Đánh giá việc thực hiện Chính sách thuốc quốc gia giai đoạn 1996 -2011, Chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn 2002 -2011


V. NỘI DUNG QUY HOẠCH 1. Quy hoạch phát triển sản xuất nguyên liệu làm thuốc



tải về 1.54 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu24.07.2016
Kích1.54 Mb.
#3204
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

V. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Quy hoạch phát triển sản xuất nguyên liệu làm thuốc


1.1. Quy hoạch phát triển nguyện liệu làm thuốc từ dược liệu

1.2. Quy hoạch phát triển nguyên liệu làm thuốc từ hóa dược



(Phần này Phòng QL chất lượng có công văn đề nghị bỏ ra vì đã có quy hoạch ở những đề án khác)

2. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp bào chế

2.1. Định hướng phát triển theo vùng lãnh thổ

Hiện nay, phân bố các nhà máy sản xuất thuốc không đều trên toàn bộ các khu vực, một số khu vực miền núi, tây nguyên không có các nhà máy sản xuất thuốc tân dược và có số ít các nhà máy sản xuất thuốc từ dược liệu. Dựa vào lợi thế của từng khu vực về tiềm năng nguyên liệu, nhân lực, môi trường, cùng với quy hoạch phát triển hóa dược, cần xây dựng cụ thể là:

+ Đối với các vùng chưa có nhà máy sản xuất thuốc tân dược như vùng miền núi phía Bắc, vùng Tây Nguyên: tạo cơ chế để khuyến khích đầu tư nhà máy sản xuất tại các vùng này trước mắt với các dạng bào chế đơn giản như viên, cốm, bột không chứa kháng sinh nhóm betalactam, ưu tiên sản xuất các thuốc có nguồn gốc từ dược liệu đối với những vùng nguyên liệu sẵn có.

+ Các vùng, tỉnh tập trung nhiều nhà máy sản xuất dược như: Bình Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh,…định hướng sản xuất các dạng thuốc biệt dược, thuốc chuyên khoa trên các dây chuyền công nghệ đang sản xuất nhưng chưa sử dụng hết công suất.

+ Khuyến khích và kêu gọi đầu tư (trong nước và nước ngoài) đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các dạng bào chế với công nghệ cao ở bất kỳ vùng, tỉnh nào thuận lợi cho nhà đầu tư.

Bảng 40: Danh mục các vùng, tỉnh ưu tiên khuyến khích xây dựng nhà máy:


STT

Vùng

Tỉnh

1

Vùng Đông Bắc

Thái Nguyên,

Bắc Cạn;

Cao Bằng,

Phú Thọ,

Bắc Giang,

Hà Giang,

Lào Cai,

Tuyên Quang,

Lạng Sơn,

Quảng Ninh,

Yên Bái

2

Vùng Tây Bắc

Hòa Bình,

Sơn La,

Điện Biên,

Lai Châu

3

Vùng Tây nguyên

Gia Lai,

Kom Tum,

Đắk Lắk,

Đắk Nông

2.2. Định hướng phát triển theo thành phần kinh tế


Công nghiệp sản xuất bào chế thuốc hiện nay ở Việt Nam chủ yếu là các hình thức Công ty cổ phần với phần vốn của nhà nước không nhiều, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, một số ít liên doanh và Công ty nước ngoài. Các công ty gần như đã tư nhân hóa nên hoạt động kinh doanh trên nguyên tắc lợi nhuận. Chính vì vậy, cần có chính sách phù hợp để khuyến khích mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là các tổ chức sản xuất ngoài quốc doanh tham gia đầu tư vào các dạng bào chế, các thuốc chuyên khoa đặc trị theo quy hoạch phát triển chung của Nhà nước. Chú trọng thúc đẩy sự phát triển đầu tư của loại hình liên doanh liên kết với nước ngoài. Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất nhượng quyền cho các doanh nghiệp nước ngoài đối với các thuốc biệt dược.

Quảng bá, kêu gọi các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu chưa sản xuất được, thuốc có dạng bào chế đặc biệt.


2.3. Định hướng phát triển theo cơ cấu sản phẩm


Tính đến nay toàn quốc có hơn 400 cơ sở bào chế. Trong đó, 178 Doanh nghiệp sản xuất thuốc và 8 doanh nghiệp sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế. Giá trị sản xuất trong nước đạt 831,205 triệu USD vào năm 2009, tăng trưởng 16,2% so với năm 2008 và chiếm gần 50% tổng trị giá tiền thuốc sử dụng.

Với đà phát triển của kinh tế, nhu cầu sử dụng thuốc của nhân dân ngày một tăng, công nghiệp bào chế không chỉ cần tăng về số lượng mà còn phải tăng cả chất lượng và chủng loại, hình thức bao gói hay còn gọi là dạng thuốc. Trước đây công nghiệp bào chế nặng về đảm bảo số lượng và chỉ sản xuất những thuốc generic. Do trình độ sản xuất thuốc còn thấp nên nhiều người chạy theo việc dùng thuốc nước ngoài.

Để khắc phục tình trạng nêu trên, cần đầu tư vào công nghệ tiên tiến để làm ra các thuốc có giá trị điều trị và giá trị sử dụng cao. Tuy số lượng các cơ sở bào chế khá nhiều, nhưng vẫn cần có những cơ sở bào chế hiện đại mới đáp ứng được yêu cầu mới. Với sự phát triển của khoa học-kỹ thuật ngày nay nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và áp dụng vào công nghiệp bào chế

Bảng 41: Danh mục các nhóm hoạt chất cần đầu tư sản xuất:



STT

Nhóm D­ược lý



Thuốc chống rối loạn tâm thần, an thần



Thuốc gan - mật (??? không có nhóm thuốc này)



Thuốc dãn cơ và ức chế Cholinesterase (??? chỉ có thuốc giãn cơ và thuốc tăng trương lực cơ)



Thuốc tai mũi họng và răng



Thuốc lợi tiểu



Thuốc Chống động kinh



Thuốc Chống đau nửa đầu



Thuốc Chống độc



Thuốc Tê - mê



Thuốc Kháng HIV



Huyết thanh Globulin miễn dịch



Thuốc chống ung th­ư

2.4. Định hướng phát triển theo công nghệ sản xuất

Bảng 42: Danh mục các Dự án cần đầu tư công nghệ cao trong bào chế thuốc:



STT

Công nghệ sản xuất thuốc

1

Công nghệ vi nang: tạo bột thuốc thành những hạt nhỏ, bao lại rồi mới pha trộn, đóng viên, nang lớn

2

Công nghệ đông khô

3

Công nghệ đưa thuốc tới nơi cần tác dụng Trong đó có thuốc rã nhanh, thuốc rã chậm, thuốc tan trong đường ruột, thuốc nhả theo thời gian

4

Công nghệ làm thuốc phun sương định liều

5

Công nghệ thuốc tiêm không cần kim

6

Công nghệ cao dán thuốc thấm qua da

7

Công nghệ làm thuốc đạn, thuốc trứng, thuốc mỡ không nhờn, phù hợp điều kiện nhiệt đới

8

Công nghệ sản xuất thuốc tiêm từ dịch chiết cây thuốc

Để đảm bảo triển khai được các dự án trên, nhà nước cần đầu tư các Dự án phục vụ việc phát triển công nghiệp bào chế theo quy hoạch, cụ thể:

Bảng 43: Danh mục các dự án phục vụ phát triển công nghiệp bào chế

STT

Tên dự án

Nội dung

Vốn đầu tư (Tr. USD)

Thời điểm đầu tư



Dự án xây dựng nâng cấp các trung tâm BA/BE đạt chuẩn

Thử nghiệm hình thực hợp tác công tư để nâng cấp và hoàn thiện hai trung tâm thử nghiệm BE/BA với máy móc, thiết bị tiên tiến, hiện đại và đồng bộ, đạt trình độ khu vực, thuộc lĩnh vực then chốt đạt trình độ các nước phát triển trên thế giới.

5,0

2010-2020



Dự án thành lập 03 Trung tâm Kiểm nghiệm và thử nghiệm BA/BE khu vực




20

2010-2020



Dự án thành lập Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ dược

Thành lập Viện nghiên cứu ứng dụng công nghệ dược từ đó nghiên cứu và chuyển giao cho các doanh nghiệp các công nghệ sản xuất tiên tiến để triển khai.

15,0

2010-2020




Tổng vốn đầu tư

(Ước tính)






40,0

2010-2020

2.5. Định hướng phát triển theo thời gian


Căn cứ vào nhu cầu sử dụng thuốc trong thời gian tới và căn cứ vào khả năng khai thác, trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất bao chế dược phẩm, dự kiến trong thời gian tới đầu tư các nhà máy sản xuất sau:


tải về 1.54 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương