Nội dung số này


Chiếc áo cà-sa và Thiền học Zen



tải về 1.29 Mb.
trang6/12
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích1.29 Mb.
#24073
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12

Chiếc áo cà-sa và Thiền học Zen

Tôi xin kể tiếp chuyện chiếc áo cà-sa trong Thiền tông, đặc biệt là Thiền phái Zen của người Nhật. Người Nhật gọi chiếc áo cà-saokesa hay kesa, chữ này cũng có gốc từ chữ Phạn kesaya. Chữ okesa trong tiếng Nhật có nghĩa là miếng vải thừa vứt bỏ, dính bẩn hay hư hoại. Người Nhật tu Thiền còn gọi chiếc áo kesa là “Fukuden-e”, chiếc áo của Phúc hạnh, hoặc “Mu soo”, chiếc áo “Vô tướng” hay “Không hình tướng”, tức chiếc áo của một người “Vô ngã”, tự tay khâu lấy cho mình và mặc lên một thân xác  “không mang một dấu hiệu gì cả”. Người tu Thiền có ba chiếc áo kesa, một chín mảnh, một bẩy mảnh và một năm mảnh. Chiếc áo năm mảnh được biến dạng và trở thành một vật tượng trưng gọi là rakusu dành cho người xuất gia và cho cả hàng cư sĩ, tức những người tu tại gia.            

Đại khái tùy theo học phái, rakusu gồm năm mảnh vải màu nâu hay màu lam, khâu ráp vào nhau, có viền vải chung quanh thành hình vuông hay chữ nhật, lại khâu thêm một quai bằng vải. Rakusu giống như một cái túi khá rộng, quai dùng để đeo vào cổ, tấm rakusu giấu vào bên trong áo hoặc để ra trước ngực, tượng trưng cho chiếc áo cà-sa. Mặt sau của tấm rakusu, lại lót thêm một lớp lụa màu trắng hay màu ngà. Vị Thầy của người xin quy y ghi pháp danh của người này lên mặt lụa, viết thêm một câu thơ hay một công án, tất cả đều bằng chữ Hán, rồi ký tên và đóng triện của mình lên đó. 

Điều đáng nêu lên là người xin quy y phải tự may tấm rakusu cho mình. Tôi tự nghĩ rằng có lẽ người đọc nếu được chứng kiến cảnh tượng những người Tây phương, trong số này có những giáo sư Đại học, những nhà khoa học lừng danh, các bác sĩ nổi tiếng ghi tên vào những khoá thực tập để may tấm rakusu trước khi xin quy y, trước cảnh tượng đó có thể quý vị sẽ cảm động lắm. Họ chăm chỉ may từng mũi kim, ráp từng mảnh vải. Khâu hỏng, đường chỉ không thẳng… họ lại tháo ra để may lại. Đó cũng là cách tập chú tâm trong Thiền học, nhưng điều đáng nêu lên chính là sự hiển lộ của Đạo Pháp trong từng cử chỉ, hành vi và trong quyết tâm của họ. 

Người cư sĩ, không có cái may mắn của một người xuất gia, họ an phận với tấm rakusu, đeo vào cổ và dấu trong ngực áo để nhắc nhở họ phải giữ giới và để che chở cho tâm thức họ. Trước khi đeo vào cổ phải đặt tấm rakusu lên đầu, đọc một câu kinh. Khi cởi ra, tấm rakusu phải được gấp lại thật cẩn thận, cất trong một túi nhỏ, hay gói trong một miếng vải sạch và đặt lên bàn thờ Phật. Đạo Nguyên (Dogen) nói rằng:  

Áo mặc của kẻ thế tục làm gia tăng dục vọng – nhưng tấm áo của Phật, tấm áo của một sinh linh Giác Ngộ, nhổ bỏ tận rễ tất cả những dục vọng đó”.

Để tiếp tục nêu lên ý nghĩa của chiếc áo cà-sa trong Thiền học, tôi xin phép được trích dẫn thêm những câu khác của Đạo Nguyên. Đạo Nguyên (1200-1253) là một đại thiền sư và cũng là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của nước Nhật. Ông sang Trung Quốc tầm Đạo năm 1223, thọ giáo với thiền sư Trường Ông Như Tịnh (Tiantong Rujing 1163-1228) thuộc phái Tào động. Ông ngộ được Thiền, trở về Nhật năm 1227 và phát triển dòng Tào động trên quê hương của ông. Trong tập luận nổi tiếng của ông là Chính Pháp nhãn tạng (tiếng Nhật: Shobogenzo), Đạo Nguyên đã phát biểu về chiếc áo cà-sa như sau: 

Những ai đã Giác Ngộ đều tôn kính chiếc áo cà-sa, tin tưởng nơi chiếc áo đó. Họ xem đó là chiếc áo của giải thoát, một cánh đồng của phúc hạnh, một mảnh áo vô tướng, mảnh áo của Như Lai, mảnh áo của Anuttarak Samnyak Sambodhi (hoàn toàn Giác Ngộ, hoàn hảo và không có gì so sánh được).” 

 Sau đây là một câu khác của ông trong tập Chính Pháp nhãn tạng, câu này dùng để nhắn nhủ những người quy y:  

Tư tưởng của con người không bao giờ ngưng đọng, vì những tư tưởng ấy sinh ra và chết đi trong từng khoảnh khắc; thân xác con người cũng thế, sinh ra rồi biến đi trong từng giây phút một.



Chiếc áo cà-sa không phải là một sáng chế của con người, nó cũng chẳng phải không phải là một sáng chế của con người; nó không đứng lại ở một nơi nào cả, nhưng chẳng có một nơi nào mà nó không dừng lại, và Sự Thực tuyết đối của chiếc áo cà-sa chỉ có chư Phật mới hiểu được mà thôi. Tuy nhiên, đối với những người tu tập trên đường Đạo Pháp, những gì xứng đáng do chiếc áo cà-sa mang đến cho họ thì vô tận, không bao giờ khô cạn (...).

Trong thế giới này chiếc áo cà-sa luôn luôn hiện đại và cập nhật hoá. Sự hiện thực trong một giây phút cũng là sự hiện thực của vô biên. Trong giây phút này, chúng ta đang có cơ duyên tuyệt vời không những được nghe nói về Đạo Pháp, nhưng hơn thế nữa ta còn được trông thấy, xem xét và tiếp nhận chiếc áo cà-sa này.

Cơ duyên ấy cũng giống như ta được nhìn thấy Phật, nghe được chính Tiếng nói của Phật. Cơ duyên ấy chính thực là sự truyền thụ của Tâm thức Phật, tiếp nhận được thân xác và cốt tủy của Phật”. 

Sau đây chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu sâu xa hơn về ý nghĩa của chiếc áo cà-sa.

 

Lạm bàn về ý nghĩa của chiếc áo cà-sa

Như ta vừa nhận xét trên đây về những biến đổi từ hình thức cho đến ý nghĩa của chiếc áo cà-sa qua thời gian, không gian, nhưng những biến đổi đó vẫn luôn luôn giữ được truyền thống và phong cách hàng ngàn năm của Phật giáo, từ những tục lệ của Nam tông cho đến những hình thức mang tính cách tượng trưng trong Thiền tông. Tất cả đều không đi ra ngoài Đạo Pháp.  

Thật vậy, người xuất gia khoác lên người chiếc áo cà-sa để giúp họ tự giữ giới, nhắc nhở họ không được tà dâm, sát sinh, trộm cắp, không sân si, bám níu… Chiếc áo ấy đem đến sự an lạc cho họ, giúp họ phát lộ lòng Từ bi, làm gia tăng trong tâm thức họ sự can đảm, tinh tấn, sức mạnh và Trí tuệ.

Nhưng phần đông chúng ta đây, những người thế tục, những cư sĩ tại gia, chúng ta không có cái may mắn, cái cơ duyên tốt lành của một người xuất gia, hãnh diện được khoác lên người chiếc áo cao quý của Đạo Pháp. Chúng ta trần trụi và hở hang như những con sâu, phơi bày thân xác trước cuồng phong bão táp, làm mồi cho những hiểm nguy của cõi dục giới và luân hồi. Vậy phải làm sao bây giờ? 

Không được mặc lên người, nhưng chúng ta hãy cố gắng khoác lên tâm thức chúng ta một chiếc áo cà-sa, một manh áo bạc màu, một manh áo ta tự khâu lấy bằng những mảnh vải vụn vứt bỏ mà ta mót nhặt từ những cảnh nghèo nàn và khổ đau chung quanh chúng ta. Một manh áo tuy khiêm tốn, nhưng ta hãy xem đó là manh áo của Đạo Pháp, ngay thật và tinh khiết, rạng ngời và cao cả.  Dù ta bước ra đường với một chiếc áo thật hợp thời trang, đắt tiền và thật đẹp, nhưng ta vẫn không hãnh diện bằng chiếc áo bạc màu trong tâm thức ta. Hoặc  kém may mắn hơn, ta phải bước ra đường với một chiếc áo vá nghèo nàn trên thân xác, nhưng ta không xấu hổ và vẫn ngẩng đầu cao, vì bên trong ta, chiếc áo cà-sa mà ta khoác lên tâm thức thật là rạng rỡ. 

Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù. Trong lúc bước chân ra đường, khi hòa mình với xã hội, thông thường ta chỉ xét đoán con người qua hình dạng và phong cách bên ngoài, qua phấn son, quần áo, chức vị, cử chỉ, ngôn từ…, phản ảnh một phần nào tâm thức của họ. Nhưng ta không thấy được những gì sâu kín trong tâm hồn họ. Có những người ăn mặc sang trọng, chải chuốt, phấn son loè loẹt, nhưng tâm hồn họ trần truồng, dơ bẩn, đầy lo âu và hổ thẹn. Có những người nghèo khó, cực khổ, nhưng tâm hồn họ thật an vui, kín đáo, sạch sẽ và nhân từ. Trên đây là hai trường hợp cực đoan và tiêu biểu mà thôi, thế gian này thật phức tạp, có đủ mọi hạng người, pha trộn rất nhiều đức tính và những sai lầm u mê khác nhau. Thế giới ta bà hay luân hồi gồm có ba cõi: dục giới, sắc giớivô sắc giới. Tất cả chúng sinh còn vướng mắc trong luân hồi đều sống chung đụng bên cạnh nhau trong ba cõi ấy: từ súc sinh, quỷ đói, con người, cho đến thánh nhân và thiên nhân. Vậy ta hãy quyết tâm khoác lên tâm thức ta một chiếc áo cà-sa thật tinh khiết để nhìn thấy những thánh nhân và thiên nhân chung quanh ta để được đến gần với họ. Họ sẽ tập cho ta cởi chiếc áo cà-sa trong tâm thức để khoác lên thân xác những ai đang trần truồng và hổ thẹn, để lau nước mắt cho những người đang khổ đau và băng bó vết thương cho những sinh linh bị hành hạ. Tất cả những chúng sinh ấy đang hiện diện chung quanh ta, những cũng may mắn thay, thánh nhân cũng đang ở bên cạnh ta.

Tóm lại, chiếc áo cà sa trong tâm thức, trước hết giống như một bức rào ngăn chận những hành vi mê lầm và phạm giới của ta, sau đó sẽ trở thành một bức tường thành kiên cố đem đến sự an lạc cho ta. Nhưng ta cũng phải biết cởi chiếc áo cà-sa ấy từ tâm thức để khoác lên thân xác của những ai cần đến, biết dựng lên cho kẻ khác một bức rào ngăn chận những hành vi phạm giới của họ và xây lên một bức tường thành che chở đem đến an vui cho họ.

Nhưng tu tập có phải là dừng ở đấy hay không? Giữ giới và phát lộ lòng Từ bi, tuy cực kỳ quan trọng và cần thiết, nhưng chỉ là giai đoạn đầu. Từ bi phải đưa đến Trí tuệ, Trí tuệ đến Giác ngộ, Giác ngộ đến Giải thoát. Con đường còn dài và thật dài. Ta hãy thử lạm bàn xa hơn về chiếc áo cà-sa xem sao.


Lạm bàn xa hơn về ý nghĩa của chiếc áo cà-sa

Để mở đầu phân đoạn này tôi xin dịch bốn câu thơ của thiền sư người Nhật Suzuki Shosan (1579-1655) như sau:



Cùng nhau đi trong cơn mưa Như Lai,

Cà-sa ướt sũng cả hai vai.

Ô kìa, trên những tàu lá sen,

Chẳng có một giọt nào đọng lại.
Tôi cũng xin trích thêm ra đây một vài câu thơ của Thiền sư Ryokan (1758-1831). Thiền sư Ryokan nổi tiếng là một người có tâm hồn dịu dàng, thanh thoát và một lối sống thật đơn sơ. Ông thường làm thơ và viết chữ thảo. Ngày nay, các bảo tàng viện ở Nhật cũng như trên thế giới tìm mua với bất cứ giá nào những tờ giấy viết chữ thảo của ông còn lưu lại. Năm 1790, thầy của ông là Kokunen rút lui, gán cho ông biệt danh là Ryokan Taigu, có nghĩa là người có một tâm hồn giản dị và một tấm lòng bao dung, rồi giao phó trọng trách thay ông hướng dẫn Tăng đoàn. Một năm sau, thầy của ông qua đời, ông cũng rời bỏ Tăng đoàn, xa lìa thế tục để lên núi ẩn cư. Ta hay đọc qua một bài thơ của ông mà tôi tạm dịch nghĩa như sau:

Trong cánh rừng xanh mướt,

Là chiếc am cỏ của tôi.

Chỉ có những người đi lạc đường

Mới tìm ra được nó.

Chẳng có một tiếng ồn ào của thế tục,

Hoạ chăng thỉnh thoảng mới nghe thấy tiếng hát của một gã tiều phu.

Một nghìn đỉnh núi cao, một vạn con suối chảy,

Chẳng có một bóng người. 
Tuy thế một hôm sau khi đi tản bộ về, ông thấy túp lều cỏ của ông bị trộm, tên trộm vơ sạch những gì thật nghèo nàn của ông. Ông liền lấy bút để viết một câu thơ như sau:

Tên trộm đã bỏ quên

Khuôn trăng

Bên thềm cửa xổ
Thôi, ta hãy trở lại với chiếc áo cà-sa, với bức rào cản ngăn chận những hành vi phạm giới, với bức tường thành mang đến an vui cho ta. Chiếc áo mầu nhiệm như thế, bức tường thành kiên cố như thế, lớp rào cản hữu hiệu như thế, nhưng đó có phải là Đạo Pháp hay không? Thưa không, đó chỉ là những biểu tượng mà thôi, giống như ngón tay dùng để chỉ mặt trăng, ngón tay không phải là Đạo Pháp. Phật dạy rằng Đạo Pháp giống như một cái bè bằng tre dùng để qua sông. Qua được bờ bên kia ta hãy bỏ lại, đừng đội nó lên đầu mà đi. Cũng thế, mặt trăng cũng chỉ là một biểu tượng. Nếu ta bám níu vào chiếc áo cà-sa, vào bức rào cản hay bức tường thành, vào mặt trăng, chúng ta sẽ không bao giờ có thể đat được Giải thoát.  Đó chỉ là một hình thức của bám níu mà thôi.

Ta lại quay trở lại với ý nghĩa trong bốn câu thơ của Suzuki trên đây. Ngay cả những giọt mưa Như Lai, tức Diệu Pháp của Phật, cũng không đọng lại trên chiếc lá sen, nhưng ô kìa, sao những chiếc áo cà-sa lại ướt đẫm như thế? Chúng ta sống trong một thế giới mà tất cả đều là quy ước, đều là những biểu tượng. Chúng không phải là hiện thực cũng không phải là Đạo Pháp, nhưng chúng ta cứ bám níu vào đó. Từ chiếc áo bạc màu, khâu đùm bằng những mảnh vải vụn vứt đi cho đến chiếc áo rạng rở may bằng lụa và vải quý của ngũ tổ Hoằng Nhẫn, tượng trưng cho Đạo Pháp, cũng chỉ là những biểu tượng. Ta sống trong một thế giới của biểu tượng, của quy uớc và công thức. Tất cả đều là những sáng tạo, những biến chế, những tạo dựng của tâm thức con người. Ngôn ngữ cũng là quy ước, vì thế mà Phật đã cầm cánh hoa đưa lên nhưng không thốt ra một lời nào cả.

Tâm thức Bát-nhã, siêu việt và nhất nguyên của Phật đã có sẵn trong tâm thức Giác ngộ của Ma-ha Ca-diếp, tâm thức Giác ngộ của Ma-ha Ca-diếp đã có sẵn trong tâm thức Bát-nhã, siêu việt và nhất nguyên của Phật. Cánh hoa chỉ là một biểu tượng, cũng như ngôn từ chỉ là những quy ước. Trong tâm thức Từ bi, độ lượng và bao dung của một người tu hành đã có sẵn tâm linh tỉnh thức của một kẻ thế tục, trong tâm linh tỉnh thức của một kẻ thế tục đã có sẵn tâm thức Từ bi, độ lượng và bao dung của một người tu hành. Chiếc áo cà-sa chỉ là một biểu tượng trung gian giữa họ mà thôi.  

Gỗ đã có sẵn trong cái bàn, trong cái bàn đã có sẵn gỗ. Người thợ mộc lấy gỗ làm ra cái bàn là một sự sáng tạo của con người. Trong sự sống đã có sẵn cái chết, trong cái chết đã có sẵn mầm móng của sự sinh. Phân biệt sự sống và cái chết là hậu quả của sự hiểu biết nhị nguyên và đối nghịch. Ý nghĩa thêm thắt và đa dạng của chiếc áo cà-sa là những tạo dựng của tâm thức con người.

Chỉ vì một biểu tượng mà lục tổ Huệ Năng đã suýt chết mấy lần. Mỗi khi có một biểu tượng được tạo dựng là có sự bám níu vào đó. Một chiếc áo tượng trưng cho việc lảnh đạo một Tăng đoàn cũng đủ để sinh ra tham vọng, ganh tị, tranh chấp, huống chi danh vọng, tiền bạc và uy quyền trong thế gian này. Cũng may, ngũ tổ và lục tổ đã ý thức được việc ấy mà bỏ đi tục lệ truyền thụ y bát. Nếu không, biết đâu ngày nay, Tăng đoàn vẫn còn tiếp tục dòm ngó một chiếc áo, kẻ thế tục lại có thêm một dịp để tham dự nghi lễ truyền thụ mà quên đi những gì thiết thực trong việc tu tập.
Kết luận

Từ nguyên thủy, chiếc áo cà-sa là những miếng vải vụn, vải rách bạc màu được khâu lại với nhau để làm áo. Phật và Tăng đoàn của Phật dùng áo ấy để che thân, để đắp và để gấp lại làm tọa cụ. Chiếc áo ấy đã biến dạng để tượng trưng những thửa ruộng vuôn vắn của phúc hạnh, để tiêu biểu cho sự lãnh đạo một Tăng đoàn, để trở thành tấm rakusu của người tu Thiền, tấm rakusu được kính cẩn đặt lên đầu và lên  bàn thờ. 

Tất cả những biến dạng và thêm thắt ấy có phải là những điều phù phiếm hay không? Thưa không, những thêm thắt ấy thật cần thiết cho việc tu tập, tuy không phải là Đạo Pháp nhưng là những cánh hoa của Đạo Pháp. Ngón tay không phải là Đạo Pháp, nhưng không có ngón tay ta không thấy được Đạo Pháp. Từ lòng Từ bi của Phật, từ những lời giảng huấn thiết thực của Phật nở ra muôn hoa, vạn sắc, nở ra trăm triệu trang kinh sách. Vì thế chiếc ao cà-sa, tuy là một biểu tượng, nhưng thật thiết yếu. Chiếc áo ấy được mặc lên thân xác của người xuất gia để làm gương cho ta soi, và được khoác lên tâm thức ta để che chở cho ta. Ta khoác chiếc áo ấy lên tâm thức để ra đường, ta gấp nó lại để gối đầu trong giấc ngủ. Nó sẽ che chở cho ta trước những ý tưởng điên rồ, những xúc cảm bấn loạn, những cơn ác mộng giữa đêm đen.           

Phật dạy đừng bám níu, Đạo Pháp cũng chỉ là một chiếc bè giúp ta qua sông mà thôi. Nhưng nếu không có chiếc bè ta không thể qua sông được, không có Đạo Pháp ta không thể vượt được dòng thác của Vô minh. Truờng hợp của chiếc áo cà-sa cũng thế, khi ta còn đang lặn ngụp trong dòng thác chảy xiết của Vô minh, ta hãy bám níu vào nó. Cuốn trôi theo dòng nước cuồn cuộn, nếu ta vớt được một cành tre gai góc to bằng ngón tay, ta đừng vội tưởng đã đến được bờ bên kia của Giác ngộ mà vứt bỏ nó đi. Ta hãy bám lấy cành tre, tom góp thêm để kết lại làm bè, một chiếc bè thật lớn, vì có thể những chúng sinh khác đang lặn ngụp bên cạnh ta và chưa vớt được một cành tre nào. Vậy ta hãy thu nhặt những mảnh vải vụn trong cõi vô thường này để tự may lấy cho ta một chiếc áo cà-sa.

Tôi xin mượn một lời nguyện cầu của thiền sư Ryokan để chấm dứt bài viết này. Ông sống trong chốn hiêu quạnh nơi rừng núi hoang vu, có thể ông cũng chẳng có gì ngoài chiếc am cỏ trống không, một mảnh áo cà-sa trên vai và một khuôn trăng bền thềm cửa sổ, nhưng tôi nghĩ rằng tâm thức ông lúc nào cũng muốn dang tay để ôm lấy tất cả chúng sinh. Ông đã nguyện cầu như sau:

Tôi nguyện cầu chiếc áo cà sa của một người tu hành như tôi sẽ trở thành thật rộng lớn để có thể gom lại và quàng lên thân xác của tất cả chúng sinh đang đau khổ trong cõi vô thường này…”



Bures-Sur-Yvette (Pháp quốc), 18.04.07

(Source: Quangduc.com)












MA KHÔNG CHỒNG


Võ Doãn Nhẫn


Thúy Kiều thấy mình trôi bềnh bồng trên giòng sông Tiền Đường, một phụ lưu của giòng Dương Tử, thấy mình đang trôi lững lờ theo con nước, không còn nổi trên mặt nước nhưng cũng chẳng chìm sâu xuống đáy, lơ lửng con cá vàng hoặc con rạm con sứa bơi ngầm xuôi về biển khi thủy triều rút nước. Kiều thấy mình đang hiện hữu, đang sống, dường như Kiều đã không còn hít thở khí trời nữa, trong một không gian ba chiều, cũng có chiều dài, chiều rộng, và chiều cao hay chiều sâu. Ấy thế mà ông tu sĩ triết gia người Anh Berkeley lại bảo không gian chỉ có hai chiều, và mắt của chúng ta cũng chỉ nhìn thấy hai chiều! Chỉ mấy con cá nhỏ bơi trong nước nhởn nhơ, lâu lâu mới nổi trừng trên mặt nước, đớp chút không khí rồi vội vàng lặn xuống nước sâu, như thể mấy chú cá nhỏ không được phép, không cho phép đi vào một thế giới riêng biệt. Bên ngoài mặt nước, cũng là thế giới thứ ba ư? Mấy bầy cá chuồn thỉnh thoảng nhảy trên mặt biển. Lúc nhỏ, Kiều nghe nói cá chuồn có thể “bay” trên mặt nước. Kiều chỉ nghe kể lại vào mùa cá, những ngư dân chèo thuyền ra khơi gặp lúc trời êm bể lặng, ra khấn vái đất trời cầu xin những gì, Kiều không biết, chỉ một lúc sau, đột nhiên có tiếng lao xao ngoài mặt biển: thì ra bầy cá chuồn đua nhau “bay” khỏi mặt nước, "bay" có thể cao, vượt khỏi be thuyền để nhảy lên thuyền chịu trận… Khi thấy bầy cá chuồn hay còn gọi là “cá tàu bay” đã nhảy lên thuyền khá nhiều, có thể được một mẻ, ngư dân bắt đầu khấn vái, xin cho thôi. Cá tàu bay tự nhiên vơi hẳn đi, không còn ồ ạt đua nhau vào thuyền câu như trước đây nữa. Ai tin những lời van xin, cầu khẩn, đồn đoán những ngư dân như thế, tùy quyền quyết đoán của các nhà khoa học!

Kiều nhớ mồn một những lời nhắn nhủ trước khi Kiều bước sang một thế giới khác. Những lời nhắn nhủ ấy là ca nhi Đạm Tiên. Sau khi rút dao đâm vào người tự tận, Kiều thiêm thiếp mơ màng hồn xiêu phách lạc thấy Đạm Tiên trở về, cho Kiều biết cuộc đời hồng nhan đoản mệnh của nàng vẫn chưa thoát khỏi tiền oan nghiệp chướng:



"Rỉ rằng: nhân quả dở dang,

Đã toan trốn nợ đoạn tràng được sao?

Số còn nặng nợ má đào,

Người dù muốn thác, trời nào có cho.

Sau khi hết kiếp liễu bồ,

Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau.”

Sông Tiền Đường bây giờ đã đến và giờ phút định mệnh chấm dứt cuộc ba sinh trôi nổi ê chề vinh nhục đã xong. Hồi tưởng rất nhanh tựa một cuốn phim màn kịch quay diễn ra phút chốc, Kiều sống lại cảnh Thúc Kỳ Tâm say mê "vườn mới thêm hoa" biết nói, phải chịu cảnh thanh lâu tiếp khách Bạc Hạnh Bạc Bà lần thứ hai, lân la làm quen thân thiết với khách biên đình,"họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông", những tưởng giấc mộng đường mây thênh thang hoạn lộ công hầu khanh tướng, giấc mộng ly hương bấy nay từ đây sẽ thành hiện thực "dần dà rồi sẽ liệu về cố hương", không ngờ giấc mộng đã tan tành theo mây khói. Rồi sau một đêm mua vui xác thịt nài hoa ép liễu cùng viên Tổng Đốc trọng thần họ Hồ, bậc thượng lưu trí thức đại thần sau khi tỉnh rượu giật mình bèn hối hả bán gả gái mua vui một đêm cho một thổ quan, một quan chức địa phương nhỏ vô danh. Tới khi xuống thuyền hoa rồi, nữ hồng nhan bạc mệnh vỡ lẽ ra rằng chính nàng cũng không biết viên thổ quan là ai, xuất xừ từ đâu, ngoại hình, già trẻ. Mà Kiều cũng không biết viên thổ quan ấy gốc gác ra sao, lai lịch thế nào, gia đình vợ con nào ai hiểu rõ, có yêu thương gì đến người đàn bà sa cơ lỡ bước này chăng, chẳng qua cũng chỉ là một cuộc tình tạm bợ chắp nối mua vui qua ngày đoạn tháng được chim bẻ ná vắt chanh bỏ vỏ đó thôi, vui gì cuộc rượu trận cười mà ham! Thôi, mình cũng nên chấm dứt cuộc đời trầm luân khổ ải này cho xong. Thần mộng, hồn Đạm Tiên sẽ hẹn hò cùng ta nơi gặp gỡ ở sông Tiền Đường. Thật ra, ta nào biết sông nào là sông Tiền Đường, chỉ nghe lâu la lính tráng cho biết sông này đó thôi. Ủa, mà tại sao từ nãy đến giờ vẫn chưa thấy thần mộng Đạm Tiên đến? Hồn ma ca kỹ chốn thanh lâu Vạn Huê Lầu đã lỗi hẹn rồi chăng?



"Lạ thay định mệnh an bài

Hồn vừa thoát xác, hồn ngay hiện về."

("Hồn" đầu tiên là hồn ma, hương linh của Kiều, "hồn” tiếp theo là hồn ma Đạm Tiên)

- Chào em. Chị vừa đến thật đúng lúc, không dám chậm trễ.

- Không dám, chào chị. Em vừa nghĩ đến chị thì chị lại đến ngay. Quả thật đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Đây có phải là sông Tiền Đường, không chị? Bây giờ em phải đối xử hoàn cảnh, tình huống ra sao, mong chị sáng suốt mách bảo giùm. Em hiện giờ không khác gì bơ vơ tựa kẻ lạc đường, cầu mong chị đoái thương mách bảo.

Từ giờ phút này, Kiều nét mặt ngơ ngác lạ lẫm tựa người ngủ say vừa tỉnh sau một giấc ngủ dài trông rõ tội nghiệp.

- Chị báo cho em một tin mừng: kể từ giờ phút này, em là một linh hồn trang trắng, trả được hết nghiệp đoạn trường. Nhờ đức hạnh cao, công đức dày, thường xuyên cứu người trả ác tạo phước, nhờ vậy mà nghiệp từ tiền kiếp em dứt trả sớm được tiền oan nghiệp chướng, chị có lời chúc mừng em. Bây giờ em chỉ cần vị Thủy Tề cai quản lãnh địa con sông Tiền Đường phán quyết từ nay trắng án và xin được đầu thai một kiếp mới.

- Chị có thể cho em biết trước em sẽ được vào kiếp nào không chị? Kiếp Atula? Kiếp người? Kiếp địa ngục? Kiếp súc sinh, trâu, bò, chó ngựa, gà heo, chim chóc?

- Chị làm sao biết được thiên cơ? Mà đã là thiên cơ thì bất khả lậu. Mà ví dầu chị có biết trước em sẽ đầu thai vào kiếp gì, chị cũng không dám tiết lộ cùng em. Nhưng mà đã có người ra dẫn dắt em vô hội kiến vua Thủy Tề rồi đó. Thôi chị đi đây, lát nữa chị sẽ lại gặp em. Chúc em gặp nhiều may mắn.

Hồn ma Thúy Kiều lẽo đẽo theo sau người dẫn dắt, đi đến chốn cung điện nhà vua. Đến một nơi gọi là văn phòng kiểm tra lý lịch gốc gác người mới chết, kẻ dẫn dắt chỉ một chỗ hồn ma Thuý Kiều đứng đó chờ đợi, đoạn quày quả bỏ đi. Lúc này đã có một viên chức mang sắc phục công an, mang quân hàm thiếu tá, ngồi ngay ngắn trên ghế, hai bên ngồi song song một viên chức khác, ý chừng là những nhân viên phụ tá đỡ đần công tác. Trên đầu chi chit chằng chịt những khẩu hiệu nền đỏ chữ vàng chữ viết nét chữ tô đậm rất đỗi chân phương: sống và làm việc làm việc ‘theo gương bác Hồ vĩ đại’; ‘chủ tịch Hồ chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta’. ‘Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.’ ‘Vì lợi ích mười năm, trồng cây. Vì lợi ích trăm năm, trồng người.’

- Vị Thủy Vương đâu rồi? Hồn ma Thúy Kiều cất tiếng hỏi.

- Vị Thủy Vương tạm thời vắng mặt. Ngài đang bận lo giải quyết những đơn từ do nhân dân khiếu kiện giành dân chiếm đất rồi. Bản chức tạm thay cho Thủy Vương để giải quyết bổ sung lý lịch của hương linh vừa mới tắt thở. Đương sự phải thành khẩn trung thực khai rõ họ tên.

- Tiểu nữ là Vương Thúy Kiều, chết ngày... tháng, năm..., trưởng nữ là ông và bà Vương Viên Ngoại.

- Đương sự khai rõ tình trạng gia đình, độc thân hay là đã có chồng, có con gì chưa?

- Tiểu nữ còn ở độc thân, chưa có chồng.

Viên thiếu tá công an giở hồ sơ lật qua lật lại ra xem, chợt viên chức phụ trách trông coi Nhân Thế bộ, ngửng mặt hất hàm giật giọng:

- Thế còn tên Mã Giám sinh đâu? Y không phải là chồng của đương sự sao?

Hồn ma Thúy Kiều cất tiếng, giọng phân trần ngã ngũ thiệt hơn:

- Mã Giám Sinh quả là chồng của tiểu nữ thật. Ban đầu, y mạo nhận là chồng của tiểu nữ, đồng ý giá mua ngoài bốn trăm lượng vàng. Khi tiểu nữ từ giã quê hương nơi chôn nhau cắt rốn vu qui về nhà chồng rồi, Mã Giám Sinh lợi dụng đường xa, bèn lợi dụng giở trò tồi bại. Nhưng rồi tiểu nữ thiết nghĩ dù sao thì ván đã đóng thuyền, tên lưu manh cũng đã nộp đủ tiền cheo danh chánh ngôn thuận, tiểu nữ đành phó mặc cho dập liễu vùi hoa; không ngờ lúc tới thanh lâu kỹ viện, mụ Tú Bà vỡ lẽ, nổi trận tam bành,"ôi thôi vốn liếng đi đời nhà ma.” Tiểu nữ bị đòn một trận tơi bời hoa lá. Tên Mã đã cuốn gói, cao chạy xa bay từ lúc nào. Phẫn uất vì bị chơi nước trước, tiểu nữ bèn dâm dao tự vận, không ngờ số tiểu nữ chưa hết, rồi được hồn Đạm Tiên hiện về cho tiểu nữ biết "sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau".

- Như vậy, đương sự coi như đã có chồng, đã ăn nằm cùng Mã Giám Sinh?

- Tiểu nữ thật sự đã chăn gối đã động phòng đã ăn nằm với tên ma cô, coi như tiểu nữ đã thành thân, đã thành gia thất.

- Không được, không thể như vậy được. Mã Giám Sinh là một tên lưu manh, ăn xong rồi bỏ chạy, quất ngựa truy phong. Không một chứng cớ, không một chứng từ nào xác nhận đương sự và Mã Giám Sinh có tờ hôn thú cả.

- Như vậy tiểu nữ và Mã Giám Sinh chỉ là một cặp nam nữ sống hờ?

- Không sai. Mã Giám Sinh không thể, không phải là một người chồng của đương sự. Đương sự nhiều lắm chỉ có thể gọi là ma không chồng thôi."

- Ma không chồng! Ma không chồng! Kiều ngẫm nghĩ, vừa xấu hổ, vừa uất ức, chạnh nghĩ đến hồn ma Đạm Tiên bị gán cho một danh từ vốn đã thông dụng của khách làng chơi đàng điếm đểu giả:



"Sống làm vợ khắp người ta,

Hại thay thác xuống làm ma không chồng."

- Sau khi tiểu nữ toan tự vận, Tú Bà hoảng sợ, không ngờ tiểu nữ sống giả chết thật thì sao, bèn xuống nước tìm lời an ủi, tìm kế hoãn binh dùng lời nói ngọt ngào đường mật rồi sẽ đưa tiểu nữ ra ở lầu Ngưng Bích qua cơn sóng gió tiểu nữ ở đó, biết là buồn lắm, từ hết nhớ cảnh đến nhớ người, từ song thân cho đến “tưởng người dưới nguyệt chén đồng.”Lúc ấy tiểu nữ có tiếp xúc một tên lưu manh Sở Khanh:



"Một chàng vừa trạc thanh xuân,

Hình dung chải chuốt, áo khăn dịu dàng"

Viên thiếu tá công an bắt đầu lên giọng, yêu cầu thay đổi thái độ, cung cách xưng hô:

- Thôi, đương sự đừng tiếp tục xưng hô theo cái kiểu khiêm tốn thật thà chất phác "tiểu nữ, tiểu nữ" ấy nữa. Gái nạ dòng thì còn trinh trắng trong sạch tinh khiết cái nỗi gì.

- Đứng tựa cửa bên lầu Ngưng Bích, ‘tiện nữ’ nhác trông thấy gã Sở Khanh này khác với gã họ Mã trước đây, chẳng có một chút gì mèo mả gà đồng. Gã họ Sở hứa sẽ cùng gã với Kiều rủ nhau đi trốn. Giống con chim bị đạn, hễ trông thấy cành cong thì sợ, "kinh cung chi điểu", nào tiện nữ nghe gã đường mật dụ dỗ o bế bùi tai, rốt cục tiện nữ đành phải xiêu lòng nghe theo ác quỉ. Tiện nữ nghe theo lời hẹn ước, đúng ngày giờ chỉ định thì tiện nữ thoát củi xổ lồng, cao chạy xa bay. Hỡi ôi, đến khi tiện nữ ngơ ngơ ngáo ngáo, không thể tìm ra nơi định hướng đào tẩu thì tay chân thủ hạ của mụ Tú ập đến hết đường đối phó. Tiện nữ đành phải theo chân thủ hạ điệu về thanh lâu tiếp khách; “tấm lòng trinh bạch từ nay xin chừa.” Tú Bà bắt đầu dạy Thúy Kiều cách ăn chơi hành lạc, làm sao khách làng chơi biết gái còn trinh mặc dù Thuý Kiều chẳng còn gì là trinh tiết nữa:



"Nước vỏ lựu, máu mào gà,

Mượn màu chiêu tập lại là còn nguyên.”

Rồi... má Tú còn chỉ dạy tiện nữ những phương cách chinh phục khách làng chơi, những kỹ thuật tạo khoái lạc mê mẩn lúc khách đang cơn hành lạc, lúc đỉnh Giáp, khi non Thần, nói ra thì sỉ nhục mặt dạn mày dày khiến tiện nữ không thể nào quên, chẳng hạn:



"Rằng con thuộc lấy làm lòng,

Vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề."

Nói rõ ra thì cái cách, cái kiểu đó quá ư thô tục, quá ư trắng trợn, dâm ô, tiện nữ không đủ can đảm nói lên sự thật:



"Chơi cho bướm chán ong chê,

Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời."

- Thôi, đủ rồi, đương sự khỏi cần kể lể thuật sự dài dòng. Thế hiện giờ tên Sở Khanh tạm trú, thường trú ở đâu?

- Tiện nữ, má Tú nào biết tên đó ở đâu, ở gốc gác, xó xỉnh trôi sông lạc chợ nào, tiện nữ chỉ biết từ khi tướng quân Từ Hải cho phép tiện nữ kêu những người xuất hiện ân đền oán trả, bọn Mã Giám Sinh, bọn Sở Khanh đều ra đền tội:

"Những người bạc ác tinh ma,

Mình làm mình chịu kêu mà ai thương."

- Thế,sau khi Sở Khanh giở giọng điệu đàng điếm lừa đảo cốt chinh phục gái tơ thơ ngây chất phác, hắn ta đã thật sự ăn nằm gì cùng đương sự chưa?

- Thưa chưa. May sao tiện nữ chưa bị lừa đảo lường gạt, chỉ bùi tai nghe lời đường mật, đồng ý phiêu lưu một chuyến. Tiện nữ không bị, chưa bị làm nhục. Sau khi ở lầu xanh một thời gian khá lâu, tiện nữ có gặp một thương gia, tên gọi Thúc Kỳ Tâm, tức Thúc Sinh, tình cờ qua lại lui tới làm quen tiện nữ. Vì là một thương gia nên Thúc Sinh quen thói bốc rời, chịu chơi hết mình ném tiền bạc qua cửa sổ.

"Thúc Sinh quen thói bốc rời,

Nghìn vàng đổ một trận cười như không."

Cũng có thể sánh với một thanh niên nhà giàu thuở trước, mang danh công tử Bạc Liêu. Công tử Bạc Liêu là con trai một đại điền chủ, bất động sản có đến hàng trăm hàng ngàn mẫu ruộng. Vì là con nhà đại phú gia địch quốc, người con không chịu học hành, chỉ đua đòi ăn chơi bạt mạng. Nói về cách ăn chơi tiêu xài phung phí thì chỉ có công tử Bạc Liêu, một biệt danh của thời mẫu quốc. Thời bấy giờ công tử muốn di chuyển đi đây đi đó phải đòi cho được xe kéo. Nhưng công tử phải đòi cho được hai xe, một xe dành riêng công tử ngồi, một xe khác để những vật dụng cần thiết của công tử: dù đen, mũ phớt, áo mưa, gậy ba toong ống điếu. Mỗi lần công tử đến chơi xóm bình khang, gặp lúc gái làng chơi nổi hứng chơi trò nghịch ngợm chọc phá, bèn thổi tắt đèn dầu phụng, trong phòng đột nhiên tối đen, không đèn không đuốc. Công tử đành phải lồm cồm ngồi dậy, móc ví rút một giấy bạc không biết mệnh giá bao nhiêu, một đồng hay hai mươi đồng bạc Đông Pháp, đánh xòe diêm quẹt để lấy ánh sáng. Trong lúc ánh lửa lập lòe, công tử và gái làng chơi mới phát hiện ra rằng công tử đã chơi trội đốt tiêu một trăm đồng vàng!

- Đương sự đừng nhiều lời dài dòng, chỉ cần tóm lược những điều cốt lõi, ta không có thì giờ để đương sự cà kê dê ngỗng đâu.

- Tiện nữ xin được phép kể tiếp. Thúc Sinh ngày càng mê đắm say mê tiện nữ, đêm ngày vui thú hoan lạc ái ân. Chàng ta quên mất tiện nữ chỉ là một ả bán dâm chính hiệu, coi như một người tình, Thúc Sinh càng bỏ tiền mua chuộc má Tú, con mụ tào kê trốn chúa lộn chồng tìm cách bóc lột kẻ vung tiền qua cửa sổ. Có một bận thấy Thúc Sinh đang mê mẩn tâm thần lúc nhìn tiện nữ đang tắm gội, xác thân lồ lộ kêu gợi kích thích dục tình:



"Rõ màu trong ngọc trắng ngà,

Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên"

thì Thúc Sinh hết chịu nổi nữa, bèn kiếm cách mua tiện nữ đem về nhà hòng bàn mưu tính kế mai sau. Cũng lại nghe lời khuyến dụ ngọt tai, tiện nữ sau cùng rồi cũng khứng chịu. Nhưng vợ của Thúc Sinh là Hoạn Thư, ái nữ quan Lại Bộ Thượng Thư chẳng những không khứng chịu thì chớ lại nổi đùng đùng máu ghen, quyết ra tay cho đã nư cơn giận.



"Làm cho nhìn chẳng được nhau,

Làm cho đày đọa cất đầu chẳng lên,

Làm cho trông thấy nhãn tiền,

Con người thăm ván bán thuyền biết tay."

- "Thăm ván bán thuyền"!Tiện nữ đâu dám vỗ ngực tự xưng mình danh chính ngôn thuận! Tiện nữ biết rất rõ thân phận sắn bìm của tiện nữ, thầm mong tiện nữ là kẻ tì thiếp, vợ lẻ vơ mọn, ăn cơm hẩm, ngủ nhà ngoài. Thăm ván bán thuyền biết tay! Tiện nữ đã bị trả thù sát ván, dìm đầu xuống tận đất bùn hết ngóc đầu lên nỗi, ê chề nhục nhã."

Thấy chánh thất ra tay quyết liệt đòn thù sát ván, anh chàng quặp râu quá hãi, bèn quyết định ngầm ra lệnh tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách:

"Liệu mà xa chạy cao bay,

Ái ân ta có ngần này mà thôi."

Kể ra thì anh chàng quặp râu hèn thật sự, đúng theo cung cách của một người chồng sợ vợ.

Tiện nữ không kể lể khúc nhôi dài dòng tình huống phải trực diện cùng Bạc Bà, Bạc Hạnh tiếp khách tại kỹ viện thanh lâu làm chi thêm ê chề đắng cay nhục nhã. Tới bây giờ tiện nữ trở nên sành sỏi lão luyện, có thể nói là gái đĩ thập thành mất rồi. Cái kiểu Tú Bà dạy cách làm tình đối với những khách làng chơi, tiện nữ đã thuộc nằm lòng:

"Chơi cho bướm chán ong chê,

Cho lăn lóc đá, cho mê mẩn đời."

Ấy vậy mà lúc tiếp khách, tiện nữ làm ra vẻ còn ngây thơ, trong trắng, chuyện đời chưa từng trải, vận mệnh không may mà sa cơ lạc bước tới chốn này, tựa con nai vàng ngơ ngác, có thế mới hi vọng làm mê mệt những khách làng chơi. Trải đã bao năm, bao lâu rồi, tiện nữ làm sao nhớ nổi thời gian lưu lạc phong trần! Nghề kiếm khách giờ đây đối với tiện nữ là một quán tính, là một thói quen, là một phản xạ gần như có điều kiện, tựa như chó của nhà bác học Pavlov ngày trước, chẳng khác chi ăn cơm uống nước, tiểu tiện đại tiện thường nhật.

Kịp đến lúc Từ Hải ghé qua kỹ viện lầu xanh thì cuộc đời tiện nữ xoay vần. Từ Hải thật ra là một viên tướng giặc, tứ chiếng giang hồ, hùng cứ một phương hải phận chọc trời khuấy nước. Ngay buổi gặp gỡ tiếp xúc đầu tiên, tiện nữ đã chú ý ngay: con người ngang tàng, ăn nói dọc ngang chẳng biết trời đất là gì. Tiện nữ nghĩ có thể nương tựa dựa dẫm vào Từ, gắn bó tri âm tri kỷ. Tiện nữ sau đó đã cùng chung sống gắn bó khắng khít, tâm đầu ý hiệp, trong lúc Từ bẵng quên đi ngày tháng nồng nàn hương lửa, mãi đến năm năm trời:

"Năm năm hương lửa đương nồng,

Trượng phu thoắt bỗng động lòng bốn phương"

Từ Hải mới nghĩ đến mộng công danh, tang bồng hồ thỉ. Lúc này quân binh của triều đình cùng ba quân của Từ Hải kình chống nhau bất phân thắng bại. Triều đình nhà Minh bèn nghĩ ra một quỷ kế, tuy cũ kỹ xa xưa tựa trái đất nhưng vẫn rất còn ăn khách: dụ hàng Từ Hải cùng với ba quân, trọng trách ấy được giao phó cho tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến.



"Có quan tổng đốc trọng thần,

Là Hồ Tôn Hiến kinh luân gồm tài.

Đẩy xe vâng chỉ đặc sai..."

Tài kinh luân của tổng đốc thì có thừa, đánh Nam dẹp Bắc, chinh Tây phạt Đông, chỉ có điều là quan tổng đốc không hạ nổi họ Từ tên Hải, mới mưu tìm quỷ kế dụ hàng. Từ quyền cao chức trọng công hầu khanh tướng vào hàng bậc nhất, đến giàu sang phú quý phú gia địch quốc, khó có ai bì kịp. Ban đầu, Từ nhất quyết không chịu cởi giáp qui hàng, bởi “sức này đã dễ làm gì được nhau”, trong lúc bản tính của tiện nữ thì "nàng thì thật dạ tin người, của nhiều nói ngọt nghe lời dễ xiêu." Tiền bạc, của cải châu báu, ai mà chẳng ham? Công danh, phú quý, công hầu, khanh tướng, ai mà giả tai làm điếc, lấy mắt làm mù? Lại còn "dần dà rồi sẽ liệu về cố hương” nữa chứ!

Tiện nữ thiết nghĩ, Từ Hải về hàng chẳng qua cốt để chiều lòng làm đẹp ý của tiện nữ đó thôi, chứ trong thâm tâm, Từ Hải nào có tin gì âm mưu quỷ kế của Hồ Tổng đốc. Từ nghe lời thuyết phục vì quá yêu tiện nữ, người tình tri âm tri kỷ của Từ. Trong hiện sinh, chỉ có tình yêu là trên tất cả. Từ Hải thấy trước sự thua cuộc của sự đầu hàng. Chỉ có một điều khiến tiện nữ day dứt, ăn năn, dày vò là vì Từ Hải lại đem lòng tin vào câu nói của Hồ Tôn Hiến. Nghe lời và cả tin, theo ngu ý của tiện nữ là một sự nhẹ dạ và mù quáng. Tin tưởng tuyệt đối! Không hồ nghi, không thắc mắc, không dè chừng, không đặt nghi vấn."Thế công mới đổi Từ ra thế hàng." Trong cách ứng xử, nhẹ dạ dễ tin là một binh pháp của kẻ ngu xuẩn! Đành rằng trong lịch sử Việt Nam, không thiếu chi những cảnh những màn trá hàng. Như Bình Định Vương Lê Lợi trá hàng hình như không phải chỉ duy nhất một lần. Như vua nhà Trần trá hàng giặc Nguyên Thoát Hoan cống hiến giao nộp An Tư công chúa về làm vợ giặc.

"Sờ sờ nấm đất bờ sông nọ,

Hồn có nghe chăng thấy tiếng đàn?"

“Sờ sờ nấm đất bờ sông nọ” là nấm mộ vừa mới đắp, mới chôn xác thây Từ Hải.” “Hồn có nghe chăng thấy tiếng đàn?” Hồn đây là hồn ma hương linh của Từ Hải. Có nghe chăng thấy tiếng đàn. Tiếng đàn là tiếng đàn tiện nữ vừa đàn cho tên phản bội họ Hồ nghe. Hồn ma có nghe không, tiếng đàn tiện nữ vừa đàn cho Hồ Tôn Hiến thưởng thức? Thật quá mỉa mai chua chát, thật quá bẽ bàng!

Qua một đêm bắt ép mua vui cùng tiện nữ, quan tổng đốc tỉnh giấc giật mình, ngượng ngùng vì quá chén, lấy làm bẽ mặt vì "quan trên trông xuống, người ta trông vào", không còn ra thể thống gì nữa, bèn vội vàng sai tiện nữ gá nghĩa một viên thổ quan, một quan chức địa phương. Tiện nữ nghĩ bụng: thôi, dù sao cớ sự lỡ thì đã lỡ rồi, may ra vớt vát lấy được tấm chồng này, ắt là danh chính ngôn thuận, ăn ở với nhau thuận vợ thuận chồng, tiện nữ sẽ chính thức làm tờ hôn thú, lý lịch rõ ràng không úp úp mở mở lửng lơ con cá vàng nữa. Thật ra, viên thổ quan ấy, tiện nữ chưa bao giờ tiếp cận, chưa bao giờ gặp mặt, người chồng không chân dung. Nhưng rồi định mệnh lại oái oăm, tiện nữ sực nhận thấy nơi này là con sông Tiền Đường, nơi hồn ma Đạm Tiên có hứa là nơi điểm hẹn lần trước.Thế là phải bỏ hết, phải bỏ tất, phải giữ lời đã hứa năm xưa, lúc tiện nữ cầm dao liều mình nhưng chưa thoát nợ. Giờ này, tiện nữ tưởng nghĩ đã sạch nợ, bèn nhảy xuống sóng nước Tiền Đường; trong lúc tiện nữ đang chìm sâu đáy nước thì Đạm Tiên chợt đến, đúng như lời hẹn ước năm nào. Nàng cho biết vào thời điểm này, số kiếp đoạn trường hồng nhan đà trả hết nợ, giờ chỉ còn phải đợi viên chức hộ tịch tái xác nhận hờ sơ lý lịch một lần nữa là xong.

Viên thiếu tá công an phụ trách nhân thế bộ lúc này mặt lạnh như tiền, buông phán một câu quyết định:

- Không xong, không được, cho tới giờ phút này đương sự vẫn là một hồn ma không chồng, mặc dù sau mười lăm năm lưu lạc, hồn ma vẫn là một hồn ma chiếc bóng, tay trắng vẫn hoàn trắng tay. Đương sự chưa được hóa kiếp đâu, còn phải đợi cho đến khi nào nhà nước ta vào dịp quốc khánh, các phạm nhân được đại xá, phóng thích các phạm nhân lâu nay có nhiều tiến bộ hoàn lương cải tà qui chánh, lúc đó đương sự có thể hoá kiếp đầu thai được.

Viên thiếu tá công an thu xếp hồ sơ, đứng lên, ra khỏi văn phòng thẩm vấn, theo sau hai viên chức phụ tá, bỏ lại hương linh Thúy Kiều một mình ngơ ngác đứng đó. Khi viên thiếu tá công an hộ tịch đi khuất, hồn ma Đạm Tiên xuất hiện, nắm tay Thúy Kiều thân thiết:

- Thôi, chị em mình đi, chị tưởng em đã trả nghiệp xong, không ngờ em còn nặng nợ đa đoan như vậy, chị thật không ngờ.

Hương linh Thúy Kiều chua chát ngâm câu thơ chỉ Thúy Kiều hiểu được ý nghĩa của gái giang hồ sau khi Vương Quan kể lể cuộc đời phù du ngắn ngủi của hồn ma:



"Sống làm vợ khắp người ta,

Hại thay thác xuống làm ma không chồng."

"Chính chuyên lấy được chín chồng:

Ba chồng thành Lạng, ba chồng thành Cao;

Ba chồng ở ngọn sông đào,

Giờ về đóng cửa làm cao chưa chồng!"

Theo Kinh Thánh trong sách Cựu Uớc, Thiên Chúa được hai thiên thần một nam là Adam và một nữ là Eva làm bạn với nhau, sống hạnh phúc tại vườn Địa Đàng; nhưng vì không vâng lời Thiên Chúa nên bị phạm tội, bị trục xuất khỏi vườn Địa Đàng và đương nhiên được kết hợp làm vợ chồng, sinh con đẻ cái, thực hiện chức năng thiêng liêng Tạo Hóa đã giao phó. Cũng theo Tạo Hóa, loài người một khi sinh ra, tất nhiên phải lớn lên, phải trưởng thành, phải già, phải bệnh hoạn và tất nhiên phải chết, một chân lý một định luật tất yếu không thể hoán đổi. "Nhân sinh tự cổ thùy vô tử.”Người đời tự ngàn xưa không ai không chết. Nhưng nói theo thi ca “Chinh Phụ Ngâm khúc,” tình gia thất nào ai chẳng có, lẽ vợ chồng không ai không có. Người nam có vợ, người nữ có chồng. Người nam không vợ, người nữ không chồng theo phong tục xã hội là một biệt lệ, nhất là đối với xã hội văn minh tiến bộ ngày nay, thuộc thế kỷ hai mươi mốt. Đa số người nữ không chịu lấy chồng, không thích có chồng lập gia đình, nhưng lại thích có con (!), sống chung với người nam, giao hợp, rồi có chửa, rồi sinh con, nuôi nấng lớn khôn, hi vọng về sau người con sẽ nuôi dưỡng báo hiếu lúc người nữ về già.

Là một nhà tâm lý học không chuyên nghiệp, tạm gọi một “chuyên viên tâm lý học nghiệp dư”, có người thắc mắc sẽ hỏi tôi: vậy thì nữ giới, giới phụ nữ có những tiếp xúc, những quan hệ tình dục đối với nam giới, hay không? Xin trả lời: có đấy. Nhưng họ không thích những tiếp xúc trực tiếp, những đụng chạm gần gũi đối với cánh đàn ông. Họ tránh xa những nhóm đàn ông, họ thuộc lĩnh vực đồng tính luyến ái (l'homosexualité de la femme). Họ chỉ thích giao hợp phụ nữ, tiếng Pháp gọi là les femmes lesbiennes (lesbian women). Thần thoại Hy Lạp nói về đảo Leibos, một hoang đảo chỉ sống sinh hoạt, sống chung, gần gũi xác thịt với phụ nữ, không thích nam giới nói gì những chuyện kết hôn, làm giá thú. Đối với niềm tin, đối với tôn giáo, những phụ nữ đồng tính luyến ái không nghĩ đến, nói cho đúng, họ chẳng quan tâm. Họ không bận tâm những vấn đề linh hồn hiện hữu, một khi nhục thân chết, linh hồn tồn tồn tại hay không, linh hồn sẽ đi về đâu, tiền đàng hay địa ngục, Niết Bàn hay địa ngục A Tỳ, dầu sôi lửa bỏng. Mà ví dầu một khi chết đi, vong hồn phụ nữ đồng tính luyến ái ở hoang đảo Leibos sẵn sàng chấp nhận làm ma không chồng. Còn người đàn ông thuộc giới đồng tính luyến ái chỉ thích ái tình thuộc nam giới, cũng yêu, cũng làm tình, cũng biết nhớ nhung cũng biết ghen tuông có thể giết người như bỡn, một khi chết, linh hồn sẽ thành ma không vợ. Tần Thỉ Hoàng làm ma không vợ, mặc dù khi còn sống, Tần Thỉ Hoàng đã có mấy ngàn cung nữ. Riêng cha tôi, một khi nhắm mắt mất rồi, linh hồn người có được đầu thai hóa kiếp, hay người vẫn đợi, vẫn đợi cho đến khi nào mẹ tôi giã từ trần thế, sang bên kia một thế giới khác tiếp tục làm... vợ cha tôi và cha tôi từ đây chấm dứt thời gian đằng đẵng làm ma không vợ? Thật tình tự bản thân, tôi hoàn toàn không thể, không hề hay biết:

"Kìa thế cục như in giấc mộng,

Máy huyền vi mở đóng khôn lường."

Anh tôi, người anh tôi vẫn suốt đời yêu kính, một khi mất, sẽ thành ma không vợ cho đến lúc người chị dâu tôi tức vợ của anh tôi nhắm mắt, lúc đó linh hồn anh tôi chị dâu tôi sẽ tái hợp? Chỉ ngại một nỗi là trước đây, khi nhìn về quá khứ từ ngày anh tôi ngã bệnh, tính tình nhân cách anh tôi đã suy thoái thay đổi một cách khác thường, khác đến nỗi giả dụ linh hồn anh tôi và chị dâu tôi không chắc vì thế mà sẵn sàng tái hợp. Biết trước thôi thà ở vậy xong!





thơ
LAM NGUYÊN





tải về 1.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương