Đào Việt Tuấn Trung tâm Phòng, chống hiv/aids hải Phòng


PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU



tải về 2.48 Mb.
trang17/20
Chuyển đổi dữ liệu27.07.2016
Kích2.48 Mb.
#7899
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20

PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Địa bàn và quần thể nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu

Sự lựa chọn địa bàn nghiên cứu được cân nhắc dựa trên 3 yếu tố sau theo mỗi nhóm đối tượng:

Địa bàn có số lượng đối tượng đích trên mỗi nhóm lớn hơn 250 người (theo số liệu mapping từ UBPC AIDS TPHCM).

Địa bàn có nhiều điểm hoạt động của các nhóm đối tượng đích.

Địa bàn được hỗ trợ chương trình BCS, BKT, GDĐĐ từ các tổ chức khác nhau.

Quần thể nghiên cứu

Khảo sát định lượng được tiến hành trên ba nhóm quần thể có nguy cơ cao nhất đó là người TCMT, PNMD (bao gồm MDĐP và MDNH-KS) và MSM.



Cỡ mẫu thu thập cho khảo sát

Cỡ mẫu cho khảo sát định lượng trên mỗi nhóm được tính theo công thức ước tính cỡ mẫu cho 1 tỷ lệ như sau:



n ≥ [ Z(1-α /2) / e ] 2 x p (1-p)

Cỡ mẫu tính được theo công thức cho các nhóm đối tượng tham gia nghiên cứu được xác định tổng cộng ít nhất là 560 người, trong đó có 180 người TCMT, 240 người có hoạt động mãi dâm (bao gồm MDĐP và TVNH-KS) và 140 nam giới có quan hệ tình dục đồng giới.



Các chỉ số nghiên cứu

Hành vi tình dục trong đó bao gồm số lượng bạn tình và các loại bạn tình (“mại dâm”, “thường xuyên” và “không thường xuyên”, nam giới và nữ giới).

Sử dụng BCS khi QHTD với các loại bạn tình khác nhau.

Thực hành hành vi khác liên quan đến sử dụng BCS và tình dục an toàn.

Kiến thức và thái độ đối với HIV/AIDS.

Sử dụng ma túy và chất gây nghiện (bao gồm tiêm chích ma túy và dùng chung BKT).

Nhận thức về nguy cơ lây nhiễm HIV.

Tiếp cận các can thiệp dự phòngng HIV/AIDS.

Các câu hỏi về mạng lưới để tiến hành RDS.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng và nhu cầu BCS, BKT của các nhóm quần thể nghiên cứu

Hành vi tiêm chích và thực trạng sử dụng BKT

Có tổng cộng 220 người tham gia nghiên cứu đã từng có hành vi tiêm chích ma túy, 206 người hiện có hành vi tiêm chích trong tháng vừa qua, trong đó 179 người thuộc nhóm TCMT, 23 người thuộc nhóm MDĐP và 4 người thuộc nhóm MSM. 70% người có hành vi tiêm chích ma túy trong tháng qua có tần suất tiêm chích ma túy từ 2 lần/ngày trở lên.

Trung bình 1 người tiêm chích ma túy đã sử dụng 66 cái BKT/tháng (thấp nhất là 1 cái, cao nhất là 120 cái). Đa phần (57.3%) sử dụng từ 60 cái BKT/tháng trở lên. 26% không có khả năng có được BKT sạch khi cần dùng với lý do là không có tiền mua, điểm mua và nhận BKT không thuận lợi hay không tiện để BKT dự trữ ở trong nhà nên khi cần không có để sử dụng.

Về những nơi thường mua/nhận BKT để sử dụng, kết quả phân tích cho thấy khi cần BKT thì nhà thuốc tây là địa điểm được người TCMT lui tới để mua nhiều nhất (80.6%), kế đến là nhận từ GDVĐĐ hoặc NVTCCĐ (39.3%), tiếp sau đó là TTTVHTCĐ và những điểm phân phối BKT miễn phí tại cộng đồng (17.0%), cuối cùng là mua/nhận tại bệnh viện, phòng khám (6.3%) hay từ bạn tình (6.8%).



Hành vi tình dục và thực trạng sử dụng BCS

Hầu hết (95.7%) người tham gia nghiên cứu đã có quan hệ tình dục, có 318 người có QHTD để trao đổi lấy tiền hàng, trong đó 45 người thuộc nhóm TCMT, 240 người thuộc nhóm PNMD và 33 người thuộc nhóm MSM. Số lượng khách hàng trung bình trong tháng vừa qua của nhóm có hoạt động bán dâm là 24 khách hàng (thấp nhất 0 khách hàng, cao nhất 76 khách hàng), gần 41% người có số lượng khách hàng trong tháng từ 30 khách hàng trở lên.

Với việc sử dụng BCS, hầu hết các nhóm đối tượng đều ý thức được lợi ích của việc sử dụng BCS khi quan hệ tình dục để phòng tránh bệnh tật nói chung, HIV/AIDS nói riêng và tránh thai, chỉ có 5.4% đối tượng cho rằng sử dụng BCS không có lợi ích gì (bảng 19). Đa phần việc đề xuất sử dụng BCS khi quan hệ là do bản thân đối tượng quyết định hoặc cùng với bạn tình quyết định. Chỉ có tỷ lệ nhỏ (7.3%) do bạn tình đề xuất sử dụng BCS.

Tiếp cận với chương trình Can thiệp Giảm tác hại

Gần 1/2 (48.9%) người TCMT đã từng nhận BKT miễn phí và hơn 1/2 (56.2%) người có quan hệ tình dục thuộc các nhóm nguy cơ cao đã từng nhận được BCS miễn phí từ Chương trình Can thiệp Giảm tác hại. Qua đó phần nào thể hiện độ bao phủ các phương tiện giảm hại đến các đối tượng NCC (Bảng 21). Tuy nhiên kết quả này cũng cần được cân nhắc khi đưa ra nhận định vì không loại trừ ảnh hưởng của việc chọn mẫu dây chuyền có kiểm soát.

Trong việc nhận BCS, nhóm MSM và MDNH có tỷ lệ nhận BCS miễn phí từ chương trình tương đối cao hơn so với 2 nhóm còn lại. Nhóm TCMT cũng được tiếp cận khá tốt với chương trình phát BCS miễn phí, với tỷ lệ đã từng nhận BCS miễn phí là 45.5%.

Về tính sẵn có của BKT/BCS tại điểm cấp phát miễn phí, có 51% người được phỏng vấn cho biết họ thấy BKT, BCS miễn phí luôn sẵn có tại các điểm phân phối khi họ tới. Tuy nhiên, tính sẵn có của BKT và BCS miễn phí được các nhóm đối tượng nguy cơ cao đánh giá khác nhau. Qua đánh giá của nhóm MDĐP, MDNH và nhóm MSM cho thấy việc duy trì tính sẵn có của BCS qua các kênh cấp phát miễn phí khá tốt, đặc biệt thể hiện qua tỷ lệ đánh giá của nhóm MSM (73.6%).



Ước tính nhu cầu BKT, BCS

Ước tính nhu cầu BKT theo tần suất tiêm chích

Số liệu thống kê cho thấy 70% số người TCMT tại TP.HCM có tần suất tiêm chích từ 2 – 3 lần/ngày, khoảng 10% người có tần suất tiêm chích trên 3 lần/ngày (dựa trên bảng tần suất tiêm chích/ngày và tỉ lệ số người sử dụng trên 90 BKT/tháng). Nếu số người TCMT ở TP.HCM bằng đúng số ước tính là 15,000 người thì số lượng BKT mà cần dùng là 11,070,000 cái.



Ước tính nhu cầu BCS trên nhóm PNMD

Số lượng BCS mà PNMD cần dùng cho khách hàng (Ước tính theo số lượng bạn tình trong tháng):




Số KH mua dâm trong tháng qua

Số PNMD (ước tính 2009)

Số BCS cần dùng

MDĐP

MDNH

1 tháng

1 năm

0-9 Khách hàng (16%-6%)

800

600

7,000

84,000

10-19 Khách hàng (26%-34%)

1,300

3,400

70,500

846,000

20-29 Khách hàng (17%-14%)

850

1,400

56,250

675,000

30-39 Khách hàng (16%-14%)

800

1,400

77,000

924,000

40-49 Khách hàng (13%-20%)

650

2,000

119,250

1,431,000

50-59 Khách hàng (5%-9%)

250

900

63,250

759,000

≥ 60 Khách hàng (7%-3%)

350

300

42,250

507,000

Tổng số

5,000

10,000

435,500

5,226,000


Ước tính nhu cầu BCS, CBT trên nhóm MSM

88% số MSM có quan hệ tình dục với bạn tình trong tháng qua, hình thái bạn tình chủ yếu của nhóm MSM là bạn tình thường xuyên hay bạn tình bất chợt, số lượng bao cao su trung bình một tháng mà nhóm MSM sử dụng là 13 cái. Tính chung tỉ lệ không sử dụng BCS với các loại bạn tình là 15%. Áp dụng cách tính tương tự như trên ta tính được số lượng BKT cần dùng cho nhóm MSM là 1,883,700 cái/năm (Bảng 22).



BÀN LUẬN

Nhu cầu BKTcủa nhóm NCMT

Nhóm TCMT đa số đối tượng TCMT sử dụng từ 60 BKT trở lên/tháng (2 BKT/ngày) và hiện tại vẫn còn tỷ lệ khá lớn người TCMT có hành vi dùng BKT đã qua sử dụng. Tuy nhiên, phần lớn họ đều ý thức được lợi ích của việc dùng BKT sạch. Hiện nay, khi có nhu cầu sử dụng BKT, phần lớn người TCMT có thể dễ dàng mua được qua nhà thuốc, tiếp đến là có thể nhận miễn phí qua GDVĐĐ và các điểm đặt cố định. Ngoài việc được cung cấp BKT sạch, nhóm TCMT cũng tiếp cận khá tốt với chương trình BCS.

Chất lượng BKT miễn phí cũng bị đối tượng đánh giá là không phù hợp. Tuy nhiên, các đối tượng đang nhận BKT miễn phí từ chương trình vẫn mong muốn được tiếp tục nhận qua mạng lưới GDVĐĐ/NVTCCĐ và các cơ sở y tế nhà nước.

Nhu cầu BCS của nhóm PNMD

Nhóm MDĐP đa số sử dụng trên 30 BCS/1 tháng (30-90 cái), tỷ lệ đã từng sử dụng chất bôi trơn khá thấp. Có tỷ lệ duy trì sử dụng BCS với khách hàng thường xuyên khá cao. Loại BCS nhóm PNMD sử dụng cũng là BCS loại thông thường mà nhóm này có thể dễ dàng nhận từ GDVĐĐ/NVTCCĐ hoặc mua từ nhà thuốc. Có khoảng 55% – 60% PNMD trong mẫu nghiên cứu đã từng tiếp cận được với BCS miễn phí của chương trình, nhưng cũng chỉ khoảng 52 – 57% trong số họ đánh giá tốt về tính sẵn có của BCS tại các điểm cấp phát miễn phí. Về chất lượng của BCS, đa số đánh giá về chất lượng BCS miễn phí của chương trình khá tốt, phù hợp, tuy nhiên vẫn còn một vài hạn chế và có những thời điểm không có nguồn BCS để phát. Về số lượng, BCS cũng được cung cấp đầy đủ với nhu cầu sử dụng (đối với nhóm PNMD có nhận BCS miễn phí).



Nhu cầu BCS, chất bôi trơn của nhóm MSM

Nhóm MSM trong mẫu khảo sát có độ tuổi trung bình là 26, phần lớn là độc thân, có trình độ học vấn khá cao (từ cấp 3 trở lên). Nhóm MSM có nhu cầu cao hơn trong việc sử dụng các loại BCS đặc biệt và chất bôi trơn. Phần lớn họ mua BCS và CBT từ nhà thuốc và sau đó là nhận từ GDVĐĐ/NVTCCĐ. Nhóm này có tỷ lệ sử dụng BCS trong tất cả các lần quan hệ với bạn tình thường xuyên và không thường xuyên khá cao.



Ước tính nhu cầu BKT/BCS

BKT:


11,070,000/năm (theo tần suất tiêm chích)

12,418,056/năm (theo số BKT sử dụng trong tháng)

11,744,028/năm (theo chủng loại. Trong đó: đầu đỏ 80%)

11,744,028/năm (theo kênh phân phối. Trong đó kênh kinh doanh: 70%, kênh miễn phí trợ giá 30%)

BCS:

5.226.000/năm (ước tính theo số bạn tình trong tháng)



8.142.000/năm (ước tính theo số BCS đã sử dụng trong tháng)

8.386.260/năm (ước tính theo chủng loại. Trong đó 80% là loại BCS thông thường & tỷ lệ BCS cần cung cấp cho nhóm NHKS chiếm 67%)

8.386.260/năm (ước tính theo các kênh phân phối. Trong đó: nhà thuốc 50%, bán lẻ 20% và kênh miễn phí trợ giá 30%)

BCS & CBT cho nhóm MSM:

1.883.700/năm (ước tính theo số lượng BCS dùng trong tháng qua. Trong đó BCS loại đặc biệt: 44%

3,252,000 gói/typ CBT/năm

Kênh phân phối: 50% qua nhà thuốc, 20% qua điểm bán lẻ, 30% qua kênh miễn phí/trợ giá.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Phát triển mạng lưới và mở rộng các hình thức phân phối BKT, BCS cho nhóm nguy cơ cao.

Phát triển và mở rộng các mô hình cung cấp BCS/BKT hiện tại.

Duy trì mô hình cũ và phát triển các hình thức cấp phát chú ý đến đặc tính của từng nhóm đối tượng nguy cơ cao khác nhau, đặc biệt là nhóm “ẩn” mà chương trình chưa tiếp cận được, nhằm nâng cao và tác động đồng bộ.

Đầu tư cho việc triển khai các mô hình mới.

Mở rộng hình thức bán BCS trợ giá thông qua cửa hàng, các NHKS hoặc nhà thuốc.

Các đối tượng TCMT cũng đã dần dần hình thành thói quen tự mua BKT tại nhà thuốc và đây cũng là một kênh phân phối hiệu quả.

Phân phối các loại BKT, BCS phù hợp với nhu cầu sử dụng của các nhóm.

Tiếp tục vận động sự đồng thuận xã hội cho việc cung cấp BKT, BCS cho đối tượng NCC.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giám sát lồng ghép các chỉ số hành vi và sinh học HIV/STI tại Việt Nam, IBBS vòng 1, năm 2005-2006.

2. Giám sát lồng ghép các chỉ số hành vi và sinh học HIV/STI tại Việt Nam, IBBS vòng 2, năm 2009.

3. Báo cáo khảo sát hành vi và sinh học (Giám sát trọng điểm HSS+) từ năm 2007 đến năm 2009 tại TP.HCM.

4. Báo cáo giám sát phát hiện tình hình dịch từ năm 2006-2010 của Ủy ban phòng, chống AIDS tại TP.HCM.

5. Báo cáo hoạt động can thiệp giảm tác hại từ năm 2006-2010 của Ban quản lý dự án phòng, chống HIV/AIDS tại TP.HCM.



MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN SỬ DỤNG BAO CAO SU THƯỜNG XUYÊN

TRÊN NHỮNG NGƯỜI VỢ CÓ CHỒNG NGHIỆN CHÍCH MA TÚY

TẠI HUYỆN QUAN HÓA VÀ MƯỜNG LÁT TỈNH THANH HÓA, NĂM 2010

Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Bá Cẩn, Phạm Thị Vân Anh*

Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS Thanh Hóa

Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Hà Nội*
TÓM TẮT

Nhiễm HIV trên những người vợ có chồng nghiện chích ma túy (NCMT) trong thời gian gần đây đang là vấn đề được quan tâm. Sử dụng bao cao su (BCS) thường xuyên trở thành phương pháp phòng tránh tốt nhất bảo vệ những người vợ khỏi bị lây nhiễm HIV từ những hành vi nguy cơ liên quan đến tiêm chích ma túy của chồng họ. Sử dụng số liệu từ cuộc điều tra hành vi nguy cơ lây nhiễm và tỷ lệ nhiễm HIV, Giang mai trên những người vợ có chồng nghiện chích ma túy tại huyện Mường Lát và Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa năm 2010, nghiên cứu này được tiến hành với mục đích xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng bao cao su thường xuyên trong 200 người vợ có chồng NCMT tại 2 huyện nêu trên. Chọn mẫu theo phương pháp hòn tuyết lăn, sử dụng chủ yếu bộ số liệu của người vợ và chọn thêm một số biến từ bộ số liệu của người chồng để phân tích. Kết quả cho thấy cả yếu tố của người vợ lẫn yếu tố của người chồng ảnh hưởng đến việc sử dụng BCS thường xuyên trong người vợ. Kiến thức về HIV của những người vợ là yếu tố chính ảnh hưởng đến sử dụng bao cao su thường xuyên với chồng. Những người vợ có kiến thức HIV tốt sử dụng BCS gấp 33 lần so với những người vợ có kiến thức HIV khiêm tốn. Sự chênh lệch tuổi giữa vợ và chồng càng lớn thì khả năng sử dụng BCS càng ít. Những người chồng NCMT có mối quan hệ ngoài hôn nhân cũng là tác nhân ảnh hưởng đến ít sử dụng BCS với vợ. Chương trình thông tin giáo dục truyền thông, tư vấn xét nghiệm tự nguyện, chương trình cung cấp bao cao su cần được đẩy mạnh cho những vợ người NCMT.

SUMMARY

HIV infection on the wives whose husbands are IDUs (IDUs) in recent times is a great concern. Using condom often becomes the best preventive methods to protect wives from HIV infection risk behaviors related to injecting drug use of their husbands. Using survey data from risk behavior and HIV and syphilis prevalence on the wives whose husbands IDUs in Muong Lat and Quan Hoa district, Thanh Hoa province in 2010, this study was carried with the purpose of finding out the factors affecting condom use in 200 regular IDUs married wife in 2 districts mentioned above. Snowball sampling method was used based on mainly the use of the data and choose a wife from a variable number of data sets to analyze their husband. The results showed that both elements of the wife and the husband of factors affecting the use of condom of the wives. Knowledge about HIV is the wife of the main factors affecting the use of condoms regularly with her husband. Wives who have good knowledge of HIV using condoms 33 times higher than the wives have modest knowledge of HIV. The bigger the difference of age between husband and wife, the lesser the ability of condom use. The IDU husbands have extramarital relationships (affair) also the factors affecting less condom use with wives. Program information, education and communication, voluntary counseling and testing, the program provides condoms should be promoted for the wives of IDUs.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất để tránh lây nhiễm HIV trong mối quan hệ bạn tình. Theo Liên Hiệp Quốc năm 2009, chỉ tính riêng các nước ở khu vực châu Á, tỷ lệ phụ nữ bị nhiễm HIV tăng từ 19% năm 2000 lên 35% năm 2008. Hàng triệu phụ nữ bị nhiễm HIV không phải là do chính bản thân họ mà do chồng/ bạn tình của họ tham gia vào những hành vi tình dục, tiêm chích không an toàn [1]. Dịch HIV/AIDS ở tỉnh Thanh Hóa cũng đang có xu thế thay đổi. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ ở tỉnh cũng không ngừng tăng lên, từ 10.4% năm 2006 lên 25.26% năm 2009. Con đường lây truyền HIV qua đường tình dục cũng tăng từ 16% năm 2006 lên 40% năm 2009. Trong khi người NCMT chiếm 55% số trường hợp nhiễm HIV trong tỉnh [5]. Nguy cơ lan truyền HIV từ chồng NCMT sang vợ là khá cao. Trong một nghiên cứu trước đây, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT ở Thanh Hóa là 29%. Chỉ có 26% người NCMT thường xuyên sử dụng BCS với vợ/người yêu trong khi 61% trong số họ là người quyết định sử dụng BCS khi quan hệ tình dục. Nguy cơ hơn, 66% người NCMT sử dụng BCS với gái mại dâm trong khi hơn 60% trong số họ bị nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục [3]. Bên cạnh đấy, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2005, sử dụng BCS của người phụ nữ Việt Nam rất thấp chỉ 9%. Vì vậy, mục đích nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng BCS thường xuyên trên những người vợ có chồng NCMT để xây dựng kế hoạch can thiệp phù hợp cho cả người NCMT và vợ của họ.



PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.

2. Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được triển khai tại 2 huyện Quan Hóa và Mường Lát tỉnh Thanh Hóa năm 2010.

3. Đối tượng và cỡ mẫu nghiên cứu và tiêu chuẩn tuyển chọn: Những cặp vợ chồng từ 16-49 tuổi hiện đang sinh sống trên địa bàn huyện điều tra, trong đó người chồng hiện đang nghiện chích ma túy.

4. Cỡ mẫu và chọn mẫu

400 đối tượng: 200 người NCMT và 200 người vợ của họ. Chọn mẫu theo phương pháp “hòn tuyết lăn” thông qua nhân viên tiếp cận cộng đồng nhóm NCMT để chọn mẫu.



5. Phân tích số liệu: Phân tích số liệu bằng phần mềm STATA 10.0.

KẾT QUẢ

1. Các đặc điểm nhân khẩu xã hội của đối tượng nghiên cứu (N=400)

Hơn một nửa cặp vợ, chồng tham gia nghiên cứu ở độ tuổi 25-34. Tuổi trung vị của người vợ là 27 và của người chồng là 30. Phần lớn những người vợ có học vấn cao hơn chồng, gần 50% người vợ có trình độ học vấn phổ thông cơ sở trong khi hơn 50% người chồng chỉ học hết tiểu học hoặc mù chữ. Hơn 80% cả vợ lẫn chồng sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Đại đa số cặp vợ chồng là người dân tộc Thái.



Bảng 1: Các đặc trưng nhân khẩu xã hội của đối tượng nghiên cứu


Đặc trưng

Vợ người NCMT (N=200)

Chồng NCMT (N=200)

N

%

N

%

Tuổi

200

100

200

100




≤ 24

65

32.5

38

19.0




25-34

96

48.0

116

58.0




≥ 35

39

19.5

46

23.0

Trình độ học vấn

200

100

200

100




<= Tiểu học

52

26.0

103

51.5




Trung học cơ sở

87

43.5

69

34.5




>= Trung học phổ thông

61

30.5

28

14.0

Nghề nghiệp

200

100

200

100




Nghề khác

20

10.0

35

17.5




Nông nghiệp

180

90.0

165

82.5

Dân tộc

200

100

200

100




Dân tộc khác

43

21.5

46

23.0




Dân tộc Thái

157

78.5

154

77.0

Chênh lệch tuổi giữa vợ và chồng







Trung bình = 2.2







Trung vị = 2.0






Tuổi chênh lệch giữa vợ và chồng trong nghiên cưu này là 2 năm. Một phần ba số người vợ có kiến thức tốt về HIV trong khi tỷ lệ đó chỉ là 7.5% ở người chồng. Một nửa cặp vợ chồng đều cho rằng mình có nguy cơ cao nhiễm HIV. Tám mươi lăm phần trăm người chồng cho biết họ có bạn tình ngoài vợ của mình. Gần 80% số người vợ thuyết phục được chồng sử dụng BCS khi quan hệ tình dục.



Bảng 2: Đặc điểm về hành vi nguy cơ của đối tượng nghiên cứu


Đặc trưng




N

Tỷ lệ (%)

Kiến thức HIV của vợ

200

100




Kiến thức thấp

83

41.5




Kiến thức trung bình

53

26.5




Kiến thức tốt

64

32.0

Kiến thức HIV của chồng

200

100




Kiến thức thấp

39

19.5




Kiến thức trung bình

146

73.0




Kiến thức tốt

15

7.5

Nhận thức về nguy cơ nhiễm HIV của vợ

200

100

Nguy cơ cao

110

55.0

Không có nguy cơ

26

13.0

Không biết

74

37.0

Nhận thức về nguy cơ nhiễm HIV của chồng

200

100

Nguy cơ cao

111

55.5

Không có nguy cơ

39

19.5

Không biết

50

25.0

Thương thuyết sử dụng BCS với chồng

200

100






41

20.5




Không

159

79.5

Mối quan hệ ngoài hôn nhân của chồng

200

100




Không có bạn tình

30

15.0




Có bạn tình

170

85.0

Каталог: bitstream -> VAAC 360 -> 114
114 -> ĐÁnh giá chất lưỢng của máY ĐẾm tế BÀo t cd4 – pima lê Chí Thanh, Vũ Xuân Thịnh, Khưu Văn Nghĩa Trần Tôn, Trương Thị Xuân Liên
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids
VAAC 360 -> XÂy dựng phưƠng pháp in-house đo tải lưỢng VI rút hiv- 1 BẰng kỹ thuật real time rt-pcr nguyễn Thùy Linh *,, Dunford, Linda*,, Dean, Jonathan*,, Nguyễn Thị Lan Anh *,, Carr, Michael *,, Coughlan, Suzie*,, Connell, Jeff *, Nguyễn Trần Hiển
VAAC 360 -> DỰ BÁo nhu cầu và ngân sách sử DỤng thuốc arv tại việt nam (2011 2015)
VAAC 360 -> Danh sách bài báO ĐĂng trên kỷ YẾu hội nghị khoa học quốc gia lần thứ IV
VAAC 360 -> CỤc phòNG, chống hiv/aids báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ
VAAC 360 -> Trung tâm phòNG, chống hiv/aids thanh hóa báo cáo kết quả nghiên cứU ĐỀ TÀi cấp cơ SỞ

tải về 2.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   20




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương