Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng



tải về 2.48 Mb.
trang2/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm nhân khẩu học:

Tổng số mẫu nghiên cứu là 300, trong đó 90,7% là nam giới. Tuổi trung bình của người tham gia nghiên cứu là 33 tuổi, tuổi thấp nhất là 22 và cao nhất là 61 tuổi. 40% bệnh nhân có trình độ cấp III (lớp 10 – 12), 38% có việc làm và thu nhập trung bình 3,2 triệu đồng/tháng, 78,7% bệnh nhân tự nhận điều kiện kinh tế gia đình thuộc diện trung bình, 91% người được hỏi mong muốn tiếp tục được tham gia điều trị Methadone dù có phải đóng phí, và 75% người cho rằng họ có khả năng chi trả chi phí điều trị lâu dài, miễn sao họ được tham gia chương trình.



Khả năng chi trả phí điều trị/ngày:

41,9% bệnh nhân đồng ý đóng góp chi phí điều trị từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày, 27,1% có khả năng đóng dưới 10.000 vnd/ngày, 18,8% có khả năng đóng từ từ 21.000 vnd - 30.000vnd/ngày, và 12% còn lại có khả năng đóng từ 31.000 vnd – trên 50.000 vnd/ngày. Số tiền trung bình bệnh nhân có khả năng đóng góp là 20.693 vnd/ngày (thấp nhất =1.000 vnd; cao nhất = 100.000vnd).





Biểu đồ 1. Khả năng đóng phí điều trị/ngày của bệnh nhân Methadone

Nhu cầu của bệnh nhân khi tham gia điều trị có đóng phí:

Hình thức chi trả chi phí điều trị:

51% mong muốn trả phí điều trị theo tháng, tiếp theo 34% mong muốn được trả phí điều trị theo ngày, 14% thích trả theo từng tuần và ngoài ra 1% lựa chọn theo hình thức khác với lý do “có tiền nhiều sẽ trả tháng, ít tiền chỉ trả được theo từng ngày…”. 86,8% ưu tiên lựa chọn loại hình dịch vụ Methadone của Nhà nước và 13,2% thích loại hình dịch vụ do tư nhân lập ra.



Nhu cầu lựa chọn dịch vụ ưu tiên:

Nhìn chung, đa số bệnh nhân đều ưu tiên dịch vụ khám bệnh định kỳ với 90,1%, ưu tiên thứ hai là lựa chọn dịch vụ Tư vấn hỗ trợ tâm lý -tuân thủ điều trị với với 83,2%. Hoạt động sinh hoạt nhóm được xếp ưu tiến thứ ba với 21,6%, còn lại là dịch vụ hỗ trợ thủ tục hành chính và tư vấn giới thiệu chuyển gửi dịch vụ y tế - xã hội với tỉ lệ tương đương nhau, chiếm trên dưới 20%.



Biểu đồ 2: Dịch vụ ưu tiên của bệnh nhân khi tham gia điều trị có đóng phí
Ngoài ra, bệnh nhân cũng mong muốn thời gian mở cửa của phòng khám nên bắt đầu từ 6h00 sáng và kết thúc lúc 5h00 chiều để thuận tiện cho những người đang đi làm, hoặc được mang thuốc theo khi đi làm xa ra khỏi TP.HCM,…

Vai trò của gia đình:

Bên cạnh sự nỗ lực của bệnh nhân khi tham gia vào điều trị thì vai trò gia đình cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều trị MMT của các bệnh nhân khi tham gia vào chương trình. 75% bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ chi phí điều trị từ cha mẹ, và 77,3% nhận được sự hỗ trợ về chăm sóc sức khỏe từ vợ/chồng.



BÀN LUẬN

Vấn đề xã hội hóa chương trình Methadone và khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone của bệnh nhân là vấn đề cần quan tâm để đảm bảo tính bền vững của chương trình tại TP.HCM trong giai đoạn hiện nay.

Với 41,9% bệnh nhân có khả năng đóng phí điều trị từ 10.000 vnd – 20.000 vnd/ngày/người cho thấy được cho là phù hợp với mức phí đề xuất của kế hoạch thu phí bệnh nhân MMT của UBND TP. HCM trong giai đoạn 2013 – 2014 mức thu phí tối đa là 10.000đ/ngày/bệnh nhân/cơ sở điều trị chính và 8.000đ/ngày/bệnh nhân/điểm phát thuốc. Và đến năm 2015 dự kiến mức thu phí tối đa tại 1 cơ sở điều trị chính là 20.000 đồng/ngày/bệnh nhân, tại điểm phát thuốc vệ tinh là 18.000đ/ngày.

Có một số ít bệnh nhân không thể tiếp tục tham gia điều trị MMT nếu phải đóng phí vì điều kiện kinh tế gia đình rất khó khăn, không có khả năng chi trả chi phí điều trị. Do đó, để đảm bảo duy trì điều trị MMT cho bệnh nhân, chính quyền địa phương và phía chương trình cần xem xét từng đối tượng cụ thể để có những hỗ trợ phù hợp như: miễn giảm phí cho bệnh nhân nghèo, khó khăn theo quy định của chương trình (miễn giảm 20% cho bệnh nhân nghèo về chi phí điều trị).

Những bệnh nhân có khả năng trả mức phí điều trị càng cao đồng nghĩa với việc tỉ lệ lựa chọn loại hình dịch vụ tư nhân tăng lên. Do đó, thành phố cần xem xét kỹ lưỡng việc mở các phòng khám và điều trị MMT tư nhân trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu cũng như mong đợi của bệnh nhân.

KẾT LUẬN

Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng chi trả chi phí điều trị Methadone của bệnh nhân hoàn toàn phù hợp với mức giá đề xuất Kế hoạch thu phí bệnh nhân MMT của UBND TP. HCM giai đoạn 2013 – 2014. Đây là bước quan trọng chuẩn bị tốt cho việc triển khai mô hình xã hội hóa chương trình Methadone tại TP.HCM trong thời gian tới được hiệu quả, phù hợp với thực tế và đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của bệnh nhân khi tham gia điều trị Methadone có đóng phí.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế, 2009, “Đánh giá mô hình triển khai thí điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh”. Dự thảo kết quả đánh giá đợt I. Hà Nội.

2. Bộ Y tế, 2007, “Hướng dẫn điều trị thay thế cai nghiện CDTP bằng thuốc Methadone”. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội.

3. Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã hội Việt Nam, (2010) “Dự thảo chương trình điều trị nghiện từ năm 2011 – 2015”.

4. Cục Phòng, Chống HIV/AIDS, 2009, “Đánh giá bước đầu triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại TP.HCM và Hải Phòng”

5. Dự án Sáng kiến Chính sách y tế của USAID tại Việt Nam, 2011, “Nghiên cứu đánh giá bước đầu hiệu quả triển khai thí điểm điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Hải Phòng và TP.HCM”.

6. Guohong Chen, Takeo Fujiwara. “Đánh giá tác động sau một năm triển khai chương trình điều trị thay thế heroin bằng Methadone tại Jiangsu, Trung Quốc”. Substance Abuse: Research and Treatment 2009:3 61–70

7. M.Connock, A.Juarez-Garcia, et al, (2007) “Điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng methadone và buprenorphine: tổng quan và đánh giá kinh tế”, Health Technology Assessment 2007; Vol.11:No.9.



NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ VỀ PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS VÀ CÁC BỆNH LTQĐTD CỦA NGƯỜI DÂN 3 XÃ CUÔRKNIA, TÂN HOÀ, EABAR HUYỆN BUÔN ĐÔN TỈNH ĐẮK LẮK NĂM 2011


Nguyễn Thị Kim Phượng, Lê Đình Vinh, H’ouil Byă

Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS

TÓM TẮT

Nghiên cứu mô tả cắt ngang 200 người dân tại 3 xã của huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, nhằm mục tiêu đánh giá kiến thức hiểu biết, thái độ của người dân về HIV/AIDS - các bệnh lây truyền qua đường tình dục và các yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy 83,5% làm nông, trình độ văn hóa thấp tiểu học và chưa hết tiểu học chiếm 71,5%, thu nhập thấp trung bình/tháng từ 1.000.000 đồng trở xuống chiếm 76%, có 3 con trở lên chiếm 50%, đọc - nghe và hiểu tiếng kinh thành thạo 66% - 68%.

35,5% người dân cho rằng HIV là virus gây suy giảm miễn dịch, không có khả năng chữa khỏi bệnh chiếm 48%, người nhiễm HIV/AIDS nhìn bề ngoài không phân biệt 19%, hiểu biết đầy đủ về các đường lây truyền HIV/AIDS chiếm 28,5%, hiểu biết đầy đủ về cách phòng, chống chiếm 31,5%, những người mắc bệnh LTQĐTD có thể giúp HIV dễ lan truyền hơn 45,5%; 39,5% có thái độ đúng về HIV/AIDS.

SUMMARY

Descriptive cross-sectional study was conducted on 200 residents of 3 communes in Buon Don dicstrict, Dak Lak province. The purpose was to assess the subject knowledge, attitude toward HIV/AIDS – communicable diseases and related factors. The study shows that 83.5% are farmers; 71.5% have primary school education level or haven’t finished it; 76% have low regular income of 1.000.000 million VND or lower; 50% have more than 3 childern; 66%-68% can read and speak Kinh fluently.

35.5% believe HIV is Human immunodeficiency virus infection, 48% believe it is incurable; 19% can’t distinguish between HIV/AIDS patients; 28.5% know all HIV/AIDS transmission routes; 31.5% know how to prevent it; 45.5% know sexual contact makes HIV easier to spread.; 39.5% have the right attitude toward HIV/AIDS.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Buôn Đôn là một huyện biên giới cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về hướng Tây Bắc theo con đường tỉnh lộ số 1. Có 7 xã, không có thị trấn, 96 thôn, buôn. Buôn Đôn có 13 dân tộc sinh sống, là huyện năng động nhất về kinh doanh du lịch trong tỉnh Đắk Lắk. Để đánh giá hiệu qủa công tác phòng chống HIV/AIDS trong những năm qua và có cơ sở phát triển công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS trong những năm tới xuống vùng nông thôn, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu kiến thức và thái độ về phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh LTQĐTD của người dân 3 xã Cuôr knia, Tân Hoà, Ea Bar huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk”.

Mục tiêu nghiên cứu:

1. Mô tả kiến thức và thái độ về phòng chống nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục của người dân.

2. Mô tả các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về phòng chống nhiễm HIV/AIDS của người dân

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Người dân 3 xã Cuôr Knia, Tân hoà, Ea Bar huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk tuổi từ 18 đến 60.



Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Từ ngày 5/2011-8/2011tại 3 xã Cuôr Knia, Tân hoà, Ea Bar huyện Buôn Đôn tỉnh Đắk Lắk.



Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế: Mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu nghiên cứu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu sau:


n =

Z2(1- a/2). p(1-p)

d2

p = 0,5 (theo tỷ lệ của nghiên cứu của Hoàng Huy Phương và CS về kiến thức hiểu biết về HIV/AIDS của người dân huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình năm 2009 là 50,3%)[3], d = 7% (sai số cho phép) => n # 200 người dân.

Chọn mẫu: Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống phân tầng theo dân tộc học, chọn 10 cụm (xã Eabar: 4 cụm, Tân Hòa: 2 cụm, Cuôr Knia: 2), số người phỏng vấn ở mỗi cụm được xác định cỡ mẫu chia cho số cụm, dựa vào sổ quản lý nhân khẩu tại xã.

Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng phiếu phỏng vấn gồm 40 câu hỏi soạn sẵn được thực hiện bởi 4 diều tra viên.



Phương pháp phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm SPSS.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Các đặc điểm văn hóa và xã hội

Lứa tuổi 20-49 chiếm tỷ lệ 82,5%, tỷ lệ nam, nữ gần tương đương nhau. Nam chiếm 53%, nữ 47%. Dân tộc Êđê và dân tộc khác (Tày, Nùng, Thái, Mường…) chiếm 80%, trình độ học vấn thấp tiểu học và chưa hết tiểu học chiếm 71,5%, nghề nghiệp chủ yếu làm nông chiếm 83,5%, thu nhập trung bình/tháng từ 1.000.000 đồng trở xuống chiếm 76%. có 3 con trở lên chiếm 50%, khả năng đọc tiếng kinh thành thạo 66%, nghe và hiểu tiếng kinh thành thạo 68%.



2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Kiến thức và thái độ của người dân về HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục

Bảng 1. Tỷ lệ hiểu biết chung của người dân về HIV/AIDS



Các chỉ số

n=200

Tỷ lệ %

Tác nhân gây bệnh

Hiểu đúng

71

35,5

Hiểu sai

129

64,5

Khả năng điều trị

Hiểu đúng

96

48,0

Hiểu sai

104

52,0

Nhận biết bên ngoài

Hiểu đúng

38

19,0

Hiểu sai

162

81,0

Mức hiểu biết cả 3 đường lây truyền

Hiểu đúng

103

51,5

Hiểu sai

97

48,5

Mức hiểu biết đầy đủ về các

đường lây



Hiểu đúng

57

28,5

Hiểu sai

143

71,5

35,5% cho rằng HIV là virus gây suy giảm miễn dịch; không có khả năng chữa khỏi bệnh chiếm 48%; nhìn bề ngoài người nhiễm HIV không phân biệt được 19%; hiểu biết đầy đủ về 3 đường lây là 51,5%, tuy nhiên tỷ lệ người dân hiểu biết đầy đủ về các đường lây truyền chỉ chiếm 28,5% vì ngoài trả lời đúng 3 đường lây, người dân vẫn cho rằng dùng chung chén, bát và (hoặc) muỗi đốt cũng bị lây nhiễm HIV.

Bảng 2. Tỷ lệ hiểu biết của đối tượng về cách phòng chống HIV/AIDS


TT

Cách phòng chống

Tỷ lệ %

1

Chung thuỷ một bạn tình

70,6

2

Sử dụng BCS đúng cách khi QHTD

68,9

3

Không tiêm chích ma tuý/không dùng chung BKT

56,9

4

Không tiếp xúc với máu, dịch hoặc truyền máu người nhiễm HIV /không xuyên chích qua da

19,0

5

Phụ nữ nhiễm HIV muốn sinh con phải đến cơ sở Y tế để được tư vấn hỗ trợ

24,2

6

3 cách phòng chống (1,2,3)

31,5

3 cách phòng tránh nhiễm HIV chiếm tỷ lệ cao nhất là chung thuỷ 01 bạn tình chiếm 70,6 %, tiếp đến là sử dụng BCS đúng cách khi QHTD chiếm 68,9% và không TCMT hoặc không dùng chung BKT chiếm 56,9%, tuy nhiên biết đầy đủ cả 3 cách chỉ chiếm 31,5%.

Bảng 3. Tỷ lệ nhận biết các bệnh LTQĐTD HIV/AIDS




Nội dung

Tỷ lệ %

Nội dung

Tỷ lệ %

Lậu

72,4

Mụn rộp sinh dục/Herpes sinh dục

6,5

Giang mai

52,0

Chlamydia

2,4

Nấm âm đạo, âm hộ

13,8

Viêm gan B

16,3

Sùi mào gà

6,5

Trùng roi âm đạo

5,7

Viêm âm đạo

22,8

HIV/AIDS

78,0

Các bệnh LTQĐTD được người dân biết đến chủ yếu là bệnh HIV/AIDS chiếm 78%, lậu 72,4%, giang mai 52,0%. Bệnh sùi mào gà, chlamydia, trùng roi âm đạo …ít được người dân biết đến.

Bảng 4. Tỷ lệ hiểu biết về bệnh LTQĐTD liên quan đến HIV/AIDS (n=200)


Các chỉ số

Tần số

Tỷ lệ %

Bệnh LTQĐTD giúp nhiễm HIV dễ lan truyền



79

45,5

Không

121

54,5

Cách phòng các bệnh LTQĐTD

Đúng

77

38,5

sai

123

61,5

Có 45,5% cho rằng những người mắc các bệnh LTQĐTD có thể giúp HIV dễ lan truyền hơn, 38,5% cho rằng để phòng các bệnh LTQĐTD phải chung thuỷ 1 vợ 1 chồng và dùng BCS đúng cách khi quan hệ với bạn tình.

Bảng 5. Tỷ lệ thái độ của người dân về HIV/AIDS (n=200)


Thái độ chung về HIV/AIDS

Tần số

Tỷ lệ %

Đúng

79

39,5

Sai

30

15

Không có thái độ

91

45,5

39,5% có thái độ đúng về HIV/AIDS nghĩa là không đồng ý với quan điểm người nhiễm HIV/AIDS sẽ bị cộng đồng phân biệt, xa lánh và kỳ thị; người nhiễm HIV/AIDS sẽ bị mất việc làm hoặc không có việc làm; những đứa trẻ bị nhiễm HIV/AIDS sẽ không được đến trường học hoặc bị bạn bè xa lánh, hắt hủi.



2.2. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và thái độ về phòng, chống nhiễm HIV/AIDS của người dân

Bảng 6. Mối liên quan gữa giới, nhóm dân tộc, trình độ học vấn, kinh tế với kiến thức chung về HIV/AIDS (n=200)



Các yếu tố liên quan

Kiến thức chung

p

Đúng

Sai

n=45

%

n=155

%

Giới

Nam

37

34,9

69

65,1

<0,05

Nữ

8

8,5

86

91,5

Nhóm dân tộc

Kinh

15

37,5

25

62,5

<0,05

Êđê, khác

30

18,8

130

81,3

Trình độ học vấn

THCS trở lên

30

52,6

27

47,4

<0,05

Tiểu học trở xuống

15

10,5

128

89,5

Mức thu nhập/tháng

≤ 1 triệu đồng

23

14,8

132

85,2

<0,05

> 1 triệu đồng

22

48,9

23

51,5

Đều có sự khác biệt về giới, nhóm dân tộc, trình độ học vấn và mức thu nhập với kiến thức chung về HIV/AIDS có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Bảng 7. Mối liên quan giữa giới, dân tộc, trình độ học vấn, kinh tế với thái độ về HIV/AIDS (n=200)




Các yếu tố liên quan

Thái độ

p

Đúng

Sai/không có thái độ

n=79

%

n=121

%

Giới

Nam

67

63,2

39

36,8

<0,05

Nữ

12

12,8

82

87,2

Nhóm dân tộc

Kinh

25

62,5

15

37,5

<0,05

Êđê, khác

54

33,8

106

66,2

Trình độ học vấn

THCS trở lên

41

71,9

16

28,1

<0,05

Tiểu học trở xuống

38

26,2

105

73,8

Mức thu nhập/tháng

≤ 1 triệu đồng

44

28,4

111

71,6

<0,05

> 1 triệu đồng

35

77,8

10

22,2

Đều có sự khác biệt về giới, nhóm dân tộc, trình độ học vấn và mức thu nhập với thái độ đúng về HIV/AIDS có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương