Đánh giá việc thực hiện Chính sách thuốc quốc gia giai đoạn 1996 -2011, Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn 2002 -2011


Về giải pháp, chính sách bảo vệ môi trường



tải về 1.54 Mb.
trang17/17
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.54 Mb.
#3204
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

2.8. Về giải pháp, chính sách bảo vệ môi trường


- Dành đủ nguồn lực cho đầu tư các dự án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải từ các nhà máy tới các khu công nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp tăng tích luỹ, hình thành nguồn vốn hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.

- Thực hiện đầy đủ công tác theo dõi, quan trắc, đo đạc và quản lý các chỉ tiêu môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường của doanh nghiệp.

- Hạn chế, giảm thiểu mức độ gia tăng ô nhiễm. Các cơ sở sản xuất mới đầu tư xây dựng phải áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến và được trang bị các thiết bị xử lý chất thải, khí thải giảm thiểu ô nhiễm đạt tiêu chuẩn môi trường. Không cấp phép đầu tư cho dự án sản xuất hóa dược chưa có hoặc không có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐGTĐMT) và đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường;

- Có kế hoạch di dời và đầu tư chiều sâu để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường đối với các cơ sở sản xuất nằm trong diện di dời ở các thành phố hoặc các khu vực đông dân cư;

- Thực hiện kế hoạch cải tạo, tiến tới loại bỏ dần việc sử dụng các công nghệ và thiết bị lạc hậu trong các cơ sở sản xuất đang hoạt động để hạn chế tiến tới loại bỏ nguồn phát tán ô nhiễm;

- Kiểm soát chặt chẽ an toàn hoá chất, khí thải, nước thải và chất thải rắn đặc biệt là những hoá chất có mức độ độc hại cao trong các cơ sở sản xuất sản phẩm hóa dược, các phòng thí nghiệm.



VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế, theo chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng, hoàn thiện và ban hành theo thẩm quyền các các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật để triển khai Chính sách này; phối hợp với cơ quan hữu quan để dự thảo và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các đề án, chính sách cụ thể nhằm phát triển Ngành Dược Việt Nam theo đúng định hướng của Chính phủ.

2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội triển khai thực hiện Chiến lược này; xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, thời hạn hoàn thành cũng như nguồn lực để thực hiện. Lập kế hoạch hàng năm và dài hạn để thực hiện chiến lược, đồng thời chịu trách nhiệm điều phối, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục- Đào tạo, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan để triển khai các nhiệm vụ trọng điểm về đào tạo và tuyển dụng nhân lực dược. Xây dựng, ban hành chính sách thu hút, sử dụng dược sĩ; tạo ra những đột phá tác động vào quá trình phân bố nhân lực dược giữa các vùng miền, khắc phục tình trạng thiếu dược sĩ ở những vùng khó khăn, nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

3. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nội vụ để xây dựng và trình Chính phủ đề án thành lập Tổng Kho thuốc Quốc gia trực thuộc Bộ Y tế, là đơn vị công ích, hoạt động phi lợi nhuận; có nhiệm vụ tổ chức đấu thầu, bảo quản và cung ứng thuốc cho các Chương trình, mục tiêu y tế quốc gia, cho các cơ sở khám chữa bệnh có nguồn kinh phí từ bảo hiểm y tế hoặc từ ngân sách nhà nước trên toàn quốc.

Nghiên cứu trình Chính phủ xem xét mô hình cơ quan quản lý nhà nước về dược theo hướng giao cho một cơ quan quản lý tập trung, toàn diện thuốc và các sản phẩm có thành phần tương tự như thuốc hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như thuốc, khắc phục những bất cập do tình trạng quản lý phân tán như hiện nay. Trước mắt bố trí đủ nhân lực dược trong cơ quan quản lý nhà nước về dược từ trung ương đến các tuyến y tế địa phương, đảm bảo sức mạnh và hiệu lực của cơ quan quản lý nhà nước về dược trên toàn quốc.

4. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch dữ trữ thuốc quốc gia, phân bổ vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn từ ngân hàng thương mại và phương thức hỗ trợ lãi xuất vốn vay để đảm bảo luôn luôn có một lượng thuốc dự trữ, sử dụng trong các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, thảm họa và bình ổn giá thuốc. Bộ Y tế và Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu đề xuất các giải pháp về huy động nguồn vốn và giải pháp tài chính để khắc phục tình trạng thiếu vốn cho phát triển công nghiệp dược, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân vào lĩnh vực dược.

Bộ Tài chính chịu trách nhiệm bảo đảm nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Ngành Dược theo kế hoạch 5 năm và hàng năm. Cùng với Bộ Y tế cân đối ngân sách toàn ngành và cho các lĩnh vực ưu tiên trong quy hoạch.

5. Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc tổ chức sản xuất nguyên liệu hóa dược, bao bì dược và các sản phẩm hỗ trợ sản xuất thuốc.

Bộ Công –Thương phối hợp với các Bộ ngành triển khai có hiệu quả đề án Quy hoạch công nghiệp hóa dược và Chương trình trọng điểm Quốc gia phát triển Công nghiệp Hóa dược làm tiền đề cho phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam

6. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để quy hoạch các vùng nuôi, trồng dược liệu; ưu tiên bố trí giao đất, giao rừng cho các dự án phát triển dược liệu.

7. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Công- Thương để tăng cường công tác xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm sản xuất trong nước, phối hợp với Bộ Thông tin- truyền thông, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, các đơn vị truyền thông, báo chí để tuyên truyền các nội dung trong Chính sách này. Tăng cường hướng dẫn người dân nâng cao kiến thức sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả; tổ chức tốt và có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam dùng thuốc Việt Nam”. Bộ Thông tin- Truyền thông có các biện pháp thích hợp để quản lý chặt chẽ thông tin về thuốc trên mạng Internet, hạn chế những tác động tiêu cực do thông tin sai lệch, làm mất an toàn trong sử dụng thuốc hoặc gây thiệt hại kinh tế cho người tiêu dùng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm bố trí và cân đối các nguồn lực đầu tư cho Ngành Dược để thực hiện quy hoạch theo đúng tiến độ. Giám sát việc thực hiện quy hoạch trong phạm vi cả nước. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan lĩnh vực đầu tư nước ngoài, các chính sách liên quan đến ưu đãi đầu tư và đặc biệt ưu đãi đầu tư để phát triển ngành công nghiệp dược.

Bộ Khoa học & Công nghệ phối hợp với Bộ Y tế triển khai thực hiện đề tài, dự án trong lĩnh vực khoa học công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp dược Việt Nam. Tìm nguồn vốn thực hiện chuyển giao công nghệ phục vụ ngành công nghiệp dược.

8. Các Bộ, ngành theo chức năng, thẩm quyền có nhiệm vụ triển khai hoặc phối hợp với Bộ Y tế triển khai thực hiện các lĩnh vực phụ trách có liên quan theo nội dung của Chính sách này.

9. Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương tiến hành xây dựng và phê duyệt kế hoạch triển khai Chính sách Quốc gia về dược trên địa bàn; thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược; áp dụng cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế nhằm khuyến khích phát triển ngành dược địa phương, góp phần đảm bảo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong giai đoạn mới.

9. Các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng thuốc

- Nghiêm túc triển khai thực hiện nguyên tắc, tiêu chuẩn G.Ps mà Bộ Y tế ban hành và các phương pháp quản lý theo tiêu chuẩn ISO.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở, trang thiết bị và công nghệ cung ứng thuốc để đảm bảo được mục tiêu của t đề án.

- Xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm để đảm bảo chất lượng, uy tín phục vụ nhu cầu trong nước tiến tới xuất khẩu.

- Mở rộng hợp tác khoa học trong và ngoài nước, đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, nghiên cứu và triển khai đảm bảo ngày một nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng mặt hàng và cải tiến mẫu mã.

- Đầu tư nâng cấp dây chuyền công nghệ theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành công nghiệp dược:

+ Công nghệ bào chế thuốc từ hóa dược

+ Công nghệ bào chế thuốc từ dược liệu

10. Bộ Y tế có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương lập kế hoạch triển khai thực hiện, hướng dẫn kiểm tra, giám sát và định kỳ tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện Chính sách Quốc gia về dược. Tổ chức sơ kết việc thực hiện Chính sách này và tổng kết vào năm 2020, trên cơ sở đó tiếp tục thực hiện hoặc điều chỉnh để thực hiện trong giai đoạn 2021-2030.


VIII. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2020-2030

(Phụ lục I và Phụ lục II)


1 Nguyễn Thị Kim Chúc và cộng sự (2004), Đánh giá tình hình thực hiện chính sách quốc gia về thuốc tại Việt Nam từ 1996-2004

2 Bộ Y tế (1996), Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Chính sách quốc gia về thuốc giai đoạn 1996-2000

3 Chương trình hợp tác y tế Việt Nam- Thụy Điển (2007), Cẩm nang hướng dẫn thực hiện chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam

4 Lê Văn Truyền (1996), Chính sách thuốc quốc gia là kim chỉ nam cho ngành Dược, Bài phát biểu tại hội nghị triển khai thí điểm CSTQG, Hà Nội 12/1996

5 Quyết định 108/2002/QĐ-TTg ngày 15/8/2002 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dược đến năm 2010

6 Quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001-2010

7 Bộ Y tế (2006), Kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2006-2010, phương hướng nhiệm vụ năm 2006

8 WHO (2006), Using indicators to measure country pharmaceutocal situation: Fact book on Level I and Level II monitoring indicators

9 Nguyễn Thị Kim Chúc và cộng sự (2004), Đánh giá tình hình thực hiện chính sách quốc gia về thuốc tại Việt Nam từ 1996-2004

10 Chương trình hợp tác y tế Việt Nam- Thụy Điển (2007), Cẩm nang hướng dẫn thực hiện chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam

11 Bộ Y tế- Nhóm đối tác y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010: Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-2015

12 Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, Tài khoản y tế Quốc gia năm 2006-2008. Hà Nội: 2009.

13 Meeting between the Ministry of Health and Foreign Companies operating in the pharmaceutical field in Vietnam , Hanoi, 06/12/2007

14 Bộ Y tế- Nhóm đối tác y tế, Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010: Hệ thống y tế Việt Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-2015

15 WHO (2006), Using indicators to measure country pharmaceutical situation: A fact book on Level I and Level II monitoring indicators

16 Nhóm nghiên cứu quốc gia GARP- Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW (2010), Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại Việt Nam

17 Trường Đại học Dược Hà Nội (2000), Tiến tới thực hành nhà thuốc tốt ở Hà Nội

18 Bộ Y tế (2003), Báo cáo kết quả Điều tra Y tế quốc gia 2001-2002

19 Nguyễn Thị Thanh Hương (2010), Nghiên cứu việc quản lý sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em dưới 5 tuổi tại bệnh viện nhi Nghệ An, Luận án tiến sỹ dược học

20 Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược (2011), Báo cáo kết quả công tác năm 2010 và định hướng, trọng tâm công tác năm 2011 trong lĩnh vực dược

21 WHO (2006), Using indicators to measure country pharmaceutocal situation: Fact book on Level I and Level II monitoring indicators

22 WHO (2010), WHO global atlas of the health workforce, Geneva,

23 Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược (2011), Báo cáo tổng kết năm 2010, định hướng và trọng tâm công tác năm 2011

24 Bộ Y tế - Nhóm đối tác y tế (2009), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế 2009: Nhân lực y tế ở Việt Nam

25 Lê Viết Hùng, 2010, Nghiên cứu thực trạng sử dụng Dược sỹ đại học sau tốt nghiệp giai đoạn 2003-2007

26 Lê Viết Hùng, 2010, Nghiên cứu thực trạng sử dụng Dược sỹ đại học sau tốt nghiệp giai đoạn 2003-2007

27 Bộ Y tế, Vụ Khoa học – Đào tạo, Báo cáo về Nhân lực y tế và đào tạo nhân lực y tế tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng năm 2011của Bộ Y tế, 8/2011 Thành phố Huế

28 Báo cáo tổng quan về công nghiệp dược Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang trình bày tại Hội thảo khởi động trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Y tế WHO và UNIDO về đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược, 17/6/2011

29


30 Tham khảo các nghiên cứu dự báo tăng trưởng kinh tế Phục vụ Xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội thời kỳ 2011-2020; Dự thảo kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội 2011-2015.

31 Lao động nhóm nông-lâm-thuỷ sản (Khu vực I) hiện chiếm 51,8% lao động, các ngành công nghiệp và xây dựng (Khu vực II) chiếm 15,4% và các ngành dịch vụ (Khu vực III) chiếm 32,8% (TĐT DS và Nhà ở 1/4/2009). Chỉ tiêu phấn đấu: Tỷ lệ lao động nông nghiệp từ khoảng 50% năm 2010 xuống 30% năm 2020 (Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khoá X, tr. 126, 128. Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia; 2008).

32 Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 4,63%, nông thôn là 2,25% (BC TĐT DS và nhà ở 2009). Trong số lao động có việc làm thì 70% làm việc không ổn định. Lượng lao động cả nước năm 2008 vào khoảng 48,34 triệu người (Báo cáo số 133, của Bộ LĐ-TB-XH, trình CP ngày 15/12/2009) trong khi mỗi năm lại có thêm hơn 1 triệu người tham gia vào lực lượng này, khiến cho áp lực phải tạo thêm nhiều việc làm ngày một gia tăng.

33 Các chỉ tiêu thống kê từ Điều tra mức sống hộ gia đình và các báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (nhiều năm) cho thấy chênh lệch giữa nhóm giàu (20% tổng số hộ có thu nhập cao nhất) và nhóm nghèo (20% tổng số hộ có thu nhập thấp nhất) qua các năm như sau: 1990 là 4,1 lần; năm 1991 là 4,2 lần; năm 1993 là 6,2 lần; năm 1994 là 6,5 lần; năm 1995 là 7 lần; năm 1999 là 7,6 lần; năm 2002 là 8,1 lần; năm 2004 là 8,34 lần và năm 2006 là 8,4 lần.

34 UNICEF. State of the World’s Children 2007

35 Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế. Báo cáo chương trình mục tiêu phòng chống suy dinh dưỡng giai đoạn 2006-2010

36 Bác sỹ trong các cơ sở y tế công lập, không tính bác sỹ trong lực lượng vũ trang

37 Nếu tính cả số dược sỹ đại học làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp, công ty dược, tỷ lệ đạt 1,78 Ds/vạn dân.

38 Bộ Y tế, Tờ trình về Dự án Luật An toàn thực phẩm, tháng 8 năm 2009

39Niên giám thống kê y tế 2007 và 2008

40 Vượt 25% tổng chi ngoài lương thực thực phẩm của hộ gia đình.



tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương