Phụ lục I hồ SƠ ĐĂng ký chủ trì thực hiệN ĐỀ TÀI, DỰ Án sxtn cấp tỉNH


II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI



tải về 1.21 Mb.
trang2/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.21 Mb.
#10392
1   2   3   4   5   6   7   8

II. MỤC TIÊU, NỘI DUNG KH&CN VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI


13

Mục tiêu của đề tài (Bám sát và cụ thể hoá định hướng mục tiêu theo đặt hàng - nếu có)

Đề xuất các biện pháp tổng hợp để chủ động phòng trừ bọ đậu đen theo hướng sử dụng các chế phẩm sinh học có hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người dân và bộ đội ở Đồng Nai.

14

Tình trạng đề tài:

Mới;  Kế tiếp hướng nghiên cứu của chính nhóm tác giả;

 Kế tiếp nghiên cứu của người khác;



15

Tổng quan tình hình nghiên cứu, luận giải về mục tiêu và những nội dung nghiên cứu của Đề tài

Trong những năm gần đây, ở một số tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên xuất hiện bọ cánh cứng màu đen được nhân dân gọi là bọ đậu đen vì bọ có mầu sắc và kích thước tương tự hạt đậu đen với số lượng rất lớn không kiểm soát được. Sự phát sinh của chúng đã và đang gây ra nhiều phiền phức, khó chịu cho nông dân và bộ đội trên địa bàn đặc biệt là tại tỉnh Đồng Nai.

Trên thế giới, bọ cánh cứng có kích thước, hình dạng và đặc điểm sinh thái tương tự bọ đậu đen tại Việt Nam như: Mesomorphus villager, Mesomorphus siamicus, Luprops tristis (sau đây gọi chung là bọ đậu đen). Những loài này đã và đang gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân dân theo cách tương tự như loài bọ đậu đen tại nước ta (Sabu K. Thomas, 2009).



15.1 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của Đề tài

Ngoài nước (Phân tích đánh giá được những công trình nghiên cứu có liên quan và những kết quả nghiên cứu mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu của đề tài; nêu được những bước tiến về trình độ KH&CN của những kết quả nghiên cứu đó)

Khoảng 3 thập kỷ gần đây, tại Ấn Độ khi mùa mưa đến, bọ đậu đen kéo vào nhà dân từ các rừng cao su, cây xoài, cây điều với số lượng lớn (P. Aswathi et al, 2011). Đặc biệt tại vùng Westen Ghast, chúng xuất hiện với số lượng lớn bay vào một nhà dân có thể từ 0,5 tới 4 triệu con (Sabu et al, 2008).

Theo giáo sư Sabu K. Thomas, bọ đậu đen phân bố chủ yếu tại một số nước như Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Úc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Chúng thường trú ẩn ở các nơi ẩm, tối, trong lớp mùn, lớp lá mục dưới gốc cây cao su, xoài, điều và ăn các loại lá non, lá già hay cả lá đã khô héo của các loại cây này. Vào mùa mưa, bọ đậu đen thường xuất hiện thành đàn và bay vào nhà với mật độ cao và có thể sống mọi nơi trong nhiều ngày mà không cần ăn gì. Loài bọ này tiết ra mùi khó chịu và gây hiện tượng kích ứng da nhẹ khi tiếp xúc (C. M. Seena, 2013). Qua các nghiên cứu của còn cho thấy, trong mùa khô ở Ấn Độ sự phát triển của bọ đậu đen (Hình 1) cùng với một số bọ cánh cứng khác đã làm giảm năng suất cây thuốc lá tới trên 40% (Sitaramaiah, S. et al, 1999).



Hình 1: Bọ đậu đen ở Ấn Độ

Các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu biện pháp để phòng trừ bọ đậu đen. Tác giả Sitaramaiah, S. cho biết các thuốc hóa học phòng trừ bọ cánh cứng này như: Monocrotophos, Endosulfan, Chlorpyrifos có hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, đây là hóa chất nên rất độc đối với con người và vật nuôi.

Hiện nay, một số biện pháp sinh học an toàn được nghiên cứu để phòng trừ bọ cánh cứng bằng việc sử dụng các chế phẩm từ các hợp chất có nguồn gốc thực vật như hồ tiêu, hoa cúc, hạt neem...(Huan Qua et al, 2013). Các thử nghiệm sử dụng tinh dầu và dịch chiết của cây Dầu giun (Chenopodium ambrosioides) trên 4 loại bọ cánh cứng (Callosobruchus chinensis, Acanthoscelides obtectus, Sitophilus granariu, Prostephanus truncatus) đã được tiến hành và cho các kết quả phòng trừ đáng kể từ 80–100% trong 24 giờ (L.A. Tapondjoua et al, 2002). Một nghiên cứu tại Ấn Độ trên loài bọ đậu đen sống trong lớp mùn, lá khô của rừng cao su cho thấy hiệu quả ngừng ăn lá (antifeedant) tới 90-95% bởi chế phẩm chứa dịch chiết từ cây Bạch đồng nữ (Clerodendron infortunatum) ở nồng độ 0,08 mg/ml và 80-85% từ dịch chiết từ Đào đậu- Đỗ Mai (Gliricidia sepium) ở nồng độ 0,04 mg/ml (K.U.M.A. Rafeeq et al, 2013).

Biện pháp sử dụng các loài sinh vật có ích để kiểm soát các loài sinh vật gây hại đã được nghiên cứu. Đây là biện pháp dùng những tác nhân sinh học có hiệu qủa, an toàn và kinh tế. Qua nghiên cứu của Suresh Kumar cho thấy có nhiều loài sâu, bọ bị nhiễm hoặc bị ký sinh bởi các loài vi sinh vật nhất định hay làm mồi cho một số loại côn trùng mà các loài khác không gặp phải. Việc tìm ra những thiên địch của chúng như các vi sinh vật ký sinh gây hại sẽ là cơ sở tiến tới sản xuất các chế phẩm đặc hiệu để tiêu diệt các vật chủ này.

Chế phẩm sinh học điển hình được sử dụng rộng rãi như chế phẩm Bt chứa vi khuẩn Bacillus thuringiensis. Vi khuẩn này khi xâm nhiễm vào đường tiêu hóa của một số loài sâu bọ, côn trùng gây hại chúng có khả năng tổng hợp protein và tạo thành các tinh thể gây tê liệt cho sâu chủ (Suresh Kumar et al, 2007). Thuốc trừ sâu sinh học chứa loài nấm xanh Metarhizium anisopliase được sử dụng để kiểm soát hơn 200 loài côn trùng gây hại như bọ cánh cứng, sâu bọ, mối... Nó được xem là thuốc diệt côn trùng an toàn vì không lây nhiễm sang người và động vật. Bào tử của nó thường được phun vào các khu vực bị ảnh hưởng như màn hoặc áo quần và các bức tường để diệt muỗi (Bischoff J.F et al, 2009).

Gần đây, tại Ấn Độ hướng nghiên cứu sử dụng thiên địch ăn thịt đối với loài bọ đậu đen Luprops tristis đã được giáo sư Sabu K. Thoma đã triển khai và thu được một số kết quả đáng kể. Tác giả đã chọn được loài kiến vàng (Oecophylla smaragdina). Loài kiến này không bị tác động bởi các chất tiết ra từ tuyến phòng vệ của bọ cánh cứng; chúng có thể ăn ấu trùng, nhộng và cả con trưởng thành của loài bọ Luprops tristis (P. Aswathi et al, 2012).





Hình 2: Kiến vàng tấn công bọ đậu đen (Luprops tristis)

Kết quả thử nghiệm bước đầu cho thấy: kiến vàng đã làm giảm dần số lượng của bọ cánh cứng này (Sabu K. Thomas et al, 2012). Hiện nay, Ấn độ vẫn tiếp tục nghiên cứu và triển khai sử dụng loài kiến này như một tác nhân điều khiển sinh học loài bọ Luprops tristis.



Trong nước:

(Phân tích, đánh giá tình hình nghiên cứu trong nước thuộc lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, đặc biệt phải nêu cụ thể được những kết quả KH&CN liên quan đến đề tài mà các cán bộ tham gia đề tài đã thực hiện. Nếu có các đề tài cùng bản chất đã và đang được thực hiện ở cấp khác, nơi khác thì phải giải trình rõ các nội dung kỹ thuật liên quan đến đề tài này; Nếu phát hiện có đề tài đang tiến hành mà đề tài này có thể phối hợp nghiên cứu được thì cần ghi rõ Tên đề tài, Tên Chủ nhiệm đề tài và cơ quan chủ trì đề tài đó).

Hiện bọ đậu đen đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân ở nhiều vùng thuộc Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Đặc biệt ở các doanh trại quân đội có vị trí đóng quân gần các rừng cây như rừng cao su nên bọ đậu đen thường xâm hại đầu tiên. Một số đơn vị quân đội thuộc Sư đoàn 302/Quân khu 7 đóng quân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thường xuyên phải chịu ảnh hưởng do bọ đậu đen gây ra. Trước khi xâm hại vào nhà dân, chúng ẩn nấp rất kỹ nên việc chủ động áp dụng các biện pháp phòng trừ chúng gặp nhiều khó khăn. Khi bọ đậu đen tràn vào nhà và khu vực sinh hoạt thì việc sử dụng các hóa chất độc hại để phòng trừ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh.





(A) (B) Hình 3: Hình thái ngoài (A) và sự làm tổ (B) của bọ đậu đen trong nhà dân tại nước ta

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới để phòng trừ sâu, bọ trên thế giới đã sớm được ứng dụng và triển khai tại Việt Nam. Trong đó, các nghiên cứu theo hướng sử dụng các vi sinh vật ký sinh gây hại cũng đã được các nhà khoa học trong nước ta quan tâm. Nổi bật lên đó là hàng loạt các công trình nghiên cứu đã và đang được triển khai ứng dụng vào thực tiễn của GS.TS Phạm Thị Thùy (Viện Bảo vệ thực vật; TT Sinh học nông nghiệp và Bảo vệ môi trường) như: ứng dụng nấm Metarhizium anisopliae phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa ở Bến Tre và 12 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (2003) (Hình 4A); chế phẩm nấm Metarhizium anisoplia trừ bọ hung đen hại mía ở Thanh Hóa (2005) (Hình 4B); nấm lục cương Ma phòng trừ bọ hung bọ hung xén tóc hại mía và mối đất hại cây trồng (2004-2006); phân lập và tuyển chọn chủng nấm Nomuraea rileyi ký sinh trên sâu xanh bướm trắng và sâu khoang (2012-2013),...





(A) (B) Hình 4: Nấm Ma ký sinh bọ hại dừa (A) và bọ hung hại mía (B)

Một số chế phẩm từ các loại nấm ký sinh côn trùng đã được thương mại trên thị trường như: chế phẩm sinh học Ometar và Biovip do Viện Lúa ĐBSCL nghiên cứu, sản xuất có hiệu quả cao trong phòng trừ rầy nâu hại lúa và bọ hại dừa.

Việc sử dụng một số hợp chất được chiết xuất từ thực vật để phòng trừ sâu, bọ đã đạt được kết quả đáng kể như một số chất có nguồn gốc từ thảo dược đã được ứng dụng rộng rãi trong công tác bảo vệ thực vật như cây Neem (chế phẩm thương mại Neemaza, Neemcide 3000 SP). Nhóm nghiên cứu của DS Lê Thị Cúc ở Viện Công nghệ hóa sinh ứng dụng TPHCM đã nghiên cứu thành công quy trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và phân bón từ cành, lá, hạt của cây Neem (Lê Thị Cúc và cộng sự, 2010).

Như vậy, nghiên cứu biện pháp phòng trừ bọ đậu đen theo hướng an toàn đã nhận được sự quan tâm của một số nhà khoa học trong nước. Mới đây ở đề tài nghiên cứu: “Xác định hệ phân loại sinh thái học, các hoạt tính sinh học của bọ đậu đen và tổng hợp thuốc sinh học an toàn để tiêu diệt chúng” do Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng/Viện KHCN Việt Nam đã được thực hiện tại Bình Dương. Kết quả của đề tài đã xác định được nguồn gốc và một số tập tính của bọ đậu đen; đã tạo ra được chủng loại thuốc qua sử dụng hoạt chất có trong bã hạt Jatropha sau khi đã ép lấy dầu có khả năng diệt bọ đậu đen trong vòng 30-60 phút với hiệu quả từ 75-80%.

Tuy nhiên, đề tài mới tập trung vào xác định nguồn gốc, phân loại và định danh bọ đậu đen tại Bình Dương. Nghiên cứu về tác động của một số dịch chiết từ thực vật tới bọ cánh cứng Sitophilus oryzae L (Mousa Khani, 2010) cho thấy, dịch chiết từ hồ tiêu đen có hiệu quả phòng trừ loài bọ này cao hơn (99,56%) so với dịch chiết từ Jatropha (66,0%). Do đó, việc nghiên cứu để tiến hành khảo sát và so sánh tác dụng của các hoạt chất, dịch chiết từ các loài thực vật đã được đánh giá có hiệu quả diệt sâu bọ cao so với các hoạt chất từ bã hạt Jatropha cần tiếp tục được tiến hành thử nghiệm trên bọ đậu đen.

Cho tới nay, bọ đậu đen tại nước ta vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hữu hiệu, an toàn. Một số biện pháp chỉ mang tính tạm thời đã được sử dụng như các biện pháp cơ học, hun khói, tháo mái nhà để tẩy rửa, phun các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt muỗi, thậm chí còn sử dụng cả Ofatox, là một loại thuốc trừ sâu rất mạnh, độc hại cho người và vật nuôi.

Qua khảo sát chúng tôi thấy, một số thuốc hóa học được cho là có độc tính thấp đang được bán cho người dân sử dụng để diệt trừ bọ đậu đen như Permethrin 50 EC và thuốc Alpha cypermethrin 10 SC; các thuốc diệt muỗi như Permecide 50 EC, Fendona 10 SC có hiệu quả khi được dùng để xử lý bọ đậu đen. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào để đánh giá tác hại của các thuốc này tới sức khỏe con người và độ an toàn khi sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng các biện pháp phòng trừ hóa học chỉ là biện pháp tình thế và tạm thời.

Kết quả khảo sát thực tế của Viện Công nghệ mới/Viện KH-CN quân sự và Phòng KHCN-MT/Quân khu 7 tại Sư đoàn 302 thuộc Đồng Nai cho thấy bọ đậu đen đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu của một số đơn vị trực thuộc Quân khu. Được sự chỉ đạo của Bộ Y tế, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã lập đoàn công tác khảo sát và đưa ra biện pháp khắc phục. Giải pháp tạm thời trước mắt được đưa ra là sử dụng biện pháp cơ học thay vì sử dụng các hóa chất nông nghiệp cũng như dùng thuốc của Chương trình Phòng chống sốt rét không an toàn để phòng trừ bọ đậu đen.

Như vậy, thực tiễn đặt ra hiện nay ở Đồng Nai là phải nghiên cứu, xác định và đưa ra biện pháp tổng hợp phòng trừ bọ đậu đen, hạn chế những ảnh hưởng bất lợi cho người dân và bộ đội đóng quân trên địa bàn tỉnh.

15.2 Luận giải về việc đặt ra mục tiêu và những nội dung cần nghiên cứu của Đề tài

(Trên cơ sở đánh giá tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, phân tích những công trình nghiên cứu có liên quan, những kết quả mới nhất trong lĩnh vực nghiên cứu đề tài, đánh giá những khác biệt về trình độ KH&CN trong nước và thế giới, những vấn đề đã được giải quyết, cần nêu rõ những vấn đề còn tồn tại, chỉ ra những hạn chế cụ thể, từ đó nêu được hướng giải quyết mới - luận giải và cụ thể hoá mục tiêu đặt ra của đề tài và những nội dung cần thực hiện trong Đề tài để đạt được mục tiêu)

Hiện nay tại Ấn Độ và một số nước khác trong đó có Việt Nam, sự xuất hiện của bọ đậu đen đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và tinh thần của nhân dân. Các biện pháp chủ yếu được đưa ra để phòng trừ bọ đậu đen như dùng biện pháp cơ học (quét, thu gom rồi chôn hoặc đốt) hay dùng các thuốc hóa học để xử lý. Việc sử dụng tùy tiện các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng để phòng trừ loài bọ này khi chúng đã xâm hại vào các gia đình, doanh trại quân đội sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người, đến môi trường.

Căn cứ vào Công văn số 333/Đ302, ngày 27 tháng 6 năm 2012 về việc đề xuất nghiên cứu, xử lý bọ đậu đen của Sư đoàn 302 đóng quân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; căn cứ vào Công văn số 3361/BTM-KHCNMT ngày 12 tháng 8 năm 2012 về việc đề xuất biện pháp phòng chống, xử lý loại bọ đậu đen cho Sư đoàn 302 và nhân dân tỉnh Đồng Nai của Phòng Khoa học Quân sự/Bộ Tham mưu Quân khu 7; căn cứ vào khả năng cũng như nhiệm vụ, chức năng của Viện Công nghệ mới/Viện KH-CN quân sự đề xuất đề tài nghiên cứu cấp tỉnh Đồng Nai năm 2014: “Nghiên cứu đề xuất và áp dụng biện pháp tổng hợp phòng trừ bọ đậu đen trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”.



Chúng tôi xác định mục tiêu của đề tài là: Đề xuất các biện pháp tổng hợp để chủ động phòng trừ bọ đậu đen theo hướng sử dụng các chế phẩm sinh học có hiệu quả, đảm bảo an toàn cho người dân và bộ đội ở Đồng Nai. Các biện pháp phòng trừ được đưa ra sẽ tác động lên toàn bộ các giai đoạn trong quá trình biến thái của bọ đậu đen từ ấu trùng, nhộng và con trưởng thành.

Các nghiên cứu về bọ đậu đen tại nước ta chưa nhiều. Dó đó, việc tiếp tục tiến hành các điều tra về điều kiện sinh sống và sự phân bố, vòng đời của bọ đậu đen để làm rõ hơn các thông tin về: môi trường sống, các giai đoạn biến thái (trứng, ấu trùng, nhộng, con non và con trưởng thành) với thời gian sinh trưởng, môi trường sống và thức ăn của nó như thế nào.... Đây là cở sở khoa học quan trọng để xây dựng các biện pháp phòng trừ để can thiệp vào các thời điểm và giai đoạn phù hợp nhất.

Ngoài ra, việc điều tra xác định nguyên nhân biến động, phát sinh của bọ đậu đen là do nhân tố môi trường, khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng ...) hay yếu tố về nguồn thức ăn. Từ kết quả điều tra này có thể dự đoán thời điểm biến động cũng như nguyên nhân phát sinh của chúng làm cơ sở chuẩn bị phương án phòng trừ bọ đậu đen chủ động.

Qua thực tiễn cho thấy tại nước ta, nhiều đại dịch do sâu bọ hại cây trồng như bọ cánh cứng hại dừa, rầy nâu hại hại lúa... được giải quyết nhanh chóng khi tiến hành điều tra được các thiên địch của chúng. Các thiên địch ở đây thường là các loại vi sinh vật ký sinh hoặc một số thiên địch ăn thịt như: loài Kiến vàng (Oecophylla smaragdina) được các nhà khoa học tại Ấn độ thử nghiệm tiêu diệt bọ đậu đen rất có hiệu quả; một số vi sinh vật ký sinh như các loại nấm ký sinh côn trùng rất phổ biến: Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana...

Trong đề tài này, để đánh giá hiệu quả phòng trừ của một số biện pháp, chế phẩm làm cơ sở để xây dựng biện pháp phòng trừ bọ đậu đen hiệu quả, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát theo các hướng sau: (1) đánh giá hiệu quả của một số biện pháp phòng trừ (cơ học, dẫn dụ bằng ánh sáng...); (2) đánh giá hiệu quả phòng trừ của chế phẩm sinh học như: các chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng (chế phẩm Ometar, Biovip ...) hay chế phẩm có nguồn gốc từ thực vật (chế phẩm trừ sâu bọ từ hạt neem...); (3) đánh giá hiệu quả phòng trừ của một số thuốc hóa học có độc tính thấp (Permecide 50 EC, Permethrin 50 EC...).

Qua các kết quả đánh giá khả năng phòng trừ bọ đậu đen của các biện pháp, chế phẩm sinh học, thuốc hóa học sẽ làm cơ sở để định hướng cho việc phòng trừ loài bọ này. Các hướng phòng trừ hiệu quả sẽ tiếp tục được hoàn thiện, tối ưu trong nội dung nghiên cứu tiếp theo nhằm xây dựng một biện pháp phòng trừ bọ đậu đen hữu hiệu.

Kế thừa các kết quả khảo sát ở các nội dung nghiên cứu trên, để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng trừ bọ đậu đen, trong đó tập trung vào nâng cao chất lượng các chế phẩm sinh học và đánh giá khả năng phòng trừ bọ đậu đen. Chúng tôi đề xuất nghiên cứu theo 2 hướng chính:

Chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng:

Việc sử dụng các chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng là biện pháp phòng trừ an toàn đã được kiểm chứng trên một số đối tượng như: bọ cánh cứng hại dừa, bọ hung hại mía... tại nước ta cho thấy hiệu quả rõ rệt. Ngoài ra, nấm ký sinh côn trùng có khả năng lây lan từ con bị nhiễm sang con lành khi tiếp xúc trong quá trình sống. Điều nay, tạo điều kiện cho sự tiêu diệt tự nhiên và thúc đẩy quá trình kiểm soát sinh học hiệu quả.

Trên thị trường có một số chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng trị rầy nâu, bọ dừa tuy nhiên để tạo được chế phẩm từ nấm ký sinh bọ đậu đen, ta phải tiến hành theo các bước cơ bản như: lây nhiễm, phân lập, tuyển chọn các chủng nấm ký sinh từ bọ đậu đen. Trên cơ sở đó lựa chọn loại nấm ký sinh trên bọ đậu đen với cơ chất phù hợp để tạo chế phẩm phòng trừ bọ đậu đen hiệu quả.

Chế phẩm có nguồn gốc từ thực vật:

Các chế phẩm phòng trừ sâu bọ từ thực vật thường an toàn với người và vật nuôi, không gây độc hại cho môi trường. Tuy nhiên ở nước ta, việc nghiên cứu, sản xuất các chế phẩm từ thực vật không nhiều; một số sản phẩm thương mại mới tập trung chủ yếu dựa trên hạt của cây Neem. Nhiều các hợp chất, dịch chiết từ thực vật đã được cho là có hiệu quả phòng trừ bọ cánh cứng tuy nhiên chưa có một đánh giá cụ thể nào trên bọ đậu đen. Dó đó, chúng tôi triển khai nghiên cứu theo 2 hướng:

+ Bước đầu thử nghiệm, đánh giá hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen của một số dịch chiết được chiết xuất từ thực vật như: từ hoa cúc (Chrysanthemum cinerariaefolium, Chrsanthemum cineum), cây dầu giun... Từ kết quả khảo nghiệm này sẽ làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, cũng như phối hợp làm nguyên liệu để thực hiện hướng nghiên cứu thứ 2.

+ Nghiên cứu phối liệu tạo chế phẩm phòng trừ bọ đậu đen từ các chất có hoạt tính sinh học và một số chất khác có sẵn trên thị trường. Đánh giá hiệu quả so với các chế phẩm hiện có và độ an toàn của chúng.

Trước khi tiến hành áp dụng thử nghiệm biện phòng trừ bọ đậu đen tại thực địa, các nghiên cứu thử nghiệm kết hợp các biện pháp để phòng trừ bọ đậu đen trong phòng thí nghiệm được tiến hành để giải quyết một số yếu tố sau: cách thức để sử dụng chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng hiệu quả khi ấu trùng, nhộng, bọ đậu đen trưởng thành cư trú dưới các lớp lá; thời điểm và pha nào của bọ đậu đen là sử dụng có hiệu quả nhất; thời gian để chế phẩm có hiệu quả phòng trừ sau khi phun.

Từ các khảo sát sẽ tiến hành xây dựng biện pháp phòng trừ tổng hợp bọ đậu đen trên cơ sở sử dụng các chế phẩm sinh học: chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng, chế phẩm có nguồn gốc từ thực vật...và một số biện pháp, chế phẩm, thuốc hóa học đã khảo sát được nếu có hiệu quả và an toàn.



16

Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu, tài liệu có liên quan đến đề tài đã trích dẫn khi đánh giá tổng quan

(Tên công trình, tác giả, nơi và năm công bố)

[1]. A Rahman (2006), Bioefficacy of some plant derivatives that protect grain against the pulse beetle. Journal of Insect Science 6:03, available online: insectscience.org/6.03.12.


[2]. C.M. Seena, Sabu K. Thomas, (2013), Defensive glands of the darkling beetle Mesomorphus villiger Blanchard (Coleoptera). Psyche: A Journal of Entomology of India.

[3]. Vũ Văn Độ, Nguyễn Tiến Thắng (2005), Chiết xuất, tinh sạch và xác định hàm lượng của Azadirachtin trong hạt Neem. Tạp chí Sinh học, 27 (2): 57-60.

[4]. Dickens et al (2005), Attactant pheromone for the colorado potato beetle. Patent No.: US 6,958,360 B2.

[5]. Hoàng Ngọc Anh, Phạm, Hồ Sơn Lâm (2009), Nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học trong bọ " đậu đen" (Mesomorphus villiger), Tạp chí Dược học - Số 11 - Tr 47 – 49.

[6]. Hồ Sơn Lâm và cộng sự (2008-2009), “Xác định hệ phân loại sinh thái học, các hoạt tính sinh học của bọ đậu đen và tổng hợp thuốc sinh học an toàn để tiêu diệt chúng”, Đề tài do Viện Khoa học Vật liệu phối hợp với Sở KHCN Bình Dương thực hiện.

[7]. I.M. Scott, H. Jensen, J.G. Scott (2003), Botanical Insecticides for Controlling Agricultural Pests: Piperamides and the Colorado Potato Beetle Leptinotarsa decemlineata (Coleoptera:Chrysomelidae). Archives of Insect Biochemistry and Physiology 54:212–225.

[8]. L.A. Tapondjoua, C. Adlerb (2002), Efficacy of powder and essential oil from Chenopodium ambrosioides leaves as post-harvest grain protectants against six-stored product beetles. Journal of Stored Products Research. Volume 38, Issue 4, Pages 395–402.

[9]. Liljana Koleva Gudeva, Sasa Mitrev (2013), Content of capsaicin extracted from hot pepper and its use as an ecopesticide. Hem.Ind. 67 (4) 671-675, UDC 664.521:615.322:66.

[10]. Mousa Khani, Rita Muhamad Awang (2011), Tropical medicinal plant extracts against rice weevil Sitophilus oryzae L. Journal of Medicinal plants research Vol. 5(2), pp. 259-265.

[11]. P. Aswathi, M. C. Jobi and Sabu K. Thomas (2012), Biocontrol of home invading rubber, Luprops tristis with weaver ants (Oecophylla smaragdina). JBiopest, 5 (Sup) : 177-179.

[12]. Sabu K. Thomas, Mohandas Greeshma (2011), Host Plant and Leaf-Age Preference of Luprops tristis (Coleoptera: Tenebrionidae: Lagriinae: Lupropini): A Home Invading Nuisance Pest in Rubber Plantation Belts. Psyche. Volume 2012, Article ID 232735.

[13]. Sabu K. Thomas (2012), Potential of rubber litter dwelling ants as biocontrol agent of home invading nuisance pest, Luprops tristis. JBiopest, 5 (Supplementary): 188-191.

[14]. Sabu K. Thomas and K.V. Vinodb (2009), Population dynamics of the rubber plantation litter beetle Luprops tristis, in relation to annual cycle of foliage phenology of its host, the para rubber tree, Hevea brasiliensis. Journal of Insect Science: Vol. 9. 56.

[15]. Simon Koma Okwute, Henry Omoregie (2013), Piperine-Type Amides: Review of the Chemical and Biological Characteristics. International Journal of Chemistry; Vol. 5, No. 3.

[16]. Suresh Kumar (2007), Bacillus thuringiensis (Bt) transgenic crop: An environment friendly insect-pest management strategy, Journal of En-Biology of India. 29(5) 641-653.

[17]. Phạm Thị Thùy và công sự (2002), Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bọ hại dừa và kết quả sử dụng nấm Metarhizium để phòng trừ bọ hại dừa tại các tỉnh phía Nam. Kỷ yếu BVTV. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

[18]. Phạm Thị Thùy (2003), Phân lập nấm Metarhizium anisopliae trên bọ cánh cứng hại dừa ở Đồng bằng SCL. Báo cáo tại Hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc, NXB KHKT.

[19]. Phạm Thị Thùy và cộng sự (2005), Nghiên cứu cải tiến môi trường sản xuất để nâng cao chất lượng chế phẩm nấm Metarhizium ứng dụng trừ bọ hung hại mía. Báo cáo khoa học Hội nghị toàn quốc NCCB trong Khoa học sự sống. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ Thuật.

[20]. Phạm Thị Thùy và cộng sự (2007), Nghiên cứu sản xuất chế phẩm nấm lục cương Ma (Metarhizium anisopliae) theo công nghệ CuBa có cải tiến để ứng dụng phòng trừ bọ hung hại mía và mối đất. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số 14.


Каталог: qlk
qlk -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
qlk -> Tiến sỹ Mai Khắc Thành
qlk -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là luận văn được nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đáng tin cậy và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào kác
qlk -> LỜi cam đoan
qlk -> Ngày Quốc khánh Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
qlk -> 1. Cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài
qlk -> TRƯỜng sư phạM ĐÀ NẴng thông tin kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi luận văn thạc sỹ
qlk -> TÊN ĐỀ TÀI “ nghiên cứu cơ SỞ khoa học và thực tiễN ĐỂ XÂy dựng các quy trình phân tích các nhóm nguyên tố urani, thori và ĐẤt hiếm trong đẤT, ĐÁ, NƯỚc trên hệ thiết bị icp-ms agilent 7700x”

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương