PHỤ LỤc văn kiện chưƠng trìNH



tải về 1.16 Mb.
trang9/10
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.16 Mb.
#2004
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Các ưu, nhược điểm

Ưu điểm loại hình nhà tiêu này là hiệu suất xử lý ổn định, khoảng làm việc dao động lớn, chiếm ít diện tích; quản lý đơn giản, sạch sẽ, hợp vệ sinh, dễ cọ rửa, kiểm soát được ruồi, muỗi; thuận tiện cho người sử dụng; có thể xây dựng ngay trong nhà.

Nhược điểm là chi phí xây dựng cao; chỉ sử dụng được ở những nơi có nhiều nước; không tận dụng được nguồn phân.



    1. Điều kiện áp dụng

Nhà tiêu có bể tự hoại hai hoặc ba ngăn thường được xây dựng gần nhà hoặc trong nhà để tiện sử dụng.

Nhà tiêu có bể tự hoại chỉ thích hợp cho những nơi có nhiều nước, không tận dụng nguồn phân để làm phân bón cho cây trồng.



    1. Hướng dẫn xây dựng

Bể chứa phân (hay bể xử lý, bể tự hoại)

Bể tự hoại thường có hình chữ nhật, vuông hay tròn trên mặt bằng, được xây dựng bằng gạch, bê tông cốt thép hoặc chất dẻo. Kích thước tối thiểu của bể tự hoại cho một hộ gia đình là 1,5m3. Tuy nhiên, các gia đình thường xây dựng bể có dung tích lớn, để tăng hiệu quả xử lý và kéo dài chu kỳ hút cặn. Thể tích của bể tự hoại cho một gia đình có từ 5 đến 7 người thường là 3 đến 5m3.

Chiều sâu lớp nước trong bể, tính từ đáy bể đến mặt nước, không thấp hơn 1,2m. Ngăn chứa có thể sâu hơn ngăn lắng. Chiều rộng hay đường kính bể không nhỏ hơn 0,7m. Tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng bể chữ nhật thường bằng 3:1. Khi lưu lượng nước thải <10m3/ngày thì nên xây bể 2 ngăn, một ngăn chứa và một ngăn lắng, trong đó dung tích ngăn chứa chiếm tối thiểu 2/3 dung tích bể. Khi lưu lượng lớn hơn 10m3/ngày thì xây bể tự hoại 3 ngăn, ngăn đầu có dung tích không dưới 1/2 tổng dung tích bể, hai ngăn sau mỗi ngăn có dung tích 1/4 tổng dung tích bể. Khi lưu lượng lớn hơn 20m3/ngày thì nên xây dựng 2 hoặc nhiều đơn nguyên.

Đáy bể đổ bằng tấm đan bê tông cốt thép mác 200, dày tối thiểu 100mm. Thành bể tự hoại được xây bằng gạch, bê tông cốt thép đúc sẵn hay bê tông cốt thép đổ tại chỗ, hoặc chế tạo sẵn bằng các vật liệu như composit, HDPE, ... Bể tự hoại phải được xây dựng kín, khít, đảm bảo độ an toàn về mặt kết cấu công trình, ngay cả trong điều kiện chứa đầy nước hay không chứa nước, chịu tác động của các công trình bên trên và lân cận, các phương tiện giao thông, đất và nước ngầm.



Đối với bể tự hoại xây bằng gạch: Phải xây bằng gạch đặc, có độ dày tối thiểu 10 cm, mác 75 và vữa xi măng cát vàng mác 75, mạch vữa phải no, dày đều, miết kỹ. Cả mặt trong và mặt ngoài bể được trát vữa xi măng cát vàng mác 75, dày 20mm, chia làm 2 lớp: lớp đầu dày 10mm có khía bay, lớp ngoài dày 10mm, trát vữa phải miết kỹ, ngoài cùng đánh màu xi măng nguyên chất chống thấm (toàn bộ chiều cao bể và mặt trong đáy bể). Tại các góc bể (giữa thành với thành bể và giữa thành với đáy bể) phải trát nguýt góc. Đáy bể phải được làm bằng bê tông cốt thép, đổ liền khối với dầm bao quanh chu vi bể ở chân tường, chiều cao tối thiểu 100mm để chống thấm.

Đối với bể tự hoại bằng bê tông cốt thép đúc sẵn toàn khối: Tại các vị trí nắp bể và ống qua các bể dẫn nước thải và ra khỏi bể, phải có gioăng kín làm bằng cao su chịu nước hoặc chất dẻo.

Đối với bể tự hoại xây bằng ống cống bê tông đúc sẵn:

Ống bi bê tông có thể sử dụng làm bể chứa phân cho nhà tiêu tự hoại và nhà tiêu thấm dội. So với nhà tiêu cùng loại được sản xuất bằng gạch, nhà tiêu làm bằng ống bi bê tông có độ bền, vững chắc cao hơn, ít rủi ro hơn trong quá trình xây dựng (nếu kĩ thuật chống thấm kém, nhà tiêu tự hoại xây bằng gạch đỏ sẽ bị thấm nước trong quá trình sử dụng), đặc biệt giá thành thấp hơn khoảng 1 triệu đồng so với nhà tiêu xây bằng gạch. Ống bi được sử dụng là ống bi có kích thước cao 0,5m x đường kính sử dụng 0,9m, đường kính ngoài 1m. Mỗi nhà tiêu tự hoại bằng ống bi sẽ sử dụng 3 - 5 ống bi và 2 nắp đậy đã được đúc sẵn, bể chứa được cấu tạo bằng 2 ống bi chồng lên nhau, bể lắng được cấu tạo bằng 1-2 ống bi xếp chồng lên nhau. Kỹ thuật lắp đặt bể chứa phân cụ thể như sau:



Bước 1: đổ đáy bê tông tại hố đào thứ nhất (hố sâu 1,1m), đáy bê tông sử dụng mác bê tông 75, đáy đổ dày từ 6 – 8cm, có cốt bằng sắt 6 đan mắt cáo 20 x 30 cm. ở bước này cần lưu ý lấy mặt phẳng đáy trước và sau khi đổ để đảm bảo khi đặt ống bi, ống bi sẽ không nghiêng ảnh hưởng đến quá trình lắp ống nối và sử dụng sau này.

Bước 2: Sau khi đổ đáy, tiến hành ngay đặt ống bi thứ nhất xuống hố vừa đổ nắp đáy, để đảm bảo độ kết dính giữa đáy và ống bi. Lưu ý sau khi đặt ống bi thứ nhất cần sử dụng dây li - vô đánh thăng bằng lại mặt ống, để đảm bảo ống bi không bị đặt nghiêng.

Bước 3: Tiếp tục đặt ống bi thứ 2 chồng lên ống bi thứ nhất tại hố đào thứ nhất, trước khi đặt ống bi thứ hai, chúng ta sử dụng vữa trộn (1 xi – 4 cát) đắp lên thành miệng ống bi thứ nhất để làm lớp gắn kết giữa 2 ống bi. Sau khi đặt hoàn thiện 2 ống bi tại hố đào thứ nhất chúng ta nên sử dụng xi măng nguyên chất trát một lớp bên trong ống bi tại các điểm kết nối giữa đáy với ống bi, giữa ống bi với ống bi. Sau bước 3, chúng ta đã hoàn thành lắp đặt bể thứ nhất.

Bước 4: Tiến hành lắp đặt ống bi cho bể thứ 2, trước khi lắp ống bi chúng ta cũng tiến hành đổ đáy, đáy được đổ bằng bê tông có cốt sắt giống như đáy bể thứ nhất. Có một số lưu ý sau đối với bước này:

  • Cần tính toán độ sâu của hố đào sao cho sau khi đặt ống bi, miệng ống bi trên cùng của hố đào thứ nhất và hố đào thứ hai phải bằng nhau. Điều này sẽ đảm bảo chúng ta sẽ nối thông 2 bể bằng lỗ đã được để sẵn của 2 ống bi (lỗ này thường để cách miệng ống 10 -15cm việc để lỗ đã được các nhà sản xuất ống bi để sẵn khi sản xuất).

  • Cũng giống đáy hố thứ nhất, trước và sau khi đổ chúng ta cần đánh thăng bằng nhằm đảm bảo mặt phẳng cho đáy và ống bi được đặt không bị nghiêng.

  • Chúng ta có thể để ống bi bể thứ nhất và ống bi bể thứ 2 sát nhau hoặc cách nhau, không có giới hạn cho việc này tùy thuộc vào địa hình của từng gia đình.

Bước 5: Sau khi hoàn thành lắp đặt ống bi cho 2 bể, chúng ta tiến hành lắp ống nhựa nối giữa 2 bể và ống dẫn nước chảy từ bể thứ 2 ra hố thấm. Sử dụng ống 90 để nối thông giữa 2 bể, phần bể thứ nhất ống được đấu dạng chữ L kéo dài xuống dưới đáy khoảng 40cm, sao cho miệng ống cách đáy 50cm. Ống dẫn nước ra từ bể thứ hai ra bể thấm cũng được đấu dạng chữ L kéo dài xuống đáy khoảng 20cm (có thể sử dụng ống nhỏ hơn là ống 60 thay thế ống 90 để tiết kiệm).

Bước 6: Đậy nắp 2 bể bằng nắp đập đã đúc sẵn. Phần gắn giữa nắp và miệng ống bi chúng ta sử dụng vữa xây (xi măng: cát là 1÷4) và dùng xi măng nguyên chất trát một lớp mỏng ở phần gắn giữa nắp và ống bi.

Các ống dẫn nước vào, ra và giữa các ngăn: phải được đặt so le nhau để quãng đường nước chảy trong bể dài nhất, tránh hiện tượng chảy tắt. Tốt nhất đoạn ống dẫn nước thải trước khi vào bể chứa nên đặt nằm ngang, độ dốc ~ 2%, chiều dài không quá 12m. Ống dẫn phân vào và ra khỏi bể có lắp ống hình chữ T, đường kính tối thiểu 100mm, đầu trên của tê cao hơn mặt nước, đầu dưới ngập cách mặt nước 400mm để tránh lớp váng trên bề mặt bể. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra ít nhất 50mm. Các ngăn bể được thông với nhau bằng các ống dẫn nước, làm bằng cút chữ L ngược đường kính tối thiểu 100mm hoặc chừa các lỗ trên vách ngăn, kích thước tối thiểu 200x200mm. Cút hoặc lỗ thông phải cách đáy bể không dưới 500mm và cách mặt nước không dưới 300mm.

Các chi tiết ống qua các bể phải được hàn sẵn tấm chắn nước và chèn kỹ bằng bê tông sỏi nhỏ mác 200, hoặc bằng gioăng cao su chịu nước. Các phần kim loại (nếu có) phải được sơn chống gỉ 2 lớp sau khi lắp đặt.



Ống thông hơi: thường được làm bằng ống nhựa uPVC, có đường kính tối thiểu 60mm. Đầu dưới của ống thông hơi phải nằm trong bể chứa, cao hơn mặt nước. Đầu trên của ống thông hơi đảm bảo cao trên mái nhà tiêu 400mm. Đầu trên ống thống hơi được thiết kế hình chữ T hoặc chóp nón để tránh nước mưa chảy theo đường ống vào bể xử lý. Có thể sử dụng ống thông hơi của công trình để làm ống thông hơi cho bể tự hoại. Khi đó, phải đảm bảo phần trên mặt nước của tất cả các ngăn bể phải có lỗ thông với nhau, và thông với ống thông hơi qua đầu tê của ống dẫn phân vào bể.

Nắp bể chứa và bể lắng

Đổ nắp bể chứa và bể lắng bằng bê tông cốt thép mác 200, dày tối thiểu 80mm. Bê tông được trộn đều, khi đổ được đầm kỹ. Đổ xong để cho bê tông se mặt, tưới nước đều, để khô trong khoảng ba tuần lễ. Trường hợp nắp bể tự hoại đặt thấp hơn mặt đất, phải có cổ nắp đan. Cổ nắp đan được xây bằng gạch, bê tông cốt thép hay chế tạo sẵn bằng chất dẻo, phải đảm bảo lắp kín, khít. Phải đảm bảo lắp đặt kín, khít giữa cổ nắp đan với nắp đan và với tấm đan nắp bể để chống thấm và ngăn mùi. Chiều rộng tối thiểu của cổ nắp đan: 400mm.

Khi đổ nắp bể chứa có chừa 3 lỗ:

- 1 lỗ đường kính từ 100mm đến 150mm để đặt xi phông dẫn phân từ bệ ngồi xuống bể chứa (nếu bệ ngồi nằm ngoài bể chứa thì ống dẫn phân (xi phông) sẽ được để ở thành bể).

- 1 cửa lấy cặn bùn góc ngoài với kích thước 300x300mm. Lỗ hút cặn phải được đậy kín, khít bằng nắp đan bê tông cốt thép hay chất dẻo, gắn bằng keo, gioăng cao su hay bắt ren với phần vỏ bể.

- 1 lỗ thông hơi có đường kính tối thiểu là 34mm.



Lắp đặt bệ tiêu có nút nước

Đây là khâu quan trọng trong xây dựng nhà tiêu. Bệ tiêu dùng cho nhà tiêu tự hoại có thể là loại xổm hoặc bệt bằng sứ tráng men, bệ đá granito hoặc bằng composite, có nút nước (xi phông). Bệ tiêu được nối với bể chứa bằng ống dẫn phân. Sau khi lắp đặt bệ tiêu, phải kiểm tra để đảm bảo đủ 3 điều kiện:

- Nút nước phải kín.

- Khi dội nước phải đẩy được hết phân.

- Phần cuối của ống dẫn phân ngập dưới mặt nước 400mm.

Thân nhà tiêu

Móng tường nhà tiêu: được đổ bằng một lớp bê tông mác 200 dày 100mm, rộng 450mm, rồi xây tường kép (330mm) cao thêm 140mm rồi xây tường 220mm bằng vữa xi măng cát mịn mác 75. Xây tiếp xung quanh bằng bằng 110mm cho đến chiều cao tương đương mặt bệ tiêu. Đổ cát, lấp đất cho đầy nền nhà tiêu.

Tường nhà tiêu: có thể được tận dụng các vật liệu có sẵn tại địa phương hoặc xây bằng gạch, nhưng phải đảm bảo che mưa, che nắng và thoáng khí. Đối với tường xây bằng gạch, xây đến độ cao 2000mm ở phía trước và 1800mm ở tường phía sau, để tạo độ dốc, thoát nước theo hướng trước sau của mái nhà. Từ nền nhà tiêu lên xây tường 110mm, ở độ cao 1500mm đặt 2- 3 viên gạch blốc cho thoáng gió. Khi trát tường phía trong nhà tiêu có thể dùng vôi cát, khi trát các mặt tường bên ngoài nhà tiêu cần cho thêm xi măng để giữ độ bền cho tường. Tường nhà tiêu nên quét vôi trắng hoặc vôi màu cho đẹp. Tường trong nếu có điều kiện thì ốp gạch men trắng.

Cửa nhà tiêu: mở về hướng nào thiện tiện cho việc sử dụng và kín đáo. Diện tích khoang cửa là 1800x700mm, diện tích cánh cửa là 1600x700mm. Giữa khoang cửa và cánh cửa còn có khoảng trống để thoáng gió ở phía trên. Cửa nên làm bằng gỗ, sơn chống ẩm càng tốt, có hai bản lề, có móc chốt phía trong.

Mái nhà tiêu: có thể tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như tranh, lá (lá dứa, lá dừa...), rạ; nếu có điều kiện có thể lợp ngói hoặc đổ bê tông cốt thép mác 200, dày 60mm, hoặc có thể lợp bằng các vật liệu có sẵn tại địa phương.

Lát nền nhà tiêu: Trước khi lát nền nhà tiêu cần phải gia cố phần trong nhà tiêu cho chắc chắn, tránh lún sau này bằng cách dùng cát, đất, gạch vụn đầm kỹ. Rải một lớp cát, lát nền nhà bằng gạch viên, độ dốc của nền nhà tiêu dồn vào lỗ tiêu của bệ tiêu. Nền nhà tiêu được láng bằng vữa xi măng cát mịn mác 75.


    1. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản

Để sử dụng bể tự hoại hoạt động tốt, cần tuân thủ tốt một số quy định:

- Trước khi đưa nhà tiêu vào sử dụng cần phải đổ đẩy nước vào các bể.

- Trước khi đi tiêu có thể dội một gáo nước nhỏ để làm ướt thành bệ tiêu nhằm mục đích giúp phân không bám dính vào gây tình trạng khó cọ rửa.

- Sau khi đi đại tiện xong phải dội nước (chừng 3 đến 7 lít nước) hoặc giật nước từ bồn ngay sao cho phân được đẩy trôi hết xuống bể chứa, chỉ còn lại nút nước trong.

- Thường xuyên làm vệ sinh sàn nhà tiêu.

Trong khi sử dụng cũng cần phải chú ý đến một số điểm sau:

- Không cho các chất tẩy rửa và hạn chế cho nước xà phòng vào bể chứa phân vì có thể tiêu diệt các vi khuẩn trong bể.

- Chỉ sử dụng giấy mềm, dễ tiêu hủy. Các loại giấy chùi khác phải vứt vào sọt.

- Tuyệt đối không được vứt que, gạch, đá nhỏ, giẻ rách.. v.v… vào bệ tiêu.

- Khi bệ tiêu bị tắc, không dùng que cứng chọc thẳng vì nó sẽ làm vỡ ống xi phông, mất nút nước, mất tác dụng chống mùi hôi, chống ruồi. Dùng que mềm hoặc móc sắt kéo nhẹ các vật cản ra ngoài, rồi dội nước nhiều lần để tống trôi các vật tắc nhỏ xuống bể chứa phân.

- Sau mỗi lần đi tiêu xong phải dội nước ngay để phân trôi ngay xuống bể chứa. Nếu không có bồn giật nước, cần bố trí bể chứa nước dội ngay trong nhà tiêu hoặc ngay trước cửa ra vào để tiện múc nước và có tác dụng nhắc nhở người đi tiêu nhớ dội nước (dụng cụ múc nước dội từ 3-7 lít với xí bệt và 1,5-2 lít với xí xổm). Bể chứa nước dội nhà tiêu cần được vệ sinh sạch sẽ và có nắp đậy không để muỗi đẻ trứng.

- Hàng ngày dùng chổi tre hoặc bàn chải để đánh sạch những vết bẩn hay phân còn sót lại trên bệ xí

- Nên bố trí chỗ rửa tay có xà phòng để rửa tay ngay sau khi đi vệ sinh.

- Hút phân bùn định kỳ 2-3 năm/lần. Vận chuyển phân bùn bằng xe chuyên dụng và thải bỏ hay xử lý theo quy định.



Bảng dự trù nguyên vật liệu chính (Đối với nhà tiêu tự hoại có bể chứa xây bằng gạch và sàn làm BTCT)

STT

Vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

Chi phí xây phần bể và sàn với nhà tiêu tự hoại bằng gạch chỉ (gạch đỏ)

1

Gạch chỉ

Viên

1000

2

Xi măng

Kg

300

3

Đá dăm 1 x 2

m3

1,2

4

Cát vàng

m3

1,0

5

Sắt Ф 6

Kg

15

6

Thép buộc

Kg

0,5

7

Bệ xổm

Cái

01

8

Ống nhựa Ф90

m

1,5

0

Ống nhựa Ф34

m

03

10

Cút nhựa L Ф90

Cái

03

11

Cút nhựa Ф34

Cái

01

12

Y nhựa Ф90

Cái

01

13

T nhựa 34

Cái

01

Chi phí xây phần bể và sàn với nhà tiêu tự hoại bằng gạch xi măng (gạch ba banh)

1

Gạch xi măng

Viên

220

2

Xi măng

Kg

200

3

Đá dăm 1 x 2

m3

0,2

4

Cát vàng

m3

0,7

5

Sắt Ф 6

Kg

15

6

Thép buộc

Kg

0,5

7

Bệ xổm

Cái

01

8

Ống nhựa Ф90

m

1,5

0

Ống nhựa Ф34

m

03

10

Cút nhựa L Ф90

Cái

03

11

Cút nhựa Ф34

Cái

01

12

Y nhựa Ф90

Cái

01

13

T nhựa Ф34

Cái

01

Phần thân và mái có thể xây kiên cố hoặc tận dụng tre, gỗ, nứa, lá

Bảng dự trù đối với nhà tiêu tự hoại có bể chứa bằng ống bi bê tông

STT

Loại vật liệu

ĐVT

Số lượng

1

Ống bi bê tông

chiếc

3 - 5

2

Nắp đậy ống bi bê tông (trường hợp đổ tấm đáy bể chứa)

chiếc

2

3

Sỏi hoặc đá 1,2

m3

0,1

4

Cát

m3

0,1

5

Xi măng

Kg

50

6

Bệ xí xổm

chiếc

1

7

Sắt Ф6

kg

6

8

Cút nhựa L Ф90

chiếc

2

9

Ống nhựa Ф90

m

2

10

Cút nhựa Y Ф90

chiếc

1

11

Ống nhựa Ф 34

m

2,5

12

T nhựaФ 34

chiếc

1

13

Thép buộc

Kg

0,2




Phần thân có thể xây kiên cố hoặc sử dụng vật liệu sẵn gồm tre, gỗ, nứa, lá


Phụ lục 8. Yêu cầu về Thiết lập Quyền Điều tra đã được thống nhất giữa Ngân hàng Thế giới và Chính phủ

Trong quá trình chuẩn bị Chương trình Mở rộng Quy mô Vệ sinh Việt Nam đã thống nhất tuân thủ với “Hướng dẫn về phòng chống gian lận và tham nhũng” của NHTG. Do đó, khi có dấu hiệu gian lận và tam nhũng, NHTG sẽ có quyền tiến hành điều tra độc lập đối với toàn bộ ngồn vốn thực hiện Chương trình Mở rộng vệ sinh và cấp nước dựa trên kết quả (sau đây gọi là “Chương trình”), bao gồm khoản Tín dụng của NHTG, vốn đối ứng, và các nguồn vốn khác. Các cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ hợp tác đầy đủ với NHTG và thực hiện tất cả các biện pháp phù hợp để bảo đảm sự hợp tác đầy đủ của tất cả những cá nhân và tổ chức liên quan (tùy theo phán quyết của Việt Nam) trong các cuộc điều tra đó, bao gồm cung cấp cho NHTG các thông tin liên quan, cho phép NHTG tiếp cận các cơ quan, nhà thầu, cá nhân, hồ sơ, và tài liệu liên quan đến vụ việc). Điều tra của Ngân hàng Thế giới sẽ tuân thủ luật pháp và quy định của Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tham gia Chương trình chỉ đạo các cơ quan hữu quan có thẩm quyền, các tổ chức và cá nhân liên quan hợp tác với NHTG khi các hoạt động điều tra diễn ra trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc gia và cam kết của Việt Nam nêu trên.

Thỏa thuận này được thực hiện nhằm bảo đảm rằng khoản tín dụng sẽ được sử dụng cho mục đích phù hợp của chương trình và với sự minh bạch, và để chứng minh cam kết nghiêm túc của Việt Nam trong việc phòng chống gian lận và tham nhũng.


Phụ lục 9. Hướng dẫn về Phòng chống Gian lận và Tham nhũng

Ngày 1 tháng 2 năm 2012
Mục đích và các Nguyên tắc Chung

  1. Hướng dẫn này đề cập đến gian lận và tham nhũng có thể xảy ra liên quan tới việc chuẩn bị và thực hiện các chương trình do Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) hoặc Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) cho vay toàn phần hoặc một phần thông qua Chương trình giải ngân dựa trên kết quả. Hướng dẫn này đưa ra các nguyên tắc chung, các yêu cầu và các chế tài có thể áp dụng đối với các chương trình này.

  2. Tất cả các cá nhân và tổ chức tham gia các chương trình được thực hiện thông qua Chương trình giải ngân dựa trên kết quả đều phải tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức cao nhất. Đặc biệt, tất cả các cá nhân và tổ chức này đều phải có biện pháp thích hợp để phòng chống gian lận và tham nhũng, và kiềm chế để không thực hiện các hành vi gian lận và tham nhũng, có liên quan đến các chương trình này.

Каталог: Modules -> CMS -> Upload
Upload -> Giải trình các tiêu chuẩn về ứng dụng cntt dự định cập nhật chỉnh sửa
Upload -> BỘ NÔng nghiệP
Upload -> Nghiên cứu hà lan
Upload -> THẾ NÀo là MỘt nưỚc công nghiệp gs. Đỗ quốc Sam
Upload -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông bộ TÀi chính – BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
Upload -> GIẢi thích việC Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử DỤng cho cổng thông tin đIỆn tử
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 1804/btttt-ưdcntt v/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng cntt năm 2012 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
Upload -> Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn : 2015 Dự thảo lần 1 CÔng trình thủy lợi phân cấP ĐẤT ĐÁ

tải về 1.16 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương