Đánh giá việc thực hiện Chính sách thuốc quốc gia giai đoạn 1996 -2011, Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn 2002 -2011


Thông tin thuốc và cảnh giác dược



tải về 1.54 Mb.
trang7/17
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.54 Mb.
#3204
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17

6. Thông tin thuốc và cảnh giác dược


Công tác cảnh báo dược liên quan đến việc theo dõi và báo cáo các phản ứng có hại của thuốc được quan tâm rất sớm tại Việt Nam. Thông tư 08/BYT-TT ban hành ngày 4/7/1997 của Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện đã quy định nhiệm vụ phải tổ chức đơn vị thông tin thuốc và tổ chức theo dõi các phản ứng có hại của thuốc (ADR). Từ đó đến nay, hoạt động thông tin thuốc và theo dõi ADR ngày càng được chú trọng. Số báo cáo phản ứng có hại của thuốc tăng lên hàng năm (Bảng 4.4)

Bảng 28 : Số báo cáo về phản ứng có hại của thuốc hàng năm

Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

2011

Số báo cáo ADR

519

342

302

304

854

1.062

1. 284

1. 778

2. 499

2. 499

2.407

Ngay từ năm 1996, hai Trung tâm ADR đã được thiết lập tại Hà Nội và Hồ Chí Minh tập hợp các báo cáo ADR toàn quốc gửi về. Từ năm 1999, Việt Nam đã trở thành hành viên thứ 55 của mang lưới ADR toàn cầu. Từ năm 2009, chỉ số về báo cáo ADR hằng năm được đưa vào các chỉ số “Kiểm tra bệnh viện”. Năm 2009, 23% bệnh viện đã báo cáo tác động không mong muốn của thuốc. Ngày 24/3/2009 Bộ Y tế đã ra quyết định số 991/QĐ-BYT thành lập Trung tâm quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi ADR làm đầu mối chịu trách nhiệm giám sát, thúc đẩy hoạt động thông tin thuốc và theo dõi ADR tại bệnh viện. Ngày 01 tháng 3 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số 571./QĐ-BYT về việc thành lập Trung tâm khu vực về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc bệnh viện chợ Rẫy. Hiện tại, Trung tâm quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi ADR đang tiếp tục tham mưu và trình Bộ Y tế phát triển, xây dựng mạng lưới hệ thống trên phạm vi toàn quốc. Số lượng báo cáo các trường hợp ADR tăng theo thời gian (1062; 1284; 1778; 2005 tương ứng cho các năm 2006; 2007; 2008; và 2009). Cho đến nay, chưa có một báo cáo khảo sát đầy đủ và toàn diện về hoạt động thông tin thuốc và theo dõi ADR. Tuy nhiên, các đánh giá sơ bộ cho thấy hoạt động thông tin thuốc và báo cáo ADR còn nhiều khó khăn, tồn tại. Hệ thống thông tin thuốc chưa hoàn chỉnh từ TW đến cơ sở, thiếu mối liên hệ phối hợp trong hệ thống. Nhân lực dược bệnh viện còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong công tác thông tin thuốc, dược lâm sàng. Nhiều bệnh viện còn thiếu cán bộ chuyên trách về thông tin thuốc. Trong 26 bệnh viện khảo sát chỉ có một số bệnh viện thực sự triển khai được công tác dược lâm sàng. Khoa Dược với tư cách Phó Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị, chủ trì tham mưu cho giám đốc bệnh viện triển khai công tác bình đơn thuốc, chỉnh đốn kê đơn đảm bảo an toàn sử dụng thuốc, đấu thầu thuốc, ...). Tuy nhiên, ngay cả với những bệnh viện có triển khai được công tác dược lâm sàng vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Tại BV Thanh Nhàn, khoa Dược có 40 nhân viên, với 7 dược sỹ đại học trong đó có 2 Dược sỹ lâm sàng được phân công chuyên trách công tác Dược lâm sàng. Tuy nhiên, theo tự đánh giá khoa Dược vẫn chưa đảm bảo được hoạt động thông tin thuốc dược lâm sàng. Hai dược sỹ lâm sàng làm việc với 18 khoa lâm sàng do đó không đảm bảo được về cả lượng và chất. Bên cạnh đó, năng lực ngoại ngữ của dược sỹ lâm sàng còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu tra cứu, cập nhật thông tin. Hầu hết các bệnh viện tự đánh giá hoạt động thông tin thuốc và theo dõi ADR chưa đáp ứng yêu cầu, chủ yếu do hạn chế về nhân lực. Tại một số bệnh viện, chỉ có một dược sĩ đại học làm kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau, kiêm luôn công tác thông tin thuốc. Thậm chí nhiều bệnh viện tuyến huyện còn không có cả dược sĩ đại học, phải sử dụng cả dược sĩ trung học hoặc bác sĩ đảm nhận công tác thông tin thuốc. Ngoại trừ tại các bệnh viện lớn, đơn vị thông tin thuốc tại các bệnh viện chưa được đầu tư đúng mức và chưa hoạt động một cách thực sự có hiệu quả. Nguồn thông tin thuốc tại các bệnh viện còn rất khan hiếm, chủ yếu dựa vào dược thư quốc gia, các tài liệu học tập trong các khoá tập huấn, hội thảo và một số tạp chí như Thuốc và sức khoẻ, Dược lâm sàng được cung cấp một cách không thường xuyên. Hoạt động thông tin thuốc chủ yếu là giới thiệu về một số loại thuốc mới trên bảng tin hoặc thông qua các buổi giao ban, sinh hoạt khoa học. Việc trao đổi các thông tin thông qua thực tế điều trị giữa bác sĩ với những người làm công tác thông tin thuốc chưa thật sự có hiệu quả và đóng góp được nhiều cho công tác điều trị tại bệnh viện. Ngoài ra, kinh phí hoạt động hoạn chế, thiếu cơ sở dữ liệu thông tin thuốc, thiếu trang thiết bị, thông tin phụ thuộc nhiều vào các công ty và hãng dược phẩm. Bên cạnh đó, nhận thức của lãnh đạo bệnh viện về tầm quan trọng của hoạt động thông tin thuốc và ADR còn hạn chế. Vai trò của người dược sĩ trong công tác điều trị chưa được coi trọng đúng mức và các bác sĩ điều trị chưa thật sự tin tưởng vào các thông tin được cung cấp từ đơn vị thông tin thuốc.

Việc sử dụng thuốc hợp lý không chỉ phụ thuộc vào hiểu biết, hành vi của thầy thuốc mà còn của cả người sử dụng. Do đó, việc thông tin về thuốc, lợi ích cũng như nguy cơ của việc sử dụng thuốc cho người dân thông qua các phương tiện truyền thông có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, tại hầu hết các nước quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là nguồn thông tin duy nhất sẵn có cho quảng đại công chúng. Tại Việt Nam, hoạt động thông tin quảng cáo thuốc được Bộ Y tế quản lý theo Quy chế thông tin quảng cáo thuốc trước đây và mới đây là Thông tư số 13/2009/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về Hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc. Các doanh nghiệp đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc, Cục Quản lý dược thẩm định hồ sơ đăng ký thông tin. Số liệu của Cục Quản lý dược cho thấy xu hướng gia tăng quảng cáo thuốc với số lượng hồ sơ đăng ký thông tin quảng cáo năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 khoảng 25%20. Hiện tại, toàn bộ dữ liệu về thông tin, quảng cáo thuốc được Cục Quản lý dược đăng tải công khai trên Website của Cục, không chỉ thể hiện tính minh bạch về thông tin, mà đây còn là cơ sở để Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương quyền tiếp cận hồ sơ thông tin, quảng cáo để cùng tham gia công tác hậu kiểm, giải quyết tình hình vi phạm trong lĩnh vực thông tin, quảng cáo thuốc.




tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương