trưng bao gồm 1 người Nội sai và 1 người Câu kê phụ trách. Do vậy, ở những cơ quan này, hoạn quan cũng chiếm vị trí quan trọng. Cho nên, phần nhiều thuế thu từ Nội vi tử được hoạn quan quản lý.

Nhưng những phân tích trên chưa cho thấy hoạn quan làm cách nào để trở thành quan lại cao cấp của Lục Phiên. Điều này rất quan trọng trong việc đánh giá phạm vi hoạt động của hoạn quan. May thay, Phạm công gia phả bi ký (N. 1456 – 1459; N. 1466 – 1469) trong TTTBVKHN có viết tường tận lý lịch của 2 người hoạn quan; đó là Tắc Trung hầu và Nhĩ Lộc hầu. Biểu 5 và 6 là tóm tắt về lý lịch của 2 người này theo các thác bản này. Các biểu này cho thấy rằng các chức quan của Tư lễ giám không liên quan đến việc làm thực tế, và họ được thăng quan do Suy ân (một loại chính sách thưởng chức quan khi vua chúa mới lên ngôi, v.v…) hoặc bằng cách nộp tiền. Các chức quan này chỉ biểu thị cấp độ hoạn quan thôi chứ không có việc làm thực chất. Việc làm thực chất được biểu thị bằng các chức quan có các từ như “Thị nội”, “Phụng cai”, “Phụng quản”... “Thị nội” là việc làm trong Vương phủ như là hầu chúa Trịnh hay làm việc trong Lục Phiên. “Phụng cai” là việc thu thuế ở một khu vực hay một địa điểm, tức là việc như quan lại tài chính của Vương phủ. “Phụng cai” xuất hiện nhiều trong biểu 5, nhưng từ năm thành lập Lục Phiên trở đi, không thấy xuất hiện từ này nữa (xem biểu 6). Nhưng điều này không phải là kết quả của việc giảm bớt tổ chức tài chính của Vương phủ. Vì theo biểu 1, các việc làm của “Phụng cai” được gộp vào các loại Hiệu Trưng thu (xem biểu 1; biểu 5, cột “Phụng cai”). Có lẽ, trong thế kỷ XVII, chức “Phụng cai” được bổ nhiệm theo kỳ cho các quan lại, sau đó được phát triển thành 1 cơ quan chính thức và ổn định là Lục Phiên. “Phụng quản” dùng để chỉ viên chỉ huy của một bộ phận quân đội. Đặc biệt, Nhĩ Lộc hầu trong biểu 6 được thăng đến chức tướng quân quản hạt khu vực đông bắc. Nói cho chính xác, vậy là vượt quá phạm vi “Phụng quản”, nhưng vẫn được ghi vào cột “Phụng quản” cho thuận tiện.

Các biểu này có thể cho thấy rằng những người xuất thân hoạn quan không chỉ đảm nhiệm các chức quan tài chính, mà còn thường kiêm nhiệm việc chỉ huy quân đội. Từ đó, có thể suy ra rằng Vương phủ sử dụng hoạn quan như là quan lại tài chính hoặc quan võ. Hoạn quan trong Vương phủ rất đông nhưng chỉ hoạn quan có đủ kinh nghiệm và có thành tích tốt mới được bổ nhiệm các chức quan cao cấp của Lục Phiên như Tri phiên, Phó tri phiên, Thiêm tri phiên. Cơ sở để Trịnh Giang thành lập Giám ban cũng như vậy263. Trước khi Trịnh Giang thành lập Giám ban, thì tổ chức Vương phủ vốn đã dựa vào hoạn quan rất nhiều.

Từ phân tích trên có thể xác định rõ phạm vi hoạt động của hoạn quan. Nhưng tại sao phần lớn quan lại tài chính của Vương phủ lại kiêm nhiệm chức chỉ huy quân đội? Mục sau đây sẽ khảo sát nguyên nhân của điều này.



tải về 2.63 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   24




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương