Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng



tải về 2.48 Mb.
trang16/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

Tỷ lệ nhận thông tin về HIV/AIDS rất cao, 95,5% đã từng nhận thông tin và 91% nhận được trong vòng 12 tháng qua. Việc nhận được các thông tin mang tính chuyên đề như về các bệnh LTQĐTD, tình dục an toàn, tiêm chích an toàn, cai nghiện ma tuý, giáo dục giới tính được báo cáo với tỷ lệ dao động từ 61% đến 73,1%; và trong vòng 12 tháng qua, tỷ lệ này cùng được duy trì ở mức từ 50,4% đến 63,7%. Tỷ lệ báo cáo tiếp nhận thông tin về HIV/AIDS ở các quận nội thành cao hơn đáng kể các quận vùng ven và nông thôn (P=0.00) đối với tất cả các loại thông tin.



Bảng 8: Đặc điểm tiếp nhận các loại hỗ trợ về HIV


Nhận hỗ trợ PC HIV/AIDS

Nội thành

Vùng ven, NT

Chung

P

Đã nhận hỗ trợ về PC HIV/AIDS

1200

%

1189

%

2389

%




Bao cao su

215

17.9

174

14.6

389

16.3

0.13

Bơm kim tiêm

6

0.5

6

0.5

12

0.5

0.98

Khám chữa các bệnh LTQĐTD

80

6.7

114

9.59

194

8.1

0.00

Xét nghiệm HIV

52

4.3

47

3.95

99

4.1

0.64

Thuốc điều trị HIV

1

0.1

1

0.08

2

0.08

0.99

Thăm hỏi cơ quan, đoàn thể đến gia đình người nhiễm HIV

1

0.1

3

0.25

4

0.17

0.31

Không nhận được gì

906

75.5

835

70.2

1741

72.9

0.57

Không để ý/không biết

64

5.3

145

12.2

209

8.8

0.00

Khác

10

0.8

48

4.04

58

2.4

0.00

Nhận hỗ trợ về PC HIV/AIDS 12 tháng qua

1200




1189




2389







Bao cao su

160

13.3

99

8.33

259

10.8

0.00

Bơm kim tiêm

3

0.3

2

0.17

5

0.2

0.66

Khám chữa các bệnh LTQĐTD

57

4.8

91

7.65

148

6.2

0.00

Xét nghiệm HIV

30

2.5

27

2.27

57

2.4

0.71

Thuốc điều trị HIV

1

0.1

1

0.08

2

0.1

0.55

Thăm hỏi cơ quan, đoàn thể đến gia đình người nhiễm HIV

2

0.2

2

0.17

4

0.2

0.99

Không nhận được gì

980

81.7

914

76.9

1894

79.3

0.79

Không để ý/không biết

69

5.8

141

11.9

210

8.8

0.00

Khác

12

1.0

43

3.62

55

2.3

0.00

79,3% báo cáo chưa từng nhận được các hỗ trợ trong phòng, chống HIV/AIDS. Trong các loại dịch vụ hỗ trợ được liệt kê, tỷ lệ báo cáo trong cộng đồng về việc tiếp nhận các hỗ trợ này cũng rất thấp. Chỉ có 16,3% đã từng được nhận bao cao su và 8,1% đã từng được khám điều trị các bệnh LTQĐTD và tỷ lệ này trong 12 tháng trước thời điểm phỏng vấn còn thấp hơn nữa, tương ứng là 10,8% và 6,2%. Tỷ lệ đối tượng tại các quận nội thành báo cáo về việc nhận hỗ trợ là bao cao su, xét nghiệm HIV cao hơn đối tượng ở các quận vùng ven, nông thôn (P=0.00), ngược lại tỷ lệ báo cáo nhận dịch vụ khám chữa các BLTQĐTD ở các quận, huyện vùng ven, nông thôn lại cao hơn (P=0.00).



Bảng 9: Tỷ lệ tiếp cận các nguồn thông tin và hỗ trợ về HIV


Nguồn thông tin

Nội thành

Vùng ven, NT

Chung

P

N=1200

%

N=1189

%

N=2389

%

Tivi

1169

97.4

1096

92.2

2265

94.8

0.00

Đài

326

27.2

371

31.2

697

29.2

0.00

Loa truyền thông

343

28.6

444

37.3

787

32.9

0.00

Sách, báo, tạp chí

863

71.9

671

56.4

1534

64.2

0.00

Tờ rơi, tờ bướm

455

37.9

265

22.3

720

30.1

0.00

Họp đoàn thể, địa phương

293

24.4

303

25.5

596

24.9

0.26

Cán bộ chính quyền địa phương

269

22.4

236

19.8

505

21.1

0.18

CBYT xã phường

273

22.8

520

43.7

793

33.2

0.97

Tổ chức quần chúng địa phương

38

3.2

187

15.7

225

9.4

0.00

Giáo dục viên đồng đẳng

191

15.9

41

3.45

232

9.7

0.70

CB y tế thành phố, quận, huyện

530

44.2

211

17.7

741

31.0

0.19

Trường học, thầy cô giáo

416

34.7

340

28.6

756

31.6

0.00

Tổ chức từ thiện, phi chính phủ

14

1.2

44

3.7

58

2.4

0.00

Không biết/không để ý

6

0.5

76

6.39

82

3.4

0.00

Khác

94

7.8

73

6.14

167

7.0

0.00

Tivi là nguồn cung cấp thông tin phổ biến trong cộng đồng, được báo cáo bởi 94,8% đối tượng nghiên cứu, tiếp theo là sách, báo, tạp chí, 64,2% và 32,9% đối với loa phát thanh. Thông tin từ tờ rơi, tờ bướm chỉ được báo cáo bởi 30,1% đối tượng phỏng vấn. Trong các tổ chức, đoàn thể, cán bộ y tế xã, phường là nguồn hỗ trợ được đề cập đến nhiều nhất, 33,2%; tiếp theo là cán bộ y tế tuyến thành phố và quận, huyện là 31%; từ trường học, thầy cô giáo là 31,6%; và các cán bộ địa phương 9,4 đến 21,1%.

Loa, đài phát thành là phương tiện truyền thông được báo cáo với tỷ lệ cao hơn ở khu vực vùng ven, nông thôn (P=0,00). Ngược lại, sách, báo, tạp chí và tờ rơi lại được báo cáo với tỷ lệ cao hơn ở khu vực nội thành (P=0,00). Cán bộ y tế xã, phường, các tổ chức quần chúng ở địa phương được kể đến nhiều hơn ở địa bàn vùng ven và tương ứng, cán bộ y tế thành phố và quận, huyện, các nhóm đồng đẳng lại được báo cáo cao hơn ở các khu vực nội thị (P=0,00).

KẾT LUẬN & KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

97,2% người tham gia phỏng vấn đã từng nghe nói về HIV/AIDS, trong đó 90,7% nhận được thông tin về HIV/AIDS trong vòng 1 năm qua.

Hiểu biết đúng và đầy đủ về HIV/AIDS là 45,8%, trong đó nhóm 15-24 là 46,1%. 30,7% kể được đầy đủ 3 giai đoạn của quá trình lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Thái độ tích cực với người nhiễm HIV/AIDS được báo cáo bởi 21,1% đối tượng nghiên cứu, trong đó nhóm 15-24 là 19,3%.

14,4% đối tượng nghiên cứu đã từng được xét nghiệm HIV, trong đó 90,7% được nhận kết quả xét nghiệm nhưng chỉ có 50,5% được tư vấn sau xét nghiệm.

Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện được báo cáo bởi 10,5% đối tượng

90,7% nhận được thông tin chung về HIV/AIDS song thông tin hướng dẫn về tiêm chích an toàn, tình dục an toàn, bệnh LTQĐTD thấp hơn, tương ứng là 57,5%, 58,5% và 56%. Tivi và báo chí là nguồn cung cấp thông tin phổ biến, tương ứng 94,8% và 64,2%, trong khi đó từ tờ rơi là 30,1% và cán bộ y tế xã, phường là 33,2%. Các hỗ trợ khác từ chương trình phòng, chống HIV/AIDS là rất hạn chế và nghèo nàn, 10,8% nhận bao cao su; 6,2% khám chữa các bệnh LTQĐTD; 2,4% xét nghiệm HIV và 79,3% báo cáo không nhận được gì.

Các quận nội thành có tỷ lệ hiểu biết đúng về lây truyền HIV, về PLTMC và có thái độ tích cực với HIV/AIDS tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với khu vực vùng ven, nông thôn. Tỷ lệ báo cáo nhận bao cao su, tư vấn xét nghiệm tự nguyện ở khu vực nội thành cũng cao hơn đáng kể. Có sự khác biệt về nguồn cung cấp thông tin phòng, chống HIV/AIDS giữa hai khu vực, trong đó loa, đài phát thanh là phương tiện truyền thông được báo cáo với tỷ lệ cao hơn ở các địa bàn vùng ven, nông thôn (P=0,00), thì ngược lại, sách, báo, tạp chí và tờ rơi lại được báo cáo với tỷ lệ cao hơn ở các quận nội thành (P=0,00). Cán bộ y tế xã, phường, các tổ chức quần chúng ở địa phương được kể đến nhiều hơn ở địa bàn vùng ven (P=0,00).



2. Khuyến nghị

Tiếp tục thực hiện các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS để nâng cao hiểu biết đầy đủ về dự phòng lây nhiễm và có thái độ tích cực với người nhiễm HIV cho cộng đồng dân cư. Đặc biệt, chú trọng nhóm thanh thiếu niên, 15-24 tuổi vì hiểu biết về HIV/AIDS của nhóm còn hạn chế, xu hướng trẻ hoá tuổi bắt đầu quan hệ tình dục và sử dụng ma tuý. Tăng cường truyền thông về nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con và giới thiệu các dịch vụ PLTMC. Đẩy mạnh hơn truyền thông về bao cao su và sự cần thiết của sử dụng BCS phòng lây nhiễm HIV trong QHTD.

Xây dựng những thông điệp truyền thông ngắn gọn, súc tích để chuyển tải qua kênh tivi vì đây là kênh tiếp cận được với nhiều người dân, song cũng cần phát triển các hình thức truyền thông thích hợp trên báo chí, tờ rơi để cung cấp những thông tin đi sâu vào định hướng thay đổi thái đội và hành vi trong phòng, chống HIV/AIDS. Sử dụng biện pháp truyền thông thích hợp cho từng khu vực, ưu tiên hệ thống loa, đài cũng như mạng lưới cán bộ cơ sở ở các quận, huyện vùng ven và nông thôn.

Thực hiện các giải pháp đồng bộ trong phòng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS để cộng đồng có cái nhìn tích cực hơn về người nhiễm HIV/AIDS. Chú trọng truyền thông về các đường không lây truyền HIV.

Tăng cường các hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS cho người dân và có các biện pháp để mở rộng phạm vi phục vụ, dễ tiếp cận và mang tính thân thiện của các dịch vụ dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS trên địa bàn thành phố. Cần lưu ý đến chất lượng công tác tư vấn xét nghiệm HIV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2007), Bộ chỉ số theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS Quốc gia.

2. Hoàng Huy Phương, Lê Hoàng Nam, Tạ Thị Lan Hương (2009) Đánh giá kiến thức, tahis độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS của người dân từ 15-49 tuổi ở huyện Hoa Lư và thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình năm 2009.

3. Tổng cục thống kê, Viện VSDT Trung ương và ORC Marco (2006) “Điều tra Dân số và Chỉ số AIDS của Việt Nam năm 2005”.

4. Trương tấn Minh, Trần Văn Tin, Nguyễn Vũ Quốc Bình (2008) Đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi phòng, chống nhiễm HIV/AIDS trên người dân 15-49 tuổi tại Khánh Hoà.

5. Uỷ ban quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma tuý, mại dâm (2012) Báo cáo tiến độ phòng, chống HIV/AIDS Việt Nam năm 2012.



6. Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng, 2012, Báo cáo tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm thành phố Đà Nẵng năm 2012.
KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHU CẦU BƠM KIM TIÊM, BAO CAO SU

TRÊN NHÓM NGUY CƠ CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Tiêu Thị Thu Vân, Trần Thịnh, Nguyễn Xuân Anh Dũng,

Lê Thanh Tùng Nhỏ, Mai Thị Hoài Sơn, Trương Thanh Thảo.

Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM
TÓM TẮT

Nghiên cứu “Nhu cầu bơm kim tiêm, bao cao su của các nhóm nguy cơ cao tại TP.HCM: Thực trạng và giải pháp” được thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng tình hình sử dụng bơm kim tiêm (BKT) và bao cao su (BCS) của các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đối tượng nghiên cứu gồm 180 người TCMT, 240 người có hoạt động mãi dâm (bao gồm mại dâm đường phố và tiếp viên nhà hàng – khách sạn) và 140 nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.

Kết quả 26% người tiêm chích ma túy không có khả năng có được BKT sạch khi cần dùng với lý do là không có tiền mua, điểm mua và nhận BKT không thuận lợi hay không tiện để BKT dự trữ ở trong nhà nên khi cần không có để sử dụng. Với việc sử dụng BCS, hầu hết các nhóm đối tượng đều ý thức được lợi ích của việc sử dụng BCS khi quan hệ tình dục để phòng tránh bệnh tật nói chung, HIV/AIDS nói riêng và tránh thai, chỉ có 5.4% đối tượng cho rằng sử dụng BCS không có lợi ích gì (bảng 19). Đa phần việc đề xuất sử dụng BCS khi quan hệ là do bản thân đối tượng quyết định hoặc cùng với bạn tình quyết định. Chỉ có tỷ lệ nhỏ (7.3%) do bạn tình đề xuất sử dụng BCS. Gần 1/2 (48.9%) người TCMT đã từng nhận BKT miễn phí và hơn 1/2 (56.2%) người có quan hệ tình dục thuộc các nhóm nguy cơ cao đã từng nhận được BCS miễn phí từ Chương trình Can thiệp Giảm tác hại.

Kết luận cần phát triển và mở rộng các mô hình cung cấp BCS/BKT hiện tại và duy trì mô hình cũ và phát triển các hình thức cấp phát chú ý đến đặc tính của từng nhóm đối tượng nguy cơ cao khác nhau, đặc biệt là nhóm “ẩn” mà chương trình chưa tiếp cận được, nhằm nâng cao và tác động đồng bộ.

SUMMARY

The research “The demand for needles, syringes and condoms among high-risk group in HCM City: Situation and solution” was conducted in order to evaluate the needle and condom usage situation among the high-risk groups in Ho Chi Minh City.

Research subjects are 180 IDUs, 240 people engage in prostitution (including restaurant-hotel and street prostitution) and 140 males who have sex with male.

The result shows that 26% IDUs were unable to get cleen needles, syringes when needed because they did not have enough money, needle reward points or unable to store needles at home due to inconvenience. Regard of condom usage, most subject groups are aware of the benefits which are diseases, HIV/AIDS prevention or contraceptive. Only 5.4% subjects believe that condom doesn’t have any benefits (table 19). Most of condom usage proposals was decided by subjects or with their sex partners. Only a small fraction (7.3%) was proposed by their partners to use condom. About half (48.9%) of the IDUs reveieved free needles, syringes and more than half (56.2%) of subjects who have sexual intercourse in the high-risk groups have receieved free condom from the Harm Reduction Program.

In conclusion, the free condom/needle model needs to be improved and extended as well as matain the old model, develop allocation form that is high-risk group characteristics-oriented, especialy the “hidden” group which is still unreachable by the program, in order to improve and have synchronous effects.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở Việt Nam, dịch AIDS vẫn tập trung chủ yếu trong các nhóm nguy cơ cao như nhóm nghiện chích ma túy (TCMT), nhóm phụ nữ mại dâm (PNMD) và nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM).Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, nước ta có 183.938 người đang sống với HIV, 44.022 bệnh nhân AIDS và 44.477 người chết vì AIDS. 13.915 ca nhiễm HIV mới, 6.510 ca chuyển sang giai đoạn AIDS và 2.556 ca chết vì AIDS là những con số ghi nhận được ở nước ta chỉ riêng trong năm 2010. (Nguồn: Cục Phòng Chống HIV/AIDS, 2011).

Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), hiện có số khoảng 10 triệu dân cư, là địa phương có số người nhiễm HIV chiếm 25% số người nhiễm HIV của cả nước. Dự báo của năm 2010 cho biết, tỷ lệ hiện nhiễm HIV trên dân số người trưởng thành tại TPHCM (từ 15 tuổi trở lên) là khoảng 1,27%. Mô hình dự báo cho thấy tỷ lệ này sẽ tiếp tục tăng dần lên 1,53% vào năm 2015 nếu như các yếu tố hành vi nguy cơ vẫn giữ nguyên như hiện tại. Trong đó, số ca nhiễm HIV mới ở người trưởng thành sẽ tăng từ 6.152 trường hợp năm 2011 lên đến 7.102 trường hợp vào năm 2015. Thêm vào đó, nếu giữ nguyên mức độ các hoạt động can thiệp như thời điểm hiện tại của năm 2010, ước tính trong vòng 5 năm tới, TPHCM sẽ có thêm 33.132 trường hợp nhiễm HIV mới ở người trưởng thành (Nguồn: UBPC AIDS TP.HCM, 2010).

Để tăng cường hiệu quả của chương trình can thiệp giảm tác hại cho các nhóm nguy cơ cao tại cộng đồng, cũng như, hỗ trợ tích cực hơn cho thành viên của các nhóm này, trong việc tiếp cận và sử dụng các vật dụng giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS như bao cao su, bơm kim tiêm, chất bôi trơn, nước cất. Được sự hỗ trợ về kinh phí của Tổ chức Ngân hàng Thế Giới (World Bank), Ban quản lý Dự án “Phòng Chống AIDS ở Việt Nam” tại TP.HCM đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Y học TP.HCM thực hiện khảo sát “Nhu cầu bơm kim tiêm, bao cao su của các nhóm nguy cơ cao tại TP.HCM: Thực trạng và giải pháp”.

Trong các chiến lược dự phòng lây nhiễm HIV, việc đảm bảo sự sẵn có, khả năng tiếp cận và sự chủ động tích cực của các cá thể trong việc sử dụng các phương tiện hỗ trợ phòng tránh HIV như BCS, BKT sạch, bất cứ khi nào có hành vi tình dục hoặc tiêm chích, đang được quan tâm hàng đầu vì nó đã chứng minh được vai trò quan trọng của nó trong việc góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng.

Mục tiêu


Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng BKT và BCS của các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

Xác định nhu cầu hiện nay về BKT và BCS cũng như các vật dụng khác dùng kèm theo như nước cất, chất bôi trơn... của các nhóm nguy cơ cao tại TPHCM. Phân tích mức độ đáp ứng về số lượng, chất lượng và chủng loại của nguồn BKT, BCS cung cấp từ chương trình giảm hại.

Cung cấp thông tin cho những người quản lý chương trình về số lượng và chủng loại BKT, BCS cần thiết cho hoạt động can thiệp giảm tác hại dành cho các nhóm nguy cơ cao tại TP.HCM.


Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương