Nội dung số này


Sep, 11, 2007, Seoul- Một tượng Phật bằng đá mài nặng 70 tấn, 1,300 năm tuổi bị chôn lấp nằm úp mặt vừa được khai  quật, với các đường nét chi tiết vẫn còn nguyên vẹn



tải về 1.29 Mb.
trang12/12
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.29 Mb.
#24073
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12

Sep, 11, 2007, Seoul- Một tượng Phật bằng đá mài nặng 70 tấn, 1,300 năm tuổi bị chôn lấp nằm úp mặt vừa được khai  quật, với các đường nét chi tiết vẫn còn nguyên vẹn.


Pho tượng cao 5.6 mét, điêu khắc, được phát hiện hồi tháng Năm, bị chôn vùi ở một thành phố phía Nam tỉnh Gyeongju,  đã được khai quật sau nhiều tháng làm việc, phóng viên cho biết như trên.

Khi tượng Phật bị đổ nằm úp xuống, chiếc mũi cách một tảng đá trên mặt đất chỉ có năm phân tức khoảng 2 inches rưỡi. Tờ nhật báo tiếng Anh  JoongAng Daily đã trích dẫn lời của các nhà chuyên môn như trên.

"Thật là một điều may mắn rằng khuôn mặt của pho tượng được nguyên vẹn với khoảng cách chỉ 5 phân từ mặt đất,”Venerable Jigwan, thuộc hệ phái Phật Giáo Tào Động Hàn Quốc nói như trên.

Cho đến nay thì các phần của pho tượng như khuôn mặt, vai, ngực đã được đào lộ ra.

Các nhà khảo cổ trong nước ước đoán rằng pho tượng bị ngã xuống không lâu sau khi công trình điêu khắc được hoàn thành vào hậu bán thế kỷ thứ 8, và vì vậy các đường nét của nó đã không bị hư hoại vì phía trước được chôn vùi trong đất cát.

"Chúng tôi hy vọng sẽ di chuyển pho tượng trở lại vị trí ban đầu nhưng không phải là một công việc dễ dàng để xoay trở, di chuyển một khối đá 70 tấn,”You Hong-Jung,  Trưởng Phòng Điều Hành Di Sản Văn Hóa nói với các phóng viên như trên.

Các nhà chức trách văn hoá địa phương nói họ dự định xoay trở cho pho tượng ngửa mặt lên vào cuối năm này.

(Hạt Cát dịch) 



Hoa Kỳ: 1000 năm nghệ thuật Phật Giáo tại Bảo tàng viện Mỹ thuật Utah

 Salt Lake City, Utah  (Hoa Kỳ) -  Không giống như Botticelli, Michelangelo và Leonardo, họ là những nghệ nhân vô danh.  Họ không mưu cầu tiền tài danh vọng, mục tiêu của họ là sự thành tựu về mặt tâm linh. Các tác phẩm của họ đã giúp kẻ khác tăng trưởng trí tuệ.

Đi xem khắp Bảo tàng viện Mỹ thuật Utah (UMFA), thành phố Salt Lake, quan khách sẽ được đón chào bởi các hình tượng Phật và di vật Phật giáo cũng như Ấn giáo, trải dài suốt 1400 năm. 

Ông Luke Kelly, nhân viên phụ trách về nghệ thuật cổ điển của UMFA phát biểu  ‘Điều kỳ diệu trong việc miêu tả các hình tượng Phật là bạn thật sự không thể đoán sai.  Các nền văn hoá đều theo những đặc điểm chung nhưng thêm vào đó nét riêng biệt của văn hoá mình.’

Những hình ảnh đầu tiên của Đức Phật xuất hiện vào thế kỷ thứ nhất và thứ hai mặc y phục của người La Mã xưa, đã được khai quật trong vùng Gandhara, thuộc Pakistan ngày nay. Ông Kelly giải thích rằng hình ảnh này là do ảnh hưởng cuộc xâm lăng của Đại Đế Alexander trên lãnh thổ này vào thế kỷ thứ tư trước Công Nguyên, và nền văn hóa Ai Cập đã truyền vào đế quốc Ba Tư.

Khi mà đạo Phật lan rộng ra khỏi miền đông bắc Ấn Độ sang Tây Tạng, rặng Hy Mã Lạp Sơn, Nepal, rồi đến Trung Hoa, Nhật Bản và Triều Tiên, và theo con đường buôn bán tơ lụa đến vùng Đông Nam Á, đã biến đổi ra nhiều trường phái và biểu tượng khác nhau. Chẳng hạn như hình tượng Phật Tantric nhiều tay của Hán -Tạng vào thế kỷ 18 đến 19.

Hình ảnh Đức Phật và các vị thần Ấn giáo mang nét mặt của người dân nơi mà các hình tượng được sáng tạo.  Một tượng Phật được hình thành tại Nhật thì không thể nào phủ nhận là không phải của Nhật.

Có những ngôi chùa tí hon, những con sư tử phòng hộ với ý nghĩa xua đi những tà ma, và một mạn đà la của Bhutan tôn vinh Phật A Di Đà.

Ngoài ra còn có một căn phòng nhỏ trình bày sự sùng bái của Thái Lan đối với Phật giáo Theravada. Bộ Tipitaka vào giữa thế kỷ thứ 19 của Thái bằng vàng sơn trên gỗ, và một tượng Phật đứng bằng đồng; các trẻ em có thể xem những mẫu chuyện Phật giáo và các câu chuyện của ngài Krishna, hai bộ sách hình phổ biến nhất tại Ấn Độ v.v...

Ông Kelly mong rằng quan khách có thể thưởng thức những nền văn hoá khác nhau và những giá trị ẩn tàng trong đó.  Ông nói với một nụ cười ‘Nghệ thuật của một ngàn năm đang hiện bày tại đây, và tên của các nghệ nhân tác giả đã không hề được biết đến.’

(Minh Châu dịch)

Hoa Kỳ: Một trung tâm thiền Phật giáo mới thành lập tại Arizona

Ngày 20 tháng 9, 2007. Arizona - Trung tâm Thiền Phật giáo Quốc tế Arizona vừa thiết lập một địa điểm tại Mesa, trong vùng Thung lũng Đông Nam, cho những ai muốn học và thực hành thiền. Trung tâm được điều hành bởi vị tu sĩ Tích Lan, Sư Sivabalagoda Ananda, và Sư Dhammapala Kennard.

Sư Dhammapala xuất thân từ Chandler, đã theo triết lý Phật giáo và xuất gia tại Mã Lai Á vào năm 1995, cho biết ‘Tôi đã cố công từ 17 năm nay để có được một trung tâm.  Cuối cùng, chúng tôi có thể bắt tay vào việc.’

Trung tâm được lập trên diện tích 1,400 square-foot trong khu đất rộng 15,000 square-foot trên đường Broadway, đã được mua lại với sự trợ giúp của một người Mỹ gốc Tích Lan nhân đức, cô Shani Wijay từ Texas, đã cúng dường một phần tiền để tưởng nhớ đến song thân của cô.  Các thiền sinh và thành viên của cộng đồng nhỏ Tích Lan đã phát nguyện cúng dường hàng tháng để trả nợ và giúp duy trì trung tâm.

‘Nhiệm vụ của trung tâm là giảng giải lợi ích thiết thực của giáo lý Phật đà và đem áp dụng đối với mọi người thuộc mọi chủng tộc,’ sư Ananda, thường trú tại trung tâm cho biết như trên.

Để đạt mục tiêu trên, Sư cũng tổ chức các lớp Phật học cho trẻ em. Tại Hoa Kỳ từ năm 1982, Sư Ananda đã phục vụ cho các cộng đồng Phật giáo tại New York và Washington.  Năm 2002, Sư dời về Phoenix và đã làm giáo sĩ thường trú một năm tại Banner Good Samaritan Medical Center.

Từ khi đến vùng này, Sư Ananda đã cố gắng lấp đầy chỗ trống và thành lập một trung tâm Phật giáo để phục vụ cộng đồng.

Sư Dhammapala, bán trú tại trung tâm Mesa, đã nghỉ hưu sau 24 năm làm việc cho chính phủ và làm thiện nguyện cho Hội Hồng Thập Tự, giúp những người bị dời chỗ ở tìm nơi tạm trú.  Công tác lớn hiện nay của Sư là tại New Orleans, giải quyết hậu quả của Cơn bão Katrina.

Sư từng giảng dạy các lớp thiền tại nhà cho một nhóm nhỏ nhưng rất chuyên tâm từ nhiếu năm nay.  Theo Sư thì có một sự ham thích thiền tập rất đáng kể từ những người Hoa Kỳ đến với đạo Phật để thực hành thiền hơn là vì tín ngưỡng.

Riêng Sư thì đã được hưởng lợi lạc từ việc hành thiền cũng như học hỏi giáo lý của Đức Phật để đi dến giác ngộ giải thoát, là mục tiêu cuối cùng của người con Phật.

(Minh Châu dịch)



Miến Điện: 100,000 người xuống đường

Web posted at: 9/25/2007 3:10:56

Yangon - Hơn 100,000 người đã tràn ngập các con đường của thành phố lớn nhất Miến Điện ngày hôm qua, tham gia vào chiến dịch xuống đường của chư tăng Phật Giáo lớn lao nhất trong vòng hai thập niên để phản đối các tướng lãnh quân đội độc tài.

Các cuộc tuần hành biểu dương sức mạnh quần chúng đã  khiến cho chính phủ quân đội giận dữ nhanh chóng và họ hăm doạ sẽ có thái độ đối phó với chư tăng, cho dù ngay cả các nhà lãnh đạo trên thế giới và Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đã thúc hối nhà cầm quyền hãy tỏ thái độ nhân nhượng.

Hai đoàn diễn hành đông đúc nhất đi xuyên qua các con đường phố Yangon, đều được hướng dẫn bởi chư Tăng Phật Giáo với tăng y hàng ngũ nghiêm chỉnh và những bài kinh cầu an, các nhân chứng cho biết như trên. Một số đã đi trong mưa với biểu ngữ "Đây là một phong trào quần chúng ôn hòa.”Một số khác với những giọt lệ rưng rưng khoé mắt. Các cuộc diễn hành kéo dài khoảng 5 giờ, chấm dứt bằng sự nguyện cầu tại các ngôi chùa trước khi trở về nhà của họ.

Trong phản ứng chính thức đầu tiên đối với tuần lễ leo thang biểu tình được dẫn đầu bởi chư Tăng, cơ quan truyền thông chính phủ đưa tin rằng bộ trưởng bộ tôn giáo, Brigadier General Thura Myint Maung, đã gửi  một bản cáo trạng đến các vị trưởng lão Phật Giáo rằng "nếu chư  tăng đi  theo chiều hướng chống đối luật pháp và  giới luật  trong giáo lý Phật Giáo, chúng tôi sẽ có thái độ dựa  theo luật pháp hiện hành."

Sự đe doạ đã xảy ra khi cộng đồng thế giới thúc hối  chính phủ hãy nhân nhượng vào hôm khai mạc hội nghị hội đồng Liên Hiệp  Quốc tại New York, nơi mà những nhà lãnh đạo thế giới dự trù thúc đẩy các tướng lãnh tiếp nhận  cải tổ dân chủ. Nhà lãnh đạo tâm linh lưu vong Tây Tạng,  Đức Đạt Lai Lạt Ma, cũng đã gửi đi thông điệp ủng hộ phong trào và Ngài kêu gọi các tướng lãnh quân đội hãy nhân nhượng.

Các nhà bình luận tin tưởng rằng chính phủ Miến Điện chỉ phản ứng đến đấy thôi  bởi vì xảy ra bất cứ bạo động nào xúc phạm đến chư Tăng trong quốc gia Phật Giáo  thuần thành này thì sẽ làm bùng vỡ ra một tiếng kêu trầm thống.

(Hạt Cát dịch)

Miến Điện: Đàn áp đẫm máu, tu sĩ  bị sát hại

Bản tin từ Anh Quốc by Mark Reynolds

Yangon-  September 27, 2007  - Cảnh sát đã nổ súng vào đám người diễn hành ủng hộ dân chủ ngày hôm qua ở Yangon đã sát hại 8 người. Ít nhất có 5 người tử vong được tin tưởng là tu sĩ Phật giáo.


Cuộc đàn áp của chính quyền Miến Điện trên quần chúng và tăng sĩ Phật giáo, cuối cùng đã xảy ra, khi hàng ngàn người đi biểu tình đã bất chấp mệnh lệnh của chính phủ khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà, sau nhiều ngày tình hình căng thẳng gia tăng.

Khi khoảng 10,000 tu sĩ diễn hành xuyên qua các con đường của thành phố cựu thủ đô Rangoon, quân đội đã bất thình lình nổ súng, gây ra  hỗn loạn và đổ máu.

Rất nhiều tu sĩ và tu nữ bị tấn công. Có nhiều người đã cố gắng vây quanh chư tăng làm  thành một hàng rào che chở khi cảnh sát cho nổ hơi cay và dùng gậy gộc tấn công để giải tán đám biểu tình phản đối chính phủ quân đội độc tài.

Các lực lượng quân đội chính phủ trước đó đã bao vây 6 ngôi  tự viện lớn nhằm ngăn chặn chư tăng tham gia thêm vào trong cuộc biểu tình nhưng đã thất bại trong việc ngăn chận đám đông tụ tập.


Các nguồn tin từ những bệnh viện cũng đã xác nhận tình trạng xảy ra với các nạn nhân được điều trị trong khu cấp cứu.


Các nhân chứng nói một số tu sĩ đã bị hành hung bằng báng súng. Nhiều tài xế đã tình nguyện chuyên chở nạn nhân đến bệnh viện để điều trị vết thương.

Các bản tường trình đã ghi nhận các con số khác nhau về những người đã bị sát hại vì có sự ngăn chận không cho tin tức được đưa ra thế giới bên ngoài của chính phủ.


Khim Maung Win, phó giám đốc điều hành Đài Tiếng Nói Dân Chủ nói có 8 người, 5 tu sĩ và 3 thường dân - được báo cáo là  đã bị sát hại và ít nhất là 4 người bị thương nghiêm trọng. Nguồn tin khác lại cho rằng có 17 người với nhân chứng chứng kiến hai phụ nữ và một thanh niên bị bắn trong cuộc hỗn loạn.


Đại Sứ Anh Quốc tại Burma, ông Mark Canning, nói rằng quần chúng đã biểu lộ khẳng định sự ủng hộ của họ đối với những người biểu tình, bất chấp bị tấn công bởi các lực lượng chính phủ, ông nói có lúc có khoảng 10,000 người bao quanh sứ quán.

Một bản tường trình được loan tải trên đài truyền  hình Burmese nói rằng nhà chức trách đã đối phó với tình hình một cách mềm dẻo nhất để tránh các sự cố mong muốn xảy ra của các phần tử phá hoại trong khi bảo vệ dân chúng.


Nhưng các nhà bình luận e ngại có một sự lập lại của cuộc bạo động năm 1988 khi quân đội nổ súng vào đám người biểu tình không võ trang, đã giết chết hàng ngàn người. 

 Đường phố trở nên vắng vẻ khi mọi người  giải tán vào lúc màn đêm xuống trước khi lệnh giới nghiêm có hiệu lực. Thành phố lớn thứ nhì Miến Điện,  Mandalay, cũng được ban hành lệnh giới nghiêm, những người đi xem nói rằng có không dưới 10,000 người đã tham gia biểu tình cũng như tại một thị trấn miền tây bắc duyên hải, Sittwe.

Sáng hôm qua, ông Gordon Brown, đương nhiệm  Thủ Tướng  Anh Quốc, đã kêu gọi thực hiện các cuộc thương thuyết với việc gửi một phái đoàn ngoại giao tới Miến Điện và ông cũng cam kết rằng sẽ không có chuyện trừng phạt vì vi phạm nhân quyền.

Các nhà lãnh đạo thế giới một lần nữa kêu gọi chính phủ Miến Điện hãy thực hiện hạn chế sử dụng bạo lực trên quần chúng tham gia các cuộc biểu tình khởi đầu là phản đối giá cả xăng dầu tăng lên  quá cao trong tháng trước khiến cho bùng phát thành một sự kiện nghiêm trọng sau khi binh lính nổ súng vào tăng sĩ.


Văn Phòng bộ Ngoại Giao Anh Quốc ngày hôm qua cũng đã khuyến cáo các công dân Anh quốc không nên du lịch đến Miến Điện.


Các nhà vận động ủng hộ dân chủ cũng đồng thời kêu gọi du khách hãy tẩy chay Miến Điện, với lý do rằng du lịch đến Miến Điện tức là mang chính nghĩa và tài chánh đến cho thể chế độc tài quân phiệt.

(Hạt Cát dịch)


Phật giáo toàn cầu diễn hành cho Miến Điện

The Associated Press - October 5, 2007. YANGON, Myanmar: Quần chúng trên thế giới đã lên kế hoạch  đồng loạt diễn hành vào ngày thứ Bảy 06 tháng 10, 2007, được coi như là "Ngày thế giới hành động cho Miến Điện”để phản đối cuộc đàn áp dã man trên những người biểu tình vì dân chủ, như chế độ quân phiệt đã nhìn nhận hàng trăm tu sĩ Phật Giáo đã bị bắt sau khi quân lính bắt đầu quay súng vào đám biểu tình.

Hy vọng gửi đến cho chế độ quân phiệt một thông điệp rằng "Thế giới vẫn đang theo dõi", tổ chức Ân Xá Quốc Tế đã kêu gọi một chiến dịch diễn hành toàn cầu tại các thành phố lớn khắp nơi trên toàn thế giới qua  các lục địa Á Châu, Âu Châu và Bắc Mỹ.

Có ít nhất 12 quốc gia đã hưởng ứng lời kêu gọi này gồm có Australia, Thailand, Malaysia, Austria, Belgium, France, England, the United States và  Canada.

Sự đối xử của chính phủ Miến Điện với tăng sĩ Phật giáo - những con người khả kính trong tôn giáo chính của quốc gia  đã dẫn đầu đoàn biểu tình - là vấn đề cốt yếu có thể nổi lên ngọn lửa của dân chúng Miến Điện và làm binh sĩ trung thành với chế độ nổi giận.

Chính phủ nói đa số tu sĩ bị bắt đã được phóng thích, chỉ còn khoảng 109 đang được thẩm tra, căn cứ theo một nguồn tin chính thức được loan tải trên đài truyền hình Miến Điện hôm tối thứ Sáu. Nguồn tin nhấn mạnh rằng chế độ vẫn còn đang truy tầm 4 tu sĩ được tin tưởng là những người cầm đầu các cuộc biểu tình.

Miến Điện: Năm tướng lãnh bị bắt vì không chịu nổ súng vào chư Tăng

AGI, Oct 10, 2007. Jakarta, Nam Dương - Trong những ngày náo động của các cuộc biểu tình được nói đến rất nhiều của các tu sĩ Phật giáo, năm vị tướng lãnh và hơn 400 binh sĩ trong chính phủ quân đội Miến Điện đã bị bắt giam, là những người đã từ chối nổ súng vào những ai tham gia vào các cuộc xuống đường.

 Điều này đã được tiết lộ cho tờ nhật báo Jakarta Post của Nam Dương bởi một viên chức cao cấp của chế độ, người này đã yêu cầu được dấu tên.  ‘Năm vị tướng đã từ chối và đã lập tức bị bắt giam,’ người đưa tin cho biết như trên, nhưng không muốn tiết lộ danh tánh của họ.

 Điều tương tự đã xảy đến cho ‘gần 400 binh sĩ từ khu vực Sikai gần thành phố Mandalay, những người đã không muốn nổ súng vào chư Tăng.’

 Theo lời người đưa tin, cuộc nổi dậy chống đối là một dấu hiệu cho thấy những vấn đề trong chế độ, theo tường trình thì có rất nhiều người - ngay cả một số các viên chức cao cấp - đã bị khủng hoảng bởi sự đàn áp tàn bạo của chính quyền quân phiệt.  ‘Chư Tăng là biểu tượng của đức tin và đời sống của chúng tôi.  Giết chết họ được xem như là một tội ác tày trời.’

 Cũng theo lời người này qua cuộc phỏng vấn, nhiều công chức đã biểu lộ sự chống đối của họ một cách thầm lặng đối với sự đàn áp tàn bạo ấy bằng cách không đến sở làm.

Nhà cầm quyền quân phiệt đã khai báo là đã trả tự do khoảng 1,600 người trong số 2,700 người đã bị bắt giữ từ 26 đến 27 tháng 9 và những ngày sau đó.

Theo báo cáo của chính quyền, có khoảng 10 người đã bị bắn chết, nhưng các nguồn tin từ các nhóm chống chính quyền cho biết con số được tính kể nhiều hơn (có hơn 200 người).

(Minh Châu dịch)



Nam Hàn: Lão bà 80 cống hiến toàn bộ tài sản 3 tỷ đồng won cho trường đại học thuộc Phật Giáo

Seoul, Sept 12- Một lão bà trong tuổi 80 đã cống hiến tất cả tài sản trị giá khoảng 3 tỷ đồng won cho Đại Học Dongguk University tại  Seoul hôm Thứ Hai, nhà trường cho biết như trên vào ngày thứ Ba.


Bà Lee Soon Hee, 81 tuổi, đã cống hiến tất cả tài sản mà bà đã dành dụm trong 50 năm qua cho trường học với hy vọng sẽ bảo trợ cho các sinh viên khốn khổ vì khó khăn về tài chánh.

Bà xây dựng sự nghiệp qua sự làm việc cật lực trong năm năm sau khi chồng bà qua đời trong thời gian chiến tranh (Korean War 1950- 1953).

"Với sự tin tưởng vào Phật pháp, bà đã quyết định cống hiến tài sản cho trường chúng tôi", một phát ngôn viên của đại học Dongguk nói như trên.

Bà yêu cầu nhà trường yểm trợ cho các sinh viên gặp khó khăn về tài chánh và nâng đỡ cho những sinh viên có thành tích hoạt động tốt đẹp trong xã hội với tài vật mà bà đã cống hiến. 


Dongguk University là một trường đại học tư nhân được thành lập năm 1906 trên nền tảng Phật Giáo.


Ngôi trường dự tính cấp phát học bổng trong năm tới, đồng thời cũng sẽ xuất chi một khoản tài chánh để cải thiện các cơ sở vật chất.

(Hạt Cát dịch) 



hủ tướng Thái Lan yêu cầu Miến Điện chấm dứt bạo lực đối với chư Tăng

TNA, Oct 9, 2007. Bangkok, Thái Lan - Thủ tướng Thái Lan Tướng Surayud Chulanont đã cho biết vào ngày thứ Hai là ông đã yêu cầu lãnh tụ chính phủ quân đội Miến Điện ngưng ngay bạo lực đối với các tăng sĩ Phật giáo, điều mà ông gọi là ‘hành động sai lầm.’  Trong buổi họp mặt với báo chí, tướng Surayud cho biết tuần qua ông đã gửi một bức thư cho tướng Than Shwe, kêu gọi lãnh tụ này nên ngưng ngay những hành động tàn bạo đối với các tăng sĩ Phật giáo trong đất nước của ông ta.

‘Là một quốc gia mà đại đa số theo Phật giáo, Thái Lan không thể chấp nhận viêc sử dụng bạo lực đối với chư Tăng trong một quốc gia láng giềng,’ vị thủ tướng đã nói như trên, và thêm rằng hành động tiếp theo sau sẽ tùy thuộc vào sự hội đàm giữa 10 thành viên của Hiệp Hội Đông Nam Á, mà Thái Lan là một thành viên sáng lập.

‘Chúng tôi muốn thấy một cuộc đàm phán giữa Bà Aung San Suu Kyi và chính phủ quân đội Miến Điện theo như Hiệp Hội Đông Nam Á đã nói rõ trước đây,’ thủ tướng Thái nói thêm.

Tháng trước Thái Lan và Hiệp Hội Đông Nam Á đã bày tỏ sự lo âu nghiêm trọng về việc chính quyền Miến Điện dùng bạo lực trấn áp các cuộc biểu tình và đã kêu gọi họ hãy kiềm chế tối đa và tân dụng mọi nỗ lực để chấm dứt các cuộc xuống đường bằng những biện pháp hoà bình.

‘Cả hai nước Thái Lan và Miến Điện, phần lớn là Phật tử, cùng tin vào sự bất bạo động và kham nhẫn.  Do vậy Thái Lan không thể nào chấp nhận mệnh lệnh sử dụng bạo lực và làm tổn thương thân thể chư Tăng và các người biểu tình,’ vị thủ tướng đã phát biểu, thay mặt cho Hiệp Hội Đông Nam Á, trong bài diễn văn trước phiên họp thứ 62 của Tổng Hội Liên Hiệp Quốc tại New York từ ngày 22 đến 29 tháng 9.

(Minh Châu dịch)



1 1. Tứ Niệm xứ, 2. Tứ Chánh cần, 3. Tứ Như ý túc, 4. Ngũ căn, 5. Ngũ lực, 6. Thất Bồ đề phần, 7. Bát Chánh đạo.

2 HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 3, Viện Nghiên Cứu Việt Nam ấn hành, trang 237~244.

3 Thích Tuệ Sỹ dịch, “Kinh Trung A Hàm”, ‘Kinh Lậu Tận’, Web: www.quangduc.com

4 HT. Minh Châu địch, “Kinh Trung Bộ” tập 1, ‘Kinh Ví Dụ Cái Cưa’, Viện NCPHVN ấn hành, 1992 trang 287.

5 HT. Minh Châu, “Kinh Trung Bộ” tập 2, VNCPHVN ấn hành, 2000, trang 132~134.

6 HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 3, VNCPHVN ấn hành, 2001, tr,ang 564.

7 HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 3,, VNCPHVN ấn hành, 1992, trang 565.

8 HT. Minh Châu dịch, “Kinh Tăng Chi” tập 2, VNCPHVN ấn hành, 1996, trang 646.

9 Thích Đức Thắng dịch, “Kinh Tạp A Hàm” tập 1. Web:www.quangduc.com

10 HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 3, VNCPHVN ấn hành, 2001, trang 565.

11 HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 1, VNCPHVN ấn hành, 1992, trang 596~597..

12 HT. Minh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 3, VNCPHVN ấn hành, 2001, trang 565.

13 TT. Tuệ Sỹ dịch, “Kinh Trung A Hàm”. Web: www.quangduc.com

14 HT. MInh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 3, VNCPHVN ấn hành, 2001, trang 600.

15 Trong Phật giáo chỉ đề cập 33 cõi trời.

16 Thích Đức Thắng dịch, “Kinh Tạp A Hàm”. Web: www.quangduc.com

17 HT. MInh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 3, Viện Nghiên Cứu Việt Nam ấn hành, 2001, trang 566..

18 HT. MInh Châu dịch, “Kinh Trung Bộ” tập 3, Viện Nghiên Cứu Việt Nam ấn hành, trang 245.

19   There Is No Trash.   Nguyên tác: Soko Morinaga.

PHƯƠNG TRỜI CAO RỘNG - Số 17, tháng 10, năm 2007 ● trang


tải về 1.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương