Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng


Sử dụng bao cao su trên những người vợ có chồng NCMT



tải về 2.48 Mb.
trang18/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

2. Sử dụng bao cao su trên những người vợ có chồng NCMT

Biểu đồ 1 cho thấy tỷ lệ sử dụng BCS thường xuyên của những người vợ với chồng NCMT trong 12 tháng qua chiếm 35% trong khi không sử dụng BCS chiếm tới 65%.



Biểu đồ 1. Sử dụng bao cao su với chồng NCMT trong 12 tháng qua (N=200)
3. Xác định các yếu tố tác động đến sử dụng BCS thường xuyên trên những người vợ có chồng NCMT

Sử dụng mô hình hồi quy logistic đa biến để tìm ra các yếu tố có khả năng tác động đến việc sử dụng BCS thường xuyên trên những người vợ. Kết quả của bảng 3 cho thấy yếu tố tuổi, kiến thức về HIV, nhận thức nguy cơ nhiễm HIV, thương thuyết sử dụng BCS của người vợ, yếu tố nghề nghiệp và mối quan hệ ngoài hôn nhân của người chồng tác động lên việc sử dụng BCS thường xuyên của những người vợ đối với chồng trong vòng 12 tháng qua. Những người phụ nữ trên 34 tuổi ít sử dụng bao cao su hơn những người phụ nữ đang ở độ tuổi trẻ, tỷ lệ này là 76%. Khả năng sử dụng BCS thường xuyên trong người vợ có kiến thức tốt về HIV cao gấp 33 lần so với những người vợ có kiến thức khiêm tốn và hạn chế về HIV. Sự chênh lệch tuổi giữa vợ và chồng càng lớn thì việc sử dụng BCS thường xuyên với chồng lại càng giảm. Điều đó có nghĩa là nếu khoảng cách tuổi giữa vợ và chồng là 1 năm thì khả năng sử dụng BCS thường xuyên với vợ/chồng giảm 11%. Những người phụ nữ có thể thuyết phục chồng sử dụng BCS thì cơ hội sử dụng BCS thường xuyên với chồng cao gấp 5 lần so với những người phụ nữ không đàm phán sử dụng BCS. Điều thú vị là những người chồng NCMT có mối quan hệ ngoài hôn nhân thì có tới 84% trong số họ ít sử dụng BCS so với những người chồng chỉ có một bạn tình là vợ của mình.



Bảng 3. Mô hình hồi quy logistic đa biến giữa các yếu tố nguy cơ với việc sử dụng BCS thường xuyên trên những người vợ


Các yếu tố nguy cơ

OR

95% CI

P

Tuổi vợ













≤ 24®













25 – 34

0,5

0,2 – 1,6

0,28




≥ 35

0,2

0,05 – 1,2

0,08

Nghề nghiệp của vợ













Nghề khác ®













Nghề nông

1.08

0,2-4,6

0,9

Trình độ học vấn của vợ













≤ Tiểu học ®













Trung học cơ sở

0.3

0,1-1,4

0,1




≥ Trung học phổ thông

1.4

0,3-6,3

0,6

Vợ người dân tộc













Dân tộc khác ®













Dân tộc Thái

1.6

0,4-6,7

0,4

Kiến thức HIV của vợ













Kiến thức thấp ®













Kiến thức trung bình

6.8

1,9-24,3

0,003




Kiến thức tốt

33.6

8,3-135,0

0,000

Nhận thức nguy cơ nhiễm HIV của vợ




Nguy cơ cao ®













Không có nguy cơ

8.5

1,9-37,9

0,004




Không biết

0.8

0,2-2,6

0,7

Thương thuyết sử dụng BCS với chồng




Có ®













Không

5.1

1,3-19,7

0,01

Nghề nghiệp của chồng













Nghề khác ®













Nghề nông

33.2

5,7-193,4

0,000

Trình độ học vấn của chồng













≤ Tiểu học ®













Trung học cơ sở

2.0

0,7-5,6

0,1




≥ Trung học phổ thông

1.2

0,2-5,4

0,8

Chênh lệch tuổi giữa vợ và chống

0.8

0,7-1,0

0,06

Kiến thức HIV của chồng













Kiến thức thấp ®













Kiến thức trung bình

1.4

0,4-4,5

0,5




Kiến thức tốt

2.2

0,3-14,8

0,4

Nhận thức nguy cơ lây nhiễm HIV của chồng




Nguy cơ cao ®













Không có nguy cơ

0.6

0,2-2,0

0,4




Không biết

0.7

0,2-2,5

0,6

Mối quan hệ ngoài hôn nhân của chồng




Không có bạn tình ®













Có bạn tình

0.1

0,04-0,6

0,007

® = nhóm biến so sánh



BÀN LUẬN

Các yếu tố tác động lên sử dụng BCS của vợ đối với chồng đến từ cả phía người chồng và vợ của họ. Khi người vợ có hiểu biết đầy đủ về HIV, mong muốn phòng tránh và tự bảo vệ mình không nhiễm HIV bằng cách sử dụng BCS thường xuyên được thể hiện rõ ràng trong nghiên cứu. Người vợ thương thuyết được với chồng sử dụng BCS thì khả năng sử dụng BCS cũng nhiều hơn. Tuy nhiên khi người chống có mối quan hệ ngoài hôn nhân việc sử dụng BCS lại ít xảy ra. Chênh lệch tuổi tác giữa vợ và chồng cũng là nguyên nhân khiến họ ít dùng BCS. Vì vậy đẩy mạnh hoạt động truyền thông thay đổi hành vi trong suy nghĩ của cả vợ và chồng trong việc sử dụng BCS không chỉ là kế hoạch hóa gia đình mà còn là cách phòng tránh các bệnh STIs và HIV hiệu quả.



KẾT LUẬN

Tăng cường truyền thông thay đổi hành vi trong việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục cho cả vợ và chồng NCMT. Mở rộng tiếp cận các chương trình dự phòng HIV như cung cấp bao cao su, tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho cả cặp vợ chồng.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Liên Hiệp Quốc Việt Nam (2010), Lây nhiễm HIV từ nam giới sang phụ nữ trong quan hệ bạn tình ở Việt Nam.

2. Nguyễn T. A (2008), Dịch HIV tiềm ẩn trong người phụ nữ Việt Nam. Tạp chí BMC Public Health, 8:37.

3. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS, Báo cáo dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ tỉnh Thanh Hóa (2009). Báo cáo kết quả điều tra tỷ lệ nhiễm HIV và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT tại địa bàn các huyện triển khai dự án tỉnh Thanh Hóa năm 2008.

4. Sargodha (2008), Sự thật dấu kín, Nghiên cứu về nguy cơ nhiễm HIV, các yếu tố rủi ro và tỷ lệ nhiễm HIV trong người NCMT và vợ của họ tại Pakistan.

5. Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS (2010). Báo cáo kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2009 và định hướng kế hoạch năm 2010.



ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THAY THẾ CHẤT

DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI THANH HÓA

Hoàng Bình Yên; Nguyễn Bá Cẩn; Nguyễn Văn Nhu;

Vũ Huy Hoàng*; Phạm Hoàng Anh

Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa

*Tổ chức PEPFAR tại Việt Nam


TÓM TẮT

Qua 1 năm triển khai, chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng Methadone (MMT) của tỉnh Thanh Hoá đã và đang thu hút sự ủng hộ và quan tâm của lãnh đạo, nhân dân và cũng đặt ra nhu cầu cần mở rộng điều trị trên toàn tỉnh.

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số kết quả của chương trình điều trị thay thế CDTP bằng thuốc Methadone cho người nghiện ma túy tại thành phố Thanh Hóa từ tháng 5/2011 đến tháng 5/2012

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, kết hợp nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính trên 338 bệnh nhân trong giai đoạn ổn định liều, người hỗ trợ trực tiếp bệnh nhân, cán bộ y tế điều trị trực tiếp cho bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV, HBV, HCV là 15%, 70%, 10% với lúc vào điều trị và trong điều trị không thay đổi. Kết quả điều trị bước đầu khá khích lệ và thể hiện ở các khía cạnh khác nhau từ việc duy trì thời gian điều trị, tuân thủ uống thuốc hàng ngày, dự phòng HIV, giảm tần xuất trung bình từ 60 lần/tháng xuống còn 1-2lần/tháng, giảm số lượng sử dụng Heroin và cải thiện chất lượng cuộc sống. Tích luỹ 82% số bệnh nhân tiếp tục điều trị sau hai năm và chỉ còn 17% bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng ma tuý. Đồng thời tần xuất sử dụng ma tuý, tiêm chích chung, hành vi tình dục không an toàn, hành vi trộm cắp cũng giảm rõ rệt.

Kết luận: Điều trị thay thế CDTP bằng thuốc Methdone tại Thanh Hoá đã mang lại hiệu quả rõ rệt: 83% bệnh nhân đã dừng sử dụng ma tuý; không có trường hợp nhiễm mới HIV, HBV, HCV.

SUMMARY

Over 1 year implement, addiction treatment programs opiates (opioids) by Methadone Maintenance Therapy (MMT) in Thanh Hoa province has attracted interest and support from the leadership, people and well laid out the needs of wider treatment in the whole province.

Objectives: To describe the results of alternative treatment programs for opioid by methadone for drug addicts in Thanh Hoa from January 5/2011 to March 5/2012

Subjects and Methods: Cross-sectional descriptive study, researchers combined quantitative and qualitative study on 338 patients in the stable dose period, the direct support of the patient, the medical staff treatment directly to patients.

Results: The rate of HIV, HBV, HCV -infected patients was 15%, 70%, 10%, respectively compared with the first treatment time and the treatment did not change. Results from first-step treatment were quite encouraging and embodied in various aspects from maintaining the treatment period, compliance with daily medication, HIV prevention, reducing the average frequency of 60 times/ month to 1-2 times/month, reducing the number of heroin use and improved quality of life. Accumulated 82 % of the patients continued treatment after two years and only 17 % of patients continued to use drugs. At the same time, the frequency of drug use, injecting, sexual behavior is not safe, as well theft decreased markedly.

Conclusion: Opioid substitution treatment with drugs Methdone in Thanh Hoa has brought significant effect: 83% of patients had stopped using drugs, no new cases of HIV, HBV, HCV.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có số người nhiễm HIV cao so với các tỉnh khác trong cùng khu vực. Từ ca nhiễm HIV đầu tiên phát hiện năm 1995 tại huyện Đông Sơn, đến hết tháng 3/2012 cộng tích lũy người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh là 5.760; trong đó có 3.063 người chuyển sang giai đoạn AIDS và 954 người đã tử vong do AIDS; 65,5% trong tổng số người nhiễm HIV là do tiêm chích ma túy, chủ yếu là các chất dạng thuốc phiện (CDTP).

Chương trình điều trị thay thế CDTP bằng Methadone được triển khai tại Thanh Hóa từ tháng 5/2011. Qua 1 năm hoạt động, việc triển khai một đánh giá đầu tiên dựa trên số liệu sẵn có từ việc chỉ đạo, điều phối và triển khai chương trình là điều cần thiết trong việc lên kế hoạch đầu tư và duy trì điều trị bằng MMT trong tương lai ở tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu của nghiên cứu:

Mô tả thực trạng tổ chức thực hiện điều trị thay thế Methadone.

Đánh giá một số chỉ số sức khỏe, thể chất, tâm thần, hành vi, xã hội và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cắt ngang mô tả: Định lượng kết hợp định tính và hồi cứu các hồ sơ bệnh án của 338 bệnh nhân đang tham gia điều trị, 16 cán bộ y tế và 32 người hỗ trợ bệnh nhân.



KẾT QUẢ

Cơ sở điều trị nằm trong khuôn viên và được Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Thanh Hoá (TTPC HIV/AIDS) chỉ đạo và hỗ trợ. Tại Cơ sở điều trị, hiện có 16 cán bộ, trong đó có 4 cán bộ kiêm nhiệm và 12 toàn thời gian. Nguồn nhân lực và một phần chi phí vận hành hiện tại hỗ trợ từ dự án WB. Thuốc Methadone bệnh nhân uống hàng ngày là từ chương trình PEPFAR. Cơ sở điều trị có các phòng tiếp đón, khám, tư vấn, xét nghiệm theo qui định và cũng có cơ hội liên kết với các dịch vụ điều trị ARV, tư vấn và xét nghiệm tự nguyện.

Bệnh nhân tiếp cận chương trình điều trị qua các nguồn thông tin là bạn bè, ti vi, qua mạng internet, hội phụ nữ, người nhà đi tìm hiểu. Một số bệnh nhân tham gia những đợt đầu điều trị, họ chưa biết hiệu quả của chương trình nên vào uống thử.

Lứa tuổi chủ yếu (trên 80%) tham gia điều trị là từ 20-39 tuổi; đa phần là nam giới, có 1 nữ nghiện ma tuý tham gia điều trị; trình độ học vấn đa phần (94,1%) là dưới phổ thông trung học. Trước điều trị bệnh nhân đa phần là thất nghiệp và làm nghề tự do, tỷ lệ thất nghiệp gần 50%; có 6 cán bộ tham gia điều trị. Tại thời điểm nghiên cứu tỷ lệ thất nghiệp đã giảm trên 16%, lao động tự do tăng lên 13%, số cán bộ tham gia điều trị giảm 1 do bị mất việc.

Tuổi lần đầu sử dụng ma tuý, tuổi thường xuyên sử dụng và tuổi chích lần đầu tập trung ở nhóm từ 18 đến dưới 30; sử dụng chung bơm kim tiêm khi chích chiếm gần 30% trong nhóm bệnh nhân.

Tỷ lệ bệnh tật HIV (17,5%), tỷ lệ Viêm gan B (10%) và Viêm gan C (69%); tỷ lệ bệnh nhân được điều trị ARV trong quá trình điều trị (72,9%). Sau 12 tháng điều trị không phát hiện trường hợp nhiễm HIV mới trong số bệnh nhân âm tính khi mới bắt đầu điều trị.

Tỷ lệ bỏ trị (18,7%), lý do chính của bỏ trị: Bị bắt đi cai nghiện tập trung (11%); bị bắt giam do vi phạm pháp luật (58%), bệnh nhân tử vong do các nhiễm trùng cơ hội trên bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối (7,3%); chuyển nơi sinh sống (12,7%); không rõ nguyên nhân (11%). Tỷ lệ bệnh nhân bỏ uống thuốc trong ngày có sự dao động từ 5% lên gần 12%, lý do chính của nhóm bệnh nhân này là do điều kiện công việc không về kịp giờ uống thuốc hoặc nhà quá xa điểm điều trị…

Đến thời điểm nghiên cứu chưa thấy có hiện tượng quá liều xảy ra. Liều Methadone từ 5 mg đến 245 mg/người/ngày. Liều điều trị trung bình của nhóm bệnh nhân có điều trị ARV 95mg/ngày nhưng liều trung bình của nhóm không điều trị ARV chỉ dao động ở mức dưới 60mg/ngày.

Tỷ lệ bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng ma tuý giảm từ 100% xuống 17,3%. Điểm đặc biệt đáng chú ý là trong nhóm bệnh nhân vẫn còn sử dụng heroin trong quá trình điều trị thì tần suất và số lượng sử dụng đã giảm rất nhiều so với trước điều trị (bệnh nhân sử dụng từ 1-2 lần/tháng so với trước điều trị là trung bình 60 lần/tháng với liều sử dụng đã giảm hơn nhiều). Trước điều trị có khoảng 30% bệnh nhân có sử dụng chung bơm kim tiêm, sau 12 tháng điều trị không còn hiện tượng này. Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi quan hệ tình dục không an toàn giảm từ 30,1% đến 7%.

Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng của trầm cảm giảm từ 75% trước điều trị còn 5% sau 12 tháng; cân nặng tăng từ 1-20 kg/ bệnh nhân. Tỷ lệ bệnh nhân có việc làm ổn định tăng từ 26% tăng lên 52,4% tổng số bệnh nhân tham gia điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân ổn định liều có tham gia công việc giúp đỡ gia đình đạt 82%.

Cải thiện kinh tế gia đình bệnh nhân: Kết quả phỏng vấn sâu người hỗ trợ bệnh nhân (HTBN) “Trước kia mỗi một ngày các cháu sử dụng mấy trăm, một tháng cộng lại thì mấy triệu liền, bây giờ thì khác rồi, nhà nước cho các cháu uống thuốc mà không mất tiền, đấy là cái điều quí lắm” (Người HTBN, nam, 62 tuổi).

Môi trường nơi có nhiều bệnh nhân điều trị thay đổi tích cực, nhất là về mặt trật tự xã hội, giảm tỷ lệ vi phạm pháp luật trong số những người tham gia chương trình. Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi vi phạm pháp luật trước điều trị 35,4%, sau 12 tháng điều trị giảm xuống 1,3%. Kêt quả phỏng vấn sâu bệnh nhân “Đầu óc thanh thản, không cần phải suy nghĩ đến tiền nữa, nên không phạm tội” là ý kiến được đưa ra từ hầu hết bệnh nhân.



BÀN LUẬN

Cơ sở điều trị Methadone hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nhân lực được tập huấn và có số lượng đầy đủ theo quyết định phê duyệt triển khai thí điểm điều trị nghiện các CDTP bằng thuốc Methadone. Đảm bảo để Cơ sở hoạt động khám bệnh, tư vấn và cấp phát thuốc cho bệnh nhân hàng ngày.

Để điều trị cho bệnh nhân được tốt hơn bác sỹ cần tập huấn chuyên sâu về kỹ năng điều trị Methadone cho bệnh nhân đang điều trị ARV hoặc đang điều trị lao, Tư vấn viên cần tập huấn chuyên sâu về tư vấn tâm lý cho bệnh vì tâm lý của bệnh nhân ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Khi bệnh nhân thay đổi tâm lý, bệnh nhân có thể sử dụng lại các CDTP. Tập huấn tư vấn từng nhóm bệnh nhân và gia đình để các bệnh nhân và gia đình tự trao đổi và giúp đỡ nhau trong quá trình điều trị.

Bệnh nhân ở độ tuổi từ 20 đến 56 tuổi, độ tuổi từ 30 đến 39 chiếm tỷ lệ cao nhất với 56,8%; độ tuổi lần đầu sử dụng ma tuý, tuổi thường xuyên sử dụng ma tuý và tuổi chích ma tuý lần đầu của bệnh nhân tham gia nghiên cứu chủ yếu ở độ tuổi 18 đến 29. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu đánh giá năm 2009 của Bộ Y tế về điều trị thí điểm Methadone tại Hải Phòng và TP. Hồ Chí Minh.

Trong 338 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 01 nữ bệnh nhân nghiện ma túy tham gia điều trị. Mặc dù trên thực tế có một số lượng hàng chục nữ tiêm chích ma túy trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, nhưng họ chưa dám lộ diện để tham gia điều trị Methadone. Đây cũng là tình trạng chung của các Cơ sở điều trị tại Nam Định, Hà Nội, Thái Nguyên…Với các tỉnh/thành phố có thời gian điều trị lâu hơn như Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh thì tỷ lệ nữ cao hơn.

Đa số trình độ học vấn chủ yếu dưới phổ thông trung học (94,1%). Có thể nói học vấn thấp dẫn đến nhận thức về vấn đề sử dụng các chất gây nghiện chưa tốt và công ăn việc làm của bệnh nhân. Trước điều trị chủ yếu là nghề tự do (32,3%), tỷ lệ thất nghiệp (48,3%), có 06 người là cán bộ (1,5%); trong điều trị nghề tự do (45.5%) và thất nghiệp (32.9%); tỷ lệ bệnh nhân có việc làm thấp hơn nhiều so với trên 60% bệnh nhân có việc làm trong nghiên cứu tại Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009. Như vậy tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống, bệnh nhân có việc làm nhiều hơn, tuy nhiên đa phần công việc mà bệnh nhân tham gia thường không ổn định; 01 cán bộ làm công tác đoàn ở phường Tân Sơn bị mất việc do khi tham gia điều trị không đảm đương được công việc hiện tại; 01 người được cơ quan cho nghỉ không hưởng lương; 03 cán bộ khác được cơ quan đồng ý cho tham gia chương trình điều trị Methadone. Điều này cho thấy đã có những nhận thức tích cực về chương trình Methadone của cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản nhất định đối với những người nghiện ma túy đang làm việc tại các cơ quan muốn tham gia chương trình.

Sau 1 năm điều trị tỷ lệ bệnh nhân còn tiếp tục sử dụng ma tuý giảm còn trên 17%, bệnh nhân chỉ còn sử dụng từ 1-2 lần/tháng so với trước điều trị là trung bình 60 lần/tháng với liều sử dụng đã giảm hơn nhiều. Số bệnh nhân đã từng sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích chiếm tỷ lệ 29,25%, kết quả này có thể giải thích có tới 17,5% bệnh nhân nhiễm HIV trong tổng số bệnh nhân tham gia điều trị.

Liều Methadone trung bình từ 5 mg đến 210 mg/người/ngày; liều điều trị trung bình của nhóm bệnh nhân có điều trị ARV thường trên 100mg/ngày nhưng liều trung bình của nhóm không điều trị ARV chỉ dao động ở mức dưới 60mg/ngày. Nhóm bệnh nhân được điều trị ARV có NVP có liều điều trị Methadone cao hơn so với các bệnh nhân nghiện ma túy khác với cùng điều kiện về độ dung nạp, thời gian nghiện…vì NVP có tác dụng làm giảm nồng độ Methadone trong máu. Kết quả này phù hợp với hướng dẫn điều trị Methadone của Bộ Y tế.

Sau 12 tháng điều trị không phát hiện trường hợp nhiễm HIV mới trong số bệnh nhân âm tính khi mới bắt đầu điều trị. Có thể nói đây là thành công trong việc phòng lây nhiễm HIV của chương trình điều trị thay thế.

Sức khỏe của nhiều bệnh nhân được cải thiện, có bệnh nhân tăng đến 20 kg sau 12 tháng điều trị. Có thể giải thích khi uống Methdone bệnh nhân không còn sử dụng ma tuý, họ ăn ngủ điều độ hơn, do đó sức khoẻ của họ tăng lên; bệnh nhân quan tâm đến chính bản thân, đến gia đình và xã hội. Điều này cho thấy hiệu quả điều trị thay thế bằng thuốc Methadone làm thay đổi cuộc sống của bệnh nhân.

Tỷ lệ bệnh nhân ổn định liều có tham gia công việc giúp đỡ gia đình đạt 82%. Tất cả các gia đình bệnh nhân đều nhận thấy kinh tế gia đình ổn định hơn khi bệnh nhân không còn sử dụng các CDTP. Tỷ lệ có hành vi vi phạm pháp luật trước điều trị 35,4%, sau 12 tháng điều trị giảm xuống 1,3%. Hầu hết bệnh nhân đều cho rằng: những người nghiện các CDTP được điều trị Methadone họ không còn sử dụng ma tuý, do đó không còn các hành vi phạm tội liên quan đến ma tuý, giảm áp lực về tội phạm ma tuý đối với xã hội.

Nhu cầu điều trị Methadone cho người nghiện ma tuý trên địa bàn thành phố là rất lớn. Theo ước tính sô người nghiện CDTP trên toàn tỉnh là 5.420 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý và trên 10 huyện có số người nghiện trên 250. Do đó, mở rộng chương trình để người nghiện ma tuý tham gia là rất cần thiết.



Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương