Đánh giá việc thực hiện Chính sách thuốc quốc gia giai đoạn 1996 -2011, Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn 2002 -2011


Đối với dược liệu và thuốc từ dược liệu



tải về 1.54 Mb.
trang10/17
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.54 Mb.
#3204
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17

3. Đối với dược liệu và thuốc từ dược liệu:

* Xuất khẩu, nhập khẩu dược liệu và thuốc từ dược liệu

Dược liệu Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn. Trước đây, nước ta có khả năng cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu từ vài trăm cho đến hàng nghìn tấn sản phẩm như: Quế (Cinamomum cassia), Hồi (Illicium verum), Thảo quả (Amomum aromaticum), Hòe (Shophora japonica), Địa liền (Kaempferia galanga), Hương nhu (Ocimum gratissimum), Cúc hoa (Chrysanthemum indicum), Ích mẫu (Leonurus artemisia), Actiso (Cynara scolymus), Đương qui (Angelica sinensis), Địa hoàng (Rehmannia glutinosa), Bạch chỉ (Angelica dahurica), Bạch truật (Atractylodes macrocephala), Bạc hà (Mentha spp.).

Thị trường xuất khẩu mang tính nhỏ lẻ, không đáp ứng được hàng rào kỹ thuật trong thời kỳ hội nhập (thực chất là do nuôi trồng dược liệu manh mún, tự phát, chưa có đầu tư,…). Xuất khẩu dược liệu tiểu ngạch qua biên giới Trung Quốc chủ yếu là dược liệu khai thác tự nhiên khá phát triển làm bào mòn nguồn gen cây con thuốc, đôi khi còn là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới tuyệt chủng nhiều loài cây thuốc quý hiếm..

Nguồn dược liệu sử dụng trong nước hiện nay phần lớn phụ thuộc vào nguồn dược liệu nhập khẩu, trong đó bao gồm cả những dược liệu vốn mọc nhiều ở Việt Nam hoặc đã di thực thành công trồng ở Việt Nam. Từ một nước xuất khẩu nhiều dược liệu đến nay ta trở thành một nước nhập khẩu là chủ yếu và phải phụ thuộc nhiều vào nước ngoài (bên cạnh vấn đề chất lượng còn có vấn đề giá cả, ổn định thị trường).



Bảng 31. Thị trường dược liệu Việt Nam và các nước (tính trên giá trị sản xuất)

Nước

Doanh số (USD)

Tăng trưởng

Việt Nam (2009) *

144 triệu

20%

Trung Quốc (2008)

2,3 tỷ

23,81%

Nhật Bản (2006)

1,076 tỷ




Indonesia (2002)

189 triệu

13,17%

Thái Lan (1999)

16,7 triệu

12,84%

Malaysia (2007)

38 triệu




Hàn Quốc (2007)

250 triệu




Hoa Kỳ (2000)

17 tỷ




Châu Âu (2004)

4,55 tỷ

# (3,7 tỷ Euro)

* Chất lượng dược liệu và thuốc từ dược liệu

Quản lý chất lượng dược liệu không chỉ là vấn đề riêng của Việt Nam mà là vấn đề chung của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Việt Nam cùng với Thái Lan và Indonesia là những nước trong Khu vực ASEAN có tiêu chuẩn quốc gia về thuốc từ dược liệu.

Công tác tiêu chuẩn hóa chất lượng dược liệu và thuốc từ dược liệu là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý và đảm bảo chất lượng thuốc. Trong những năm qua, Bộ Y tế đã ban hành bộ Dược điển việt Nam I, II, III và đến năm 2009 đã ban hành Dược điển Việt IV có 314 chuyên luận về dược liệu và thuốc từ dược liệu, làm cơ sở chất lượng để đánh giá chất lượng dược liệu trước khi đưa vào sản xuất và sử dụng.

Thực hiện qui chế sản xuất và đăng ký thuốc lưu hành trên thị trường, các cơ sở sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu đã xây dựng được hàng nghìn tiêu chuẩn cơ sở thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và hàng nghìn tiêu chuẩn chất lượng cơ sở về dược liệu. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã mạnh dạn đầu tư mua sắm các thiết bị phân tích hiện đại để kiểm tra, đánh giá chất lượng dược liệu và thành phẩm.

Với hệ thống văn bản quản lý hiện nay, Bộ Y tế và các cơ quan, ban ngành đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý thị trường nhập khẩu, kinh doanh, buôn bán dược liệu lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập liên quan đến quản lý chất lượng, hiệu quả và an toàn của các sản phẩm từ dược liệu trên thị trường do chưa kiểm soát, quản lý được việc nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc) và trồng trọt, buôn bán, sản xuất dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu nhất là đối với tính đúng và khả năng xác định nguồn gốc xuất xứ của dược liệu.

* Tình hình hoạt động kinh doanh, buôn bán dược liệu và thuốc từ dược liệu

Tình hình buôn bán, kinh doanh dược liệu trong nước hiện nay tập trung chủ yếu ở Hà Nội (Phố Lãn Ông, quận Hoàn Kiếm và xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm), Tp. Hồ Chí Minh (chủ yếu ở quận 5, quận 6, nơi tập trung cộng đồng người Hoa), tại một số cửa khẩu biên giới giáp ranh với Trung Quốc và rải rác ở các địa phương trong nước. Thực tế hiện nay, rất nhiều cơ sở kinh doanh buôn bán dược liệu là các hộ kinh doanh cá thể hoạt động tự phát, thường không có đủ diện tích kho để bảo quản hoặc các kho được xây dựng không đạt điều kiện bảo quản, tiêu chuẩn vệ sinh, việc sơ chế và chế biến không đúng qui trình gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả điều trị của thuốc.

Tại Hà Nội có khoảng trên 300 doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Tại thành phố Hồ Chí Minh có trên 540 doanh nghiệp và hộ cá thể kinh doanh dược liệu, sản xuất thuốc đông y, thuốc từ dược liệu. Dược liệu thường được chất đống, không đủ giá kệ và có khi không được ghi nhãn mác trên bao bì theo quy định. Việc sơ chế và chế biến dược liệu cũng còn nhiều bất cập do không đủ diện tích để phơi sấy gây ảnh hưởng đến đến chất lượng dược liệu.

* Tình hình bảo tồn tài nguyên dược liệu và cây thuốc:

Sau hơn 20 năm thực hiện, công tác bảo tồn, khai thác và phát triển nguồn cây thuốc đã đạt được những kết quả nhất định. Mạng lưới bảo tồn trong cả nước, trải dài trên 7 vùng sinh thái Nông nghiệp, 9 vùng sinh thái Lâm nghiệp, từ khí hậu nhiệt đới núi cao như Sa Pa (Lào Cai), Phó Bảng (Đồng Văn, Hà Giang); đến vùng trung du phía Bắc (Tam Đảo, Vĩnh Phúc); đồng bằng sông Hồng (Thanh Trì, Hà Nội); Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa); vùng núi cao Tây Nguyên (Ngọc Linh và Đà Lạt); Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long (TP. Hồ Chí Minh và Mộc Hóa, Long An).

Bảo tồn được 730 loài cây thuốc; đánh giá ban đầu được 630 loài; đánh giá chi tiết và lập lý lịch giống 200 loài; tiếp tục đánh giá và lập lý lịch cho 50 loài,

Điều tra, khảo sát thu thập các loài cây thuốc và bài thuốc của cộng đồng dân tộc ở nhiều nhiều vùng trên cả nước:

Đưa 120 loài cây thuốc vào bảo tồn tại các Vườn Quốc gia(VQG): VQGTam Đảo, VQG Bến En, VQG Cát Tiên, VQG Ba Bể, VQG Tam Đảo, VQG Cúc Phương, VQG Ba Vì,...

Cây thuốc giữ một vị trí quan trọng trong nguồn tài nguyên thực vật Việt Nam (về số lượng loài và giá trị sử dụng). Trước tình hình suy giảm nhanh chóng nguồn cây thuốc hiện nay, vấn đề bảo tồn cây thuốc là một trong những vấn đề bức thiết, cần được quan tâm trong công tác phát triển dược liệu. Đặc biệt trong công tác bảo tồn cây thuốc hiện nay cần tập trung bảo tồn những loài cây thuốc quí hiếm và những loài vốn trước kia có nhiều, nay đã bị suy giảm nghiêm trọng, đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Những đối tượng này tập hợp trong Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (1996, 2001, 2006), trong Cẩm nang những cây thuốc cần bảo vệ ở Việt Nam (2007) và trong Sách đỏ Việt Nam (tập 2, phần thực vật, 1996).

Việc tổ chức và quản lý khai thác, thu mua dược liệu ở Việt Nam trong những năm vừa qua còn nhiều bất cập, đặc biệt từ khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau cùng tham gia khai thác và thu hái dược liệu trong tự nhiên đã làm suy giảm nghiêm trọng tài nguyên cây thuốc tự nhiên. Do vậy, để đảm bảo công tác bảo tồn và phát triển dược liệu trong thời gian tới nhất thiết phải chấn chỉnh lại công tác thu mua, khai thác và thu hái cây thuốc mọc tự nhiên theo hướng bảo tồn và phát triển đi đôi với khai thác hợp lý nguồn cây thuốc tự nhiên,

* Nuôi trồng Cây thuốc

Trong tổng số 3.948 loài cây thuốc và nấm làm thuốc đã biết, chỉ có hơn 500 loài là cây thuốc đã được trồng với các mức độ khác nhau, nhiều loài là cây lương thực, thực phẩm, gia vị làm thuốc. Song trên thực tế, hiện chỉ có 44 loài đang được trồng thu dược liệu được trồng với quy mô sản xuất hàng hóa?.

Một số cây thuốc có tiềm năng đã được đầu tư và tổ chức thành công các vùng trồng để tạo nguyên liệu phục vụ trong nước và xuất khẩu, như trồng Thanh hao hoa vàng, Lão quan thảo, Mã đề, Ngưu tất, Sa nhân, Đương qui Nhật bản, Lô hội, Hòe, Sả, Địa liền, Gừng, Tỏi, Cúc hoa, Diệp hạ châu, Trinh nữ hoàng cung, Kim tiền thảo, Actiso, Râu mèo, Quế, Hồi, Hương nhu trắng, Hương nhu tía, Bạc hà, Thảo quả, Cốt khí củ, Hoắc hương, Bạch truật, Địa liền, Nga truật, Nhân trần, Bồ bồ, Thảo quyết minh, Xuyên khung, Mạch môn, Ngải cứu, Thảo quả, Xạ can, Quế, Sen, xây dựng vùng trồng Hòe xen canh với cây nông nghiệp ở Tây nguyên của Công ty xuất nhập khẩu Y tế II TP. Hồ Chí Minh; qui hoạch vùng trồng Tràm (Melaleuca anternifolia) để chưng cất tinh dầu của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển dược liệu Đồng Tháp Mười;

Tổng sản lượng dược liệu trồng trọt hàng năm ước tính khoảng 3.000 – 5.000 tấn. Trong đó, đáng kể nhất là Thanh cao hoa vàng (gần 500 tấn/năm), Quế (>300 tấn/năm), Kim tiền thảo (gần 300 tấn/năm),…Về diện tích trồng một số cây truyền thống như Quế, Cúc hoa, Hồi, Hòe , Kim tiền thảo, Diệp hạ châu…gần đây đã tăng lên nhiều. Bên cạnh đó, hầu hết các vùng trồng cây thuốc nhập nội (Bạch chỉ, Xuyên khung, Địa hoàng, Bạch truật, Đương qui, Huyền sâm, Ngưu tất, Cát cánh, Trạch tả) đã bị mất đi đáng kể. Những loại dược liệu này đã tái phụ thuộc vào nhập khẩu từ nước ngoài.

Mặc dù có khả năng trồng trọt nhiều loại dược liệu nhưng do cách làm manh mún, tự phát, thiếu liên kết và thị trường dược liệu không ổn định nên việc trồng dược liệu gặp nhiều khó khăn. Dược liệu chất lượng kém, dược liệu “rác” từ biên giới, nhập khẩu không kiểm soát được có giá rẻ nên dược liệu trong nước trồng có giá cao không cạnh tranh được. Chưa có chính sách vĩ mô tầm cỡ quốc gia cho sản xuất dược liệu, sản xuất thuốc từ dược liệu, xuât khẩu dược liệu. Vì thế việc kiểm soát chặt chẽ chất lượng dược liệu lưu hành là giải pháp trực tiếp giúp cho dược liệu sản xuất trong nước chiếm lĩnh được thị trường.



* Tình hình sản xuất thuốc từ dược liệu

Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất thuốc đã nghiên cứu và sản xuất ra nhiều loại thuốc từ dược liệu, có dạng bào chế mới, thuận tiện cho việc sử dụng. Một số doanh nghiệp đã đi đầu trong việc nghiên cứu và phát triển thuốc từ dược liệu theo hướng dựa trên vào các nghiên cứu, y học bằng chứng và áp dụng công nghệ mới. Các doanh nghiệp cũng triệt để nghiên cứu các y văn cổ, các bài thuốc cổ truyền, là vốn quý của ông cha ta để lại từ ngàn đời để sản xuất ra những sản phẩm thuốc từ dược liệu có hiệu quả, được sử dụng rộng rãi và xây dựng thương hiệu lâu dài.

Tính đến nay, Việt Nam có 322 cơ sở sản xuất từ dược liệu (trong đó hơn 200 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu là hộ cá thể.), cơ sở điều kiện vật chất trang thiết bị còn hạn chế. Các cơ sở sản xuất nhỏ đa số chỉ sản xuất các dạng bào chế thông thường như dung dịch thuốc, cao thuốc, rượu thuốc, hoàn cứng, hoàn mềm.Trong các cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu có 10 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP (trong số 98 cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP tính đến hết ngày 31/12/2009). Về mặt hàng, chỉ có 1.086 số đăng ký thuốc đông y, thuốc từ dược liệu chiếm 10,2% trong tổng số số đăng ký thuốc 10.692 số đăng ký còn hiệu lực. Tuy nhiên, khó khăn cơ bản cho các đơn vị sản xuất (ngay cả đơn vị đã đạt GMP) là nguồn nguyên liệu “đầu vào” cho nhà máy không ổn định, không có khả năng truy nguyên nguồn gốc xuất xứ và không kiểm soát được việc bảo quản đến nhà máy.

Kể từ thời điểm Quyết định số 15/2008/QĐ-BYT ngày 21/4/2008 của Bộ Y tế có hiệu lực thực thi đến nay, Bộ Y tế đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho 36 cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu. Nhìn chung, một số các cơ sở sán xuất thuốc từ dược liệu lớn đã chú trọng xây dựng, đầu tư nhà xưởng theo hướng sản xuất theo tiêu chuẩn GMP. Tuy nhiên còn nhiều cơ sở, đặc biệt là các cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu hộ cá thể hoặc các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ mang tính gia đình chưa đáp ứng được các điều kiện qui định tại Quyết định 15/2008/QĐ-BYT của Bộ Y tế. Đây là một tồn tại thực tế, cần phải có thời gian để các cơ sở chuẩn bị từng bước đáp ứng lộ trình triển khai thực hiện GMP theo qui định của Bộ Y tế.



Bảng 32. Danh sách các dây chuyền sản xuất thuốc từ dược liệu

STT

Tên Công ty

Dây chuyền

1

Công ty cổ phần dược phẩm OPC

Viên nén, viên bao, nang cứng, thuốc bột, thuốc cốm chứa Kim Tiền Thảo

2

Công ty TNHH ĐND Bảo Linh

Thuốc kem, cao xoa từ hoá dược và dược liệu

3

Công ty CP DP Sao Kim

Chiết suất và tinh chế Dihydroartemisinin, Artesunat, Artemether và Arteether

4

Công ty TNHH DP Sài Gòn

Viên nén, viên bao, viên nang cứng, thuốc nước uống và thuốc kem từ DL

5

Công ty TNHH ADC

Tinh dầu, Cao lỏng, cao đặc, cao khô và thuốc bột có nguồn gốc từ dược liệu

6

Công ty CP Công nghệ cao Traphaco

viên nén, viên bao đường, viên nang cứng, viên hoàn cứng, hoàn mềm, cốm từ dược liệu

7

Công ty TNHH Thiên Dược

Viên nang chứa DL Trinh nữ Hoàng Cung

8

Công ty CP Dược phẩm 2/9

Viên nén, viên nang, thuốc nước uống, cao xoa

9

Công ty CP dược DANAPHA

Cao xoa từ dược liệu

10

Công ty TNHH Leung Kai Phúc

Thuốc dầu xoa và ống hít chứa tinh dầu

* Thách thức:

Việc đánh giá chất lượng dược liệu ở đầu nguồn cũng như cuối nguồn chủ yếu dựa vào cảm quan và kinh nghiệm của người buôn bán, kinh doanh.. Cạnh tranh chủ yéu bằng giá nên hậu quả cuối cùng rơi vào người tiêu dùng do chất lượng dược liẹu, thuóc từ dược liệu kém.

Vấn đề dược liệu nhập khẩu (chủ yếu từ Trung Quốc), chế biến dược liệu và đóng gói dược liệu ở nhiều địa điểm, địa phương khác nhau nên rất khó kiểm soát và quản lý được nguồn gốc và chất lượng dược liệu. Nổi lên là Nguồn dược liệu nhập khẩu theo đường tiểu ngạch từ Trung Quốc rất khó kiểm soát chất lượng và nguồn gốc xuất xứ của dược liệu. Cũng như các mặt hàng khác, công tác quản lý đường biên gặp rất nhiều bất cập. Đây là một trong những vấn đề nóng trong công tác quản lý nhà nước về dược liệu, thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.

Dược liệu lưu thông trong nước không chỉ dùng trong lĩnh vực dược (để sản xuất thuốc, dùng trong YHCT) mà một phần không nhỏ được sử dụng làm mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, làm gia vị, dùng trong ngành công nghiệp chất thơm, sản xuất tinh dầu (do các Bộ ngành khác quản lý),... do vậy việc quản lý sử dụng dược liệu thực tế rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Trong thực tế công tác tiêu chuẩn hóa dược liệu chưa đi vào cuộc sống. Dược liệu trên thị trường không được quản lý, chỉ tiêu chất lượng dược liệu theo dược điển ban hành nhưng chưa được sử dụng là công cụ đánh giá kiểm tra chất lượng dược liệu lưu hành và sử dụng. Chế biến các vị thuốc y học cổ truyền chưa tuân thủ theo quy trình thống nhất, các lương y tự chế biến từ những dược liệu không được kiểm soát chất lượng nên vị thuốc chưa được tiêu chuẩn hóa chất lượng.

Việc nuôi trồng, thu hoạch dược liệu còn manh mún, tự phát, Nghiên cứu khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn (giống cây thuốc không chuẩn, thoái hóa, năng suất dược liệu trồng trong nước còn thấp…). Chưa có công nghệ chế biến, bảo quản tiên tiến để có những sản phẩm thương mại có tính cạch tranh…

Việc chọn lựa nguồn gen để phát triển dược liệu còn nhiều hạn chế. mặc dù công tác bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc trong hơn 20 năm qua đã đạt được những kết quả nhất định.

Chưa xác lập được cơ chế phối hợp liên ngành trong việc tiếp nhận, trao đổi thông tin để kiểm tra, kiểm soát chất lượng dược liệu, thuốc từ dược liệu lưu thông trên thị trường.

Vùng phân bố tự nhiên của các loài cây thuốc bị thu hẹp: Nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú nay đã hoàn toàn bị phá bỏ. Như vùng núi Hàm Rồng (Sa Pa - Lào Cai) vào những năm 1972 – 1973 là một khu rừng rậm rạp, nhiều loài cây thuốc quí như Sâm vũ diệp (Panax bipinnatifidus), Tam thất hoang (Panax stipuleanatus), Hoàng liên gai (Berberis julinae)…nhưng đến năm 1985, rừng ở đây đã bị phá hủy để trồng ngô và các loại cây trồng khác; Cao nguyên An Khê (thuộc tỉnh Gia Lai và Bình Định), trước kia vốn là trung tâm phân bố lớn nhất Việt Nam của cây Vàng đắng (Coscinium fenestratum) - là nguyên liệu chiết berberin, hiện đã nằm dưới lòng hồ chứa nước của thủy điện Vĩnh Sơn. Vùng phân bố tự nhiên của các loài cây thuốc quí như Sâm ngọc linh, Thiên niên kiện, Cốt khí củ, Ba kích, Đảng sâm, Hoàng đằng, Ngũ gia bì chân chim...cũng bị thu hẹp do nạn phá rừng và mất rừng.

Biến mất một số vùng trồng cây thuốc truyền thống. Nhiều cây thuốc Nam như Hương nhu tía, Đậu ván trắng, Ý dĩ, Ngải máu, Tam thất gừng, Đậu ván trắng… bị mất dần các giống dược liệu…

Sự giảm sút nhanh chóng khả năng khai thác: Diện tích vùng nuôi trồng dược liệu bị thu hẹp. Nguồn dược liệu thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ, nhiều loài cây thuốc khó có khả năng phục hồi nguyên trạng và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ví dụ như cây Vàng đắng (Coscinium fenestratum), từ năm 1980 - 1990 tính trung bình khai thác từ 1.000 đến 2.500 tấn/năm. Đến năm 1991 - 1995 chỉ còn 200 tấn/năm. Và từ 1995 đến nay, về cơ bản ở Việt Nam không còn Vàng đắng để khai thác nữa. Ba kích (Morinda officinalis), Đảng sâm (Codonopsis javanica), các loài Hoàng tinh thuộc chi DisporopsisPolygonatum, Bình vôi (Stephania spp.),… vốn phân bố khá phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng bị suy giảm nghiêm trọng, nên nay đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam.

Hiện nay có 144 loài cây thuốc thuộc diện quí hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo tồn. Trong số đó có rất nhiều loài cây thuốc quí như Sâm ngọc linh (Panax vietnamensis), Sâm vũ diệp (P. bipinnatifidus), Tam thất hoang (P. stipuleanatus), các loài Hoàng liên (Berberis spp.), Bách hợp (Lilium brownii), Biến hóa núi cao (Asarum balansae), Thanh mộc hương (Aristolochia tuberosa), Ba kích (Morinda officinalis), Đảng sâm (Codonopsis javanica)…

Công tác điều tra dược liệu và bảo tồn tài nguyên không gắn liền với khai thác và phát triển nguồn tài nguyên không gắn liền với khai thác - sử dụng nên nguồn tài nguyên dược liệu nước ta phát triển chưa bền vững.



4. Hệ thống cung ứng, lưu thông, phân phối thuốc

Trong những năm qua, diễn biến thị trường thuốc tương đối phức tạp. Một số biện pháp bình ổn giá thuốc đã được thực hiện, như quản lý đấu thầu thuốc trong bệnh viện công, dự trữ thuốc, khuyến khích phát triển thuốc sản xuất trong nước, cấm sử dụng lợi ích dưới mọi hình thức để tác động tới thầy thuốc và người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc...

Tuy vậy, việc kiểm soát giá thuốc bán trên thị trường Việt Nam còn là một thách thức lớn. Giá thuốc ở Việt Nam vẫn còn cao so với giá tham khảo quốc tế, kể cả đối với thuốc biệt dược và thuốc gốc. Đấu thầu thuốc chưa có hiệu quả trong việc giảm giá thuốc bệnh viện. Một số thuốc có rất ít số đăng ký được cấp, tạo ra tình trạng độc quyền, làm tăng giá một số loại thuốc. Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Đến nay vẫn phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu và bao bì làm thuốc để phục vụ sản xuất trong nước29. Thuốc biệt dược đắt hơn thuốc gốc nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn thị phần, do quy định chưa phù hợp để khuyến khích sử dụng thuốc gốc. Tình hình sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính để tác động tới thầy thuốc, người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc biệt dược cần phải được ngăn chặn. Chưa áp dụng rộng rãi phương thức chi trả phù hợp, như theo ca bệnh, theo nhóm chẩn đoán, theo định suất để khuyến khích việc tiết kiệm trong kê đơn thuốc.

Thuốc giả, thuốc kém chất lượng, kể cả thuốc đông dược và dược liệu, còn là vấn đề gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi cán bộ kiểm soát chất lượng thuốc phải được tăng cường về số lượng và năng lực chuyên môn.

Sử dụng thuốc (đặc biệt kháng sinh) không hợp lý đang dẫn đến kháng thuốc trong cộng đồng, tăng tác động có hại của thuốc, cũng như tăng chi phí thiết yếu cho mua thuốc. Tình trạng tự mua thuốc không có đơn của bác sĩ rất phổ biến do quy chế bán thuốc theo đơn chưa được thực hiện nghiêm túc. Phác đồ điều trị chuẩn chưa được xây dựng và cập nhật nên thiếu tiêu chuẩn để kiểm soát đơn thuốc do bác sĩ chỉ định. Thiếu dược sĩ đại học ở tuyến huyện để tư vấn dùng thuốc an toàn hợp lý. Bác sĩ chưa có cơ sở thống kê về tình hình kháng thuốc để làm căn cứ khi kê đơn thuốc, do xét nghiệm vi sinh vẫn chưa được thực hiện đầy đủ.

Nhân lực dược phân bố không đồng đều giữa các vùng miền, tỉnh thành; giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Tổng số dược sĩ đại học của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 7.328 người chiếm 48,37% số dược sĩ đại học trên cả nước. Tổng số dược sĩ đại học của 10 tỉnh có ít dược sĩ đạo học nhất là 431 người, chiếm tỉ lệ 2,84% số dược sĩ đạo học trên cả nước. Nhân lực và đào tạo nhân lực dược chưa đáp ứng nhu cầu của hệ thống lưu thông phân phối thuốc. Hệ thống cung ứng thuốc phân bố chưa đồng đều, chủ yếu tập trung tại các thành phố, thị xã.

Việc quản lý giá thuốc còn nhiều khó khăn. Việc lạm dụng thuốc và tuân thủ kê đơn và bán thuốc theo đơn: vừa kê đơn vừa bán thuốc, bán thuốc không theo đơn. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bác sĩ và dược sĩ, giữa bệnh viện và nhà thuốc; Quản lý thị trường thuốc.

Vai trò quản lý nhà nước về cung ứng thuốc còn nhiều bất cập. Hệ thống văn bản, chính sách liên quan đang trong quá trình hoàn thiện, hội nhập. Một số quy trình, thủ tục chưa thực sự thông thoáng. Sự quan tâm, tuân thủ và đóng góp vào hệ thống pháp lý của một số doanh nghiệp chưa cao. Vai trò của doanh nghiệp Nhà nước và nhà nước sau cổ phàn hóa còn mờ nhạt.

Chưa có các chính sách đặc thù, cụ thể để hỗ trợ, khuyến khích đầu tư hệ thống cung ứng thuốc tại các vùng khó khăn và đảm bảo bình ổn thị trường thuốc.

Chưa hình thành được các nhà phân phối trong nước có tính chuyên nghiệp cao, năng lực cạnh tranh thấp. Tổng công ty Dược Việt Nam và doanh nghiệp dược nhà nước chưa thể hiện được vai trò chủ đạo trong cung ứng thuốc.

Việc mở rộng thêm vắc-xin mới, vắc-xin phối hợp và bảo đảm tính bền vững trong cung ứng vắc-xin đang đứng trước nhiều thách thức.



tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   6   7   8   9   10   11   12   13   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương