Nội dung số này



tải về 1.29 Mb.
trang9/12
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.29 Mb.
#24073
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Trở về


Không ra đi mà như người trở lại
Một sớm em tung tăng trở về
Nơi có anh.

Cỏ cây xanh, mặt nước xanh


Thảo nguyên mênh mông quá
Tay anh trong tay em,
Ngại ngần gì
Nói đi anh
Lời yêu em tha thiết.

Chúng ta - hai kẻ miên man


Cứ ngỡ tình yêu không bao giờ đến nữa
Để một sớm vỡ oà
Trong tay nhau.

Em thôi không nghĩ về những ngày xưa cũ


Anh thôi không nhớ về những ngày tháng đã xa
Chỉ còn chúng ta giữa mênh mông là gió
Nằm nghiêng ngắm mặt trời lên
Cầm tay em đi anh.

 

Ngày hoang vu




Em biết rằng... mùa đó đã xa
Nhưng dư âm vẫn còn vang đâu đó
Bỗng dưng tiếc những ngày nông nỗi
Không phải là em bây giờ.

Thiết tha ư - cũng chỉ một thời


Em tự huyễn hoặc - một bóng người phiêu diêu
Để gửi gắm mọi điều - đôi khi không tưởng

Thời gian không còn là bến đợi


Ngồi tựa mạn thuyền em hát
Một khúc ngân cho ngày hoang vu.


Phôi pha


Tặng mùa thu cho anh
Riêng em - nhận những tảng vàng rơi
Mùa thu sót lại.

Thu này điệp vàng giăng lối


Trên những nẻo đường xưa.
Dòng sông kia vẫn chảy,
Nhưng có nghe sỏi đá
Đang khóc thầm
Dưới đáy mù khơi.

 

Còn gì cho em...




Giấu trong nỗi nhớ một niềm quên
Giấu vào đêm chút phù du xa vắng
Giấu vào tuổi hai mươi mối tình đầu trong trắng
Giấu vào mắt vết rạn buồn chân chim.

Anh giấu em ở đâu trong miền nhớ của anh.


Anh giấu em ở đâu trong miền quên của anh.
Ở nơi đây trời trong lắm,
Anh có còn miền nhớ
Anh có còn miền quên
Cho em...

THẢO NGUYÊN

 



Ý TỔ SƯ TRÊN ĐẦU NGỌN CỎ


Chân Hiền Tâm



NHỮNG BAO RÁC
Thường thì những ngôn từ không hay, hay những kiểu cư xử được gọi là... thiếu văn hóa... chỉ xảy ra với những kẻ mà thiên hạ gọi là lưu manh, bất lương hay trong những khu vực nghèo khó. Nhưng hình như không phải. Đó chỉ là một trong các duyên khiến những thứ đó có điều kiện xuất hiện nhiều hơn mà thôi. Nhân duyên chính, vẫn từ ba thứ tham - sân - si trong chính mình.

Khi mọi thứ êm ả trôi đi, mình cũng hiền lành thánh thiện như ai. Nhưng một ngày đẹp trời nào đó, một cô nàng xuất hiện bám lấy anh chàng của mình. Lập tức, tam bành lục tặc trong mình nổi lên. Mình điên tiết phát ngôn. Loại ngôn từ phát ra, âm thanh khiến người nghe long óc, mình thì mất sức mệt nhoài, nhưng cứ thế mà hùng dũng lẫm liệt. Ré một cách khoẻ khoắn như còi xe lửa rú lên giữa đêm trường thanh vắng. Thế mới biết, cái gốc của những thứ đó không phải do nghèo khó hay thất học. Chính là từ tham - sân - si mà ra. Chả trách họp hội nghị cấp cao, toàn là dân trí thức, mà ôm nhau vật lộn như hai đứa con nít.

Khu hẻm nhà tôi không phải khu vực nghèo khó. Chỉ toàn thứ dữ, có tôi là mạt nhất. Vậy mà chút nước đổ ra hẽm cũng có chuyện để ầm ĩ. Một con hẻm chia đều bốn nhà. Nhưng không ai muốn phần hẻm nơi nhà mình đọng nước. Người quơ qua bên này. Kẻ quét lại bên kia. Làm sao đó để mặt nhà mình khô ráo, còn thiên hạ ai chết mặc ai. Thế là cả ba chưởi nhau chí choé.

Mình không phải là đứa cao thượng, nhưng ồn quá thì không thể làm việc. Vì thế, đành cao thượng mở cửa xuống nước... Xin dồn hết qua nhà con. Từ từ nó bốc hơi... Không ngờ, chiêu ấy lại có kết quả. Ba bà lập tức bỏ cuộc. Không thấy ai quét lui quét tới gì nữa. Cũng không thấy ai to tiếng với nhau. Mình như chó táp phải ruồi, không ngờ chỉ một chiêu mà việc lại tốt như thế. Nhưng không phải khi nào những hành động thánh thiện cũng được đền đáp một cách xứng đáng.

Ngày nào, cũng có rác dồn qua trước nhà. Chư Tổ ngày xưa, vẫn khiên đá làm đường cho mọi người đi qua, sá gì một vài bao rác. Thành anh nhà tôi miệt mài đổ rác thay người. Một lần, hai lần, ba lần, cho đến mấy chục lần... Thứ gì thành thói quen, nó trở thành việc tự nhiên. Cái mặt tiền nhà mình trở thành chỗ dồn rác chờ xe tới xúc, không phải chỉ một nhà mà hình như của khá nhiều nhà. Anh trở thành nhà đổ rác chuyên nghiệp.

Anh thay nghề đổ rác bằng công việc của một thám tử tư. Đó là hàng của cô hàng xóm xinh đẹp. Vì nhà cô đẹp, nên rác được dồn qua nhà mình cho tiện. Đằng nào cũng đổ một lần, khỏi nhọc lòng anh đổ rác.

Rác được mang qua, thám tử lại âm thầm mang nó trở về. Nhà hàng xóm thấy rác chạy lại nhà mình, lại âm thầm trả về chỗ cũ. Cuộc chiến cứ thế mà diễn ra trong thầm lặng. Rác chạy qua rồi lại chạy về. Người nhất định phải mệt, không biết lũ rác có mệt không? Chắc mệt. Chỉ vì người người đi quá giới hạn của mình.

Chuyện rồi cũng phải chấm dứt. Thế gian này có thứ gì mà thường hằng?

Một ngày đẹp trời, bỗng dưng cô chủ về nhà sớm. Anh hốt rác chưa kịp tới. Rác không nằm bên đây mà lại nằm ngay trước mặt nhà cô. Chắc con bé bận làm cơm, nên chưa kịp tải nó lại bên này. Thấy rác choáng hết mặt tiền, cô hét toáng:

“Rác nhà ai để đây!”

Con bé hoảng hồn chạy ra

“... Dạ nhà mình...”

“... Sao lại để rác đây...”

“... Dạ bình thường con để bên nhà chú Quí, nhưng không biết mấy ngày nay ai cứ đem qua lại bên này. Con đem qua, nó lại chạy về...”

Cô chủ nhỏ tắt tiếng, bước nhanh vào nhà. Từ đó, rác không còn lang thang. Chỗ để mấy bao rác, bỗng dưng mọc lên hai cây bồ đề cao quá đầu gối. Chẳng ai trồng trọt cũng chẳng ai chăm sóc, cứ thế mà vươn lên.

Chuyện đời là thế, nhưng cái chuyện ấy lại khiến mình nghĩ đến những dấy khởi trong tâm. Những suy nghĩ lương thiện, mình nhẹ nhàng với nó, có làm tôi đòi nó chút đỉnh, cũng không sao. Nó vẫn dẫn lại cho mình cái quả tươi đẹp. Nhưng với những dấy niệm thuộc tham sân, nếu mình phục dịch chìu chuộng nó mà không tính pháp đối trị, thì cực với nó vạn đời. Nó sẽ khiến mình nhọc thân nhọc tâm hết sức. Thành phải tùy nghi mà đối trị. Trị mà cương, thì dễ sứt đầu mẻ trán. Thành trị mà phải khéo: Không quá cương cũng không quá nhu. Cứ từ từ chậm rãi giải quyết từng tên một. Tên nào ló mặt, mình phải nhận dạng nó cho rõ: Niệm thiện hay niệm ác? Niệm ác thì mời nó nhập niết bàn tức khắc. Nó chưa chịu nhập, mình phải có thời gian, kiên nhẫn từ từ cho nó nhập. Đủ cơ duyên, nó cũng phải trở về đúng vị trí của nó. Một lúc nào đó, những dấy khởi tham sân của mình không còn, thì cảnh giới ngoài tâm cũng được giải quyết. Duyên của chúng sanh là vậy. Không dám lạm bàn trong cái duyên là chư Phật và chư vị Bồ tát, là những vị hiện thân theo nguyện lực, không phải theo nghiệp lực như chúng sanh.

CÂY CỘT ĐIỆN
Cây cột điện nằm sát nhà tôi. Nó có nhiệm vụ chuyển điện cho hai nhà. Nhà tôi và nhà cô hàng xóm đối diện. Nó có mặt ở đó từ trước ngày ‘giải phóng’. Không có nó thì không có điện để dùng, nhưng nó nằm đó, phần tôn lợp bị khoét thủng một mảng, mỗi lần mưa, khoảng sân xe lủm bủm những nước là nước, lại còn cản không khí và ánh sáng phòng ngủ thằng con trai. Quá nhiều thứ bất tiện. Nhưng không ai làm gì. Cũng không ai có ý làm gì. Vì cái cột điện tọa lạc nơi mảnh đất chung nằm ở cuối hẻm. Một bên là nhà tôi, còn bên kia là nhà hàng xóm. Nó không thuộc quyền sử dụng của riêng ai. Không phải của mình, thành lo mà an phận. Lộn xộn sao được. Muốn lộn xộn cũng không ai cho. Bản thân mình cũng đủ khôn ngoan để biết không nên lộn xộn. Mọi việc cứ thế mà bình yên trôi đi.

Cho đến ngày ...

Mảnh đất cuối hẻm được phân hai và hợp thức hóa, nhà hàng xóm một nửa và tôi một nửa. Nhưng cái cột điện thì không ai chịu thừa nhận, dù nó được sử dụng cho cả hai nhà. Đã vậy nó còn nằm sát vào vách nhà mình, như có ai lấy cây dí vào giữa hai mắt. Cả nhà quyết định xin phép dời cái cột ấy ra phía trước, để sinh hoạt được tiện lợi, mà cũng không làm ảnh hưởng bao nhiêu đến nhà hàng xóm đối diện.

Cô hàng xóm trẻ người xinh xắn, chuộng cái đẹp, rất biết tùy duyên trong vấn đề áo quần, nhưng riêng khoảng này thì cô lại chuộng cái cổ cái xưa. Chỉ muốn cái cột đó bất biến ngay cái chỗ mà theo cô, nó đã trở thành di sản lịch sử qua bao thay đổi thăng trầm. Cô không muốn dời cái cột theo đúng cái duyên hiện tại, mà muốn nó an trụ nơi cái chỗ xưa nay cô vẫn thích. Cũng đúng! Cái gì bất lợi cho mình thì hãy thay đổi. Thay đổi càng sớm càng tốt. Còn như cây cột dời ra lề hẻm, dù nó không dính gì đến phần đường trước mặt, nhưng dây điện vào nhà, thay vì từ bên hông, giờ lại đâm thẳng từ ngoài vào ... Nhà cô mất đi một phần thẩm mỹ, làm sao cô chịu cho được? Mình cũng hiểu điều đó, cũng thông cảm. Thành cô hét gì đó thì hét, mình cũng không buồn, chỉ thấy hơi lạ.

Không dời cây cột, thì nhà không sửa được, mình không giải quyết được những ách tắc mà mấy lâu nay con cái đang chịu. Còn dời thì đụng chạm quyết liệt với cô hàng xóm xinh đẹp. Bởi cô đã quyết tâm ... còn một cái lai quần cũng đánh.... Không khéo phải đưa nhau ra tòa cũng nên. Đụng chạm như thế, kiếp sau gặp nhau, nhân duyên lại không thuận chiều. Không biết đời trước mình cắm cái gì trong đất cô, mà kiếp này cô không cho mình nhổ cái cọc đó ra khỏi đất mình. Đó là nói trên mặt nhân quả. Nói trên mặt tu hành, mình là Phật tử chứ cô đâu phải Phật tử. Mình tu mà còn tu thiền mới chết. Tùy duyên tiêu nghiệp cũ, tùy duyên tiêu nghiệp cũ... Nghe nát cả óc, muốn quên cũng không quên được. Thôi thì buông quách. Vừa khoẻ mình, vừa khoẻ người mà nghiệp cũ coi như trả xong. Nhưng buông thì mình khoẻ rồi, còn lũ con? Không lý, tu là chỉ để mình khoẻ thôi sao? A Di Đà Phật! Không biết ngày xưa Trúc Lâm cầm quân chống xâm lược, có phải suy nghĩ nát óc như mình bây giờ không nhỉ?

Chắc không! Vì chư vị không chiêm nghiệm cuộc đời như mình đã chiêm nghiệm, cái gì cũng thật. Thật vì không có thứ gì như huyễn với mình. Mọi thứ chi phối đời sống của mình quá nhiều. Có nó hay mất nó, mình đều bị ảnh hưởng. Vì thế mọi thứ với mình đều là thật, chưa có cái gì là mộng là mơ với mình. Dơ thật, sạch thật, thiếu không khí cũng thật, bệnh hoạn cũng thật. Thật hết, nên mới có cái này chướng, cái kia không chướng, cái này khiến mình bệnh hoạn, cái kia giúp mình mạnh khoẻ v.v...

Thứ gì cũng thật thì nhân quả với mình không thể như huyễn. Thấy nhân quả thật, so với các vị sáng tâm, không chính xác lắm, nhưng so với kẻ đầu trần chân đất tham sân, mình lại là kẻ có trí tuệ. Vì thế, làm việc gì cũng phải đắn đo. Cái nhân gây ra thì dễ, nhưng lãnh cái quả, mà không thấy cái quả đó như huyễn, thì khổ vô vàn không phải chuyện chơi. Một cây cột không đáng gì, nhưng nhân duyên không thuận thì dời đi cũng khó. May là có nó hay không, mình cũng chưa đến nỗi mẻ đầu sứt trán. Nếu là miếng ăn, là chỗ sống chết của gia đình, nếu không thuận chiều, chắc mình không thể ngồi yên. Cũng một phen đau đầu nhức óc, không khéo lại phải gây nghiệp. Không cẩn thận sao được. Cái gì trong đời mà nhắm buông được thì thôi buông bớt, để cái quả trong tương lai còn được thuận chiều.

Cuối cùng...

Hai đứa quyết định bắt chước Tổ Trúc Lâm. Mình không làm vua thì không có dân hay quân dể hỏi... đánh hay không đánh... Mình chỉ làm dân, nên mình hỏi ý kiến của con cái và phường. Nhờ phường can thiệp trong tinh thần êm ấm hiểu biết. Nếu cô vẫn cương quyết giữ lập trường tới cùng, thì coi như... cây cột và mình chưa thể xa nhau. Một khi duyên nghiệp vẫn còn, đâu phải nói xa là đã xa được. Thôi thì nằm đó. Khi nào hết duyên, sẽ có người tự động bứng đi. Nhọc tâm chi cho cực. Ở đời, thứ mình được, chưa chắc đã tốt cho mình. Thứ mình không được chưa chắc đã xấu cho mình. Thành không thể tranh cãi hơn thua hay đưa nhau ra tòa thưa kiện chỉ vì cây cột điện. Kiểu đó, kiếp sau lại oan oan tương báo nhiều hơn. Giờ chỉ một cây cột, không tỉnh, tiếp tục buộc thêm gút nữa, thì chưa biết kiếp sau oái ăm thế nào. Không gỡ được một lần thì gỡ từ từ cho xong. Buộc thêm chi cho cực. Cây cột điện thôi mà!

Đến giờ, cây cột vẫn nằm đó. Trơ thây cùng tuế nguyệt. Nhưng cuộc sống vẫn êm đềm trôi đi... Một ngày nào đó, cây cột cũng được bứng đi trong yên hòa vui vẻ. Niềm tin là thế.

GIẬN
Lâu rồi không gặp. Gặp lại thấy già đi chút đỉnh nhưng chững chạc ra phết. Có điều nụ cười vẫn tươi, ánh mắt vẫn hiền hòa. Không đụng duyên thì thôi, đụng chút là soi ra, khởi đủ thứ chuyện. Sao mình không thể thấy tất cả mọi thứ mà không hề khởi lên so sánh già, vui... Quen rồi! Một thói quen được huân tập qua bao đời. Đụng duyên, tâm liền khởi. Hiện tại luôn là thứ được so sánh với quá khứ. Tu hoài mà không thành Phật là vậy.

- Mấy bữa nay đi mua đồ chắc mệt!

Uể oải gật đầu, không lên tiếng.

- Có mấy bữa thôi, đâu có suốt đời đâu!

- Thì cũng may là chỉ có mấy bữa. Ủa! Mà sao thầy biết.

- Thì thấy cô chở đồ xuống.

- Sao con không thấy thầy.

- Biết! Đi sờ sờ ra đó.

- Ờ! Nhiều khi hai con mắt mở zậy chứ không thấy. Hi hi, chắc lúc đó cái đầu đang vô ký. Để tâm kiểu đó cho khoẻ. Soi ra mệt.

Lắc đầu ngao ngán. Hình như lần nào gặp nhau thầy cũng lắc đầu. Lắc hoài cũng thành quen. Quen rồi có khi không chủ định cũng cứ lắc sao ấy...

- Ông Q. chịu nổi cô cũng hay!

- Hi hi... thầy cũng thấm rồi hả?

- Thấm rồi.

Trưa gió thật mát. Nắng, nhưng không làm người mệt mỏi. Chắc tại nhiều cây. Nhưng hình như không phải chỉ có cây, gió hay sự yên tĩnh làm nên không gian thoải mái nhẹ nhàng. Mình đã từng lang thang qua khu nhà xác của một bệnh viện. Cũng nhiều cây, cũng thanh vắng yên bình. Một sự yên bình lạnh lẽo, khiến người ta không khỏi rùng mình sợ hãi. Không phải là sự yên ả thanh bình đầy sức sống như ở các tự viện thanh tịnh. Chắc vì khí thế gian không lìa chúng sanh thế gian, thành cảnh tuy như nhau, nhưng do chúng sanh thế gian khác nhau, mà cái khí mình nhận được ở mỗi nơi cũng khác nhau? Chỗ thâm sâu của Phật pháp, khó mà bàn tới.

- Thầy! Con nói thầy nghe cái này.

- Chuyện gì?

- Mấy bữa nay giận.

- Trời đất! Có giận nữa ha.

Khi nào cũng có thái độ diễu cợt như thế. Người chứ phải ngựa đâu mà không biết giận. Cây cột còn biết mệt nữa là... Nhưng đang cần có chỗ trút giận thành xí xóa.

- Giận dữ lắm.

Cũng vẫn thái độ diễu cợt không bỏ. Lại còn chong hai mắt lên. Nhưng đang cần có chỗ trút giận, thành xí xóa.

- Biết giận ai không?

- Ai ?

- Ông thị giả.



- Trời đất!

- Giận đến nỗi, sáng này mời nước đâu có uống. Mấy bữa nay cũng không vô thất Thầy.

- Giận cá chém thớt hả?

Chuyện bình thường của thiên hạ, có gì mà ngạc nhiên. Giận má nó, nó đi ngang cũng muốn đào đất lên đổ. Ghét người này mà người kia lên tiếng bênh vực thì cho người kia đi luôn. Giờ giận thị giả, không vô thất thầy trụ trì, cũng là chuyện bình thường. Bởi thất đó là chỗ mà thầy thị giả có mặt, qua lại, phục dịch... nó là phần ngã sở của cái ngã được mệnh danh là thầy thị giả. Không dính gì nhau mà còn ghét lan qua được, huống là có liên hệ mật thiết như thế? Vô mới là lạ.

- Giận hết. Không muốn vô thất Thầy luôn.

- Sao zậy?

- Hôm sinh nhật thầy, con điện thoại hỏi “Sinh nhật thầy trụ trì ngày mấy hả thầy?” Biết trả lời sao? “Đâu có sinh nhật... À, à Phật tử người ta cúng dường ngày sinh của Thầy...” Nghe tới đó, ruột lên tới cần cổ. Đâu phải năm nay mới có. Từ năm ngoái năm kia đã có. Tại bận nên không đi đó thôi, đâu phải không biết. Nhưng chưa, hôm sau xuống tới nơi, nghe thiên hạ nói, mới giận dữ nữa... Đêm qua đông gớm lắm, ngoài nhà khách không có chỗ mà ngủ, đợt này còn được cho hát hò tặng Thầy...

- Đúng rồi! Trời ơi! Tối đó vui quá chừng luôn. Bây giờ mới hiểu, vì sao người đời hay nguyền rủa những kẻ gọi là đổ dầu vô lửa. Nguyền rủa là phải. À, mà không phải. Phật tử không được nguyền rủa. Tội lỗi, tội lỗi ...

- Thấy chưa! Thầy thấy có đáng giận không?

- Ừ ! Không giận mới là lạ.

Biết là lời diễu cợt, nhưng cũng mát lòng mát dạ. Cũng nguôi đi cơn giận trong lòng. Chí ít cũng có một người biết cảm thông cái giận của mình. Giận, dù là giận đúng hay sai thì một người khôn ngoan không bao giờ để nó hiện hình dù chỉ tích tắc. Nhưng khi người ta đang giận, không an ủi cảm thông được thì tốt nhất là nên im lặng. Lúc đó mà phải trái dạy khôn, phân tích đúng sai... thì không khác thêm dầu vô lửa, chỉ khiến lửa giận thêm bùng. Đúng là chỉ có lòng từ mới hóa giải nổi cơn sân.

- Thấy chưa! Giận là phải, đúng không. Thành đâu có vô thất Thầy. Sáng nay mời nước, dỡ lơ coi như không nghe. Mấy bữa nay giận mà không nói với ai. Bữa nay mới xì ra đó ...

Tâm thức con người thật buồn cười. Mười chuyện tốt không nhớ, nhớ đời một chuyện cỏn con. Cái ngày hai đứa mới đặt chân đến thiền viện, thầy thị giả vẫn còn là một cư sĩ học việc. Không nói, hiền hòa. Ngồi đâu, thầy cũng ra tận nơi mời vô cơm nước. Những ngày làm thị giả, cơm vẫn lo đầy đủ, nước vẫn rót cho uống. Đói, thầy ơi con đói. Đau, thầy ơi có thuốc không? Sách đem cúng dường mấy ngàn cuốn, Thầy ngồi phát từng cuốn chẳng quản mệt nhọc. Một lần giận ông xã, khóc hù hù. Thầy ngồi đó nhìn không nói. Cái nhìn của đứa trẻ lên ba ngồi nhìn mẹ. Thấy khóc mà không biết dỗ dành ra sao, cũng không dám bỏ đi vì sợ để mẹ một mình. Cái nhìn khiến hành giả đang khóc phải bật cười, thấy chuyện đời sao vô duyên, khóc ba thứ lẩn thẩn, không đáng.

Giờ mới một chút, giận mấy ngày chưa nguôi. Không biết vì được quan tâm quen rồi, bị phớt lờ mới ra cớ sự đó, hay người mình vốn có cái chủng vong ơn bội nghĩa, giờ đủ duyên mới phát ra? Tâm thức con người thật kỳ quặc, không đơn giản chút nào!

- Giờ hết giận chưa?

- Hê hê, phun ra vậy chắc hết rồi. Thì vừa rồi mới nói chuyện đó. Thấy cái kiểu chê nước rồi không nói như vậy, biết tỏng con nhỏ không ổn rồi. Đâu có tiếc gì vài lời để làm con nhỏ nguôi ngoai. Đi ngang, kêu nói vài câu... Mà con nhỏ hết giận thiệt.

- Có zậy mà bạc đầu hết trơn.

Bạc đầu, nhuộm lại mấy hồi. Bạc tâm mới mệt. Vất vả vô ngần!





Tôi từng nghe, cửa chính yếu để nhập đạo thì sự phát tâm đứng đầu; việc khẩn cấp để tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì chúng sanh mới độ nổi, tâm phát thì Phật đạo mới tựu thành. Cái tâm quảng đại không phát, cái nguyện kiên cố chẳng lập, thì dẫu trải qua đời kiếp nhiều như cát bụi, cũng y nhiên vẫn ở trong phạm vi luân hồi. Tu hành dẫu có, cũng toàn là lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Do đó mà kinh Hoa Nghiêm đã nói: ‘Quên mất tâm bồ đề mà tu hành các thiện pháp thì gọi là hành động theo ma vương.’ Quên mất còn thế, huống chi chưa phát. Nên muốn học Như Lai thừa thì trước phải phát bồ đề nguyện, không thể chậm trễ.” ____ (Phát Bồ Đề Tâm, Thích Trí Quang dịch)



PHỤ TRANG ĐẶC BIỆT:
NGÀY VỀ NGUỒN
Sau “Ngày Về Nguồn”tổ chức tại Trung Tâm Văn Hóa Pháp Vân, Canada, bản tin Về Nguồn số 3 đã được phổ biến, qua đó, trình bày tâm nguyện, hướng đi của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại đồng thời cũng ghi lại thành quả của 3 ngày tụ họp hòa hợp ấy. Tin tức và hình ảnh của Ngày Về Nguồn có thể được tìm thấy đầy đủ nhất trên trang lưới www.phapvan.ca. Ở đây, PTCR xin trích đăng vài văn kiện quan trọng từ bản tin ấy; đặc biệt là qua “Thư Ngỏ”của Ban Thư Ký Bản Tin Về Nguồn, người đọc có thể loáng thoáng nhìn ra những khuấy phá manh động của những thế lực hoặc những cá nhân vô minh nhắm vào sự hòa hợp của Tăng đoàn. Điều trớ trêu là một số cá nhân phá hòa hợp tăng lại là tăng sĩ và phật-tử. Thế mới biết, ở thời mạt-pháp, ngay cả những người tu theo Phật mà còn đánh mất bồ đề tâm, không còn tin nhân quả nghiệp báo, huống gì ngoại đạo tà giáo. Với những kẻ vô minh cuồng vọng ấy, ngay cả nỗ lực cao đẹp của chư tăng ni để củng cố đạo lực và xiển dương Chánh Pháp mà họ còn xuyên tạc phỉ báng, thì sẽ khôngcó việc cực ác nào mà họ không làm được. Phật Pháp không cứu độ họ được thì hy vọng nơi đạo lý nào, cơ hội nào để đánh thức hay cảm hóa họ! Vậy, xin hãy cùng chắp tay nguyện cầu cho họ không vì hành vi phá hòa hiệp tăng mà đọa lạc khổ cảnh; chỉ mong một lúc nào đó, họ sớm hồi đầu sám hối để tiêu trừ nghiệp chướng, sống đời thiện lương. (VH)

Thư Ngỏ

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật



Ngày Về Nguồn lần đầu tiên của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại được tổ chức tại Chùa Pháp Vân, Mississauga, Canada, đã thành công viên mãn. Thành công không phải chỉ vì đã tập trung được đông đảo chư tôn đức Tăng Ni thuộc nhiều giáo hội, hệ phái; không phải chỉ vì bằng sự kiên cường mà vượt qua những quấy phá của nội ma ngoại chướng; nhưng trên hết, vượt trên tất cả những tâm thức và hành vi đảo điên, đố kỵ tầm thường nhỏ nhen của thế thái nhân tình, Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại đã đạt đến đỉnh cao của sự hòa hợp trong suốt 3 ngày tụ họp. Do nơi hòa hợp mà niềm hỷ lạc lan tỏa khắp những tâm tư, gắn bó đạo tình của những người tăng sĩ lại thành một khối nhất quán, toàn vẹn. Đạo tình này sẽ là chất liệu nền tảng để từ đó, Tăng Ni khắp nơi có thể ngồi lại với nhau, kiện toàn các hình thái sinh hoạt, củng cố đạo lực, vun bồi giới đức, khai mở tất cả những phương tiện cho việc hoằng truyền chánh đạo, cứu khổ chúng sinh.

Mặc dầu với tâm nguyện cao đẹp và sự đồng tâm dũng mãnh để vượt qua chướng duyên mà thành tựu Ngày Về Nguồn, Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại vẫn còn phải đối diện với bao trở lực trước mắt, vẫn với sự quấy phá, xuyên tạc của ác ma, ngoại đạo và nội trùng Phật giáo. Do đó, với bản tin số 3 này, Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại một lần nữa, minh định con đường quang minh cao đẹp của hàng trưởng tử Như Lai hành đạo nơi xứ người, ghi lại một số hình ảnh sinh hoạt cũng như các văn kiện quan trọng của Ngày Về Nguồn để chư tôn đức Tăng Ni, chư thiện hữu tri thức và phật-tử xa gần, trong nước và ngoài nước, chia sẻ hướng đi lịch sử tất yếu của Tăng đoàn trong thế kỷ mới.

Không có sự thành tựu lớn lao nào mà không phải trải qua muôn triệu ma chướng; không có đại nguyện nào mà không bị sự công phá, khuấy động của những kẻ tị hiềm nhỏ nhoi. Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại sẽ không chùn bước trước bất cứ trở lực nào. Bởi vì, tất cả những manh động nào phát xuất từ tham vọng, thù hận và si mê, đều sẽ rạp mình trước sức mạnh từ bi, khiêm nhẫn và khoan dung của biển lớn thanh tịnh Tăng-già.

Trong bản tin số 3 này, chư tôn đức và bạn đọc cũng sẽ đọc thấy một vài biến động to lớn xảy ra trong nội bộ Phật giáo. Những biến động ấy có thể không trực tiếp ảnh hưởng đến sinh hoạt của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại, nhưng trong tương quan về lý tưởng và sứ mệnh hoằng pháp, bản tin của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại không thể không nhắc đến như là những bài học đau xót mà cá nhân mỗi tăng sĩ hay phật-tử cần trải nghiệm để từ đó, mưu tìm con đường sáng sủa hơn cho tương lai Phật giáo Việt Nam, trong cũng như ngoài nước.


Ban Thư Ký Bản Tin Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại

TÂM NGUYỆN CỦA TĂNG NI VIỆT NAM HẢI NGOẠI


TRONG NGÀY VỀ NGUỒN


Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại hình thành với ý nguyện khai mở một tụ điểm nhân duyên cho sự trở về và đoàn tụ để tiếp nhận nguồn năng lực thanh tịnh hòa hợp của Tăng-đoàn. Nguồn năng lực ấy, do thanh tịnh mà có thể trải ra vô hạn, do hòa hợp mà có thể mở rộng vô biên. Sức mạnh của Tăng-đoàn là từ nơi ấy. Tăng-đoàn là biển lớn thanh tịnh trang nghiêm trùm khắp mọi sinh hoạt của các giáo hội, hệ phái, tông môn. Về mặt bản thể, biển lớn thanh tịnh ấy (thanh tịnh đại hải) bao gồm tất cả những người xuất gia, trưởng tử Như Lai, không giới hạn quốc gia, chủng tộc, hệ phái, giáo hội; về mặt hình thức, Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại là nơi qui tụ của Tăng Ni Việt Nam hành đạo ngoài nước, lấy tăng-đoàn làm cội gốc, đặt sự nghiệp giải thoát giác ngộ lên hàng đầu, và lấy việc hoằng pháp lợi sinh làm gia vụ.

Cá nhân tăng sĩ cho đến các tổ chức giáo hội khi đến với Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại không cần phải rời bỏ tổ chức giáo hội hay hệ phái của mình, vì Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại không phải là một tổ chức hành chánh tập trung: không có tính cách giới hạn, bó buộc hay loại trừ. Mỗi tổ chức giáo hội, hệ phái vẫn tiếp tục duy trì sắc thái riêng của mình trong cơ cấu tổ chức và đường hướng sinh hoạt, mà không bị trở ngại gì với sinh hoạt chung của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại. Hơn thế, từ nơi giao hội và đoàn tụ của Ngày Về Nguồn do Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại khởi xướng, các giáo hội, hệ phái có cơ hội để học hỏi, trao đổi, hỗ trợ nhau trong tất cả những sinh hoạt phật-sự tại địa phương, hay cho tổ chức của mình.


Ngày Về Nguồn của Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại mang hai mục đích rõ rệt:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương