PHỤ LỤc văn kiện chưƠng trìNH



tải về 1.16 Mb.
trang7/10
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.16 Mb.
#2004
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10















































Phụ lục 7: Các giải pháp nhà tiêu hợp vệ sinh hộ gia đình

  1. NHÀ TIÊU CHÌM CÓ ỐNG THÔNG HƠI

Là một trong số loại nhà tiêu đơn giản được WHO đưa vào danh mục các loại nhà tiêu sử dụng trên thế giới, đặc biệt ở các vùng khó khăn và thiếu nguồn nước.

Nhà tiêu chìm có ống thông hơi là loại hình nhà tiêu đào đơn giản, song được cải tiến bằng cách lắp thêm một ống thông hơi với lưới chắn ruồi ở phía trên, có tác dụng giảm bớt ruồi nhặng và mùi hôi.





Hình 1.1. Nhà tiêu chìm có ống thông hơi

    1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo

Nhà tiêu chìm có ống thông hơi bao gồm:

- Hố chứa phân: Là hố đào sâu có thể là hình tròn hoặc hình chữ nhật.

- Nắp hố chứa phân (tấm sàn nhà tiêu): có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ hoặc có thể đúc sẵn bằng bê tông cốt thép, trên đó có một lỗ tiêu và rãnh thu nước tiểu.

- Ống thống hơi: là một bộ phận quan trọng của nhà tiêu. Nó có tác dụng làm giảm mùi hôi bên trong nhà tiêu, góp phần làm thoát nhanh hơi nước trong hố chứa phân và khống chế ruồi nhặng.

- Phần nhà tiêu bao che phía trên: có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương như tranh tre, nứa, lá (lá dừa, lá dứa…).



Nguyên lý hoạt động

Nhà tiêu chìm có ống thông hơi là loại hình nhà tiêu có một hố chứa phân, có bệ xí đặt ngay trên hố chứa phân, phân sẽ rơi thẳng xuống hố chứa, còn nước tiểu sẽ được dẫn ra ngoài bằng rãnh dẫn nước tiểu. Sau mỗi lần đi tiêu, phân sẽ được phủ kín bằng chất độn có thể là tro bếp, mùn cưa hoặc đất bột. Chất độn sẽ giúp làm khô phân, tạo môi trường không thuận lợi cho sự tồn tại của vi sinh vật gây bệnh. Việc cho thêm nhiều chất độn cũng làm cho trứng ruồi không nở được. Nước tiểu sẽ được tận dụng để tưới cây trồng sau khi được pha loãng thêm nhiều nước. Một cải tiến mới đó là ống thông hơi, có tác dụng giảm mùi hôi bên trong nhà tiêu, góp phần làm thoát nhanh hơi nước bên trong hố chứa phân và khống chế ruồi nhặng.

Cơ chế hoạt động như sau: Vì bên trong hố chứa phân bao giờ cũng nóng hơn bên ngoài, nên hơi nóng vốn nhẹ hơn sẽ bốc lên cao theo ống thông hơi thoát ra ngoài. Lượng khí trong bể bốc ra lập tức được thay thế bằng không khí mới tràn vào bể qua lỗ đi tiêu và gây nên áp lực ngăn không cho mùi hôi thối trong bể phân bốc ra ngoài theo lối này. Thêm vào đó, khi gió thổi qua đầu ống thông hơi cũng tạo nên chênh lệch về áp suất làm cho không khí trong ống bị hút ra ngoài. Ruồi nhặng có thể vào hố phân để đẻ trứng, sinh giòi rồi giòi lại phát triển thành ruồi con. Một đặc tính của họ nhà ruồi là khi vào bể phân tối, chúng có khuynh hướng bay về phía sáng nhất, đó là ống thông hơi. Tại đầu của ống thông hơi người ta đã chăng sẵn lưới hoặc một cái chụp bằng nhựa trong có đục lỗ nhỏ dưới 2mm không cho ruồi thoát ra ngoài và chúng bị chết tại đây.


    1. Ưu, nhược điểm

- Ưu điểm: Chi phí rẻ, người dân có thể tự làm lấy; cấu tạo đơn giản, dễ xây dựng, sử dụng và bảo quản; có thể sử dụng các vật liệu sẵn có tại địa phương để làm phần nhà tiêu và bể chứa phân.

- Nhược điểm: Có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đất và nước ngầm mạch nông, nước bề mặt, có thể vẫn có mùi hôi thối, thu hút ruồi nhặng và các động vật nuôi (gà, lợn, chó...); cần phải có đủ chất độn.



    1. Điều kiện áp dụng

Chỉ nên xem xét áp dụng nhà tiêu này khi:

- Hộ gia đình ở vùng nông thôn vùng đất cao như miền núi, trung du, cao nguyên có đất rộng, nơi có mực nước ngầm sâu, thường xuyên thiếu nước;

- Đảm bảo khoảng cách từ vị trí dự định làm nhà tiêu tới nguồn nước ăn uống, sinh hoạt gần nhất từ 10m trở lên.

- Không bị ngập úng, không áp dụng cho vùng đất cát, ven sông, suối, ao, hồ...

- Đảm bảo đủ chất độn.

- Không có nhu cầu tái sử dụng phân làm phân bón.



    1. Hướng dẫn xây dựng

Hố chứa phân

Lựa chọn địa điểm: hố chứa phân phải được đào ở vị trí đất cao, không ngập úng và cách nguồn nước hơn 10m. Nhà tiêu chìm có ống thông hơi thường được bố trí phía sau nhà và cuối chiều gió, nhưng phải không quá xa để thuận tiện cho việc sử dụng, đặc biệt đối với người già và trẻ em.

Hố chứa phân: là một hố được đào sâu khoảng 1500mm, đáy hình tròn đường kính 1200mm hoặc hình chữ nhật/vu kích thước 1000x1200mm. Chu vi đáy hẹp hơn chu vi miệng hố khoảng 200mm để tạo độ vát để tránh sạt lở. Ở những nơi đất có nguy cơ sạt lở cao, có thể kè thành hố bằng tre, gỗ hoặc đá chống sạt lở. Xung quanh miệng hố chứa phân thường được đắp bờ đất hoặc xây quây xung quanh cao hơn mặt đất khoảng 200-250mm để đặt nắp hố chứa phân (tấm sàn nhà tiêu), đồng thời tránh nước mưa tràn vào trong hố. Trên thành phía sau của miệng hố chứa phân phải bố trí 1 lỗ trống kích thước 100x100mm để lắp đặt ống thông hơi. Đáy hố chứa phân nằm trên mực nước ngầm ít nhất là 1,5m.

Nắp hố chứa phân (Tấm sàn nhà tiêu)

Nắp hố chứa phân: có kích thước 1640x1440mm đối với hố chứa phân hình chữ nhật, và đường kính 1400mm đối với hố hình tròn. Nắp hố chứa phân có thể làm từ các vật liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ ghép thành tấm đan đặt trên hố chứa phân hoặc bằng bê tông cốt thép đúc sẵn. Đây chính là tấm mặt sàn nhà tiêu. Các vật liệu làm mặt sàn nhà tiêu phải đảm bảo chắc chắn, chịu được tải và phải bền không bị mối mọt để tránh gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nắp hố chứa phân được làm bằng tre, phải chọn tre già, những đoạn gốc, có thể ngâm trước khi sử dụng. Tốt nhất là tre khai thác vào mùa khô để tránh mối mọt. Bên trên hố chứa phân được đổ đất và đầm cho chắc chắn. Trên mặt nền nhà tiêu (tấm đan) bố trí 1 lỗ tiêu đường kính 160mm. Khoảng cách từ tâm lỗ tiêu đến mặt tường sau và đến hai mặt tường bên tối thiểu là 350mm, cách tường trước tối thiểu 650mm, tạo rãnh nước tiểu đủ dốc để chảy ra ngoài, có ống dẫn nước tiểu vào dụng cụ chứa.

Nắp đậy lỗ tiêu: có thể được làm bằng gỗ hoặc bê tông hình tròn hoặc vuông tùy theo hình dáng của lỗ tiêu, nên có cấu tạo hình côn để khi đậy kín khít tránh mùi hôi và ruồi nhặng.

Chỗ để chân: thường được làm bằng 2 viên gạch chỉ, được đặt theo hình chữ V quay ra phía cửa. Khoảng cách giữa 2 viên gạch ở phía sau là 140mm, phía trước 210mm và cách tâm lỗ tiêu 120mm.

Rãnh thu nước tiểu: là rãnh lõm có chiều rộng 100mm, độ dốc vừa đủ để thoát hết nước tiểu ra ngoài dụng cụ chứa. Đối với mặt nền nhà tiêu bằng đất, tạo rãnh và láng bằng xi măng cát nhằm mục đích không để nước tiểu thấm xuống hố chứa phân. Đối với mặt nền bằng bê tông cốt thép đúc sẵn, phải tạo rãnh thu nước tiểu khi láng bề mặt.

Thân nhà tiêu

Nhà tiêu chìm có ống thông hơi có thể được tận dụng vật liệu có sẵn tại địa phương như tranh tre, nứa lá. Cấu tạo phần bao che phía trên bao gồm:



- Cột nhà tiêu: thường được sử dụng bằng tre hoặc gỗ, đường kính từ 90mm đến 100mm, chiều cao khoảng 2500mm cộng thêm khoảng 500mm chôn xuống đất để cố định. Cột được chôn đảm bảo đủ chắc chắn và lèn chặt để tránh nghiêng, đổ trong quá trình sử dụng.

- Vách nhà tiêu: thường được làm bằng các tấm phên tre, nứa hoặc lá dừa, lá cọ, cỏ tranh, gỗ, tấm nhựa... nhưng phải đảm bảo tránh mưa, nắng và kín đáo cho người sử dụng. Vách nhà tiêu có chiều cao tối thiểu là 1500mm tính từ mặt sàn nhà tiêu.

- Cửa ra vào: tùy theo nguyên vật liệu sử dụng làm vách. Kích thước cánh cửa rộng 600mm, chiều cao có thể bố trí bằng chiều cao của vách nhà tiêu hoặc thấp hơn khoảng 200mm để tạo độ thoáng gió ở phía trên. Cửa nhà tiêu được bố trí mở về hướng nào thuận tiện cho việc sử dụng và kín đáo.

- Mái nhà tiêu: có thể là một mái hoặc hai mái nhưng phải đảm bảo phải che được mưa nắng. Mái nhà tiêu có thể được làm bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tranh, lá (lá dứa, lá dừa), rạ, giấy dầu… và có độ dốc đảm bảo cho việc thoát nước mưa.

Ống thông hơi

Có thể dùng ống nứa, bương hoặc ống nhựa PVC có đường kính 60mm, cao hơn mái nhà tiêu tối thiểu 400mm để thoát được hơi nóng và mùi hôi ở hố chứa phân khi sử dụng nhà tiêu. Đối với ống nứa, ống bương phải chọc thủng mắt tre và không làm vỡ, dập ống nứa, bương. Một đầu ống được đặt ngay dưới sàn nhà tiêu, đưa sâu vào không gian hố chứa phân khoảng 50-70mm; đầu trên đưa cao lên trên mái nhà, đầu ống được lắp cút hình chữ T để chắn nước mưa và có lưới chắn ruồi để chặn ruồi bay ra từ hố chứa.



    1. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản

    • Trước khi bắt đầu sử dụng cần đổ một lớp tro lên đáy hố chứa phân để hút ẩm.

    • Đổ tro, mùn hoặc đất vụn phủ kín bãi phân sau mỗi lần đi tiêu.

    • Luôn đậy kín lỗ tiêu khi không sử dụng.

    • Nước tiểu được dẫn ra dụng cụ chứa để bên ngoài nhà tiêu.

    • Giấy vệ sinh sau khi sử dụng bỏ vào dụng cụ chứa có nắp đậy và được đốt bỏ thường xuyên.

    • Thường xuyên quét dọn sạch sẽ sàn nhà tiêu.

    • Khi hố chứa phân đầy (phân cách nắp hố 5 cm), lấp đầy đất vào hố chứa phân và di chuyển nắp hố chứa phân và thân nhà tiêu sang hố mới.

    • Không lấy phân tươi hoặc chưa được ủ kỹ ra để sử dụng.



Bảng dự trù nguyên vật liệu chính (cho phần sàn làm bằng bê tông)


  1. STT

    Vật liệu

    Đơn vị tính

    Số lượng

    1

    Gạch chỉ

    Viên

    100

    2

    Xi măng P300

    Kg

    30

    3

    Đá dăm 1 x 2

    m3

    0,15

    4

    Cát vàng

    m3

    0,17

    5

    Vôi củ

    Kg

    4,5

    6

    Sắt Ф 6

    Kg

    6

    7

    Ống nhựa Ф60

    m

    3

    8

    Cút nhựa Ф60

    Cái

    01

    9

    T nhựa Ф60

    Cái

    01

    10

    Thép buộc

    Kg

    0,2

    11

    Lưới chắn ruồi

    Cái

    01
    NHÀ TIÊU HAI NGĂN SINH THÁI

Nhà tiêu hai ngăn sinh thái là nhà tiêu được cải tiến từ nhà vệ sinh hai ngăn truyền thống. Nhà tiêu hai ngăn sinh thái có một ngăn sử dụng và một ngăn để ủ phân, thay đổi nhau khi đầy; có máng dẫn nước tiểu ra ngoài để cách ly với phân; có nắp đậy lỗ tiêu để tránh ruồi, muỗi và các loại côn trùng chui vào ngăn chứa phân; có ống thống hơi để tránh mùi hôi thối khi đang sử dụng.



Hình 2.2. Nhà tiêu hai ngăn sinh thái

    1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo

Nhà tiêu hai ngăn sinh thái bao gồm:

- Ngăn chứa phân: có hai ngăn chứa phân (ngăn chứa và ngăn ủ) được xây nổi trên mặt đất; mặt sau của ngăn chứa phân, mỗi ngăn có bố trí một cửa lấy phân.

- Nắp ngăn chứa phân (tấm sàn nhà tiêu): có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ hoặc có thể đúc sẵn bằng bê tông cốt thép, trên đó mỗi bên có một lỗ tiêu và rãnh thu nước tiểu.

- Phần nhà tiêu bao che phía trên: có thể được làm bằng các vật liệu sẵn có tại địa phương tranh tre, nứa, lá (lá dừa, lá dứa…).

Nguyên lý hoạt động

Nhà tiêu hai ngăn sinh thái có hai ngăn, một ngăn sử dụng, một ngăn ủ phân, thay đổi nhau khi đầy, có máng dẫn nước tiểu ra ngoài để tránh ẩm ướt. Có nắp đậy lỗ tiêu để tránh ruồi muỗi, vật nuôi chui vào ngăn chứa phân; có ống thông hơi để tránh mùi hôi thối khi đang sử dụng. Sau mỗi lần đi tiêu, chất độn phải luôn được đổ phủ kín bãi phân, giúp hút bớt nước để làm khô phân, tránh bốc mùi hôi thối thu hút ruồi nhặng. Khi phân trong ngăn thứ nhất đầy cách miệng hố phân khoảng 50mm thì dừng sử dụng, đổ thêm chất độn và đóng kín nắp lỗ tiêu để ủ. Đồng thời, chuyển sang dùng ngăn thứ hai.



    1. Ưu, nhược điểm

- Ưu điểm của loại hình nhà tiêu này là có thể diệt hết được mầm bệnh nếu sử dụng và bảo quản đúng quy cách, khô ráo, sạch sẽ, không phải dùng nước để dội, chi phí đầu tư không cao, kỹ thuật xây dựng và vận hành đơn giản; có khả năng ứng dụng khi cải tạo các nhà vệ sinh đã có; phù hợp với tập quán sử dụng phân trong nông nghiệp.

- Nhược điểm của loại hình nhà tiêu này là có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nước và đất, tuổi thọ công trình ngắn, luôn phải đảm bảo đủ chất độn (tro, mùn cưa, trấu), chỉ áp dụng được chủ yếu ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở những nơi người dân có nhu cầu sử dụng phân.



    1. Điều kiện áp dụng

Địa điểm xây dựng nhà tiêu 2 ngăn sinh thái phải đảm bảo:

- Nền đất cao, không bị ngập lụt khi mưa to.

- Phải cách nguồn nước ăn uống, sinh hoạt ít nhất 10m.

- Cách mực nước ngầm tối thiểu 1,5m.



    1. Hướng dẫn xây dựng

Ngăn chứa phân

Kích thước ngoài (bao gồm cả tường): dài 1930mm, rộng 1220mm, cao 840mm.

Nền ngăn chứa phân phải đảm bảo chắc chắn, không nứt, lún để giữ cho khô ráo, không thể đục khoét hoặc chui vào được. Có thể dùng gạch vỡ, đá dăm nhỏ 50-70mm trộn đều với cát, đầm kỹ. Loại nền này chắc chắn, áp dụng ở những nơi ẩm thấp hoặc định xây dựng kiên cố. Nếu nền đất tốt, thì đầm kỹ nền đất rồi lát gạch chỉ như lát nền nhà; miết mạch kỹ bằng vữa xi măng cát mác 75. Nền ngăn chứa cao hơn mặt đất tối thiểu 70mm để tránh nước mưa tràn vào và dễ lấy phân ra. Thành ngăn chứa phân là kết cấu chịu lực chủ yếu của nhà tiêu nên phải đạt yêu cầu vững chắc, không nứt, không thấm nước. Thành ngăn chứa xây bằng gạch nung tốt (loại 1), dùng vữa xi măng cát mác 75 và trát phẳng dày 10mm. Khi xây tường ngăn giữa hai ngăn chứa, hàng gạch trên cùng có chừa lại một lỗ (khoảng ½ viên gạch) để hai ngăn thông nhau và chỉ cần một ống thông hơi chung cho cả hai ngăn.

Cửa lấy phân: Một ngăn chứa phân có cửa lấy phân ở phía sau hoặc hai bên hông nhà vệ sinh, kích thước 250x300mm. Cửa lấy phân phải có gờ để đậy nắp được dễ dàng. Gờ được tạo bằng cách dùng ½ viên gạch lỗ, đặt đứng theo tường bể chứa, chừa lại khe bằng độ dày tấm cửa. Đổ tấm cửa lấy phân bằng xi măng lưới thép, dày khoảng 30mm, đầu trên có móc sắt để rút ra, đưa vào cho dễ. Nhất thiết phải xây bậc lên xuống nhà tiêu, mỗi bậc không cao quá 210mm, kích thước trước và sau tối thiểu 250mm.

Tấm đan bệ xí

Kích thước: dài 1930mm, rộng 1220mm; và được đổ bằng bê tông cốt thép mác 250. Nắp ngăn chứa phân được đúc bê tông cốt thép dày 60mm mác 250, lưới sắt 6mm, kích thước mỗi ô 150x150mm. Khi đúc nhớ chừa hai lỗ tiêu hình côn đường kính 160mm; khoảng cách từ tâm lỗ tiêu đến mặt tường sau là 350mm, đến mặt tường bên tối thiểu là 500mm. Sau khi tấm đan sàn nhà tiêu đã đảm bảo độ cứng chắc, nó sẽ được gắn khít với thành ngăn chứa bằng xi măng cát vàng mác 75. Bề mặt sẽ được láng vữa xi măng và tạo rãnh thu nước tiểu.

Nắp lỗ tiêu: có thể được làm bằng gỗ hoặc bê tông hình tròn hoặc hình vuông tùy theo hình dáng của lỗ tiêu, nên có cấu tạo hình côn để khi đậy kín khít tránh mùi hôi và ruồi nhặng.

Chỗ để chân: thường được làm bằng 2 viên gạch chỉ, được đặt theo hình chữ V; khoảng cách giữa 2 viên gạch ở phía sau là 140mm và phía trước là 210mm và cách tâm lỗ tiêu khoảng 120mm.

Rãnh thu nước tiểu: là rãnh lõm có chiều rộng 100mm. Rãnh thu nước tiểu được đánh bóng bằng xi măng và độ dốc vừa đủ để nước tiểu thoát nhanh không đọng lại lại tại máng bốc mùi khai và chảy vào ngăn chứa phân làm nhão phân. Có ống dẫn nước tiểu vào dụng cụ chứa có nắp đậy ở ngoài nhà tiêu.

Thân nhà tiêu

Tường của thân nhà tiêu dày 110cm được xây bằng gạch, trát 2 mặt trong và ngoài bằng vữa mác 75. Chiều cao tối thiểu 2200mm. Trên đầu tường, sát mái, chừa những ô thông gió 220x220mm để không gian bên trong được thoáng mát.



Cửa nhà tiêu: là cửa 1 cánh có hướng mở sao cho thuận tiện cho người sử dụng, kích thước 1800x600mm; có thể tận dụng bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tấm phên, gỗ, cót ép hoặc tôn, nhựa có chốt cài bên trong và bên ngoài.

Bậc bước lên nhà tiêu: gồm nhiều bậc, mỗi bậc có kích thước 250x700, cao không quá 210mm được xây bằng gạch, tô trát bên ngoài. Không nên xây cao, khó khăn cho người già và trẻ em.

Mái nhà tiêu: có thể là một hoặc hai mái nhưng phải đảm bảo che được mưa nắng. Mái nhà tiêu có thể được làm bằng nguyên liệu sẵn có tại địa phương như tranh, lá dứa, lá dừa, rạ, giấy dầu, tôn, fibro xi măng… và có độ dốc đảm bảo cho việc thoát nước mưa. Chú ý phần mái trước nhô ra khỏi thân nhà tiêu ít nhất 400mm để che mưa hắt, phần mái sau và hai bên nhô ra ít nhất 200mm.

Ống thông hơi

Có thể dùng ống nứa, bương hoặc ống nhựa PVC có đường kính 60mm, cao hơn mái nhà tiêu tối thiểu 400mm để thoát được hơi nóng và mùi hôi ở hố chứa phân khi sử dụng nhà tiêu. Đối với ống nứa, ống bương phải chọc thủng mắt tre và không làm vỡ, dập ống nứa, bương. Một đầu ống được đặt ngay dưới sàn nhà tiêu, đưa sâu vào không gian hố chứa phân khoảng 50-70mm; đầu trên đưa cao lên trên mái nhà, đầu ống được lắp cút hình chữ T để chắn nước mưa và có lưới chắn ruồi để chặn ruồi bay ra từ hố chứa.



    1. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản

Nguyên tắc chung là không được dùng đồng thời hai ngăn một lúc, mà chỉ được sử dụng một ngăn, ngăn còn lại để ủ phân khi đã đầy. Nhà tiêu phải đảm bảo luôn luôn kín, khô, sạch. Phải vệ sinh thùng đựng nước tiểu thường xuyên.

Trước khi sử dụng nhà tiêu đổ xuống đáy một lớp tro, vôi bột khoảng 5-7cm đều khắp mặt đáy của ngăn sẽ sử dụng để hút ẩm và tránh phân bị dính xuống nền khi lấy phân ra. Trát kín hai cửa lấy phân và lỗ tiêu không sử dụng, bằng đất sét hoặc vữa vôi, cát.

Trong khi sử dụng:

- Đổ chất độn phủ kín bãi phân sau mỗi lần đi tiêu. Chất độn có thể sử dụng là đất bột khô, tro bếp, mùn cưa...

- Giấy chùi, nếu là giấy tự tiêu có thể bỏ vào lỗ tiêu sau mỗi lần đi tiêu, còn giấy không tự tiêu sau khi sử dụng phải bỏ vào dụng cụ chứa có nắp đậy và được đốt bỏ mỗi ngày, quét tro vào lỗ tiêu.

- Khi phân dính vào miệng lỗ tiêu phải rắc tro vào rồi quét sạch.

- Không tiểu tiện vào lỗ tiêu.

- Lỗ tiêu luôn được đậy nắp kín.

- Cửa lấy phân luôn được trát kín.

- Khi một ngăn đầy, đổ thêm tro cho đầy ắp, lèn chặt, đậy nắp và trát kín lỗ tiêu; ghi rõ ngày bắt đầu ủ và chuyển sang dùng ngăn thứ hai.

- Dụng cụ chứa nước tiểu phải có nắp đậy để tránh nước mưa và hạn chế thu hút ruồi nhặng, tránh là nơi muỗi đẻ trứng...

- Nắp ngăn ủ luôn luôn được đậy kín.

- Thường xuyên làm vệ sinh sàn nhà tiêu.

- Tuyệt đối không lấy phân ra dùng khi chưa đủ thời gian ủ tối thiểu là 6 tháng.



Bảng dự trù nguyên vật liệu chính (cho phần bể chứa xây bằng gạch và sàn làm bằng bê tông)

STT

Vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

1

Gạch chỉ

Viên

1.000

2

Xi măng P300

Kg

200

3

Đá dăm 1 x 2

m3

0,2

4

Cát vàng

m3

1,0

5

Sắt Ф6

Kg

7

6

Ống nhựaФ60

M

3

7

Cút nhựa L Ф60

Cái

01

8

T nhựa Ф60

Cái

01

9

Thép buộc

Kg

0,25

10

Lưới chắn ruồi

Cái

01



  1. Каталог: Modules -> CMS -> Upload
    Upload -> Giải trình các tiêu chuẩn về ứng dụng cntt dự định cập nhật chỉnh sửa
    Upload -> BỘ NÔng nghiệP
    Upload -> Nghiên cứu hà lan
    Upload -> THẾ NÀo là MỘt nưỚc công nghiệp gs. Đỗ quốc Sam
    Upload -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
    Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông bộ TÀi chính – BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
    Upload -> GIẢi thích việC Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử DỤng cho cổng thông tin đIỆn tử
    Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 1804/btttt-ưdcntt v/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng cntt năm 2012 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
    Upload -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
    Upload -> Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn : 2015 Dự thảo lần 1 CÔng trình thủy lợi phân cấP ĐẤT ĐÁ

    tải về 1.16 Mb.

    Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương