Phụ lục I hồ SƠ ĐĂng ký chủ trì thực hiệN ĐỀ TÀI, DỰ Án sxtn cấp tỉNH



tải về 1.21 Mb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích1.21 Mb.
#10392
1   2   3   4   5   6   7   8

17. Nội dung nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm của đề tài và phương án thực hiện

Nội dung 1: Điều tra thực địa, xác định một số đặc điểm sinh học và thiên địch của bọ đậu đen

a. Điều tra xác định điều kiện sinh sống và sự phân bố của bọ đậu đen tại Sư đoàn 302 và một số khu vực khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

b. Điều tra, xác định nguyên nhân biến động, phát sinh của bọ đậu đen (môi trường, khí hậu, nguồn thức ăn...).

c. Điều tra thực địa để xác định các loại thiên địch của bọ đậu đen (chú trọng các loại nấm ký sinh côn trùng, sinh vật ăn mồi...).

d. Thu mẫu về nhân nuôi bọ đậu đen để kết hợp xác định vòng đời và lấy nguồn bọ đậu đen để thử nghiệm làm cơ sở phòng trừ.

Nội dung 2: Tiến hành thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của các biện pháp, chế phẩm, thuốc, chú trọng đến biện pháp sinh học an toàn để phòng trừ bọ đậu đen

a. Khảo sát, đánh giá hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen của các biện pháp phòng trừ (biện pháp cơ học, biện pháp dẫn dụ bằng tính ưa sáng...).

b. Khảo sát, đánh giá hiệu quả phòng trừ của một số chế phẩm sinh học hiện có đến bọ đậu đen như: các chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng (chế phẩm từ nấm Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae...), chế phẩm có nguồn gốc từ thực vật (chế phẩm từ hạt cây Neem,...)...

c. Khảo sát, đánh giá hiệu quả phòng trừ của một số thuốc hóa học có độc tính thấp trên thị trường để phòng trừ bọ đậu đen (Permecide 50 EC, Fendona 10 SC, Permethrin 50 EC...).

Nội dung 3: Nghiên cứu, sản xuất chế phẩm sinh học an toàn phòng trừ bọ đậu đen

1. Chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng:

a. Phân lập, tuyển chọn các chủng nấm Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae... được lây nhiễm ký sinh từ bọ đậu đen để làm chủng giống sản xuất chế phẩm.

b. Nghiên cứu các điều kiện phù hợp để nuôi cấy tạo chế phẩm từ nấm ký sinh bọ đậu đen.

c. Nghiên cứu sản xuất và đánh giá hiệu quả phòng trừ của chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng.


2. Chế phẩm từ thực vật:

a. Bước đầu nghiên cứu, khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen của một số dịch chiết được chiết xuất từ thực vật (dịch chiết từ hoa cúc, dịch chiết từ cây dầu giun, ...).

b. Nghiên cứu, phối liệu tạo chế phẩm phòng trừ bọ đậu đen từ các chất có hoạt tính sinh học và một số chất khác có sẵn trên thị trường.

c. Khảo nghiệm thăm dò hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen của chế phẩm.

d. Đánh giá độ an toàn của chế phẩm.

Nội dung 4: Nghiên cứu, xây dựng biện pháp tổng hợp để phòng trừ bọ đậu đen trong phòng thí nghiệm

a. Nghiên cứu, thử nghiệm kết hợp các biện pháp phòng trừ bọ đậu đen để đánh giá hiệu quả trong phòng thí nghiệm.

b. Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng trừ bọ đậu đen tại tỉnh Đồng Nai.

Nội dung 5. Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm biện pháp phòng trừ tổng hợp

Tiến hành thử nghiệm mô hình phòng trừ bọ đậu đen tại nhà ở của bộ đội (từ 3-5 nhà, tổng diện tích 150-200 m2) và khu vực rừng thuộc Sư đoàn 302 có bọ đậu đen sinh sống (diện tích từ 500-1000 m2); triển khai phòng trừ bọ đậu đen cho từ 3-5 nhà dân (tổng diện tích từ 200-250 m2).



18

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

(Luận cứ rõ cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề tài; so sánh với các phương pháp giải quyết tương tự khác và phân tích để làm rõ được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của đề tài)

18.1. Cách tiếp cận

- Tham khảo tài liệu liên quan đến đề tài như các bài báo đã công bố, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước để phân tích, đánh giá và thiết kế các nghiên cứu phù hợp trong phòng thí nghiệm và trên thực địa.

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ thực vật, sinh thái học, côn trùng học.

- Điều tra tập tính sinh thái bọ đậu đen tại các đơn vị thuộc Sư đoàn 302/Quân khu 7 và một số khu vực dân sư khác theo phương pháp chung của Viện Bảo vệ Thực vật.

- Tiếp thu các kết quả, thành tựu của các nước trên thế giới, kết quả nghiên cứu trong nước về nghiên cứu sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học BVTV (chế phẩm Bt, nấm BeauveriaMetahizium...) trong phòng trừ dịch hại cây trồng.

18.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng

18.2.2. Các phương pháp và kỹ thuật sử dụng

Các phương pháp, kỹ thuật sử dụng và các thức tiến hành từng nội dung được trình bày cụ thể dưới đây:



1. Các phương pháp, kỹ thuật thực hiện trong Nội dung 1

- Sử dụng phương pháp chuyên gia trong điều tra sinh thái, vòng đời, sự phát sinh, phát triển và biến động số lượng bọ đậu đen (phối hợp với chuyên gia sinh, côn trùng học).

- Sử dụng phương pháp điều tra chung về điều tra phát hiện sâu bọ hại cây trồng của Cục bảo về thực vật, Viện Bảo vệ thực vật (2000), trong đó:

+ Điều tra sơ bộ được tiến hành để nắm được một cách khái quát về tình hình phát sinh, phát triển của bọ đậu đen và một số yếu tố sinh thái chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát sinh, phát triển làm cơ sở cho việc điều tra tỉ mỉ.



+ Điều tra tỉ mỉ được tiến hành để xác định chính xác mật độ và mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái chủ yếu đến sự sinh trưởng, phát triển, tình hình phát sinh và phát triển của bọ đậu đen. Điều tra tỉ mỉ được tiến hành trên các ô tiêu chuẩn (đây là diện tích được chọn ra có đặc điểm đại diện cho khu vực có bọ đậu đen). Số lượng và diện tích các ô tiêu chuẩn được căn cứu vào tài liệu chuyên ngành của Viện Bảo vệ thực vật.

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm ở ngoài thực địa: Bố trí thí nghiệm trên các ô tiêu chuẩn để theo dõi sự phát sinh, phát triển và khảo nghiệm một số biện pháp phòng trừ bọ đậu đen.

- Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm: Nuôi bọ đậu đen trong phòng thí nghiệm, bố trí các hộp, lồng nuôi, theo dõi đặc tính sinh học, khảo nghiệm các biện pháp phòng trừ theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật. Việc nuôi bọ đậu đen trong phòng thí nghiệm làm cơ sở cho một số thí nghiệm tiếp theo (thử nghiệm các biện pháp phòng trừ, quan sát tập tính sinh thái..).

2. Các phương pháp, kỹ thuật thực hiện trong Nội dung 2

- Khảo sát thử nghiệm các phương pháp phòng trừ bọ đậu đen, trong đó tập trung đến biện pháp sử dụng ánh sáng dẫn dụ. Nhiều loài côn trùng bao gồm bọ cánh cứng có đặc điểm biến nhiệt và hướng quang dương. Các loài này có cấu tạo cơ quan thính giác là mắt kép, có khả năng cảm nhận được các bước sóng nhạy cảm như ánh sáng tím, trong đó bóng neon là thu hút nhiều nhất. Trên cơ sở đó, ta sẽ bố trí chiếu đèn neon với cường độ sáng khác nhau để thử nghiệm dẫn dụ bọ đậu đen vào các bẫy đã tạo sẵn.

- Sử dụng phương pháp thống kê sinh học để xác định số lượng, thời gian bọ bị chết so với tổng số lượng bọ thí nghiệm trong các thí nghiệm thử nghiệm chế phẩm sinh học, thuốc hóa học. Các thí nghiệm được tiến hành với số lượng và số lần lặp lại đảm bảo tính khoa học.

Trong đó, quá trình thử nghiệm chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng phòng trừ bọ đậu đen thường mất nhiều thời gian nên cần phải lập bảng quan sát, thống kê thật kỹ hiệu quả của nấm ký sinh như: thời gian nhiễm, tỷ lệ nhiễm, tỷ lệ chết... trên ấu trùng, nhộng và bọ đậu đen trưởng thành.



3. Các phương pháp, kỹ thuật thực hiện trong Nội dung 3

a. Sản xuất chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng:

- Một số phương pháp được sử dụng trong mục nghiên cứu này như: Phương pháp nuôi cấy vi sinh vật, phương pháp cấy truyền, giữ giống theo chuẩn của Quốc tế (Videnova E. Barnett and Hunter, 1972...) và trong nước (Nguyễn Lân Dũng, Phạm Thị Thùy, 1996...).

- Lựa chọn môi trường dinh dưỡng bằng phương pháp tối ưu hoá thực nghiệm. Thành lập các công thức chế phẩm.


  • Phân lập xác định vi sinh vật ký sinh gây hại, dựa vào đặc điểm hình thái học: định danh nấm theo khóa phân loại của Barnett và Barry (1998), Lawrence (1994), Luangsa-Ard et al.(2006). Các chỉ tiêu theo dõi để định danh bao gồm: đặc điểm khuẩn lạc, cơ quan sinh bào tử, hình dạng, kích thước bào tử.

  • Một số máy móc của Viện Công nghệ mới có thể được thực hiện trong nội dung nghiên cứu này như: Máy đếm khuẩn lạc LKB 2002, máy đếm tế bào tự động H18 light, kính hiển vi XSZ 207, máy li tâm Effendorf  thường, tủ cấy vô trùng, tủ sấy chân không, box cấy, máy đo pH... Đồng thời, để thực hiện nội dung này, Viện Công nghệ mới có phối hợp với Trung tâm Sinh học nông nghiệp và Bảo vệ môi trường. Tại Trung tâm có hệ thống lên men chuyên dụng và các trang thiết bị cho nghiên cứu vi sinh đảm bảo để thực hiện sản xuất chế phẩm.

b. Sản xuất chế phẩm từ thực vật

- Bố trí thí nghiệm xác định hiệu quả, tỷ lệ các hoạt chất và dịch chiết có hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen tốt nhất. Tiến hành khảo sát một số chất và các yếu tố: độ pH, thành phần chế phẩm (một số hóa chất an toàn) để sản xuất chế phẩm có hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen tốt nhất.

- Lựa chọn công thức bằng phương pháp tối ưu hoá thực nghiệm. Thành lập các công thức chế phẩm.

- Một số phương pháp hóa sinh và máy móc được sử dụng trong nội dung nghiên cứu này như: Sử dụng các phương pháp chiết Soxhlet, sóng siêu âm; tinh sạch bằng sắc ký lớp mỏng, sắc ký gel, sắc ký cột hở...

- Phương pháp phân tích, xác định các chất có hoạt tính sinh học (HPLC, sắc ký bản mỏng, Sắc ký khối phổ...).

- Xác định độ an toàn của chế phẩm (đánh giá LD 50 trên chuột thí nghiệm dựa trên Bảng độc tính Hodge và thang đo STERNER).



4.Các phương pháp, kỹ thuật thực hiện trong Nội dung 4

- Kết hợp bố trí hợp lý các biện pháp phòng trừ: sử dụng chế phẩm sinh học, chế phẩm hóa học có độc tính thấp và một số biện pháp phòng trừ khác trong phòng thí nghiệm để đánh giá khả năng phòng trừ bọ đậu đen thông qua phương pháp khảo nghiệm và tính toán thống kê sinh học để xác định số lượng, thời gian bọ bị chết so với tổng số lượng bọ thí nghiệm trong các thí nghiệm thử nghiệm. Các thí nghiệm được tiến hành với số lượng và số lần lặp lại đảm bảo tính khoa học.



5.Các phương pháp, kỹ thuật thực hiện trong Nội dung 5

- Dựa trên Phương pháp khảo nghiệm trên đồng ruộng của Viện Bảo vệ thực vật;

- Dựa trên Quy chuẩn quốc gia về khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu hại cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2009.

18.3. Tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo

1. Nghiên cứu về tập tính sống, tập tính sinh thái của bọ đậu đen trong môi trường sinh thái ở Đồng Nai là điểm mới để từ đó đề xuất hướng phòng trừ phù hợp đạt hiệu quả.

2. Nghiên cứu các chế phẩm sinh học an toàn nhất là nấm ký sinh côn trùng nguồn phân lập từ bọ đậu đen là một hướng đi mới mang tính sáng tạo để phòng trừ bọ đậu đen đạt hiệu quả, đảm bảo an toàn cho bộ đội và người dân tại Đồng Nai.

3. Đề xuất biện pháp tổng thể để chủ động phòng trừ bọ đậu đen theo hướng ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học an toàn cho bộ đội và người dân.



19

Phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu và cơ sở sản xuất trong nước

(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên các tổ chức phối hợp chính tham gia thực hiện đề tài và nội dung công việc tham gia trong đề tài, kể cả các cơ sở sản xuất hoặc những người sử dụng kết quả nghiên cứu; khả năng đóng góp về nhân lực, tài chính, cơ sở hạ tầng-nếu có)

- Phối hợp với Trung tâm Sinh học nông nghiệp và BVMT: Thực hiện một số nội dung liên quan tới xác định và điều tra về loài bọ đậu đen; xác định và thử nghiệm một số mẫu chứa vi sinh vật ký sinh gây hại đối với bọ đậu đen.

- Phối hợp với Viện Hóa học- Môi trường quân sự/BTL Hóa học: Tiến hành thử nghiệm và áp dụng một số biện pháp khác kết hợp phòng trừ bọ đậu đen.

- Phối hợp với Viện Sinh thái nhiệt đới trong quá trình nghiên cứu tập tính sinh thái, vòng đời và sự phát sinh, phát triển của bọ đậu đen.

- Phối hợp với Sư đoàn 302 và Phòng Khoa học quân sự/Quân khu 7 để tiến hành khảo sát, điều tra và đánh giá thực trạng xâm hại của loài bọ này tại các đơn vị thuộc Sư đoàn 302 đóng quân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; tiến hành thu lượm mẫu, theo dõi sự cư trú và di cư của loài bọ đậu đen; tiến hành thử nghiệm, áp dụng kết quả của đề tài tại một số đơn vị của Sư đoàn 302 và một số nhà dân quanh đơn vị.



20

Phương án hợp tác quốc tế (nếu có)

(Trình bày rõ phương án phối hợp: tên đối tác nước ngoài; nội dung đã hợp tác- đối với đối tác đã có hợp tác từ trước; nội dung cần hợp tác trong khuôn khổ đề tài; hình thức thực hiện. Phân tích rõ lý do cần hợp tác và dự kiến kết quả hợp tác, tác động của hợp tác đối với kết quả của Đề tài )

21

Tiến độ thực hiện :




Các nội dung, công việc
chủ yếu cần được thực hiện;
các mốc đánh giá chủ yếu


Kết quả phải đạt

Thời gian

(bắt đầu,


kết thúc)

Cá nhân,
tổ chức
thực hiện*


1

2

3

4

5

1

Nội dung 1: Xây dựng, bảo vệ TMĐT

TMĐT được phê duyệt

1/2014

Viện CNM

2

Nội dung 2: Điều tra thực địa, xác định một số đặc điểm sinh học và thiên địch của bọ đậu đen

- Báo cáo về điều kiện sinh sống, khu vực phân bố của bọ đậu đen tại các khu vực điều tra (mỗi khu vực điều tra từ 10 -15 điểm điều tra).

- Báo cáo về nguyên nhân biến động, phát sinh (môi trường, khi hậu, nguồn thức ăn...).

- Báo các về các giai đoạn vòng đời (các pha, thời gian..).

- Báo cáo điều tra về các loại thiên địch của bọ đậu đen (chú trong nấm ký sinh côn trùng, sinh vật ăn thịt).



2/2014- 5/2015

Viện CNM, TT Sinh học NN và BVMT, Viện STNĐ




a. Điều tra xác định điều kiện sinh sống và sự phân bố của bọ đậu đen tại Sư đoàn 302 và một số khu vực khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.










b. Điều tra, xác định nguyên nhân biến động, phát sinh của bọ đậu đen (môi trường, khí hậu, nguồn thức ăn...).










c. Điều tra thực địa để xác định các loại thiên địch của bọ đậu đen (chú trọng các loại nấm ký sinh côn trùng, sinh vật ăn mồi...).










d. Thu mẫu về nhân nuôi bọ đậu đen để kết hợp xác định vòng đời và lấy nguồn bọ đậu đen để thử nghiệm làm cơ sở phòng trừ.







3

Nội dung 3: Tiến hành thử nghiệm và đánh giá hiệu quả của các biện pháp, chế phẩm, thuốc, chú trọng đến biện pháp sinh học an toàn để phòng trừ bọ đậu đen

- Báo cáo đánh giá về hiệu quả của một số biện pháp cơ học, biện pháp dẫn dụ bằng ánh sáng.... và khả năng sử dụng.

- Báo cáo kết quả về thử nghiệm các chế phẩm sinh học: hiệu quả phòng trừ, khả năng và cách thức sử dụng.

- Báo cáo kết quả đánh giá hiệu quả của một số thuốc hóa học có độc tính thấp trên thị trường; khả năng và cách thức sử dụng.


4-12/2014

Viện CNM, TT sinh học NN và BVMT, Viện HHMTQS




a. Khảo sát, đánh giá hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen của các biện pháp phòng trừ (biện pháp cơ học, biện pháp dẫn dụ bằng tính ưa sáng...).










b. Khảo sát, đánh giá hiệu quả phòng trừ của một số chế phẩm sinh học hiện có đến bọ đậu đen như: các chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng (chế phẩm từ nấm Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae...), chế phẩm có nguồn gốc từ thực vật (chế phẩm từ hạt cây Neem,...).










c. Khảo sát, đánh giá hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen của một số thuốc hóa học có độc tính thấp trên thị trường (Permecide 50 EC, Fendona 10 SC, Permethrin 50 EC...).







4


Nội dung 4: Nghiên cứu, sản xuất chế phẩm sinh học an toàn phòng trừ bọ đậu đen

- Báo cáo kết quả thử nghiệm các điều kiện phù hợp để nuôi cấy tạo chế phẩm từ nấm ký sinh đã khảo sát được (một số điều kiện ảnh hưởng trong quá trình chế tạo chế phẩm, các chất phụ gia phù hợp...).

- Báo cáo kết quả thử nghiệm khả năng phòng trừ của chế phẩm (tỷ lệ nhiễm trên ấu trùng, bọ đậu đen trưởng thành; khả năng lây nhiễm, tỷ lệ phòng trừ trên 60%, số bào từ 5x109bt/g...):

- Sản phẩm: từ 100 – 150 kg mỗi loại (1-2 loại) sử dụng để thử nghiệm tại Sư đoàn 302 (200-300 m2 rừng và 3-4 nhà dân (150-200 m2); nồng độ, liều lượng sử dụng hợp lý.

- Báo cáo hiệu quả khảo sát khả năng phòng trừ bọ đậu đen của một số dịch chiết từ thực vật.

- Báo cáo đơn phối liệu chế phẩm và hiệu quả của chúng đối với bọ đậu đen.

- Báo cáo kết quả thử nghiệm độ an toàn của chế phẩm.



- Sản phẩm: 30 – 50 lít, Sử dụng để thử nghiệm tại nhà ở của bộ đội từ 3-5 nhà (150-200 m2), khu vực rừng thuộc Sư đoàn 302 (200-300 m2); 3-5 nhà dân (200-250 m2).

11/2014 đến 3/2015

Viện CNM, TT SHMM và BVMT

4.1

Chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng:

11/2014 đến 3/2015

Viện CNM, TT SHNN và BVMT




a. Phân lập, tuyển chọn các chủng nấm Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae... được lây nhiễm ký sinh từ bọ đậu đen để làm chủng giống sản xuất chế phẩm.










b. Nghiên cứu các điều kiện phù hợp để nuôi cấy tạo chế phẩm từ nấm ký sinh bọ đậu đen.










c. Nghiên cứu sản xuất và đánh giá hiệu quả phòng trừ của chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng.







4.2

Chế phẩm từ thực vật:

11/2014 đến 3/2015

Viện CNM




a. Bước đầu nghiên cứu, khảo sát hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen của một số dịch chiết được chiết xuất từ thực vật (dịch chiết từ hoa cúc, dịch chiết từ cây dầu giun, ...).










b. Nghiên cứu, phối liệu tạo chế phẩm phòng trừ bọ đậu đen từ các chất có hoạt tính sinh học và một số chất khác có sẵn trên thị trường.










c. Khảo nghiệm thăm dò hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen của chế phẩm.










d. Đánh giá độ an toàn của chế phẩm.







5

Nội dung 5: Nghiên cứu, xây dựng biện pháp tổng hợp phòng trừ bọ đậu đen trong phòng thí nghiệm

- Báo cáo về phương án kết hợp các biện pháp và hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen (cách thức phối hợp, hiệu quả phòng trừ..).

- Tài liệu hướng dẫn, quy trình sử dụng, miêu tả cụ thể biện pháp để phòng trừ bọ đậu đen.



4-5/2015

Viện CNM, Viện HHMTQS




a. Nghiên cứu, thử nghiệm kết hợp các biện pháp phòng trừ bọ đậu đen hiệu quả trong phòng thí nghiệm.










b. Đề xuất biện pháp phòng trừ tổng hợp để phòng trừ bọ đậu đen cho tỉnh Đồng Nai.




6

Nội dung 6: Nghiên cứu áp dụng thử nghiệm thực địa

- Báo cáo kết quả thử nghiệm tại Sư 302.

5-10/2015

Viện CNM, Sư 302, Phòng KHQS QK7




Tiến hành thử nghiệm mô hình phòng trừ bọ đậu đen tại nhà ở của bộ đội (từ 3-5 nhà, tổng diện tích 150-200 m2) và khu vực rừng thuộc Sư đoàn 302 có bọ đậu đen sinh sống (diện tích từ 500-1000 m2); triển khai phòng trừ bọ đậu đen cho từ 3-5 nhà dân (tổng diện tích từ 200-250 m2).







7

Nội dung 7: Viết Báo cáo tổng kết, tiến hành nghiệm thu

Báo cáo tổng kết khoa học, được Hội đồng nghiệm thu thông qua.

11-12/2015

Viện CNM

* Chỉ ghi những cá nhân, tổ chức có tên tại Mục 12

III. SẢN PHẨM KH&CN CỦA ĐỀ TÀI

22

Sản phẩm KH&CN chính của Đề tài và yêu cầu chất lượng cần đạt (Liệt kê theo dạng sản phẩm)

Dạng I: Mẫu (model, maket); Sản phẩm (là hàng hoá, có thể được tiêu thụ trên thị trường); Vật liệu; Thiết bị, máy móc; Dây chuyền công nghệ; Giống cây trồng; Giống vật nuôi và các loại khác;

Số TT

Tên sản phẩm cụ thể và
chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm


Đơn vị đo

Mức chất lượng

Dự kiến số lượng/quy mô sản phẩm

Cần đạt

Mẫu tương tự

(theo các tiêu chuẩn mới nhất)



Trong nước

Thế giới

1

2

3

4

5

6

7

1

Chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng

(chủng Beauveria bassiana, Metarhizium anisopliae, ... được phân lập từ bọ đậu đen).

- Chất lượng sản phẩm:

- Hiệu quả phòng trừ :



Bào từ/gam

%


5x109bt/g
60%


1,2 -1,5 x 109 bt/g

chưa rõ


- 100 – 150 kg

Sử dụng để thử nghiệm tại nhà ở của bộ đội từ 3-5 nhà (150-200 m2), khu vực rừng thuộc Sư đoàn 302 (500-1000 m2); 3-5 nhà dân (200-250 m2).


2

Chế phẩm dựa trên các hợp chất, dịch chiết thực vật
- Hiệu quả thăm dò bước đầu:
- Độ an toàn:

%
mg/ kg



> 75 %
- Độc tính thấp, LD50 : 500-5000 mg/ kg (chuột).



Chế phẩm từ bã hạt Jatropha
75-80%

(Công trình của PGS Hồ Sơn Lâm nhưng chưa đưa vào thực tiễn)




chưa rõ


- 30-50 lít

Sử dụng để thử nghiệm tại nhà ở của bộ đội từ 3-5 nhà (150-200 m2), khu vực rừng thuộc Sư đoàn 302 (200-300 m2); 3-5 nhà dân (200-250 m2).



22.1 Mức chất lượng các sản phẩm (Dạng I) so với các sản phẩm tương tự trong nước và nước ngoài (Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các chỉ tiêu về chất lượng cần đạt của các sản phẩm của đề tài)

- Các chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng trong nước như Ometar và Biovip có số lượng bào từ 1- 1,5x109bt/g, chế phẩm nấm tạo ra có số lượng bào tử tương đương với thế giới: 5x109 bt/g với giá thành phù hợp và tương đương với một số sản phẩm khác trên thị trường.



- Chế phẩm được phối liệu dựa trên các hợp chất, dịch chiết từ thực vật và các thành phần có trên thị trường với hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen trên 80% và có khả năng triển khai ứng dụng vào thực tiễn trong việc phòng trừ bọ đậu đen cho nhân dân tỉnh Đồng Nai.

Dạng II: Nguyên lý ứng dụng; Phương pháp; Tiêu chuẩn; Quy phạm; Phần mềm máy tính; Bản vẽ thiết kế; Quy trình công nghệ; Sơ đồ, bản đồ; Số liệu, Cơ sở dữ liệu; Báo cáo phân tích; Tài liệu dự báo (phương pháp, quy trình, mô hình,...); Đề án, qui hoạch; Luận chứng kinh tế-kỹ thuật, Báo cáo nghiên cứu khả thi và các sản phẩm khác

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Ghi chú

1

2

3

4

1

Quy trình chế tạo các chế phẩm sinh học phòng trừ bọ đậu đen

Phù hợp với điều kiện trong nước, dễ dàng triển khai ở qui mô công nghiệp




2

Biện pháp tổng hợp phòng trừ bọ đậu đen trên cơ sở sử dụng chế phẩm sinh học (nấm ký sinh côn trùng, chế phẩm từ thực vật...) và các biện pháp phòng trừ khác.

Phù hợp, hiệu quả, dễ triển khai ứng dụng




3

Báo cáo tổng kết đề tài

Đảm bảo yêu cầu, đầu đủ nội dung của báo cáo khoa học




Dạng III: Bài báo; Sách chuyên khảo; và các sản phẩm khác

Số TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học cần đạt

Dự kiến nơi công bố (Tạp chí, Nhà xuất bản)

Ghi chú

1

2




3

4

1

Bài báo

Đáp ứng tiêu chuẩn của bài báo khoa học

Tạp chí chuyên ngành trong hoặc ngoài nước

1-2 bài

22.2 Trình độ khoa học của sản phẩm (Dạng II & III) so với các sản phẩm tương tự hiện có (Làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để xác định các yêu cầu khoa học cần đạt của các sản phẩm của đề tài)

- Quy trình sản xuất các chế phẩm sinh học có thể triển khai sản xuất lớn

- Bài báo đáp ứng yêu cầu của tạp chí chuyên ngành


22.3 Kết quả tham gia đào tạo trên đại học

Số TT

Cấp đào tạo

Số lượng

Chuyên ngành đào tạo

Ghi chú

1

Thạc sỹ










2

Tiến sỹ










22.4 Sản phẩm dự kiến đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng

23

Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

23.1 Khả năng về thị trường (Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, nêu tên và nhu cầu khách hàng cụ thể nếu có; điều kiện cần thiết để có thể đưa sản phẩm ra thị trường)

- Hiện nay, nhân dân tại các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ bọ đậu đen đang ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Việc nghiên cứu thành công các chế phẩm sinh học để phòng trừ bọ đậu đen hiệu quả đang là nhu cầu cấp thiết của nhân dân nơi đây.



23.2 Khả năng về ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh (Khả năng cạnh tranh về giá thành và chất lượng sản phẩm)

- Sản phẩm nghiên cứu thành công với giá thành chấp nhận được, trước mặt sẽ được áp dụng thử nghiệm biện pháp phòng trừ bọ đậu đen tại một số đơn vị thuộc Sư đoàn 302 và một vài địa phương xung quanh khu vực đóng quân của Sư đoàn.



23.3 Khả năng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu

23.4 Mô tả phương thức chuyển giao

- Chuyển giao về công nghệ, thiết bị và đào tạo.



24

Phạm vi và địa chỉ (dự kiến) ứng dụng các kết quả của Đề tài

- Tại Sư đoàn 302/Quân khu 7. Sau đó sẽ được nhân rộng cho tất cả các đơn vị trong quân đội cũng như khu vực dân cư chịu tác động xâm hại của bọ đậu đen tại tỉnh Đồng Nai.

25

Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

25.1 Đối với lĩnh vực KH&CN có liên quan (nêu những dự kiến đóng góp vào các lĩnh vực khoa học công nghệ ở trong nước và quốc tế)

- Sản phẩm của đề tài an toàn cho người sử dụng và có hiệu quả phòng trừ bọ đậu đen hơn hẳn các chế phẩm khác hiện có trong nước. Đồng thời, đề tài đã đưa ra một hướng mới trong phòng trừ bọ đậu đen đó là biện pháp phòng trừ tổng hợp trong đó ưu tiên sử dụng các chế phẩm sinh học như: chế phẩm từ nấm ký sinh côn trùng, chế phẩm từ thực vật.



25.2 Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

- Đề tài có phương án phòng trừ tổng hợp bọ đậu đen đạt hiệu quả. Kết quả bước đầu này sẽ được áp dụng triển khai tại Sư đoàn 302/Quân khu 7 tại Đồng Nai. Việc phòng trừ bọ đậu đen hiệu quả tại các đơn vị thử nghiệm và ứng dụng sẽ góp phần giảm thiểu sự khó chịu trong đời sống sinh hoạt, tinh thần đã và đang gây ra bởi bọ đậu đen .



25.3 Đối với kinh tế - xã hội và môi trường

- Kết quả thực hiện đề tài góp phần giải quyết vấn đề dịch hại bọ đậu đen cho nhân dân, đặc biệt góp phần ổn định hoạt động hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, cải thiện điều kiện môi trường, nâng cao sức khỏe, sức chiến đấu cho bộ đội, đảm bảo an ninh chính trị, quân sự của Tổ quốc.



Каталог: qlk
qlk -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
qlk -> Tiến sỹ Mai Khắc Thành
qlk -> LỜi cam đoan tôi xin cam đoan đây là luận văn được nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, đáng tin cậy và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào kác
qlk -> LỜi cam đoan
qlk -> Ngày Quốc khánh Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
qlk -> 1. Cơ sở khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài
qlk -> TRƯỜng sư phạM ĐÀ NẴng thông tin kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi luận văn thạc sỹ
qlk -> TÊN ĐỀ TÀI “ nghiên cứu cơ SỞ khoa học và thực tiễN ĐỂ XÂy dựng các quy trình phân tích các nhóm nguyên tố urani, thori và ĐẤt hiếm trong đẤT, ĐÁ, NƯỚc trên hệ thiết bị icp-ms agilent 7700x”

tải về 1.21 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương