BỘ thông tin và truyềN thông bộ TÀi chính – BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư



tải về 83.09 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu29.07.2016
Kích83.09 Kb.
#9532


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG - BỘ TÀI CHÍNH – BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ




CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc




Số: /2011/TTLT-BTTTT-BTC – BKH&ĐT

Hà Nội, ngày tháng năm 2011


THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015


DỰ THẢO 2

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25/12/2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Căn cứ Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015;

Liên Bộ Thông tin và Truyền thông - Bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước như sau:


Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng

Thông tư này hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 theo nội dung quy định tại Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Quyết định số 1605/QĐ-TTe).



Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng cho các cơ quan nhà nước có nhiệm vụ triển khai thực hiện Quyết định số 1605/QĐ-TTg, bao gồm:

1. Cơ quan Trung ương:

a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội;

c) Văn phòng Trung ương Đảng và các Ban của Đảng;

d) Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước;

đ) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam;

e) Các cơ quan Trung ương khác được cấp ngân sách để triển khai Quyết định số 1605/QĐ-TTg.

2. Cơ quan địa phương

a) Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp;

b) Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp;

c) Các cơ quan nhà nước thuộc ngành dọc tại địa phương;

d) Các cơ quan Đảng, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương được cấp ngân sách để triển khai Quyết định số 1605/QĐ-TTg.



Điều 3. Nguồn kinh phí

1. Nguồn kinh phí thực hiện chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015, gồm:

a) Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

b) Nguồn viện trợ, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức của các nhà tài trợ cho các dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

c) Nguồn thu hợp pháp của các cơ quan, đơn vị được phép để lại sử dụng theo quy định của pháp luật;

d) Nguồn đóng góp của các doanh nghiệp;

đ) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

3. Việc quản lý và sử dụng vốn ngân sách và vốn có nguồn gốc từ ngân sách thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015 phải đúng mục đích, đúng chế độ, đúng thứ tự ưu tiên dựa trên nhu cầu thực tế, bảo đảm tính hiệu quả, khả thi khi triển khai, chịu sự kiểm tra, kiểm soát và giám sát, đánh giá của cơ quan chức năng có thẩm quyền, quyết toán kinh phí đã sử dụng, thực hiện chế độ công khai ngân sách theo quy định hiện hành.

4. Việc quản lý, sử dụng nguồn viện trợ, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức phải thực hiện theo văn bản thỏa thuận với nhà tài trợ và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng nguồn viện trợ, nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách thực hiện Quyết định 1605/QĐ-TTg

1. Ngân sách trung ương bảo đảm:

a) Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, các nhiệm vụ quy mô quốc gia, bao gồm:

- Các dự án, nhiệm vụ quốc gia nêu tại Phụ lục III Quyết định số 1605/QĐ-TTg;

- Các dự án, nhiệm vụ quy mô quốc gia của các cơ quan nhà nước cấp Trung ương.

b) Hỗ trợ kinh phí cho một số địa phương khó khăn triển khai xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, bảo đảm sự kết nối, liên thông giữa các cơ quan nhà nước khi triển khai các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn có quy mô quốc gia.

Các địa phương có khó khăn được xem xét hỗ trợ là các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn nhỏ hơn tổng chi cân đối ngân sách địa phương được nêu trong Bảng Quyết toán thu, chi ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài chính ban hành mới nhất.

Nội dung hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tại các địa phương bao gồm: máy chủ, máy trạm, thiết bị ngoại vi, thiết bị kết nối mạng, thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng, cơ sở dữ liệu.

Các cơ quan chủ trì triển khai các hệ thống này có trách nhiệm đề xuất, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ cụ thể trên cơ sở nhu cầu thực tế, bảo đảm tránh trùng lặp, lãng phí.

c) Triển khai các nội dung ứng dụng công nghệ thông tin khác của các cơ quan Trung ương, bao gồm:

- Hạ tầng kỹ thuật:

+ Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước, bao gồm: máy tính, mạng máy tính, các giải pháp an toàn, an ninh thông tin,...

+ Trang bị hạ tầng bảo đảm truy cập thuận tiện tới các dịch vụ công qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: Cổng/trang thông tin điện tử; trung tâm chăm sóc khách hàng; điện thoại cố định; điện thoại di động; bộ phận một cửa và các hình thức khác.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước:

+ Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành;

+ Phát triển hệ thống quản lý thông tin tổng thể;

+ Xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu công tác tại mỗi cơ quan;

+ Nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin khác trong công tác nội bộ theo hướng hiệu quả hơn, mở rộng kết nối.

- Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp:

+ Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp;

+ Triển khai ứng dụng công nghệ thông tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông (nếu có).

- Đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin.

- Xây dựng môi trường pháp lý cho ứng dụng công nghệ thông tin.

- Học tập kinh nghiệm quốc tế về phát triển Chính phủ điện tử.

- Bảo trì, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng thông tin; vận hành, duy trì hệ thống thông tin.

2. Ngân sách địa phương bảo đảm:

a) Phát triển hạ tầng kỹ thuật tại địa phương, bao gồm:

- Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước, bao gồm: máy tính, mạng máy tính, các giải pháp an toàn, an ninh thông tin,...

- Trang bị hạ tầng bảo đảm truy cập thuận tiện tới các dịch vụ công qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm: Cổng/trang thông tin điện tử; trung tâm chăm sóc khách hàng; điện thoại cố định; điện thoại di động; bộ phận một cửa và các hình thức khác.

b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước tại địa phương:

- Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hành;

- Phát triển hệ thống quản lý thông tin tổng thể;

- Xây dựng mới, nâng cấp và hoàn thiện các ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu công tác tại mỗi cơ quan.

- Nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin khác trong công tác nội bộ theo hướng hiệu quả hơn, mở rộng kết nối.

c) Ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương phục vụ người dân và doanh nghiệp :

- Cung cấp các dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp;

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông;

- Xây dựng các hệ thống thông tin thiết yếu cho công tác ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp tại các địa phương, đặc biệt là các hệ thống thông tin về dân cư, tài nguyên và môi trường trên cơ sở phối hợp với các Bộ chuyên ngành.

d) Đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương;

đ) Xây dựng môi trường pháp lý cho ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương;

e) Học tập kinh nghiệm quốc tế về phát triển Chính phủ điện tử cấp địa phương;

g) Bảo trì, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng thông tin; vận hành, duy trì hệ thống thông tin.



Điều 5. Nội dung chi:

Để thực hiện các nhiệm vụ nêu tại Điều 4 Thông tư này, các cơ quan nhà nước được chi những nội dung sau:

1. Chi thiết kế, tạo lập, mua sắm mới cơ sở hạ tầng thông tin gồm: phần mạng; phần cứng; phần mềm; cổng/trang thông tin điện tử;

2. Chi duy trì, vận hành, quản lý, sửa chữa, nâng cấp, bảo trì, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng thông tin, hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu hình thành từ dự án đầu tư và hình thành từ hoạt động thường xuyên;

3. Chi xây dựng các văn bản cơ chế chính sách, quy định, hướng dẫn, quy trình, tiêu chuẩn, định mức,… nhằm đảm bảo môi trường pháp lý cho ứng dụng công nghệ thông tin;

4. Chi xây dựng các đề án, dự án ứng dụng công nghệ thông tin;

5. Chi thuê tư vấn trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin, gồm tư vấn chuyển giao công nghệ, tư vấn mua sắm,...;

6. Chi đào tạo bồi dưỡng kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin, nghiệp vụ quản lý đầu tư dự án ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức; Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho giám đốc công nghệ thông tin; Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức chuyên trách về công nghệ thông tin các cấp; Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng công nghệ thông tin cho lãnh đạo các cơ quan nhà nước;

7. Chi cho công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, tổ chức hội thi phục vụ mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước;

8. Chi điều tra, khảo sát phục vụ công tác kiểm tra, đánh giá, xây dựng văn bản cơ chế chính sách;

9. Chi phục vụ hoạt động của Ban điều hành triển khai công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước; chi phục vụ hoạt động của các Ban chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin tại Bộ, ngành, địa phương (nếu có);

10. Chi đoàn ra học tập kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng công nghệ thông tin.



Điều 6. Chế độ, định mức chi:

1. Chế độ, định mức chi thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước và các văn bản quy định hiện hành.

2. Thông tư này hướng dẫn thêm một số nội dung và cập nhật một số định mức chi mới như sau:

a) Chi quản lý dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin: Thực hiện theo quy định tại Nghị định 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành;

b) Chi xây dựng các văn bản cơ chế chính sách, quy định, hướng dẫn, quy trình, tiêu chuẩn, định mức,… nhằm đảm bảo môi trường pháp lý cho ứng dụng công nghệ thông tin: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 192/2010/TTLT-BTC-BTP-VPCP ngày 02/12/2010 hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

c) Chi thuê chuyên gia tư vấn trong nước: vận dụng mức chi tại Thông tư số 219/2009/TT-BTC ngày 19/11/2009 của Bộ Tài chính Quy định một số định mức chi tiêu áp dụng cho các dự án/chương trình sử dụng nguồn vốn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

d) Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin: thực hiện theo Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính Quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

đ) Chi điều tra, khảo sát: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 120/2007/TT- BTC ngày 15/10/2007 hướng dẫn quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách nhà nước;

đ) Chi đi công tác trong nước: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

e) Chi đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ, công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí;

g) Chi cho công tác phiên dịch, biên dịch tài liệu: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước.

3. Khi Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26/5/2008 và các văn bản quy định về chế độ, định mức chi dẫn chiếu tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này có văn bản mới sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.



Điều 7. Lập dự toán ngân sách nhà nước

1. Cơ sở lập kế hoạch và dự toán chi thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước:

- Nội dung Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015;

- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2011 – 2015 của Bộ, ngành (đối với cơ quan Trung ương) và của UBND tỉnh, thành phố (đối với cơ quan địa phương);

- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2011 – 2015 của đơn vị mình;

- Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính; Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư phát triển hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

- Phân cấp nhiệm vụ chi, nội dung chi và định mức chi quy định tại Thông tư này;

- Các văn bản về chế độ, định mức hiện hành của Nhà nước.

2. Trình tự, thời gian lập dự toán:

Việc lập dự toán ngân sách nhà nước thực hiện thực hiện Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước theo đúng trình tự và thời gian lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn, cụ thể như sau:

a) Đối với các cơ quan Trung ương:

Các cơ quan nhà nước Trung ương xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm chi tiết theo từng lĩnh vực chi cụ thể gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để rà soát, thẩm tra về mục tiêu, nội dung chuyên môn, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng thời tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách của cơ quan (trong đó có nội dung chi ứng dụng công nghệ thông tin theo từng loại chi) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, cân đối ngân sách trung ương cho ứng dụng công nghệ thông tin, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chung trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan. Trong đó:

- Đối với chi đầu tư phát triển:

+ Các cơ quan chủ trì các dự án có quy mô quốc gia được nêu trong Phụ lục III Quyết định số 1605/QĐ-TTg và các dự án có quy mô quốc gia, dự án nhóm A khác có trách nhiệm tổ chức xây dựng, phê duyệt các dự án này theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, bảo đảm sự lồng ghép về nội dung, kinh phí với các chương trình, kế hoạch, dự án chuyên ngành đang triển khai nếu có, tránh trùng lặp, lãng phí. Cơ quan chủ trì có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án lấy ý kiến thẩm định thiết kế sơ bộ của Bộ Thông tin và Truyền thông.

+ Dự toán kinh phí các dự án ứng dụng công nghệ thông tin được tổng hợp cùng với các dự án khác trong dự toán chi đầu tư phát triển của ngành.

- Đối với chi thường xuyên hành chính sự nghiệp:

+ Các đơn vị dự toán cấp II, III thuộc các cơ quan nhà nước Trung ương lập dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin theo các nội dung và nhiệm vụ quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này, tổng hợp trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị gửi cơ quan quản lý cấp trên. Các cơ quan nhà nước Trung ương (đơn vị dự toán cấp I) tổng hợp dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin theo từng lĩnh vực chi trong dự toán chi thường xuyên của ngành.

+ Các cơ quan chủ trì nhiệm vụ có quy mô quốc gia được nêu trong Phụ lục III của Quyết định số 1605/QĐ-TTg có trách nhiệm tổ chức xây dựng, phê duyệt và triển khai các nhiệm vụ này theo quy định hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước.

b) Đối với địa phương:

Các đơn vị dự toán cấp II, III tại địa phương lập dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin theo các nội dung và nhiệm vụ quy định tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này (bao gồm chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên), tổng hợp trong dự toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị gửi cơ quan quản lý cấp trên.

Các đơn vị dự toán cấp I tổng hợp dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin của các đơn vị trực thuộc gửi cơ quan thông tin và truyền thông cùng cấp để rà soát, thẩm tra về mục tiêu, nội dung chuyên môn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời tổng hợp chung dự toán chi ứng dụng công nghệ thông tin vào dự toán chi ngân sách của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính, cơ quan kế hoạch - đầu tư cùng cấp để tổng hợp, cân đối ngân sách địa phương cho ứng dụng công nghệ thông tin, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chung trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp dự toán ngân sách ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm chi tiết theo từng lĩnh vực chi cụ thể gửi Bộ Thông tin và Truyền thông để rà soát, thẩm tra về mục tiêu, nội dung chuyên môn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đồng thời tổng hợp chung vào dự toán chi ngân sách của địa phương (trong đó có nội dung chi ứng dụng công nghệ thông tin theo từng loại chi) gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp, cân đối ngân sách cho ứng dụng công nghệ thông tin, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chung trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các cơ quan.

c) Thời gian gửi dự toán ngân sách hàng năm cho ứng dụng công nghệ thông tin cùng thời gian gửi báo cáo dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan tới Bộ Tài chính.

Điều 8. Phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước

1. Việc phân bổ, chấp hành và quyết toán ngân sách nhà nước chi ứng dụng công nghệ thông tin thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn.

2. Căn cứ vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm được cơ quan có thẩm quyền giao (gồm dự toán chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước; dự toán chi đối với các nguồn kinh phí khác); trên cơ sở ý kiến thẩm định của cơ quan tài chính cùng cấp, các cơ quan, đơn vị thực hiện phân bổ dự toán chi cho ứng dụng công nghệ thông tin theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước, đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp.

3. Kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin được sử dụng từ nguồn kinh phí thuộc lĩnh vực nào nào thì hạch toán và quyết toán vào lĩnh vực đó theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.



Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm 2011.

2. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Liên Bộ để nghiên cứu giải quyết./.


KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

THỨ TRƯỞNG



KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ TÀI CHÍNH

THỨ TRƯỞNG



KT. BỘ TRƯỞNG

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Minh Hồng


Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;

- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán nhà nước;

- UB Giám sát tài chính Quốc gia;

- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Ngân hàng Chính sách Xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Viện Nam;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Sở TC, Sở KH&ĐT, Sở TT&TT các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Kho bạc Nhà nước các tỉnh, TP trực thuộc TW;

- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

- Công báo;

- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;

- Website Bộ TC, Bộ KH&ĐT, Bộ TT&TT;



- Lưu: Bộ TC, Bộ KH&ĐT, Bộ TT&TT.


Каталог: Modules -> CMS -> Upload
Upload -> Giải trình các tiêu chuẩn về ứng dụng cntt dự định cập nhật chỉnh sửa
Upload -> BỘ NÔng nghiệP
Upload -> Nghiên cứu hà lan
Upload -> THẾ NÀo là MỘt nưỚc công nghiệp gs. Đỗ quốc Sam
Upload -> PHỤ LỤc văn kiện chưƠng trìNH
Upload -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
Upload -> GIẢi thích việC Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử DỤng cho cổng thông tin đIỆn tử
Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 1804/btttt-ưdcntt v/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng cntt năm 2012 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Upload -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
Upload -> Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn : 2015 Dự thảo lần 1 CÔng trình thủy lợi phân cấP ĐẤT ĐÁ

tải về 83.09 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương