Đánh giá việc thực hiện Chính sách thuốc quốc gia giai đoạn 1996 -2011, Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn 2002 -2011


Bảng 37: Các chỉ tiêu sức khoẻ cần đạt được đến năm 2015 , năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030



tải về 1.54 Mb.
trang12/17
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.54 Mb.
#3204
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Bảng 37: Các chỉ tiêu sức khoẻ cần đạt được đến năm 2015 , năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030


TT

Chỉ tiêu

Năm 2010

Năm 2015

Năm 2020




Chỉ tiêu đầu vào












Số bác sỹ/vạn dân36

7,0

8,0

9,0



Số dược sỹ đại học/vạn dân

1,237

1,8

2,2



Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế hoạt động (%)

85

90

>90



Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sỹ hoạt động (%)

70

80

90



Tỷ lệ TYT xã có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi (%)

> 95

> 95

>95



Số giường bệnh viện/vạn dân

20,5

23,0

25,0




trong đó: Giường bệnh viện ngoài công lập

0,76

1,5

2,0




Chỉ tiêu hoạt động












Tỷ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ (%)

95

7 loại VX



>90

8 loại VX



>90

10 loại VX





Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế

-

60

80



Tỷ lệ dân số tham gia BHYT (%)

60

75

>80



Tỷ lệ khám chữa bệnh bằng YHCT, kết hợp YHCT với y học hiện đại

14

20

25



Tỷ lệ chất thải rắn y tế được xử lý

75

85

100




Chỉ tiêu đầu ra












Tuổi thọ trung bình (tuổi)

73,0

74,0

75,0



Tỷ số chết mẹ (100.000 trẻ đẻ ra sống)

68,0

58,3

52,0



Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (1.000 trẻ đẻ ra sống)

<16

14,0

11,0



Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (1.000 trẻ đẻ ra sống)

25

19,3

16,0



Quy mô dân số (triệu người)

86,9

93,0

98,0



Mức giảm tỷ lệ sinh (%o)

0,20

0,20

0,20



Tốc độ tăng dân số (%)

1,03

1,00

1,00



Tỷ số giới tính khi sinh (trai/100 gái)

111

113

115



Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng/tuổi) (%)

18,0

15,0

12,0



Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng (%)

<0,3

<0,3

<0,3

Theo đề án Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, mô hình bệnh tật của Việt Nam là mô hình kép và đang thay đổi:

Mô hình bệnh tật ở Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn chuyển đổi, với đa gánh nặng. Tỷ lệ mắc các bệnh truyền nhiễm đã giảm, nhưng một số bệnh lây nhiễm đang có nguy cơ quay trở lại; tỷ lệ mắc các bệnh không lây ngày càng gia tăng; tai nạn, chấn thương, ngộ độc tăng nhanh; một số dịch bệnh mới, bệnh lạ xuất hiện và diễn biến khó lường.

Theo số liệu thống kê từ các bệnh viện trong hệ thống thông tin y tế, tỷ trọng nhập viện của nhóm các bệnh lây nhiễm chiếm khoảng 55,5% năm 1976 đã giảm xuống 25,2% vào năm 2008. Nhóm các bệnh không lây nhiễm ngày càng tăng qua các năm, từ 42,6% năm 1976 lên 63,1% năm 2008. Nhóm các bệnh do ngộ độc, chấn thương, tai nạn vẫn tiếp tục duy trì ở tỷ lệ trên 10%.

Một số nghiên cứu về gánh nặng bệnh tật (BOD) cũng cho thấy kết quả tương tự. Gánh nặng bệnh tật (tính theo DALY) cho thấy những nhóm bệnh có gánh nặng bệnh tật lớn nhất ở Việt Nam (2006) gồm các bệnh tim mạch, chấn thương, thần kinh-tâm thần…

Sự gia tăng của những bệnh không lây nhiễm gây ra sự gia tăng nhanh chóng chi phí khám chữa bệnh. Chi phí điều trị cho bệnh không lây nhiễm trung bình cao gấp 40-50 lần so với điều trị các bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đặc trị đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ bị biến chứng. Một ca mổ tim có chi phí từ 100-150 triệu đồng; một đợt điều trị cao huyết áp hoặc một đợt điều trị bệnh tiểu đường cấp từ 20-30 triệu đồng... Đồng thời, các cơ sở y tế cũng phải tăng đầu tư các trang thiết bị y tế đắt tiền để phát hiện và điều trị các bệnh không lây nhiễm, tuyển chọn và đào tạo thêm các bác sĩ chuyên khoa, kéo theo tăng chi phí dịch vụ. Đây là thách thức lớn đối với hệ thống y tế Việt Nam trong thời gian tới, đòi hỏi phải có những điều chỉnh chính sách phù hợp nhằm tăng cường nỗ lực phòng các bệnh này, và tổ chức cung ứng dịch vụ y tế.

- Các bệnh nhiễm khuẩn truyền nhiễm tiếp tục lưu hành (sốt rét, sốt xuất huyết, lao, HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh viêm phổi, tiêu chảy, thương hàn, viêm gan, virus B/C, viêm não Nhật Bản B. Đặc biệt là đối với các dịch bệnh mới có nguy cơ phát sinh thành đại dịch như dịch SARS, cúm A H5N1).

- Các bệnh dinh dưỡng chuyển hóa nội tiết hiện có và đang phát triển: Suy dinh dưỡng ở trẻ em, đặc biệt trẻ em vùng nông thôn, vùng nghèo và bệnh béo phì ở trẻ em, người lớn ở các vùng kinh tế lớn và khá ở các đô thị. Bệnh máu, đặc biệt các bệnh luecose và suy tủy ở trẻ em; Bệnh tiểu đường; Các bệnh thận, đặc biệt suy thận mạn tính; Các bệnh tim mạch, ung thư, dị ứng.

- Các vấn đề sức khỏe mới đang nổi lên nhưng chưa được thực hiện nghiên cứu đầy đủ và phòng ngừa hiệu quả: Các loại ngộ độc thực phẩm, ngộ độc thuốc, trong đó có thuốc gây nghiện, thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm; Các loại tai nạn thương tích; Nghiện chích ma túy, hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia; Các bệnh không nhiễm trùng đang có xu hướng ngày càng gia tăng: các bệnh tim mạch, các bệnh sức khỏe tâm thần, các bệnh ung thư, các bệnh nghề nghiệp, các bệnh di truyền và bẩm sinh kể cả hậu quả của chất độc màu da cam, lão khoa và chăm sóc sức khỏe người già.

- Các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường: môi trường sống, môi trường kinh tế văn hóa xã hội như tâm thần, lao…

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, dịch vụ y tế sẽ phát triển và nhu cầu thuốc của nhân dân sẽ tăng cao. Các nhân tố quan trọng trong việc phát triển hệ thống cung ứng thuốc, đó là:

- Chỉ số kinh tế: tăng trưởng GDP, bình quân thu nhập đầu người.

- Xu hướng chẩn đoán và điều trị sớm.

- Đầu tư mạnh về hạ tầng y tế công lập và tư nhân.

- Tăng trưởng đầu tư trong nước và nước ngoài vào lĩnh vực dược.

- Cam kết mạnh mẽ của Nhà nước và Bộ Y tế trong hỗ trợ, phát triển Ngành Dược để trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn, đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư.

- Môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện: chủ trương, chính sách rõ ràng, cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ. Xu thế mở cửa, hội nhập WTO: các rào cản được dỡ bỏ (quyền nhập khẩu, giảm thuế…)

- Các thế mạnh mang tính cạnh tranh: sự ổn định về chính trị, xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định…

4.2. Nhu cầu thuốc

Tình hình dịch bệnh; Mô hình bệnh tật; Dân số, môi trường xã hội và lối sống; Cung ứng dịch vụ y tế có tác động mạnh mẽ tới nhu cầu thuốc.



4.2.1. Tình hình dịch bệnh

Dịch bệnh trên thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch quay trở lại. Dịch Cúm A (H1N1) ở người xuất hiện tại Châu Mỹ, lây lan nhanh và trở thành đại dịch toàn cầu. Dịch Cúm gia cầm xảy ra trong khu vực chưa kiểm soát được triệt để có nguy cơ hình thành đại dịch ở người. Một số bệnh truyền nhiễm như Ebola, Vi rút Tây sông Nile, vi rút Nipah, dịch sốt vàng... tiếp tục hoành hành ở một số quốc gia, khu vực. Tuy chưa xảy ra ở Việt Nam, nhưng luôn là mối nguy cơ do sự giao lưu ngày càng tăng giữa các nước và khu vực trên thế giới.

Dịch Cúm A (H1N1) ở người đã xuất hiện tại Việt Nam và đang lây lan nhanh ra cộng đồng; Bệnh Sốt xuất huyết tiếp tục gây dịch đặc biệt ở các tỉnh miền Nam và miền Trung; Bệnh tả vẫn còn rải rác xuất hiện tại một số tỉnh, thành phía Bắc. Bệnh Tay - Chân - Miệng nguy cơ tiếp tục xảy ra ở các tỉnh miền Nam và miền Trung; Các bệnh truyền nhiễm gây dịch khác như: Viêm não Nhật Bản, Sởi, Quai bị, Thuỷ đậu và các bệnh truyền nhiễm gây dịch theo mùa khác còn nhiều nguy cơ phát triển và bùng phát.

Dịch HIV có xu hướng chững lại và không tăng nhanh như những năm trước đây, địa bàn dịch rộng, nhưng về cơ bản chưa khống chế được dịch HIV ở Việt Nam. Phân tích tình hình dịch theo kết quả giám sát trọng điểm qua các năm cho thấy chiều hướng nhiễm HIV/AIDS trong nhóm nghiện chích ma tuý, gái mại dâm đã có chiều hướng chững lại dần và tốc độ không tăng nhanh so với những năm trước đây.



4.2.2. Mô hình bệnh tật

Mô hình bệnh tật ở Việt Nam đã có sự chuyển hướng mạnh từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu đã chuyển sang các bệnh không lây nhiễm và tai nạn, ngộ độc, chấn thương.



Bảng 38: Tỷ lệ (%) mắc, chết do bệnh tật theo các nhóm bệnh qua các giai đoạn 10 năm

TT

Ch­ương bệnh

Tỷ lệ

1976

1986

1996

2006

I

Dịch lây

Mắc

55.50

59.20

37.63

24.94

Chết

53.06

52.10

33.13

13.23

II

Bệnh không lây

Mắc

42.65

39.00

50.02

62.40

Chết

44.71

41.80

43.68

61.62

III

Tai nạn, ngộ độc, chấn thư­ơng

Mắc

1.84

1.80

12.35

12.66

Chết

2.23

6.10

23.20

25.15



Biểu đồ 13: Xu hướng mắc bệnh (Phân loại bệnh tật Code X - WHO)



Biểu đồ 14: Xu hướng tử vong (Phân loại bệnh tật code X - WHO)

- Các bệnh không lây nhiễm tăng nhanh: Tim mạch, huyết áp, ung thư, tiểu đường, béo phì, tâm thần...

- Tai nạn, chấn thương tuy đã có nhiều giải pháp khống chế nhưng chưa thật sự hiệu quả

- Tình hình thực phẩm không an toàn ngày càng nhiều và đa dạng.



- Suy dinh dưỡng thể thấp còi còn cao (trên 31%), tình trạng thừa cân, béo phì và các bệnh mạn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng đang có xu hướng gia tăng đặc biệt ở các thành phố lớn.

Bảng 39: Tỷ lệ (%) mắc, chết do bệnh tật theo các nhóm bệnh trong giai đoạn 2001 - 2008

TT

Ch­ương bệnh

Tỷ lệ

2001

2003

2004

2005

2006

2007

2008

I

Dịch lây

Mắc

25.02

27.44

26.13

25.18

24.94

25.73

25.15

Chết

15.60

17.42

17.00

16.53

13.23

15.41

17.23

II

Bệnh không lây

Mắc

64.38

60.61

60.81

62.16

62.40

60.65

63.14

Chết

66.35

59.12

57.91

61.14

61.62

60.13

60.02

III

Tai nạn, ngộ độc, chấn thương

Mắc

10.61

11.95

13.06

12.65

12.66

13.62

11.12

Chết

18.05

23.46

25.09

22.33

25.15

24.47

22.75

4.2.3. Dân số, môi trường xã hội và lối sống

- Tỷ số giới tính khi sinh tăng với tốc độ nhanh và bước vào mức cao, nguy cơ tiềm ẩn về già hoá dân số. Tỷ lệ trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh có xu hướng tăng. Nếu tiếp tục giảm tỷ lệ sinh ở mức cao, sau 20 năm nữa, Việt Nam trở thành nước có dân số già và tình trạng mất cân bằng giới có nguy cơ tăng cao.

- Ô nhiễm môi trường, hành vi lối sống có hại tới sức khỏe (tình trạng nghiện hút, bạo lực gia đình...) ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ nhân dân. Các tác nhân ảnh hưởng tới sức khoẻ ngày càng gia tăng. Ô nhiễm chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

- Tình hình mắc và tử vong do tai nạn thương tích ngày càng gia tăng, đặc biệt là tai nạn giao thông. Tình hình mắc các bệnh nghề nghiệp sẽ gia tăng nhanh do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và sức ép của công việc, cạnh tranh (do tác động của kinh tế thị trường)

Thị trường dược phẩm Việt Nam, theo dự báo của IMS trong 5 năm từ 2009 đến 2014, sẽ tăng trưởng từ 17% - 19%/năm và sẽ đạt mức 2 tỷ USD vào năm 2011. Dự báo tiền thuốc sử dụng: tiền thuốc sử dụng dự báo tăng gấp đôi sau mỗi 5 năm.

4.2.4. Cung ứng dịch vụ y tế

Cung ứng dịch vụ Y tế dự phòng: Việt Nam đã xây dựng được một mạng lưới y tế dự phòng rộng khắp từ trung ương tới thôn, bản. Mạng lưới y tế dự phòng được củng cố, hoạt động được tăng cường, phát hiện và dập dịch kịp thời, kịp thời ứng phó với các vấn đề sức khỏe liên quan đến thiên tai, thảm họa như bão, lũ, lụt lội, hạn hán… Hầu hết các chỉ tiêu liên quan đến y tế dự phòng đều đã đạt được. Gần đây, nhiều văn bản pháp quy liên quan đến y tế dự phòng đã được xây dựng và ban hành, ví dụ Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm (2007), Luật Phòng chống bệnh HIV/AIDS (2005), Luật An toàn thực phẩm (2010) và Chiến lược quốc gia y tế dự phòng đến năm 2010 và định hướng 2020... Cơ sở hạ tầng, nhân lực, phương tiện, ngân sách cho y tế dự phòng trong những năm gần đây cũng được tăng cường.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác y tế dự phòng. Nhận thức và hiểu biết của người dân về bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, phòng bệnh, phòng dịch, xây dựng lối sống lành mạnh còn chưa cao, chưa chuyển thành hành động thực tế. Các chiến dịch truyền thông sức khoẻ chưa thực sự tác động sâu rộng tới đối tượng đích. Khả năng tiếp cận thông tin truyền thông-giáo dục sức khỏe của người dân còn hạn chế, phương thức truyền thông - giáo dục sức khỏe ở một số địa phương còn chưa phù hợp và linh hoạt.

Các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe có liên quan đến môi trường, nước sạch, nghề nghiệp, VSATTP và lối sống thay đổi vẫn còn phổ biến trong xã hội. Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch, như dịch tả, cúm A (H5N1) luôn tiềm ẩn và có thể bùng phát thành dịch bất cứ lúc nào nếu không được theo dõi, kiểm soát chặt chẽ. Tai nạn thương tích và các bệnh không lây nhiễm ngày một gia tăng, trong khi các giải pháp phòng chống đòi hỏi phải mang tính tổng hợp, liên ngành, chứ không chỉ riêng biện pháp y tế.

Số ca ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam còn cao. Hằng năm có khoảng 150-250 vụ ngộ độc thực phẩm được báo cáo với từ 3.500-6.500 người mắc, và 30-70 người tử vong mỗi năm. Ngộ độc thực phẩm do hóa chất, đặc biệt là hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản thực phẩm, chiếm khoảng 25% tổng số các vụ ngộ độc thực phẩm. Tình hình ngộ độc thực phẩm tuy có giảm gần đây, nhưng diễn biến vẫn còn khá phức tạp. Số người mắc tập trung các vụ ngộ độc bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, đám cưới/đám giỗ, số người chết tập trung các vụ ngộ độc thực phẩm bếp ăn gia đình.38

Cơ chế phối hợp liên ngành, và sự tham gia của người dân, các đoàn thể, tổ chức xã hội còn hạn chế và chưa phát huy hết tiềm năng. Năng lực các trung tâm YTDP tuyến tỉnh/thành phố còn hạn chế về nguồn lực, nhân lực, hệ thống thông tin, lập kế hoạch, trang thiết bị và phương tiện kỹ thuật, hỗ trợ giám sát tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật. YTDP tuyến cơ sở (huyện, xã, thôn) chưa được kiện toàn ngang tầm nhiệm vụ. Mối quan hệ giữa hệ thống YTDP với các ban ngành, tổ chức xã hội ở địa phương chưa chặt chẽ. Chính sách đãi ngộ đối với cán bộ YTDP chưa thỏa đáng.

Cung ứng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng: trong những năm gần đây, mạng lưới KCB từ tuyến y tế cơ sở đến trung ương, cả công lập và ngoài công lập, được mở rộng và củng cố. Số giường bệnh viện đến năm 2010 đạt mức 20,5 giường bệnh viện trên 10 000 dân (không tính giường ở TYT xã), tương đương với mức trung bình của các nước trong khu vực. Huy động nhiều nguồn đầu tư cho mạng lưới KCB, từ ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn ODA và vốn “xã hội hóa”. Nhờ đó, các cơ sở KCB được củng cố về cơ sở hạ tầng, đào tạo cán bộ, đầu tư trang thiết bị để cung cấp dịch vụ KCB đa dạng và chất lượng hơn.

Gần đây, một số văn bản quy phạm pháp luật quan trọng trong lĩnh vực KCB đã được ban hành, nổi bật là Luật Khám bệnh, chữa bệnh (2009) và Luật Bảo hiểm Y tế (2008). Bộ Y tế đang xây dựng các văn bản hướng dẫn để thực hiện. Ngoài ra, Nghị định 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tự chủ tài chính và chính sách về xã hội hóa áp dụng trong ngành y tế đã tạo ra cơ chế mới để quản lý ngành, khuyến khích huy động vốn để phát triển mạng lưới KCB. Một số chính sách về nâng cao chất lượng dịch vụ được ban hành, thực hiện mang lại hiệu quả cao, như Chỉ thị 06/2007/CT-BYT và Quyết định 1816 về cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh...

Nhờ đó, số người KCB tại các bệnh viện công lập và trạm y tế tăng, đạt mức hơn 2 lần KCB/người/năm39. Tỷ lệ người nghèo tiếp cận dịch vụ y tế không có sự chênh lệch lớn so với nhóm mức sống khác nhau. Nhiều kỹ thuật tiên tiến đã được triển khai, như: ghép thận, ghép giác mạc, ghép tế bào gốc, ghép gan, phẫu thuật nội soi... Đến hết năm 2009, sau một năm rưỡi thực hiện Đề án 1816, đã giảm được trung bình 30% tình hình quá tải bệnh viện tuyến trên.

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả tốt về năng lực cung ứng dịch vụ KCB vẫn còn nhiều hạn chế. Tình trạng vượt tuyến khá phổ biến. Nhiều người sử dụng dịch vụ tuyến tỉnh, thậm chí tuyến trung ương, để khám chữa bệnh thông thường mà đáng lẽ có thể được điều trị hiệu quả tại tuyến huyện hoặc thậm chí tuyến xã. Việc KCB không theo tuyến gây tình trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên và hoạt động không hết công suất tại các cơ sở y tế tuyến dưới, gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả của hệ thống y tế.

Khả năng tiếp cận với dịch vụ có chất lượng còn khác biệt giữa các nhóm mức sống và giữa các vùng miền. Trong khi người dân ở Tây Bắc và Tây Nguyên (2 vùng khó khăn nhất) dựa chủ yếu vào trạm y tế để KCB thì những vùng khác người dân có mức sống cao chủ yếu được khám chữa bệnh tại bệnh viện.

Chính sách BHYT đã giúp người nghèo tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế, nhưng tỷ lệ nhóm 20% người nghèo nhất được thanh toán một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT có xu hướng giảm: năm 2006 đạt 75%, đến năm 2008 chỉ đạt 62%. Năm 2008, tỷ lệ hộ gia đình chi y tế ở mức “thảm họa”40 đã tăng từ 11% lên 12% hộ gia đình, chứng tỏ việc bảo vệ tránh rủi ro tài chính khi sử dụng dịch vụ y tế vẫn còn hạn chế.


CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:

Chính sách quốc gia về thuốc của Việt Nam năm 1996 đóng vai trò quan trọng trong định hướng chính sách cho hoạt động của toàn bộ lĩnh vực dược. Nội dung và mục tiêu của CSTQG của Việt Nam nhìn chung phù hợp với xu hướng quốc tế cũng như yêu cầu thực tế của đất nước trong giai đoạn 15 năm vừa qua.

Việc thực hiện CSTQG giai đoạn 1996 - 2010 và Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn 2002 -2010 đã đem lại những thành tựu quan trọng trên mọi phương diện của công tác dược. Nói cách khác, những thành tựu nổi bật của ngành Dược trong vòng 15 năm qua đều gắn liền với nội dung của CSTQG và Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam trên mọi lĩnh vực từ công tác quản lý nhà nước, sản xuất, cung ứng thuốc, đến đảm bảo chất lượng và sử dụng an toàn, hợp lý. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế cần có những giải pháp chính sách phù hợp như công tác thanh tra dược, sử dụng thuốc an toàn hợp lý, phân bố nhân lực dược…

Việc triển khai thực hiện CSTQG chưa được tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học theo một kế hoạch tổng thể. Việc sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chính sách qua từng giai đoạn cũng chưa thật kịp thời. Tại đa số các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, kế hoạch thực hiện CSTQG thường chỉ đơn giản là kế hoạch công tác hàng năm của ngành dược địa phương, chưa lên được kế hoạch tổng thể, kế hoạch cho từng giai đoạn và các giải pháp kèm theo. Do đó, việc triển khai các hoạt động CSTQG gặp hạn chế do không có kinh phí cụ thể và theo dõi đánh giá đầy đủ.



2. Các mục tiêu chưa hoàn thành của Chiến lược phát triển ngành dược giai đoạn 2002 -2010:

Đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị và đổi mới quản lý, để ngành công nghiệp dược từng bước đáp ứng nguồn nguyên liệu làm thuốc. Xây dựng cơ sở công nghiệp sản xuất kháng sinh và hoá dược, sản xuất các nguyên liệu làm thuốc có thế mạnh, đặc biệt từ dược liệu: Hiện nay, công nghiệp dược trong nước chủ yếu vẫn là công nghệ bào chế, chỉ mới bắt đầu công nghệ hóa dược và chiết suất tinh chế hoạt chất từ dược liệu nên chủ yếu nguyên liệu dùng trong sản xuất thuốc vẫn là ngoại nhập.

Đến hết năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và kiểm nghiệm dược phẩm đều đạt tiêu chuẩn thực hành tốt (Good Practice - GP): Mặc dù đã ban hành hướng dẫn và lộ trình thực hiện GPs cho các đơn vị nhưng hiện nay gần 100 doanh nghiệp sản xuất thuốc có nguồn gốc từ dược liệu vẫn chưa đạt tiêu chuẩn GMP (lộ trình đến hết năm 2010)

Cục Quản lý dược đã thực hiện các biện pháp, chính sách (nhập khẩu có số đăng ký, không có số đăng ký, dự trữ lưu thông,...) và đã đáp ứng đủ nhu cầu thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân, tuy nhiên cần chú trọng hơn việc bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Bảo đảm sản xuất từ trong nước 60% nhu cầu thuốc phòng bệnh và chữa bệnh của xã hội; có 1,5 dược sĩ đại học/10.000 dân: Hiện nay, sản xuất trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% trị giá phục vụ nhu cầu về thuốc phòng và chữa bệnh cho nhân dân. Mặc dù đã đáp ứng yêu cầu 1,5 dược sĩ đại học/1 vạn dân nhưng phân bổ không đều, một số vùng sâu, vùng xa vẫn còn thiếu dược sĩ trầm trọng.



tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương