Đánh giá việc thực hiện Chính sách thuốc quốc gia giai đoạn 1996 -2011, Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn 2002 -2011


Biểu đồ 8: Nguồn tài chính cho thuốc, 2007



tải về 1.54 Mb.
trang6/17
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.54 Mb.
#3204
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17

Biểu đồ 8: Nguồn tài chính cho thuốc, 2007

Nguồn: Tài khoản y tế quốc gia 1998-2008


Kết quả khảo sát tại các bệnh viện cho thấy tỷ lệ chi cho thuốc trên tổng chi thường xuyên của BV dao động giữa các BV và có sự khác biệt giữa các tuyến (Hình 4.7). Tại BV tuyến huyện, chi cho thuốc chiếm 54% tổng chi thường xuyên thấp hơn rõ rệt so với tuyến tỉnh và tuyến TW với tỷ lệ tương ứng là 70,1% và 64,4%. Kháng sinh là thuốc dùng với giá trị lớn nhất tại các bệnh viện, chiếm khoảng 1/3 tổng kinh phí mua thuốc.



Biểu đồ 9: Tỷ lệ chi cho thuốc trên tổng chi thường xuyên của BV theo tuyến, 2010

Bảng 4.3 cho thấy thuốc ngoại chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kinh phí mua thuốc ở các BV, đặc biệt tại hai BV tuyến TW kinh phí mua thuốc ngoại chiếm hầu hết kinh phí mua thuốc của BV. Kết quả cũng cho thấy, tại bệnh viện, nguồn tài chính cho mua thuốc chủ yếu từ viện phí và BHYT (90%).



Bảng 27: Một số thông tin về tài chính cho thuốc tại các bệnh viện khảo sát

Chỉ số

TW

Tỉnh/TP

Huyện

Chung

% chi mua thuốc/tổng chi thường xuyên của BV

64,4

70,1

53,0

58,0

% chi mua thuốc ngoại/tổng chi mua thuốc

93,9

76,7

39,2

52,2

% chi mua kháng sinh/tổng số tiền mua thuốc

22,3

38,1

35,0

34,2

% chi mua VTM+khoáng chất /tổng số tiền mua thuốc

0,4

3,1

5,0

4,2

% tiền chi mua thuốc từ BHYT+viện phí/tổng số tiền mua thuốc

84,6

89,5

89,6

89,2

Mặc dù trong CSTQG không nêu cụ thể nội dung quản lý giá thuốc nhằm đảm bảo chi phí thuốc ở mức hợp lý để người bệnh có thể tiếp cận thuốc khi có nhu cầu và không phái chi trả quá mức nhưng vấn đề quản lý giá thuốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về dược đã được quy định trong nhiệm vụ của Cục Quản lý dược theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BYT. Theo Luật Dược, giá thuốc do các cơ sở sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, buôn bán thuốc tự định giá, cạnh tranh về giá. Việc quản lý nhà nước về giá bao gồm: (1)kê khai giá thuốc dự kiến khi đăng ký thuốc hoặc khi làm đơn hàng nhập khẩu trước khi lưu hành trên thị trường, (2)kê khai giá thuốc khi xuất xưởng lần đầu/nhập khẩu về cảng, (3)kê khai lại giá thuốc khi có thay đổi về giá; (4)Niêm yết giá thuốc; (5)công bố giá thuốc tối đa đối với các loại thuốc do ngân sách nhà nước và BHYT chi trả. Bộ Y tế phối hợp với Bộ tài chính và Bộ Công thương ban hành Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT hướng dẫn thực hiện Nghị định 79/2006/NĐ-CP về quản lý giá thuốc theo Luật Dược. Ngày 11/7/2008, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 24/2008/QĐ-BYT Quy định về tổ chức hoạt động của nhà thuốc bệnh viện, trong đó quy định thặng số bán lẻ đối với nhà thuốc bệnh viện. Quyết định này đã được thay thế bằng Thông tư 15/2011/TT-BYT ngày 19/04/2011 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện. Theo Thông tư này, thặng số bán lẻ tối đa của thuốc thành phẩm bán tại nhà thuốc bệnh viện được quy định là 2-15% tùy thuộc giá thuốc.

Theo số liệu về chỉ số giá tiêu dùng của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế năm 2003-2004 rất cao. Những năm sau đó, mức gia tăng giá thuốc được kiểm chế dưới mức gia tăng tiêu dùng chung. Hiện nay có khoảng 95% số lượng thuốc cơ bản, thông thường (tương đương 21.000 mặt hàng thuốc) trong Danh mục đã được quản lý, giá cả ổn định và đảm bảo đủ số lượng đáp ứng nhu cầu điều trị14.


5. Thuốc thiết yếu và mục tiêu “Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả” trong chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn 2002 -2010.


Danh mục thuốc thiết yếu là cơ sở pháp lý để ban hành các chính sách về đầu tư, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc, cấp số đăng ký lưu hành thuốc, xuất nhập khẩu thuốc. Danh mục thuốc thiết yếu là cơ sở quan trọng khi xây dựng danh mục thuốc thanh toán BHYT cũng như xây dựng danh mục thuốc đấu thầu tại các bệnh viện công lập. Danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam được ban hành lần đầu tiên vào năm 1987; từ đó đến nay Danh mục này đã qua 4 lần được sửa đổi bổ sung và cập nhật vào các năm 1992, 1995, 1999 và 2005. Dự thảo Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ VI đang được gửi đi xin đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh và dự kiến sẽ được ban hành cuối năm nay. Như vậy, Danh mục thuốc thiết yếu của Việt Nam đã được cập nhật khá thường xuyên theo đúng hướng dẫn và khuyến cáo của WHO. Sau mỗi lần sửa đổi Danh mục thuốc thiết yếu được mở rộng, bổ sung thêm những mặt hàng thuốc mới phù hợp với mô hình bệnh tật và điều kiện trang thiết bị chuyên môn kỹ thuật. Các thuốc phát hiện có nhiều tác dụng có hại, hoặc có khuyến cáo gây ra nhiều nguy cơ cho người sử dụng được loại ra khỏi danh mục, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh. Danh mục thuốc thiết yếu gần đây được phân theo tuyến kỹ thuật. Điều này tạo thuận lợi cho công tác quản lý song cũng đang làm nảy sinh một số vấn đề bất cập trên thực tế, nhất là đối với tuyến xã khi có sự bất hợp lý giữa phân tuyến kỹ thuật và danh mục TTY.

Ngoài các thuốc tân dược, Danh mục TTY hiện còn bao gồm các thuốc đông dược (trong Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ V năm 2005 có 355 mặt hàng thuốc tân dược và 94 mặt hàng thuốc đông dược). Việc đưa thuốc đông dược vào Danh mục thuốc thiết yếu là một việc làm cụ thể nhằm thực hiện nội dung chính sách tăng cường, phát huy thuốc cổ truyền. Bên cạnh Danh mục thuốc thiết yếu, Bộ Y tế cũng đã xây dựng và ban hành Danh mục thuốc chủ yếu dùng trong các cơ sở khám chữa bệnh được BHYT thanh toán. Việc xây dựng Danh mục thuốc chủ yếu cũng dựa trên cơ sở Danh mục TTY đồng thời phù hợp với mô hình bệnh tật và khả năng chuyên môn kỹ thuật các tuyến. Danh mục thuốc này được các bệnh viện và cơ sở điều trị đặc biệt quan tâm vì là cơ sở thanh toán với BHYT cũng như là cơ sở để bệnh viện lựa chọn và xây dựng danh mục thuốc đấu thầu. Khảo sát thực tế cho thấy, mặc dù tại hầu hết các cơ sở khảo sát đều có Danh mục TTY song các cơ sở điều trị dường như ít quan tâm đến danh mục TTY mà chủ yếu chỉ quan tâm đến danh mục thuốc chủ yếu dùng cho bệnh viện, thậm chí xảy ra khá nhiều tình trạng cán bộ phụ trách khoa dược khi được hỏi về Danh mục TTY thì lại trả lời về Danh mục thuốc chủ yếu

Tôi ít xem danh mục TTY, tôi chỉ quan tâm danh mục 05 (Danh mục thuốc chủ yếu) vì nó là danh mục thuốc được sử dụng trong bệnh viện

Cán bộ phụ trách khoa dược BV

Danh mục (TTY) phù hợp rồi. Tuy nhiên nên bỏ dấu sao đối với các thuốc yêu cầu hội chẩn mới được dùng (đây là quy định áp dụng trong danh mục thuốc chủ yếu chứ không phải danh mục TTY)

Cán bộ phụ trách khoa dược BV

Thực tế này cũng phù hợp với khảo sát quốc tế. Theo báo cáo của WHO, tỷ lệ các quốc gia quy định việc mua thuốc theo danh mục thuốc thiết yếu tỷ lệ nghịch theo chiều tăng thu nhập15.

Nhằm mục tiêu sử dụng thuốc an toàn hợp lý, hàng loạt chính sách đã được ban hành và triển khai thực hiện. Trong khu vực bệnh viện, đến năm 2008, 100% các bệnh viện đã có Hội đồng thuốc và Điều trị bao gồm thành viên là bác sĩ, dược sĩ lâm sàng và chuyên gia vi sinh. Theo thông tư số 08/1997/BYT-TT hướng dẫn về việc tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị ở bệnh viện, chức năng của Hội đồng Thuốc và Điều trị là tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt Chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện. Trong 12 năm qua, Hội Đồng thuốc và điều trị đã có vai trò nhất định trong việc góp phần đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn, hiệu quả trong các bệnh viện. Tuy nhiên, ở đại đa số các bệnh viện, hoạt động này còn mang tính chất hình thức, chưa thật sự phát huy vai trò hướng dẫn, tư vấn và giám sát sử dụng thuốc trong bệnh viện. Hoạt động của Hội đồng Thuốc và Điều trị tại 26 bệnh viện được khảo sát ở 6 tỉnh tương đối khác nhau về mức độ thường xuyên, hiệu quả hoạt động và vai trò trong bệnh viện. Trong khi tại BV Hà Đông, việc bình bệnh án được tiến hành đều đặn 2 tuần một lần thì ở các BV khảo sát ( trong đó có tỉnh Lào Cai) Hội đồng thuốc và Điều trị- nhất là BV huyện hầu như không thực hiện được việc bình bệnh án/đơn thuốc. Nhìn chung, hoạt động của Hội đồng tập trung chủ yếu vào việc tư vấn tiêu chí chọn thuốc đưa vào danh mục đấu thầu và bình đơn thuốc/bệnh án. Một trong những công cụ quan trọng trong giám sát và đẩy mạnh thực hành kê đơn hợp lý trong bệnh viện là Hướng dẫn điều trị chuẩn. Hiện nay, số lượng bệnh có hướng dẫn phác đồ điều trị do Bộ Y tế rất ít, như : sốt xuất huyết, tăng huyết áp, sốt rét, tiêu chảy cấp, các cấp cứu khẩn cấp. Trong khi Bộ Y tế chưa ban hành và cập nhật đầy đủ các Hướng dẫn điều trị chuẩn thì nhiều bệnh viện đã dựa theo hướng dẫn điều trị chung tự xây dựng và ban hành hướng dẫn điều trị đối với các bệnh thường gặp để áp dụng tại bệnh viện. Tuy nhiên, tại nhiều bệnh viện chưa thực sự phát huy vai trò của các hướng dẫn điều trị trong thực hành điều trị và giám sát theo dõi.



Với mục đích tăng cường hướng dẫn chỉ định thuốc an toàn, hợp lý Bộ Y tế đã cho xây dựng và ban hành Dược thư quốc gia. Đây là tài liệu chính thống dùng trong tra cứu thuốc. Dược thư quốc gia Việt Nam được xuất bản lần đầu năm 2002, với sự hỗ trợ của SIDA trong khuôn khổ hỗ trợ thực hiện CSTQG. Phiên bản năm 2002 đã có bản điện tử và có thể tra cứu miễn phí trên mạng trên trang web của Cục Quản lý Dược. Năm 2009, Dược thư quốc gia được tái bản và bổ sung thêm 200 chuyên luận, đưa tổng số chuyên luận lên 600, tương ứng với 600 thuốc. Rõ ràng, con số 600 thuốc này còn thấp hơn khá nhiều so với hơn 1000 hoạt chất thuốc đang lưu hành trên thị trường Việt Nam. Do đó, Dược thư quốc gia cần được cập nhật thường xuyên hơn nữa.

Một trong những vấn đề cần quan tâm đặc biệt trong sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại bệnh viện là sử dụng thuốc kháng sinh. Theo kết quả khảo sát tại các bệnh viện, tiền mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các nhóm thuốc (34%). Mặt khác, việc sử dụng kháng sinh, kháng vi rút không hợp lý dẫn đến tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng cả trong bệnh viện cũng như trong cộng đồng. Tình hình này dẫn đến việc buộc phải thay thế các loại thuốc đắt tiền hơn và có thể dẫn đến thất bại nhiều hơn trong điều trị. Kháng thuốc đã trở thành vấn đề nan giải không riêng quốc gia nào mà là vấn đề toàn cầu. Chủ đề ngày sức khỏe Thế giới năm 2011 là chống kháng thuốc với thông điệp “Kháng thuốc: không hành động hôm nay, không chữa khỏi ngày mai”. CSTQG đã nêu rõ chính sách về kháng sinh Thuốc kháng sinh có vai trò rất quan trọng trong điều trị, đặc biệt đối với tình hình bệnh tật của một nước khí hậu nhiệt đới như ta. Chấn chỉnh việc kê đơn và sử dụng kháng sinh, xác định tính kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây bệnh, tạo điều kiện để các cơ sở điều trị có khả năng làm kháng sinh đồ”. Ngay từ giai đoạn đầu triển khai CSTQG, sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý đã được xem là một trong những nội dung được chú trọng. Ban cố vấn về kháng sinh đã được thành lập nhằm giúp Ban điều hành thực hiện CSTQG tăng cường sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý. Ban tư vấn thường xuyên hỗ trợ hoạt động Hội đồng thuốc và Điều trị tại các bệnh viện. Ban đã xây dựng và phổ biến Hướng dẫn điều trị chuẩn cho 119 bệnh nhiễm khuẩn thường gặp. Nghiên cứu thử độ nhậy kháng sinh đã được tiến hành thường xuyên nhằm phân tích các chủng vi khuẩn kháng thuốc và phổ biến thông tin tới Hội đồng thuốc và Điều trị tại các bệnh viện thông qua bản tin, hội nghị khoa học. Các hoạt động này đều nằm trong khuôn khổ chương trình hỗ trợ của SIDA từ năm 1995-2008, chưa được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc và có tính duy trì. Việt Nam cần tăng cường chính sách kiểm soát tình trạng kháng kháng sinh. Thực trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam ở mức báo động khi báo cáo phân tích thực trạng sử dụng và kháng kháng sinh mới đây do Nhóm nghiên cứu quốc gia GARP tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW cho biết các chủng Strepcococcus pneumonia – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp kháng penicillin 71,4% và kháng erythromycin 92,1%, 75% các chủng pneumococci kháng với ba hoặc trên ba kháng sinh. Các vi khuẩn gram âm đa số kháng kháng sinh. Tình trạng kháng kháng sinh gia tăng rõ rệt16. Mới đây Bộ Y tế xây dựng chương trình giám sát kháng thuốc, thu thập các báo cáo về tình hình sử dụng kháng sinh cũng như kháng kháng sinh từ 20 bệnh viện có phòng xét nghiệm vi sinh lâm sàng. Tuy nhiên số liệu từ các phòng xét nghiệm này chưa được kiểm tra về mặt chất lượng và chưa được phổ biến rộng rãi cho cán bộ chuyên môn cũng như cho người dân. Việt Nam chưa có Phòng thí nghiệm quốc gia để điều phối giám sát dịch tễ học về kháng kháng sinh. Năm 2011 Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 1790/2011/QĐ-BYT về triển khai chương trình quốc gia giám sát sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, nhưng chưa có kinh phí thực hiện.

Mặc dù nhiều quy chế và cơ chế để bảo đảm sử dụng thuốc an toàn hợp lý đã được triển khai song trên thực tế vẫn chưa đạt kết quả mong muốn. Các quy chế (số 1847/2003/QĐ-BYT, ngày 28/5/2003, và số 04/2008/QĐ-BYT, ngày 01/1/2008) về kê đơn và bán thuốc theo đơn đã được ban hành. Ngoài quy định các nhóm thuốc phải kê đơn, Bộ Y tế còn ban hành Danh mục thuốc không phải kê đơn. Tuy nhiên, tình hình tự mua thuốc không theo đơn trong cộng đồng còn rất phổ biến, kể cả khi mua thuốc corticoid và kháng sinh là hai nhóm thuốc bắt buộc phải có đơn mới được phép bán17. Theo Điều tra Y tế quốc gia 2001-2002, 73% người dân tự đi mua thuốc khi có vấn đề về sức khỏe18 . Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn không được tuân thủ đầu đủ. Tình trạng quá tải bệnh viện, người bệnh gặp vô vàn khó khăn không vô lý, hệ lụy là người dân tới thẳng hiệu thuốc thay vì phải qua nơi bác sĩ để khám bệnh- kê đơn thuốc, nếu không phải là bệnh quá trầm trọng. Điều đó, là một phần nguyên nhân dẫn tới các hiệu thuốc vẫn bán thuốc kê đơn mà không có đơn của bác sĩ. Việc dùng tên biệt dược khi kê đơn rất phổ biến mặc dù đã có quy định kê đơn thuốc theo tên gốc. Tại bệnh viện, tình trạng sử dụng nhiều thuốc/một bệnh nhân không cần thiết được ghi nhận trong nhiều báo cáo. Ngoài ra, do chưa có hướng dẫn điều trị chuẩn nên đã dẫn đến bất hợp lý trong thực hành điều trị tại nhiều bệnh viện. Trong một nghiên cứu khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi trẻ em dưới 5 tuổi tại một bệnh viện nhi tuyến tỉnh cho thấy 100% bệnh án có kê các thuốc trên đều chưa hợp lý về liều dùng, 100% bệnh án kê phối hợp hai thuốc kháng sinh có cảnh báo tương tác thuốc19.



Các hoạt động truyền thông, tuyên truyền và giáo dục về sử dụng thuốc hợp lý cho người dân bị hạn chế chủ yếu do khó khăn về kinh phí. Tại 6 tỉnh khảo sát, hầu như không tỉnh nào tổ chức được chiến dịch truyền thông về sử dụng thuốc an toàn hợp lý trong vòng 2 năm qua, nếu có chỉ là hoạt động truyền thông về thuốc định kỳ trên các phương tiện thông tin đại chúng do Trung tâm Giáo dục sức khỏe thực hiện như tại Bình Định hoặc tại Hà Nội trong khuôn khổ hoạt động của chương trình Sử dụng thuốc an toàn hợp lý.


tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương