Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng


Biểu 2: Phân bố số lượt khách hàng theo nguy cơ của bản thân khách hàng



tải về 2.48 Mb.
trang14/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20

Biểu 2: Phân bố số lượt khách hàng theo nguy cơ của bản thân khách hàng
Phân bố số lượt khách hàng theo nguy cơ của bạn tình khách hàng



Biểu 3: Phân bố số lượt khách hàng theo nguy cơ của bạn tình của khách hàng
Mối liên quan giữa nhiễm HIV với tình trạng sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục của khách hàng trong 30 ngày qua

Bảng 3: mối liên quan giữa nhiễm HIV với tình trạng sử dụng bao cao su




Kết quả xét nghiệm HIV

Tình trạng sử dụng bao cao su

Tổng cộng

p

Không sử dụng

Có sử dụng

Âm tính

4484

2567

7051

P<0.05

Dương tính

223

27

250

Tổng cộng

4707

2594

7301


Mối liên quan giữa nhiễm HIV với tình trạng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục của khách hàng trong 3 tháng qua

Bảng 4: Mối liên quan giữa nhiễm HIV với tình trạng mắc bệnh STI




Kết quả xét nghiệm HIV

Tình trạng mắc bệnh STD

Tổng cộng

P

Không mắc bệnh

Có mắc bệnh

Âm tính

6650

400

7050

P>0.05

Dương tính

229

21

250

Tổng cộng

6879

421

7300





BÀN LUẬN

Lý do khách hàng đến sử dụng dịch vụ, kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn lý do của khách hàng là do có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy, mại dâm hay khách hàng của mại dâm hoặc bản thân họ không có nguy cơ nhưng họ là bạn tình người tiêm chích ma túy hay mại dâm chiếm tỷ lệ khá cao lên đến 73%.

Phân tích hành vi bạn tình của khách hàng thì kết quả cho thấy phần lớn bạn tình của khách hàng có nguy cơ cao rõ ràng như: Có tình dục với nhiều người khác (25,9%), bạn tình là mại dâm (24,5%) hay bạn tình có quan hệ tình dục với mại dâm (19,4%), trong khi đó bạn tình không có nguy cơ (14%) hoặc không có bạn tình chỉ (8,6%).

Phân tích tỷ lệ nhiễm HIV với nguy cơ của bản thân khách hàng cho thấy nhóm tiêm chích ma túy có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất: 31.0%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ nhiễm HIV giữa những người có tiêm chích ma túy và không tiêm chích ma túy (P<0.05), đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy những khách hàng có tiêm chích ma túy có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp gần 18 những khách hàng không tiêm chích ma túy.



KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Nghiên cứu mô tả với phương pháp hồi cứu số liệu trên 7346 phiếu thu thập thông tin khách hàng đến với phòng TVXNTN thuộc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS từ năm 2008-2011. Kết quả nghiên cứu thu nhận được như sau: Các nhóm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của khách hàng phổ biến là mại dâm nam hoặc nữ (23%), có tình dục với nhiều người (15,6%), bạn tình có tình dục với nhiều người khác (25,9%) và bạn tình là mại dâm (24,5%). Trong số khách hàng có kết quả xét nghiệm dương tính thì nhóm khách hàng tiêm chích ma túy chiếm tỷ lệ 31.0% và nhóm có quan hệ tình dục với nhiều người chiếm 4.2% và nhóm cho rằng bản thân không có nguy cơ chiếm 2.9%.



Khuyến nghị

Tiếp tục truyền thông thay đổi hành vi trên các nhóm có hành vi nguy cơ cao như ma tuý, mại dâm, có nhiều bạn tình để phòng chống nhiễm HIV.

Duy trì và đẩy mạnh truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng để thu hút nhiều hơn nữa các đối tượng đến làm xét nghiệm HIV tự nguyện tại các phòng VCT. Đặc biệt phối hợp với các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố trong công tác tuyên truyền và giới thiệu những khách ngi ngờ đến các phòng tư vấn vả xét nghiệm HIV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế - Cục phòng, chống HIV/AIDS (2008). “Hướng dẫn tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện”.

2. Đoàn Chí Hiền, Trần Thị Ngọc và cộng sự (2009). Nghiên cứu kiến thức và một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV ở khách hàng đến tại phòng tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS Thừa Thiên Huế.

3. Lục Duy Lạc và cộng sự (2009). Đánh giá tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở khách hàng đến xét nghiệm Tự nguyện tại phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương.

4.Lưu Thị Minh Châu, Trần Như Nguyên, Nguyễn Trọng Thắng, Hoàng Nam Thái, Lưu Nhật Minh (2008).Văn phòng Dự án LIFE-GAP Bộ y tế: Báo cáo chia sẽ kinh nghiệm hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện Dự án Life - Gap Bộ Y tế

5. Phạm văn Hưng (2008). Đánh giá các yếu tố nguy cơ của khách hàng đến tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện tại Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Bình Định.

6. Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương (2011). Kết quả nghiên cứu IBBS 2 vòng.

7. Avert. History of AIDS (http://www.avert.org/aids-timeline.htm).


KHẢO SÁT KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH

PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ 15-49 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG NĂM 2011-2012

Trần Thanh Thuỷ1, Phạm Thị Đào1, Trương Tấn Nam1 và cộng sự

1 Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng

TÓM TẮT

Mục tiêu: Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi tại thành phố Đà Nẵng năm 2011-2012.

Phương pháp: Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi, được phân chia thành 2 khu vực: nội thành và vùng ven, nông thôn thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy 97,2% người tham gia phỏng vấn đã từng nghe nói về HIV/AIDS. Hiểu biết đúng và đầy đủ về HIV/AIDS là 45,8%, trong đó nhóm 15-24 là 46,1%. Thái độ tích cực với người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo bởi 21,1% đối tượng, trong đó nhóm 15-24 là 19,3%. 14,4% đối tượng nghiên cứu đã từng được xét nghiệm HIV, trong đó 90,7% được nhận kết quả xét nghiệm nhưng chỉ có 50,5% được tư vấn sau xét nghiệm. Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện được báo cáo bởi 10,5% đối tượng. Tivi và báo chí là nguồn cung cấp thông tin phổ biến, tương ứng 94,8% và 64,2%, trong khi đó thông tin từ tờ rơi là 30,1% và cán bộ y tế xã, phường là 33,2%. Các quận nội thành có tỷ lệ hiểu biết đúng về lây truyền HIV và có thái độ tích cực với HIV/AIDS cũng như nhận bao cao su, tư vấn xét nghiệm tự nguyện cao hơn có ý nghĩa thống kê so với khu vực vùng ven, nông thôn. Có sự khác biệt về nguồn cung cấp thông tin phòng, chống HIV/AIDS giữa hai khu vực.

SUMMARY

Objective: To investigate knowledge, attitudes and practices of HIV/AIDS prevention among community people aged 15-49 in Danang City over the period of 2011-2012.

Methdos: This is a descriptive cross-sectional study conducted in the community aged 15-49 years, divided into two areas: the inner city and suburban areas, rural areas in the central city of Da Nang.

Research results: showed that 97.2% of participants interviewed had heard of HIV/ AIDS. Knowing the correct and complete information about HIV/ AIDS is 45.8%, of which 46.1% are 15-24 years old. Positive attitudes to people with HIV / AIDS were reported by 21.1% of subjects, of which 15-24 years old is 19.3%. 14.4% of study participants had been tested for HIV, of which 90.7% were receiving test results, but only 50.5% received post-test counseling. HIV counseling and voluntary HIV testing was reported by 10.5% of subjects. Television and newspapers are good sources for information dissemination, respectively 94.8% and 64.2%, whereas informationfrom the leaflet is 30.1% and from the commune health care staff is 33.2%. Subjects who living in districts have the right understanding of the rate of HIV transmission and have a positive attitude to HIV/ AIDS as well as receive condoms, voluntary counseling and testing significantly higher than the regional statistics suburban and rural areas. There are different sources of information about HIV/AIDS between the two regions.


ĐẶT VẤN ĐỀ

HIV/AIDS là vấn đề y tế công cộng đang được quan tâm hiện nay. Kể từ trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 4/1993, đến tháng 31/12/2012 toàn thành phố Đà Nẵng đã phát hiện 1.559 trường hợp nhiễm HIV, 677 bệnh nhân AIDS và 398 người tử vong do AIDS. Theo báo cáo giám sát phát hiện HIV/AIDS, mỗi năm thành phố phát hiện trung bình 110-130 trường hợp nhiễm HIV mới, trong đó: đối tượng nhiễm HIV không phải nghiện chích ma tuý, mại dâm chiếm đến 74,4%; lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không an toàn tăng từ 15% trong giai đoạn 1993-2000; lên 45,6% trong giai đoạn 2001-2005 và chiếm 76% trong tổng số ca nhiễm HIV mới trong giai đoạn 2006-2011; số phụ nữ phát hiện nhiễm HIV chiếm trên 40% trong tổng số các ca nhiễm HIV mới trong 3 năm gần đây. Trong 7 quận, huyện của thành phố, lây nhiễm HIV tập trung chủ yếu tại 4 quận nội thành là Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà và Liên Chiểu. Đây cũng là khu vực triển khai nhiều dự án, các can thiệp phòng, chống HIV/AIDS.

Từ năm 2003, chương trình phòng, chống HIV/AIDS thành phố bắt đầu tiếp nhận các dự án can thiệp phòng, chống HIV/AIDS từ dự án LIFE-GAP, DFID, World Bank và FHI, qua đó các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS được tăng cường mạnh mẽ, góp phần khống chế và kiểm soát lây lan dịch ở địa phương ở mức độ thấp như hiện nay. Tiếp tục triển khai chương trình phòng, chống HIV/AIDS trong bối cảnh mới, trên cơ sở tổng kết hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2005-2010 và thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, UBND thành phố ban hành Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. Kế hoạch của thành phố đặt ra các mục tiêu cụ thể trong công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố, trong đó phấn đấu tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi 15 đến 49 tuổi hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 90% và không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 90% vào năm 2020.

Nhằm đo lường kết quả thực hiện mục tiêu nâng cao tỷ lệ hiểu biết về phòng, chống HIV/AIDS của người dân thành phố Đà Nẵng của Kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2005-2010, đồng thời cung cấp các số liệu nền cho hoạt động lập kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020, qua đó vận động các dự án, chương trình can thiệp phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn thành phố; nhóm nghiên cứu Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS thành phố Đà Nẵng tiến hành nghiên cứu đề tài: Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi tại thành phố Đà Nẵng năm 2011-2012.

Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu này là:

Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư 15-49 tuổi trên địa bàn thành phố.

Tìm hiểu khả năng tiếp cận với một số dịch vụ dự phòng và điều trị HIV của người dân sống trên địa bàn thành phố.

So sánh sự khác biệt về KAP cũng như khả năng tiếp cận với một số dịch vụ của người dân giữa các quận nội thành và các quận, huyện vùng ven, nông thôn.



ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng nghiên cứu

Người dân từ 15-49 tuổi sống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Tiêu chuẩn loại trừ: Đối tượng không hợp tác để trả lời phỏng vấn hoặc/ và đi vắng trong thời gian nghiên cứu.

2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

Từ tháng 5 -10 năm 2011: Tại 3 quận, huyện vùng ven và nông thôn là quận Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và huyện Hoà Vang).

Từ tháng 4 - 9 năm 2012: Tại 4 quận nội thành là Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu và Sơn Trà).

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang

3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu: Áp dụng cách tính cỡ mẫu cho chùm 30 cụm, trong đó mỗi cụm được tính theo công thức khuyến cáo của WHO:

n =

Trong đó: α= 5%; 1- β = 95%; Po = 0.5; Pa = Kết quả mong đợi trong đánh giá này 0.75; n: là số mẫu cho mỗi cụm và sau khi tính toán n = 38, tuy nhiên sẽ có một số trường hợp sẽ từ chối không tham gia (ước tính 5%) nên dự kiến mỗi chùm sẽ có cỡ mẫu là 40.

Phương pháp chọn lựa đối tượng điều tra: mẫu cụm nhiều giai đoạn. Tổng số mẫu thu thập cho nghiên cứu này là 2.389 mẫu, trong đó: 1.200 mẫu thu thập trong tháng 5/2012 tại 4 quận nội thành và 1189 mẫu trong tháng 6/2011 tại 3 quận, huyện vùng ven và nông thôn.

4. Công cụ thu thập số liệu

Bộ câu hỏi được chuẩn hoá, gồm 6 nội dung chính: Thông tin nhân khẩu học; Hôn nhân và sức khoẻ tình dục; Sử dụng ma tuý; Kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS; Hiểu biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục; Các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS được tiếp cận. Điều tra viên cần 30 phút để hoàn thành cuộc phỏng vấn.



5. Xử lý số liệu

Số liệu được nhập bằng phần mềm EPIDATA và xử lý, phân tích bằng phần mềm SPSS phiên bản 17, có sử dụng các thuật toán thống kê ứng dụng trong y học để so sánh sự khác biệt về các tỷ lệ giữa 2 khu vực nghiên cứu.



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

1. Đặc điểm đối tượng tham gia nghiên cứu

59,2% đối tượng nghiên cứu là nữ giới. Tuổi trung bình là 31,6 tuổi, trong đó thanh thiếu niên từ 15-24 chiếm 32,7%. Trình độ học vấn chủ yếu tập trung ở bậc THCS (33,5%) và THPT (33,3%). Tỷ lệ đối tượng có trình độ học vấn sau PTTH ở các quận trung tâm cao hơn các quận vùng ven (31,8% so với 20,9%). Có 15 loại hình nghề nghiệp báo cáo, trong đó đa số là đối tượng buôn bán hoặc làm dịch vụ (22,9%) và học sinh, sinh viên chiếm 21,6%. 88% báo cáo xem tivi được hàng ngày, trong khi đó tiếp cận với báo chí và đài phát thanh hàng ngày lần lượt là 33,1% và 13,6%. Ở các quận, huyện vùng ven, tỷ lệ tiếp cận thông tin từ loa đài cao hơn so với quận nội thị (P=0.00) và thấp hơn đối với nguồn thông tin báo chí (P=0.00).



2. Hiểu biết về lây truyền HIV/AIDS

Bảng 1: Tỷ lệ hiểu biết về lây truyền HIV phân bố theo khu vực




Nội dung

Nội thành

Vùng ven, NT

Chung

P

Đã nghe nói về HIV/AIDS

N= 1200

%

N=1189

%

N=2389

%




Có nghe nói

1180

98.3

1141

96.0

2321

97.2

0.000


Không nghe nói

20

1.7

48

4.0

68

2.8

Hiểu biết về lây truyền HIV

N= 1200

%

N=1189

%

N=2389

%




Sống chung thủy có thể phòng tránh nhiễm HIV

1084

90.3

997

83.9

2061

86.3

0.00

Muỗi đốt không lây truyền HIV

881

73.4

760

63.9

1641

68.7

0.00

Luôn dùng BCS cho tất cả các lần quan hệ tình dục có thể phòng tránh HIV

1073

89.4

982

82.6

2055

86.0

0.00

Ăn uống chung không lây truyền HIV

1012

84.3

968

81.4

1980

82.9

0.03

Không QHTD làm giảm nguy cơ lây nhiễm

1015

84.6

918

77.2

1933

80.9

0.00

Dùng chung BKT có thể lây nhiễm HIV

1162

96.8

1115

93.8

2277

95.3

0.00

Người khỏe mạnh có thể nhiễm HIV

983

81.9

902

75.9

1885

78.9

0.00

Kiến thức đầy đủ về HIV

642

53.5

453

38.1

1095

45.8

0.00

Kiến thức đầy đủ về HIV trong nhóm 15-24 tuổi

204/387

52.7

156/395

39.5

360/782

46.1

0.00

97,2% người tham gia phỏng vấn cho biết đã từng nghe nói về HIV/AIDS, trong đó tỷ lệ đối tượng trả lời phỏng vấn ở các quận nội thành nghe nói về HIV/AIDS cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các quận, huyện vùng ven, nông thôn (P=0,000). Hiểu biết về các đường lây truyền HIV khá tốt, với trên 80% trả lời đúng các biện pháp phòng tránh và đường lây truyền, ngoại trừ chỉ có 68,7% trả lời đúng về nguy cơ lây nhiễm HIV do muỗi/ côn trùng đốt. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời đúng về các đường lây truyền và cách phòng tránh (như dùng chung bơm kim tiêm, chung thuỷ, sử dụng bao cao su) cao hơn so với các đường không lây truyền (như muỗi đốt, ăn uống chung, người khoẻ mạnh có thể nhiễm HIV). Đặc điểm này khá phổ biến trong nhiều nghiên cứu KAP cộng đồng như ở điều tra dân số và HIV/AIDS (VPAIS, 2006); ở Khánh Hoà (Trương Tấn Minh, 2008), ở Ninh Bình (Hoàng Huy Phương, 2009).

Kiến thức đầy đủ về HIV theo chỉ số đánh giá quốc gia (CSDPQG-20) trong nhóm nghiên cứu đạt 45,8% và 46,1% nhóm đối tượng 15-24 tuổi, tỷ lệ này cao hơn điều tra quốc gia năm 2006, trong đó 39% phụ nữ và 51% nam giới trong độ tuổi 15-49 có hiểu biết đầy đủ (VPAIS, 2006), kết quả điều tra quốc gia về Thanh niên và vị thành niên tuổi 15-24 tại Việt Nam (SAVY) năm 2009 cũng cho thấy 42,5% thanh niên 15-24 hiểu biết đúng và đủ về HIV/AIDS, trong đó nam là 44,1% và nữ là 40,8% (UNGASS, 2010, P5); và thấp hơn so điều tra MICS4 2010-2011 (UNGASS, 2012). So sánh giữa hai khu vực thấy rằng, tỷ lệ hiểu biết về lây truyền HIV của đối tượng nghiên cứu ở các quận nội thành (53,5% hiểu biết đầy đủ) tốt hơn ở các quận, huyện vùng ven (tương ứng với 38,1%) trong cả hai nhóm 15-49 và nhóm 15-24 tuổi; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P=0,00).

Bảng 2: Tỷ lệ hiểu biết đúng về cách lây truyền HIV từ mẹ sang con theo khu vực




Hiểu biết đúng về lây truyền HIV từ mẹ sang con

Nội thành

Vùng ven, NT

Chung

P

N=1200

%

N=1189

%

N=2389

%

Lúc mang thai

1055

87,9

933

78,5

1988

85.7

0.00

Lúc đẻ

650

54,2

466

39,2

1116

48.1

0.00

Lúc cho con bú

492

41,0

362

30,4

854

36.8

0.00

Kể được cả 3 giai đoạn

427

35,6

286

24,1

713

30.7

0.03

85,7% đối tượng nghiên cứu biết về nguy cơ lây từ mẹ sang con (LTMC) trong lúc mang thai; nguy cơ lây trong khi đẻ và cho con bú được báo cáo với tỷ lệ thấp hơn nhiều, lần lượt là 48,1% và 36,8%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu trả lời đúng cả 3 giai đoạn lây nhiễm HIV từ mẹ sang con là rất thấp, chiếm 30,7%. Đặc điểm này có thể liên quan đến nội dung truyền thông phòng, chống HIV/AIDS đưa đến cộng đồng vì PLTMC là chương trình mới được triển khai tại thành phố từ năm 2009. Có sự khác nhau có ý nghĩa thống kê về khu vực liên quan đến hiểu biết LTMC, trong đó các quận nội thành có tỷ lệ người dân trả lời đúng về các nguy cơ LTMC cao hơn có ý nghĩa thống kê so với người dân tại các quận, huyện vùng ven, nông thôn (P<0,05).



Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương