PHỤ LỤc văn kiện chưƠng trìNH



tải về 1.16 Mb.
trang8/10
Chuyển đổi dữ liệu19.07.2016
Kích1.16 Mb.
#2004
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

NHÀ TIÊU THẤM DỘI NƯỚC

  1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo

- Bể chứa phân hay bể thấm (có thể gồm một hoặc hai bể). Bể chứa phân có thể xây bằng gạch hoặc sử dụng các ống bi bê tông đúc sẵn.

- Nắp ngăn chứa phân (tấm sàn nhà tiêu): có thể được đúc sẵn bằng bê tông cốt thép, trên đó bố trí bệ tiêu bằng sành, sứ hoặc xi măng, có tác dụng ngăn mùi hôi thối.

- Thân nhà tiêu: có thể được xây bằng gạch và lợp bằng tre, nứa, lá hoặc đổ mái bằng nhưng phải đảm bảo tác dụng che mưa nắng và kín đáo cho người sử dụng.





Hình 3.3. Nhà tiêu thấm dội nước

Nguyên lý hoạt động

Nhà tiêu thấm dội nước có nguyên tắc hoạt động là sử dụng khả năng phân huỷ của vi khuẩn trong đất đối với chất thải. Phân sau khi rơi xuống lỗ chứa của bệ xí, nhờ dội nước được tống xuống bể chứa. Thành phần trong bể chứa (phân, nước tiểu, nước dội) được đất thấm dần và tiêu hủy. Quá trình sử dụng (nước và phân dội vào) và quá trình thấm dần (tiêu đi), nếu không có sự tương đương, bể chứa sẽ đầy dần. Do vậy, cần làm tăng khả năng thấm của bể phân ở những nơi đất sét khó thấm bằng cách lèn cát xung quanh hoặc xây nhiều bể phân sử dụng luân phiên.

Khi bể chứa (ngăn đang sử dụng) đầy, phải ngừng việc sử dụng và chuyển sang sử dụng bể chứa ngăn thứ hai. Chất thải trong ngăn chứa thứ nhất cần có thời gian ít nhất 1 năm để phân hủy. Hết thời gian phân huỷ, chất mùn còn lại ở đáy bể trở nên an toàn về vệ sinh, có thể lấy ra sử dụng làm phân bón.


    1. Ưu, nhược điểm

Ưu điểm của nhà tiêu thấm dội nước là chi phí thấp, xây dựng và sử dụng đơn giản, vệ sinh sạch sẽ, không có mùi hôi thối, không thu hút ruồi nhặng và có thể sử dụng ở nơi không có cống nước thải.

Nhược điểm là không phù hợp với những nơi thiếu nước dội, vùng đồng trũng, vùng có lớp đất sét khó thấm nước và nhân dân có nhu cầu về phân bón, dễ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.



    1. Điều kiện áp dụng

Nhà tiêu thấm dội nước có thể làm trong nhà hoặc gần nhà cho tiện sử dụng. Nếu làm ngoài nhà, chọn nơi cao ráo, tránh nơi nước đọng hoặc bị ngập lụt khi mưa, cách nguồn nước theo phương ngang ít nhất 10m. Đáy bể chứa theo chiều sâu phải cách mực nước ngầm ít nhất 1,5m.

Loại nhà tiêu này chỉ nên xây dựng ở nơi nhân dân không có nhu cầu và tập quán sử dụng phân, mức nước ngầm cách xa mặt đất, không bị ngập lụt và có đủ nước để dội. Loại hình này không phù hợp đối với vùng đồng trũng, vùng có lớp đất sét khó thấm nước, vùng ngập lụt.



    1. Hướng dẫn xây dựng

Bể chứa phân

Đối với bể chứa xây bằng gạch

Kích thước ngoài: dài 2000mm, rộng 1000mm, sâu 1300mm dưới mặt đất và nổi trên mặt đất 200mm.



Đào hố: Thường đào hố chứa phân vuông (có thể xây hình tròn), thể tích hố đào để xây hai bể chứa phân (đối với loại hai bể chứa phân). Mỗi bể có thể tích khoảng 1m3. Hố đào sâu 1,3m; thành xây cách vách đất từ 5-10cm để chèn cát làm tăng khả năng lọc. Ở những nơi đất sét có độ thấm kém, hoặc nơi có nguy cơ ô nhiễm cao, đào hố rộng và chèn lớp cát dày lớn hơn 0,5m xung quanh bể chứa.

Xây bể chứa: Đáy bể chứa không xây, thành bể xây bỏ trống nhiều lỗ thấm. Nếu xây 2 bể thì vách ngăn không để lỗ thấm mà để rãnh hở bằng viên gạch sát ngay tấm đan nắp bể, mỗi ngăn có một cửa lấy phân được xây bằng gạch, đá, vữa xi măng. Nơi có nguy cơ ô nhiễm nước ngầm thì đáy bể phải được lèn chặt bằng đất sét và đổ bằng bê tông cốt thép.

Lớp gạch đầu tiên ở chân tường đáy bể, bốn xung quanh và đường ngăn ở giữa đặt gạch song song theo chiều dài của viên gạch để có được một lớp móng là 330mm. Các lớp sau xây tường 110mm. Khi chiều cao các bức tường xung quanh đã đạt được 250-300mm (khoảng 3 hoặc 4 hàng gạch), bắt đầu để các khoảng trống, mỗi khoảng trống có chiều dài bằng một nửa viên gạch, hàng tiếp theo lại đặt kín, rồi lại để trống và hàng sau đó tiếp tục xây kín như bình thường cho đến khi đủ chiều cao. Thành bể chứa cao hơn mặt đất khoảng 200mm để tránh nước mưa tràn qua. Vách ngăn giữa hai bể chứa xây tường 110mm, xây liền hàng, trát kín, không để các khoảng trống như xung quanh. Trừ những khoảng trống, tường của bể chứa phân được trát kín mặt trong dày 15mm bằng vữa xi măng cát vàng mác 75. Cần lưu ý không được dùng vôi pha lẫn xi măng cát để xây và trát bể chứa phân. Tường ngăn giữa hai bể chứa phân cũng được trát kín cả hai mặt. Trên mặt tường ngăn để một rãnh nhỏ, có chiều rộng khoảng 50-70mm để làm rãnh thông hơi giữa hai bể chứa phân.



Hoàn thiện ống dẫn phân vào bể chứa: Ống dẫn phân số 2 có đoạn chữ Y ngược bên ngoài tường nhà tiêu. Dùng ống nhựa PVC nối dài ống dẫn phân vào bể chứa. Nếu phải xây thì tiến hành như sau:

- Xây như các ống dẫn thông thường bằng gạch viên, vữa xi măng cát mác 75, độ dài ống dẫn vượt qua thành bể và vào phía trong khoảng 50-70mm để tránh nước dội lên thành bể.

- Trát phía trong ống dẫn bằng xi măng cát mác 75, sau khi trát đường kính trong của ống dẫn khoảng 100mm có độ dốc 10-15% là đạt yêu cầu.

- Tại ngã ba chữ Y của ống dẫn cần đặt hai cửa hai ống dẫn ra hai bể, thông thường dùng viên gạch lát hình vuông (200x200mm) làm vật chắn. Do yêu cầu có hai bể chứa phân, một bên đi, một bên ủ, cho nên cửa của một bên ống dẫn phải đóng kín ngăn nước phân không cho chảy vào bể bên đó. Cửa bên kia để mở, ống dẫn thông suốt, khi đi tiêu xong, dội nước, phân sẽ theo ống dẫn vào bể.

- Cách xây và sử dụng hai cửa ống dẫn phải bảo đảm được yêu cầu sử dụng luân phiên và kín để tránh nước phân chảy hoặc rò rỉ ra ngoài, thu hút ruồi, nhặng gây mất vệ sinh.

Đối với bể chứa phân bằng ống bi bê tông đúc sẵn

Bể chứa phân được làm từ 02 ống bi bê tông đúc sẵn chồng lên nhau, mỗi ống có kích thước như sau: cao 50cm, đường kính ngoài 100cm, đường kính trong 90 cm. Trên thân ống bi có để sẵn các lỗ làm lỗ thấm.



Chuẩn bị hố chứa: Đào một hố để chứa 2 ống bi của bể chứa có kích thước sâu 1m và chiều rộng là 1,2m.

Lắp đặt bể chứa: Việc lắp đặt nhà tiêu thấm dội bằng ống bi bê tông đơn giản, chỉ có một bể, không có đáy bê tông.

Bước 1: Sau khi lấy thăng bằng đáy, tiến hành đặt ống bi thứ nhất. Lưu ý: sau khi đặt ống bi thứ nhất cần sử dụng dây li - vô đánh thăng bằng lại mặt ống, để đảm bảo ống bi không bị đặt nghiêng. Phần đáy của bể chứa phân chèn một lớp cát và đá dăm để tăng khả năng thấm của bể (dày khoảng 5cm).

Bước 2: Tiếp tục đặt ống bi thứ 2 chồng lên ống bi thứ nhất. Giữa 2 ống bi không cần phải trát xi măng.

Bước 3: Đậy nắp bể bằng nắp đậy đã đúc sẵn. Phần gắn giữa nắp đậy và miệng ống bi chúng ta sử dụng vữa xây (1 xi – 4 cát) và dùng xi măng nguyên chất trát một lớp mỏng ở phần gắn giữa nắp và ống bi.

Nắp bể chứa phân

Có thể làm bằng bê tông cốt thép có lỗ để lắp đặt bệ xí hoặc đúc bằng nhựa composite gắn liền bệ xí.

Đo kích thước bể để đổ nắp sao cho khi đậy lên nắp phải chiếm ½ chiều dày của tường thành bể ở mỗi phía. Nắp bể đổ bằng bê tông cốt thép mác 200, có hai quai xách. Đổ hai nắp riêng biệt. Chiều dày của nắp bê tông khoảng 60mm. Bê tông được trộn đều, khi đổ được đầm kỹ. Đổ xong, để se mặt, tưới nước đều và để khô dần trong 3 tuần lễ. Khi nắp và thành bể đã khô, đặt nắp lên thành bể. Dùng vữa xi măng cát hoặc vôi cát trát miết kín các khe hở giữa nắp và tường bể chứa và khe hở giữa hai nắp phía trên tường ngăn hai bể chứa. Cẩn thận lấp đất kín khoảng trống giữa tường bể chứa phân và hố đất đã đào. Tránh lèn đất quá chặt làm hỏng tường. Sau thời gian sử dụng nếu khoảng đất này bị lún thì lấp bổ sung cho dày theo mặt đất như cũ. Sau khi lắp đất xong, thành miệng bể chứa phân cao hơn mặt đất 150-200mm để tránh nước mưa tràn vào làm hỏng bể chứa. Nếu chưa đạt được khoảng cách cao hơn mặt đất, cần mở nắp và xây cao thêm tường bể chứa đến mức quy định.

Lắp đặt bệ tiêu và kiểm tra nút nước

Đây là khâu quan trọng về mặt kỹ thuật trong toàn bộ quá trình xây lắp công trình vệ sinh. Bệ tiêu dùng cho nhà tiêu thấm dội nước với hai bể chứa phân là kiểu có ống xi phông rời. Bệ tiêu được nối với hai ống dẫn phân: ống dẫn 1 có dáng hình dấu ngã (~) chứa nút nước, ống dẫn 2 có hình chữ Y lộn ngược, dùng lắp nối tiếp để dẫn phân vào hai bể thay phiên nhau.



Đặt bệ tiêu: Căn cứ vào hình nhà tiêu đã vẽ trên mặt đất, lấy tâm lỗ tiêu trên bệ tiêu làm điểm gốc, xác định các khoảng cách với tường nhà tiêu: phía sau là 350mm, phía trước là 650mm và hai bên là 350mm.

Bệ tiêu và ống dẫn 1 khi lắp đặt lên nhau có chiều cao 600mm. Nơi đặt ống dẫn 1 cần đào xuống dưới mặt đất (cốt âm) 300mm. Như vậy chiều cao của hai bộ phận 1 chỉ còn 300mm trên mặt đất (cốt dương). Chi tiết này quan trọng ở chỗ làm giảm được độ cao không cần thiết của công trình so với mặt đất ít nhất là 300mm. Sau khi đào đủ độ sâu tại nơi đặt ống dẫn 1, dùng vữa xi măng cát vàng đặt cố định ống dẫn 1 (đã có đổ nước) ở mặt bằng sao cho lớp nước của nút này có chiều dày ít nhất 20mm. Hãy cẩn thận vì trong thực tế đã có những công trình sau khi lắp đặt, xây dựng xong, khi thử lại hoặc khi kiểm tra trong sử dụng lại không có nút nước mặc dù trong ống dẫn 1 vẫn còn nước. Cần phải xây hai trụ gạch hai bên ống dẫn 1, vừa để cố định ống dẫn 1 vừa là hai trụ đỡ bệ tiêu dưới hai bàn chân, nơi chịu trọng tải lớn nhất của bệ tiêu khi sử dụng. Lắp tiếp ống dẫn 2 phần chữ Y ngược nối tiếp với ống dẫn 1. Chỗ nối giữa hai ống dẫn dùng vữa xi măng cát vàng mác 75 trát kín. Hãy cẩn thận vì trong thực tế đã xảy ra tình trạng thấm và long gạch nền nhà tiêu do trát mạch bằng vữa vôi cát, hoặc do ít xi măng mà nhiều cát. Nếu nền nhà tiêu thấm nước không đủ độ dốc sẽ gây đọng nước, sinh mùi hôi, ẩm ướt và mất vệ sinh.



Thân nhà tiêu

Móng tường nhà tiêu: được đổ bằng một lớp bê tông mác 200 dày 40mm, rộng 450mm, rồi xây tường kép (330mm) cao thêm 140mm rồi xây tường 220mm cao 40m bằng vữa xi măng cát vàng mác 75. Xây tiếp xung quanh bằng bằng 110mm cho đến chiều cao tương đương mặt bệ tiêu. Đổ cát, lấp đất cho đầy nền nhà tiêu.

Tường nhà tiêu: Tường xây đến độ cao 2000mm ở phía trước và 1800mm ở tường phía sau, để tạo độ dốc, thoát nước theo hướng trước sau của mái nhà. Từ nền nhà tiêu lên xây tường 110mm, ở độ cao 1500mm đặt 2- 3 viên gạch blốc hoặc chừa lỗ cho thoáng gió. Khi trát tường phía trong nhà tiêu có thể dùng vôi cát, khi trát các mặt tường bên ngoài nhà tiêu cần cho thêm xi măng để giữ độ bền cho tường. Tường nhà tiêu nên quét vôi trắng hoặc vôi màu cho đẹp. Tường trong nếu có điều kiện thì ốp gạch men trắng.

Cửa nhà tiêu: mở về hướng nào thuận tiện cho việc sử dụng và kín đáo. Diện tích khoang cửa là 1800x700mm, diện tích cánh cửa là 1600x700mm. Giữa khoang cửa và cánh cửa còn có khoảng trống để thoáng gió ở phía trên. Cửa nên làm bằng gỗ, sơn chống ẩm càng tốt, có hai bản lề, có móc chốt phía trong.

Mái nhà tiêu: có thể tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương như tranh, lá (lá dứa, lá dừa...), rạ; nếu có điều kiện có thể lợp ngói hoặc đổ bê tông cốt thép mác 200, dày 60mm, hoặc có thể lợp bằng các vật liệu có sẵn tại địa phương.

Lát nền nhà tiêu: Trước khi lát nền nhà tiêu cần phải gia cố phần trong nhà tiêu cho chắc chắn, tránh lún sau này bằng cách dùng cát, đất, gạch vụn đầm kỹ. Rải một lớp cát, lát nền nhà bằng gạch viên, độ dốc của nền nhà tiêu dồn vào lỗ tiêu của bệ tiêu. Nền nhà tiêu được láng bằng vữa xi măng cát mịn mác 75.

    1. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản

Là nhà tiêu thấm dội nước nên phải đảm bảo tiêu chuẩn là kín, có nút nước, và thấm tốt là rất quan trọng. Trước khi sử dụng phải kiểm tra lại lần nữa về quy cách xây dựng, đảm bảo có nút nước kín. Trong khi sử dụng phải có đủ nước dội, nếu không đủ nước dội sẽ làm rối loạn quy trình sử dụng và gây mất vệ sinh.

Trong khi sử dụng cần phải chú ý:

    • Có đủ nước dội sau mỗi lần đi tiêu. Dụng cụ chứa nước phải sạch sẽ và có nắp đậy để tránh bọ gậy.

    • Giấy vệ sinh sau khi sử dụng có thể bỏ vào bể chứa nếu là giấy tự tiêu hoặc bỏ vào dụng cụ chứa có nắp đậy và được đốt bỏ thường xuyên.

    • Phải có cửa kín đáo.

    • Không vứt các vật cứng và có thể gây tắc vào nhà tiêu. Khi bị tắc cần dùng que mềm hay móc sắt nhỏ lấy vật tắc ra. Tuyệt đối không dùng gậy chọc thẳng sẽ làm vỡ và gây mất tác dụng của xi-phông.

    • Đi vệ sinh xong phải dội mạnh nước để trôi hết phân.

    • Thường xuyên quét dọn sạch sẽ nhà tiêu.

    • Nếu bể chứa phân đầy, phải cậy nắp, đổ vôi cục vào. Sau 6 giờ lấy phân mùn ra, đậy nắp, trát kín và sử dụng lại. Mùn phân lấy ra phải ủ tối thiểu 6 tháng mới sử dụng làm phân bón.

    • Luôn giữ cho thành bể chứa phân phải cao hơn mặt đất, tránh nước mưa tràn vào làm hỏng bể chứa phân.

Bảng 3.3: Dự trù nguyên vật liệu đối với nhà tiêu thấm dội xây bằng gạch

STT

Vật liệu

Đơn vị tính

Số lượng

Cho nhà tiêu thấm dội bằng gạch chỉ loại bể vuông có thể tích 1m3

1

Gạch chỉ

Viên

400

2

Xi măng

Kg

150

3

Đá dăm 1 x 2

m3

0,2

4

Cát vàng

m3

0,4

5

Sắt Ф 6

Kg

6

6

Thép buộc

Kg

0,25

7

Bệ xổm

Cái

01

8

Ống nhựa Ф34

m

3

9

ống nhựa Ф90

m

0,5

10

T nhựa Ф 34

Cái

01

11

Lưới chắn ruồi

Cái

01

Cho nhà tiêu thấm dội bằng gạch xi măng (gạch ba banh)
loại bể vuông có thể tích 1m3


1

Gạch xi măng

Viên

106

2

Xi măng

Kg

80

3

Đá dăm 1 x 2

m3

0,1

4

Cát vàng

m3

0,3

5

Sắt Ф 6

Kg

5

6

Thép buộc

Kg

0,25

7

Bệ xổm

Cái

01

8

Ống nhựa Ф34

m

2,5

9

ống nhựa Ф90

m

0,5

10

T nhựa Ф 34

Cái

01

11

Lưới chắn ruồi

Cái

01

Phần thân và mái có thể xây kiên cố hoặc tận dụng tre, gỗ, nứa, lá

Bảng dự trù đối với nhà tiêu thấm dội xây bằng ống bi bê tông.

STT

Vật liệu

ĐVT

Số lượng

1

Ống bi bê tông

Ống

2-3

2

Nắp đậy ống bi bê tông

chiếc

01

3

Cát vàng

m3

0,15

4

Xi măng

Kg

20

5

Bệ xí xổm

chiếc

01

6

Ống Ф90

M

0,5

7

Ống nhựa Ф34 làm ống thông hơi

M

2,5

8

Cút T Ф34

Chiếc

01

9

Lưới chắn ruồi

Cái

01

10

Phần thân và mái có thể xây kiên cố hoặc tận dụng tre, gỗ, nứa, lá

  1. NHÀ TIÊU VỚI BỂ TỰ HOẠI (Hay Nhà tiêu Tự hoại)

Nhà tiêu có bể tự hoại là loại nhà tiêu phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Bể tự hoại đầu tiên xuất hiện ở Pháp vào năm 1860, do kỹ sư Fosse Mouras phát minh ra. Cho đến nay, loại công trình xử lý nước thải tại chỗ này đã được phổ cập trên toàn Thế giới. Bể tự hoại có thể phục vụ cho một khu vệ sinh, một hộ gia đình hay nhóm hộ gia đình, cho các đối tượng thải nước khác như bếp ăn tập thể, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, trường học, bệnh viện, văn phòng làm việc, các cơ sở chăn nuôi và chế biến nông sản, thực phẩm, vv... Bể tự hoại được sử dụng phổ biến ở nhiều nơi bởi có nhiều ưu điểm như hiệu suất xử lý ổn định, kể cả khi dòng nước thải đầu vào có dao động lớn, chiếm ít diện tích, giá thành rẻ và việc xây dựng, quản lý đơn giản, nên dễ được chấp nhận. Tuy nhiên, để phát huy vai trò của công trình xử lý nước thải tại chỗ này, cần thiết kế, thi công xây dựng, lắp đặt và quản lý vận hành, bảo dưỡng bể tự hoại đúng, nhất là với điều kiện ở nước ta hiện nay, khi phần lớn nước thải, sau khi xử lý sơ bộ ở bể tự hoại, được xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận.



Hình 4.4. Nhà tiêu tự hoại

    1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Cấu tạo

- Bể tự hoại: Bể xử lý có loại 3 ngăn hoặc 2 ngăn; Bể tự hoại 2 ngăn gồm: ngăn chứa có kích thước lớn nhất, chiếm tối thiểu 2/3 dung tích bể; ngăn lắng chiếm 1/3 dung tích bể. Bể tự hoại 3 ngăn gồm: ngăn chứa có dung tích tối thiểu ½ dung tích bể; 2 ngăn lắng, mỗi ngăn chiếm ¼ dung tích bể. Bể tự hoại có thể xây bằng gạch hoặc bằng ống bi bê tông đúc sẵn.

- Bệ tiêu: có thể là bệ tiêu bệt hoặc bệ tiêu xổm, được làm bằng các vật liệu như sứ tráng men hoặc granite xi măng lưới thép. Bệ tiêu được làm thật nhẵn để dễ cọ rửa và đẩy trôi phân dễ dàng. Bệ tiêu được nối liền với ống dẫn phân và được cấu tạo sao cho luôn luôn có nút nước kín. Nút nước này là chi tiết kỹ thuật quan trọng của nhà tiêu tự hoại, có tác dụng ngăn mùi hôi từ bể chứa phân thoát ra ngoài, đồng thời ngăn ruồi, nhặng và các côn trùng khác không tới sinh đẻ trong bể chứa phân.

- Thân nhà tiêu: có thể được xây bằng gạch và lợp bằng tre, nứa, lá hoặc đổ mái bằng nhưng phải đảm bảo tác dụng che mưa nắng và kín đáo cho người sử dụng.



Nguyên lý hoạt động

Trong bể tự hoại diễn ra quá trình lắng cặn và lên men, phân huỷ sinh học kỵ khí cặn lắng. Các chất hữu cơ trong nước thải và bùn cặn đã lắng, chủ yếu là các Hydrocacbon, đạm, béo, ... được phân hủy bởi các vi khuẩn kỵ khí và các loại nấm men. Nhờ vậy, cặn lên men, bớt mùi hôi, giảm thể tích. Chất không tan chuyển thành chất tan và chất khí (chủ yếu là CH4, CO2, H2S, NH3, ...). Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nước thải và tốc độ phân huỷ bùn cặn trong bể tự hoại: nhiệt độ và các yếu tố môi trường khác; lưu lượng dòng thải và thời gian lưu nước tương ứng; tải trọng chất bẩn (rất phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người sử dụng bể hay loại nước thải nói chung); hệ số không điều hoà và lưu lượng tối đa; các thông số thiết kế và cấu tạo bể: số ngăn bể, chiều cao, phương pháp bố trí đường ống dẫn nước vào và ra khỏi bể, qua các vách ngăn, ...Bể tự hoại được thiết kế và xây dựng đúng cho phép đạt hiệu suất lắng cặn trung bình 50 - 70% theo cặn lơ lửng (TSS) và 25 - 45% theo chất hữu cơ (BOD và COD). Các mầm bệnh có trong phân cũng được loại bỏ một phần trong bể tự hoại, chủ yếu nhờ cơ chế hấp phụ lên cặn và lắng xuống, hoặc chết đi do thời gian lưu bùn và nước trong bể lớn, do môi trường sống không thích hợp. Cũng chính vì vậy, trong phân bùn bể tự hoại chứa một lượng rất lớn các mầm bệnh có nguồn gốc từ phân và cần được thu gom lưu giữ, vận chuyển, xử lý đúng quy cách. Bể tự hoại có thể tiếp nhận và xử lý cả hai loại nước thải trong hộ gia đình: nước đen và nước xám. Nước thải sau bể tự hoại được dẫn tới các công trình xử lý tại chỗ (bãi lọc ngầm, bể sinh học hiếu khí, vv...) hay tập trung, theo cụm...



    1. Каталог: Modules -> CMS -> Upload
      Upload -> Giải trình các tiêu chuẩn về ứng dụng cntt dự định cập nhật chỉnh sửa
      Upload -> BỘ NÔng nghiệP
      Upload -> Nghiên cứu hà lan
      Upload -> THẾ NÀo là MỘt nưỚc công nghiệp gs. Đỗ quốc Sam
      Upload -> Céng hßa x· héi chñ nghÜa viªt nam §éc lËp Tù do H¹nh phóc
      Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông bộ TÀi chính – BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
      Upload -> GIẢi thích việC Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật chính sử DỤng cho cổng thông tin đIỆn tử
      Upload -> BỘ thông tin và truyềN thông số: 1804/btttt-ưdcntt v/v hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng cntt năm 2012 CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
      Upload -> CÁc trậN ĐỘng đẤt từ NĂM 1500 ĐẾn năM 2005
      Upload -> Tcvn tiêu chuẩn quốc gia tcvn : 2015 Dự thảo lần 1 CÔng trình thủy lợi phân cấP ĐẤT ĐÁ

      tải về 1.16 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương